Chương 16: Phép Ứng Xử 13: Thói Quen Thêm Giá Trị Cho Người Khác

Thói Quen: Chọn Tốt Bỏ Xấu

Đăng vào: 5 tháng trước

.

Chương 16: Phép Ứng Xử 13: Thói Quen Thêm Giá Trị Cho Người Khác

Giả thử người nào bạn gặp cũng đều mang một tấm bảng hiệu có ghi hàng chữ “Hãy Làm Cho Tôi Thành Người Quan Trọng”. Bạn không chỉ thành công trong bán hàng mà còn thành công trong cuộc sống.

Mary Kay Ash

Ai trong chúng ta cũng đều cần sự khích lệ mỗi ngày. Tôi tin một điều lớn lao nhất chúng ta có thể làm trong đời là hình thành thói quen thêm giá trị cho mọi người mà chúng ta tiếp xúc. Hãy nhớ một thói quen được hình thành do làm lặp đi lặp lại; vì thế tập trung làm việc này mỗi ngày là chìa khóa để thành công. Nếu thêm giá trị cho mọi người bạn gặp là thói quen bạn muốn phát triển, hãy nghĩ ra nhiều cách nhằm nhắc bạn làm việc này.

Nếu bạn cần lời nhắc nhở, hãy viết lưu ý bạn lên một miếng giấy nhỏ để bạn có thể đọc hay làm dấu và đặt chỗ nào đó bạn thấy ngay khi ra khỏi giường. Sau khi nhìn thấy lời nhắc đó tôi đề nghị bạn hãy nói với chính mình hay nói lớn tiếng, “Hôm nay tôi sẽ thêm giá trị cho mọi người tôi gặp”. Ngay cả việc khích lệ người khác không đến dễ dàng với bạn, bạn có thể phát triển thói quen làm vậy. Tôi biết, vì tôi đã làm vậy trong chính đời sống tôi.

Tập trung vào việc thêm giá trị cho người khác sẽ giúp chúng ta không bận tâm vào bản thân, và đó là điều rất tốt đẹp. Vị kỷ là nguyên do chính gây ra bất hạnh trên thế giới này, và bất cứ việc gì chúng ta làm nhằm tránh nó là dấu cộng trong đời sống chúng ta. Những người nào có tính khí giống tôi, thường gọi là nhóm A, là những người rất chú trọng vào bản thân, nhưng họ thường tập trung vào những gì họ cố gắng hoàn tất. Do kết quả của sự tập trung này, họ thường thấy mặc cảm vì không nhạy bén với nhu cầu và ước ao của người khác. Tất cả những mẫu cá tính khác nhau đều có điểm mạnh và điểm yếu. Khuynh hướng của nhóm người theo mẫu A, không nhạy bén với người khác là một điểm yếu và phải được xử lí và chiến thắng bởi ơn Chúa. Chúng ta không bao giờ dùng người khác để được điều mình muốn, và nếu họ giúp chúng ta được điều chúng ta muốn hay đạt mục tiêu của chúng ta, chúng ta nên dành công trạng cho họ và đánh giá cao họ. Đây là điều Chúa giúp tôi chiến thắng và khiến tôi trở thành một lãnh đạo và con người tốt hơn. Tôi biết chắc rằng tôi vẫn mắc lỗi lầm, nhưng tôi đã tiến triển rất nhiều sau nhiều năm. Nếu đây là điểm yếu của bạn, hãy nhìn nhận và bắt đầu vượt qua nó ngay bây giờ bởi ơn Chúa. Bạn và Chúa cùng nhau làm được bất cứ việc gì.

Có những người được Chúa ban ơn có khả năng đặc biệt là khích lệ người khác. Kinh Thánh nói trong Romans 12:8, khi nói về việc dâng chính mình để thực hành những ân tứ chúng ta có, “Ai khích lệ hãy tận tình khích lệ; ai cứu tế hãy dâng hiến rộng rãi; ai lãnh đạo hãy tận tâm lãnh đạo, ai an ủi người đau khổ, hãy hết lòng an ủi”. Ngay cả bạn cảm thấy việc khích lệ người khác không phải là ân tứ đặc biệt đối với bạn, bạn vẫn có trách nhiệm làm việc này. Lời Chúa dạy chúng ta hãy khích lệ nhau.

Người mà có ân tứ khích lệ người khác thấy viêc này đến với họ cách tự nhiên. Nó không phải là thói quen họ phải phát triển, nhưng tạ ơn Chúa nó có thể trở thành thói quen đối với phần lớn chúng ta.

