Đăng vào: 1 năm trước
CHƯƠNG 5: PHÁN XÉT NHÂN VẬT BỊ LỪA DỐI
Vì chúng ta biết rằng Đức Chúa Trời theo chân lý mà phán xét…
– Rô-ma 2:2
Chúa Giê-su đến để cứu ta khỏi hình phạt đời đời của tội lỗi, là điều lúc đầu chỉ dành cho satan và bè lũ của hắn.
Sự sống của Ngài được phó ban vì chúng ta cho thấy tình yêu kỳ diệu của Đức Chúa Trời dành cho chúng ta.
Hãy suy nghĩ điều đó. Chúa tạo ra loài người, cùng với thú vật, chim chóc, côn trùng, sinh vật biển và cả quả đất – gồm cả bầu khí quyển của nó – trọn vẹn lúc ban đầu. Chúng ta đọc, “Đức Chúa Trời nhìn mọi vật Ngài dựng nên và thấy là rất tốt” (Sáng Thế 1:31). Sau đó Chúa đặt một tạo vật toàn hảo trong tay con người để họ bảo vệ và gìn giữ. Như tác giả Thi Thiên công bố, “Các tầng trời cao nhất thuộc về CHÚA. Nhưng Ngài ban đất cho loài người” (Thi Thiên 115:16). Trách nhiệm của A-đam là không chỉ bảo vệ bản thân ông mà luôn cả cõi tạo vật khỏi Lucifer, kẻ thù của Đức Chúa Trời.
Đức Chúa Trời không muốn những người máy, không thể tự do chọn để yêu thương, vâng lời và sống trong mối quan hệ với Ngài. Nên giữa hàng hà sa số các cây trong vườn Ê-đen, có một cây mà Ngài kèm theo mạng lệnh sau: “CHÚA, Đức Chúa Trời truyền lệnh cho người rằng: Con có thể ăn bất cứ trái cây nào trong vườn, nhưng về ‘Cây Biết Thiện Ác’ thì không được ăn, vì ngày nào con ăn trái đó chắc chắn con sẽ chết.” (Sáng Thế 2:16-17).
Sự chết mà Chúa nói không phải chết thể xác, vì A-đam đã không chết thể xác cho đến nhiều năm sau đó (dù chết thể xác cũng là hậu quả của sự bất tuân của ông). Trái lại, Chúa cho con người thấy họ sẽ bị cắt đứt khỏi sự sống của Chúa và nhận lấy bản chất của Licifer, là sự chết.
Sau một thời gian, Lucifer đã lừa dối Ê-va bằng cách bóp méo bản tính của Chúa ngay trước mắt bà. Hắn tài tình khiến bà xoay mắt khỏi tất cả những cây có trong vườn và tập trung vào cây bị cấm. Khi bà nhìn thấy trái cây bộ ngon ăn và đẹp mắt nên bà đã ăn. Sự thể là vì bây giờ bà coi Chúa là Đấng lấy đi chứ không phải Đấng ban cho đúng theo bản chất của Ngài. Nhưng tại điểm này con người vẫn chưa sa ngã. Chưa cho đến khi chồng của Ê-va ăn trái của cây đó và thế là tạo vật của Chúa mang lấy bản chất của sự chết. Vì lý do này, tội lỗi của người nam lớn hơn. Người nữ bị cám dỗ, nhưng người nam thì không (xem Ti-mô-thê 2:14).
Hậu quả là không chỉ A-đam mà cả tạo vật mà ông được giao để cai quản lập tức mặc lấy bản chất của sự chết. Trước khi A-đam phạm tội trọng, thú vật không ăn thịt sống, và chúng cũng không chết. Động đất, bão lụt, đói kém, bệnh tật và dịch lệ không tồn tại lúc đó. Tất cả những điều này là hậu quả của việc con người không bảo vệ những gì Chúa giao cho con người chăm sóc. Chúng ta đọc:
Vì tạo vật qui phục sự hư ảo, không phải do tự nguyện, nhưng do Đấng bắt chúng qui phục trong hy vọng, bởi vì chính tạo vật sẽ được giải phóng khỏi làm nô lệ cho sự hư nát để được tự do vinh quang của con cái Đức Chúa Trời. (Rô- ma 8:20-21)
Thiên nhiên không bị rủa sả bởi sự chết do nó chọn mà do con người không phục theo Đức Chúa Trời. A-đam đã không bảo vệ những gì được giao cho ông chăm sóc. Không chỉ mình quy phục mà cả ông, vợ ông và tất cả dòng dõi tương lai của họ phục dưới sự rủa sả được dành cho satan từ ban đầu: phân rẻ khỏi Đức Chúa Trời. Thật là một sự phản bội! Thật là một tội trọng!