Chúa là Nguồn của “mọi sự an ủi (sự khích lệ)” (2Corinthians 1:3). Vì Chúa là Đấng khích lệ, chúng ta nên làm tương tự, vì Ngài là tấm gương của chúng ta trong mọi việc. Mỗi khi chúng ta làm điều Chúa làm, chúng ta có thể an tâm rằng chúng ta đang làm điều đúng và việc này sẽ mang lại niềm vui, bình an và quyền năng cho đời sống chúng ta. Bạn càng khích lệ người khác, bạn càng cảm thấy thoải mái hơn và bạn càng có thêm niềm vui. Chúng ta gặt điều chúng ta gieo; vì thế nếu chúng ta gieo niềm vui chúng ta sẽ gặt niềm vui. Nếu chúng ta gieo sự khích lệ, chúng ta có thể mong sự khích lệ từ người khác. Khi chúng ta khích lệ người khác, việc này gây dựng họ và làm cho họ thấy mạnh mẽ. Họ được thêm sức để tiến tới, tuy nhiên, nếu không có lời khích lệ thì họ sẽ đâm ra mệt mỏi và bỏ cuộc.

Bạn có mọi quyền lực trong tay để tăng thêm niềm hạnh phúc cho mọi người ở đời này ngay bây giờ. Bằng cách nào? Chỉ cần nói vài lời cảm kích người khác đang cô đơn hay nản lòng. Có lẽ hôm sau bạn sẽ quên những lời tử tế bạn nói hôm nay, nhưng người đón nhận sẽ ngẫm nghĩ suốt cả đời.

Dale Carnegie

Chúng ta đã được giao cho quyền lực rất lớn. Chúng ta quyền lực để khích lệ và thêm giá trị cho mọi người chúng ta gặp. Đây quả là một mục tiêu tuyệt vời để bắt đầu một ngày mới!

Có rất nhiều cách để chúng ta khích lệ người khác. Chúng ta có khích lệ bằng lời nói, bằng việc giúp chi trả mua đồ cho họ, và bằng việc giúp họ cách nào đó. Chúng ta cũng khích lệ người ta bằng cách tha thứ ngay, bỏ qua lỗi lầm (1Peter 4:8), không chỉ trích họ và chịu đựng cũng như kiên nhẫn với yếu đuối của họ (Galatians 6:2). Tôi rất cảm kích khi người khác không chấp nê những lỗi lầm của tôi. Thật là thoải mái biết bao khi chúng ta mắc lỗi lầm và người bị ảnh hưởng lại nói, “Đừng lo, không có vấn đề gì. Tất cả chúng ta đều mắc sai lầm”.

Một cách để thêm giá trị là lắng nghe một cách thích thú những gì người ta nói. Không ai trong chúng ta thích chuyện đó là khi chúng ta cố nói chuyện với ai đó và rõ ràng là họ không thích thú với những gì chúng ta đang nói. Điều này khiến chúng ta cảm thấy mình không có giá trị. Dĩ nhiên, có một số người nói nhiều, và cứ nghe họ nói những gì họ muốn nói thì không thể được, nhưng ít ra chúng ta cũng tỏ ra lịch sự một tí khi lắng nghe họ.

Chúng ta có thể khích lệ và thêm giá trị cho người ta qua việc tỏ lòng thương xót họ. Lời Chúa nói thương xót lớn hơn phán xét. Những ai mà xét nét mọi lỗi lầm được gọi là người hay bắt lỗi. Họ hay để ý đến điều sai điều quấy và lúc nào họ cũng đề cập tới, nhưng họ hiếm khi nhìn thấy điều ngay lẽ phải. Ngay cả khi họ thấy điều phải, chính bản chất chỉ trích của họ ngăn cản họ không nói đến điều này. Thay vì tỏ lòng thương xót và không nói đến lỗi lầm hay thiếu sót, họ cứ “nhai đi nhai lại” chuyện không hay, không chỉ với người mắc lỗi lầm mà còn nói cho người khác nghe nữa. Họ thấy khó mà cho qua và xí xóa chuyện cũ, đây chính là định nghĩa của lòng tha thứ. Tôi biết người như thế sẽ ảnh hưởng đến tôi như thế nào, và chắc chắn là tôi không muốn giống họ. Còn bạn thì sao? Chúa Giê-su có thói quen bày tỏ lòng thương xót, nhân hậu và thứ tha. Tôi muốn được vậy, còn bạn thì sao?

Chúng ta nên ghi khắc bất kỳ điều tốt đẹp nào người ta làm và học dùng sự thương xót che đậy lỗi lầm của họ. Nào chúng ta hãy làm cho người ta cảm thấy thoải mái khi họ mắc lỗi lầm thay vì khiến họ cảm thấy tệ hại.