Lúc này Đức Chúa Trời có thể phán, “Loài người, loài thụ tạo mà Ta yêu mến, ban phước và tạo dựng hoàn hảo, đã chọn Licifer thay vì chọn Ta. Hãy để hết thảy bọn chúng đi vào Hồ Lửa và chúng ta (Cha, Con và Thánh Linh) sẽ làm lại từ đầu. Chúng ta sẽ tạo ra một vũ trụ khác với những hữu thể trung thành và yêu mến chúng ta như chúng ta yêu mến chúng.”
Nếu Chúa đã làm điều này, Ngài hoàn toàn công bình trong quyết định của mình. Nhưng xuất phát từ tình yêu kì diệu của Ngài, Ngài hứa với loài người là sẽ sai một Đấng Cứu Chuộc để giải cứu chúng ta khỏi sự trói buộc mà con người tự buộc mình vào. Đấng Cứu Chuộc đó sẽ là Con Trai của Ngài, là Đấng cùng với Ngài đã tạo dựng trời và đất. Nói cách khác, Ngài sẽ trả một cái giá rất đắt cho tội lỗi chúng ta và bản chất của sự chết khi mà Ngài không làm gì khác hơn là chỉ yêu thương chúng ta lại từ đầu. Đây là tình yêu lạ lùng.
Nên đó là lí do của thập tự giá. Tôi thấy ngạc nhiên là khi các Cơ Đốc nhân bị bối rối nghe một tội nhân nói, “Làm sao một Đức Chúa Trời yêu thương lại sai những người chưa nghe tin lành xuống địa ngục chứ?” Câu trả lời đơn giản của tôi là, “Đó không phải lỗi của Ngài mà là lỗi của chúng ta.” Chúa Giê-su đã trả giá rất đắt để giải cứu loài người. Sau đó, Ngài bảo chúng ta, là những người đã hiểu tin tốt lành này, hãy đi khắp thế gian, nói cho tội nhân rằng chúng ta đã được cứu chuộc khỏi sự rủa sả mà con người tự chất trên bản thân và trên cả cõi tạo vật. Chúng ta sẽ phải khai trình về thế hệ của chúng ta. Chúa đã làm xong phần của Ngài!
Chúng Ta Nhận Bản Chất Của Chúa
Chúa Giê-su không chỉ trả giá cho hình phạt do tội lỗi của chúng ta, nhưng trong Ngài chúng ta cũng được ban cho một bản chất mới giống như bản chất của Đức Chúa Trời. Chúng ta không còn nô lệ cho tội lỗi. Khi một người dâng toàn bộ cuộc đời mình cho Chúa Giê-su, thì họ trở thành một tạo vật mới.