Chúa Để Ý Đến Cách Ta Đối Xử Người Khác

Ngày nọ tôi đến một cửa hàng trang sức, có một thanh niên đang lau chùi quầy tính tiền và không để ý đến tôi. Tôi muốn xem món đồ trong kệ, và khi tôi hỏi anh có thể lấy cho tôi xem được không, anh không trả lời gì cả. Tôi thấy khó chịu và hỏi anh lần nữa, nhưng giọng điệu của tôi hơi khó chịu. Cuối cùng anh nhìn lên và khi anh nhìn, tôi biết rằng anh không bình thường, anh nói, “Tôi không thể mở kệ được, nhưng tôi sẽ nhờ ai đó mở dùm”. Vì khuôn mặt anh cứ sầm sầm trong khi lau chùi, có lẽ đây là công việc anh được thuê để làm, tôi không thể thấy tình trạng của anh. Lẽ tự nhiên, tôi cảm thấy hoàn toàn khủng khiếp về thái độ thiếu kiên nhẫn và khó chịu của tôi và tôi ăn năn lập tức. Ngay cả một giờ sau đó tôi vẫn còn buồn về thái độ của tôi. Có lẽ anh không để ý, Chúa cho tôi biết là Ngài để ý và không thích thái độ này. Ui da!

Chúa để ý cách chúng ta đối xử mọi người, và đặc biệt những người cô thế. Thực ra, tôi tin cách chúng ta đối xử người ta trong đời sống rất quan trọng đối với Ngài. Ngài yêu mọi người và muốn chúng ta yêu họ như là một cách chúng ta phục vụ Ngài. Tôi thường nói mức độ yêu thương của chúng ta có thể được nhìn thấy qua cách chúng ta đối xử người khác. Có lẽ một thói quen hay nhất và quan trọng nhất chúng ta có thể phát triển là thói quen tử tế, kiên nhẫn, yêu thương và thêm giá trị cho mỗi người mà chúng ta gặp. Người ta có thể quên những gì bạn nói và làm, nhưng họ sẽ không bao giờ quên cách bạn làm họ cảm nhận. Hãy làm cho mỗi người cảm nhận như thể là họ quan trọng và có giá trị.

Điều xảy ra sau đây mà tôi tin sẽ làm cho Chúa vui. Câu chuyện có tựa “Bạn Đến Nhiều Nơi” của một tác giả vô danh.

Ấy là một ngày ảm đạm và không vui. Tôi đi về và thay quần áo để vội chạy đến một nhà hàng trong phố để làm công việc của một người thu ngân và dọn dẹp. Tôi làm đầu tắc mặt tối. Khách khứa ra vô và nhiều điều gây khó chịu cho tôi nhưng tôi phải học để xử lí nó.

<\div>

Có ba người khách nữ lớn tuổi vào ăn uống và nhiều khách khác vào liên tiếp khiến cho chúng tôi vô cùng bận rộn và lo dọn dẹp bàn ghế và chén bát liên tục.

Nhưng những người phụ nữ này ăn xong, tôi tới bàn để dọn dẹp thì họ hỏi thăm tôi nào là tôi học trường nào, học hành ra sao, đang học lớp mấy và dự tính gì cho tương lai.

Khi họ rời nhà hàng, họ đi ngang qua tôi và một người trong số họ nói với tôi bằng một giọng xác quyết, “Cháu sẽ tiến xa nữa”. Chỉ có thế thôi. Rồi họ bỏ đi. Tôi bật khóc, vì họ cho tôi lí do để tin vào bản thân mình. Họ nâng đỡ tinh thần tôi và cho tôi thêm lí do để làm việc siêng năng hơn và cống hiến hết mình hơn.

Người ta nói với tôi là tôi không thể có nghề nghiệp trong đài truyền hình cho đến khi tôi có bằng đại học và tốt nghiệp đại học. Hiện giờ tôi là giám đốc sản xuất kênh truyền hình. Tôi mới xong làm thực tập viên tại một đài truyền hình địa phương mùa hè vừa rồi. Điều hay là nay tôi mới 17 tuổi và tôi đang học trung học.