Vì vậy nếu ai ở trong Chúa Cứu Thế, người ấy là một sinh vật mới; những điều cũ đã qua đi, kìa mọi sự đều trở nên mới. (2 Cô-rinh-tô 5:17)
Chúng ta chết khi chúng ta tiếp nhận Giê-su Christ làm Chúa. Trong cái nhìn của Chúa, bản chất cũ của chúng ta đã chết, bị đóng đinh với Đấng Christ. Một con người mới hoàn toàn có bản chất của Chúa đã được ra đời. Vì thế chúng ta được sinh lại. Giờ chúng ta được tự do khỏi bản chất cũ đã từng cai trị cuộc đời chúng ta. Như Kinh Thánh chỉ rõ, “Vậy, qua Báp-tem chúng ta được chôn với Ngài vào trong sự chết, cho nên cũng như Chúa Cứu Thế nhờ vinh quang của Cha được từ chết sống lại thì chúng ta cũng có thể sống trong đời sống mới thể ấy…Chúng ta biết điều này: Con người cũ của chúng ta đã bị đóng đinh vào thập tự giá với Ngài để con người tội lỗi bị diệt đi, chúng ta không còn nô lệ cho tội lỗi nữa. Vì ai chết rồi thì được thoát khỏi tội lỗi” (Rô-ma 6:4, 6-8). Giờ chúng ta có thể sống theo bản chất của Đấng Christ, không theo bản chất mà chúng ta từng bị trói buộc do sự nổi loạn của A-đam. Nếu một cơ đốc nhân khinh khi lối sống của một tội nhân chưa tiếp nhận Giê-su làm Chủ thì thật là không hiểu biết gì. Gen thuộc linh của tội nhân là phạm tội, và họ chỉ phạm tội mà thôi. Nhưng thật là một điều lạ đời hay hoàn toàn phi tự nhiên là khi một “tín hữu” lại cố ý phạm tội hay phạm tội hoài hoài. Lý do tôi bỏ chữ tín hữu vào dấu ngoặc kép là vì một người phạm tội có thể tuyên bố Chúa Giê-su là Cứu Chúa và là Chúa của họ, nhưng thực tế thì Ngài không phải. Nếu Ngài thật sự là Chúa và Cứu Chúa của họ, thì người đó sẽ bày tỏ bản chất tin kính trong đời sống của mình. Chúa Giê-su nói rõ điều này:
“Cũng vậy, cây lành sinh quả lành, cây độc sinh quả độc. Cây lành không thể sinh quả độc, cây độc cũng không sinh quả lành. Cây nào không sinh quả lành sẽ bị đốn và ném vào lửa. Thế thì, các con nhận biết người ta là nhờ quả của họ.” (Ma-thi-ơ 7:17-20)
Điều Chúa Giê-su nói ở đây không khó hiểu và nó là sự thật hiển nhiên. Lỗi không phải là cái trái mà tại bản chất của cái cây. Tuy nhiên, bản chất của cái cây thể hiện ra ở trái.
Nếu bạn lại gần một bụi cây sai các quả việt quất ăn ngon, thì bạn biết đó là một bụi cây tốt, trái ăn được. Mặt khác, nếu bạn thấy cây trứng cá độc, thì bụi cây đó không tốt. Bằng cứ hay chứng cớ cho thấy một cái cây là lành hay độc nằm ở loại trái mà nó sản sinh ra. Cũng vậy, Chúa Giê-su nói rằng cách để xác định người ta có phải là Cơ Đốc nhân thật hay không, không phải qua những gì họ nói, vẻ sùng đạo của họ, hay việc họ thường đi nhà thờ, mà qua những gì họ làm! Có phải bông trái của họ là không ích kỷ và tập trung vào vương quốc Chúa không? Hay đó là bông trái ích kỷ và tập trung vào thế gian, như sứ đồ Giăng miêu tả trong thư của ông:
Đừng yêu thế gian cùng những gì ở trong thế gian. Nếu ai yêu thế gian thì tình yêu thương của Đức Chúa Cha không ở trong người đó. Vì mọi sự trong thế gian như dục vọng của xác thịt, dục vọng của mắt và kiêu ngạo về cuộc sống vật chất đều không đến từ Đức Chúa Cha, nhưng phát xuất từ thế gian. Và thế gian cùng với dục vọng của nó đều qua đi, nhưng ai làm theo ý định của Đức Chúa Trời tồn tại đến đời đời. (1 Giăng 2:15-17)
Tôi và Lisa phải mất một thời gian dài để thuyết phục con cái chúng tôi về lẽ thật này. Chúng học tại các trường Cơ Đốc và quan sát vô số những bạn cùng lớp, những người đều đặn đi nhà thờ với cha mẹ và xưng là Cơ Đốc nhân, nhưng cứ sản sinh ra bông trái tự mãn, như đã thấy trong các câu Kinh Thánh trên, hơn là bông trái giống Đấng Christ. Những đứa bạn cùng lớp của chúng sống cho bản thân hơn là ước ao, tìm kiếm và thích thú làm theo ý muốn của Chúa.