Đọc câu chuyện này tôi thấy mình có thái độ tồi quá vì chồng tôi hay khích lệ như vậy các nhân viên hầu bàn, và tôi thường cố ngăn anh để chúng tôi gọi thức ăn hay tính tiền. Tôi nghĩ chồng tôi đang quấy nhiễu người ta cho đến khi tôi đọc câu chuyện này, vì thế đọc được câu chuyện này dạy tôi một bài học. Bây giờ tôi phải kiên nhẫn chờ đang khi chồng tôi khích lệ người ta và có lẽ thay đổi cuộc đời của họ. Cách đây hai ngày chồng tôi để thời gian nói chuyện với một người hầu bàn và một người đang dọn dẹp. Trong lúc không có ai khác ngoại trừ vợ chồng tôi, tôi nói, “Thôi anh đừng hỏi người ta quá nhiều câu hỏi để mình còn gọi thức ăn và đi nữa được không?” Chồng tôi nói, “Không được, anh tin điều này khích lệ người ta khi mình quan tâm đến họ và đời sống của họ”. Tôi nghĩ tôi muốn chồng tôi khích lệ người khác nhưng đừng có nói chuyện nhiều. Vâng, quả là một bài học nữa mà tôi thấy khó học dành cho “Phu Nhân Joyce” này!

Có những người dường như đã chiến thắng được các trở ngại và nhờ lòng kiên trì và phẩm hạnh mà đạt tới đỉnh cao. Nhưng chúng ta không thấy sử sách ghi lại những con người bỏ dọc đường, nếu có ai đó khích lệ họ đủ và cho họ có cơ hội, họ sẽ thành những người đóng góp lớn lao.

Mary Barnett Gilson

Xem xét câu nói này khiến tôi thắc mắc là không biết có bao nhiêu người muốn làm việc lớn, nhưng những người được Chúa giao cho công việc khích lệ họ lại không nghĩ rằng phần của họ cũng quan trọng nên họ không thèm để tâm tới. Chúng ta nên cố gắng nhìn thấy tiềm năng nơi người khác thay vì thấy toàn là vấn đề. Tạ ơn là chồng tôi nhìn thấy tiềm năng và anh là nguồn động viên lớn cho tôi trong nhiều cách. Phần lớn chúng ta cần ai đó động viên mình khi chúng ta trải qua hành trình của cuộc đời.

Thế giới cần những con người khích lệ, nhưng buồn thay không mấy ai thấy việc này là quan trọng, nên họ không thèm để tâm tới. Thêm giá trị cho mọi người bạn gặp có thể là việc quan trọng nhất bạn nên làm trong đời. Nó giúp người ta thành công còn không họ sẽ thất bại trong sự đeo đuổi của họ. Phần lớn mọi người không coi trọng một nghĩa cử rất nhỏ như sự khích lệ, nhưng tôi tin nó không phải là nhỏ đối với Chúa.

Hãy trở thành một người có thói quen động viên người khác, và bạn sẽ thấy rằng khi làm vậy nó sẽ thêm niềm vui cho chính cuộc đời của bạn.

Hãy Chúc Mừng Người Khác

Chúng ta nên hạnh phúc khi người ta thành công. Ngay cả nếu họ qua mặt chúng ta, chúng ta nên chúc mừng họ.

Bốn mươi ngàn người hâm mộ vỗ tay tại sân vận động Oakland khi Rickey Henderson đạt giải Lou Brock. Theo tờ báo USA Today, Lou Brock, người đã giải nghệ bóng đá Mỹ vào năm 1979, đã theo dõi nghề bóng đá của Henderson và rất phấn khởi về sự thành công của anh chàng này. Nhận biết rằng Rickey sẽ lập kỷ lục mới, Brock nói, “Tôi sẽ có mặt ở đó. Bạn nghĩ là tôi bỏ qua trận này sao? Rickey đã mất chỉ 12 năm điều mà tôi phải mất đến 19 năm. Anh ta thật tuyệt vời!

Những câu chuyện thành công trong đời thường đứng về phía những người có thể vui với sự thành công của người khác. Điều mà Lou Brock đã làm để chúc mừng Rickey Henderson phải là một lối sống đối với con cái Chúa. Rất ít trường hợp nào mà mang lại cho chúng ta một cơ hội để bày tỏ ân sủng của Chúa tốt hơn cho bằng khi ai đó thành công hơn và trỗi vượt hơn chúng ta về sức mạnh lẫn tiếng tăm.

Tôi tưởng tượng là Rickey Henderson cảm thấy vui thể nào khi có Lou Brock chúc mừng anh như thế. Tất cả chúng ta đều muốn bạn bè hay đồng sự vui vẻ với chúng ta khi chúng ta thành công. Hãy nhớ rằng chúng ta không cần phải cạnh tranh để trở thành “số một” trong mọi chuyện ở đời, và cho dù chúng ta có giỏi về việc nào đi nữa, thì luôn luôn có ai khác cũng giỏi hơn chúng ta. Đó là tiến trình và chúng ta nên biết ơn sự thật này. Người ta nói kỷ lục nào rồi cũng sẽ bị phá vỡ, tôi vui là kỷ lục bị phá vỡ vì đó là cách giữ chúng ta luôn cố gắng làm tốt hơn và chúc mừng ai khác thành công.