Tình huống của các con chúng tôi ở trường chỉ là một trong vô số các ví dụ tôi có thể đưa ra. Vấn đề này được tìm thấy trong gia đình, trong giới làm ăn và thậm chí là trong các nhà thờ và các chức vụ. Nhiều người xưng là Cơ Đốc Nhân nhưng lại sản sinh bông trái trái ngược thấy rõ.
“Sự Cải Đạo” Điển Hình
Phúc âm mà chúng ta rao giảng đã bị méo mó, chỉ nhấn mạnh vào việc tiếp nhận Chúa Giê-su bằng cách cầu nguyện lời cầu nguyện tin Chúa. Chúng ta xưng nhận Ngài là “Chúa,” và một khi cầu nguyện xong, chúng ta được cứu đời đời. Nhưng đây không phải là điều Chúa Giê- su dạy dỗ. Ngài nói, “Không phải hễ ai nói với Ta: ‘Lạy Chúa, lạy Chúa’ đều sẽ vào Nước Thiên Đàng đâu, nhưng chỉ những người làm theo ý muốn của Cha Ta ở trên trời” (Ma-thi-ơ 7:21).
Nếu chúng ta lắng nghe lời phán này của Chúa Giê-su mà không sàng lọc nó qua những năm tháng làm công tác giảng dạy, viết lách và ca hát không quân bình, chúng ta sẽ thấy phúc âm hiện đại mà chúng ta giảng trái ngược với lời phán của Ngài. Lời của Chúa Giê-su quá rõ ràng: không phải ai cầu nguyện lời cầu nguyện tin Chúa, xưng nhận Ngài là Chúa là sẽ lên thiên đàng đâu. Và nếu họ không được lên thiên đàng, thì chỉ có một lựa chọn thay thế, như chúng ta đã đọc ở chương trước.
Chúng ta hãy hồi tưởng một buổi nhóm truyền giảng tiêu biểu. Diễn giả đưa ra một sứ điệp “Hãy đến với Chúa Giê-su và nhận các phước hạnh.” Vị này nói Chúa Giê-su sẽ cho chúng ta sự vui mừng, bình an, thịnh vượng, hạnh phúc, sức khỏe, thiên đàng và vân vân. Đừng hiểu lầm tôi. Ước ao của Chúa là ban phước chúng ta. Nhưng Chúa Giê-su không bao giờ dùng phước hạnh để dụ người ta theo Ngài.
Sau phần giới thiệu “bán hàng” khoảng ba mươi lăm phút, vị diễn giả bảo khán giả hãy cúi đầu. Ông hỏi họ, nếu đêm nay họ qua đời, liệu họ có lên thiên đàng không? Trong một số trường hợp ông khích lệ những người tham dự nhìn qua người bên trái, bên phải và hỏi câu hỏi tương tự để giúp lôi kéo họ. Liệu họ được lên thiên đàng nếu họ qua đời tối nay không? Rồi vị diễn giả nói, “Nếu họ không thể trả lời được,” thì diễn giả sẽ nói tiếp, “Hãy nắm tay họ và dẫn lên phía trước.”
Sau khi các thân hữu tiến lên phía trước, những bài thánh ca được yêu thích vào những năm 90 như bài “Just as I Am” được hát lên. Trong những trường hợp khác, khán giản vỗ tay và nở nụ cười khi ban nhạc chơi điệu nhạc khuyến khích thân hữu tiến lên phía trước.
Khi mọi người lên phía trước, diễn giả bảo thân hữu cúi đầu và lặp lại một lời cầu nguyện phổ biến như, “Cha ơi, con xưng nhận con là một tội nhân. Xin tha thứ tội lỗi của con. Hôm nay con xin Chúa Giê-su bước vào đời con để làm Chúa và Cứu Chúa. Cảm ơn Ngài đã khiến con thành con của Ngài. Trong Danh Chúa Giê-su, amen.”
Khán giả cổ vũ, nhạc xướng lên, và những người “mới cải đạo” rời buổi nhóm sống “y như người cũ của họ.” Ngoại trừ bây giờ họ đã bị lừa dối. Không nói cho người ta biết về việc ăn năn khỏi lối sống bất tuân, từ bỏ các ham muốn riêng để chấp nhận ý muốn của Chúa, và bỏ sự sống của họ vì cớ Đấng Christ. Họ đã xưng nhận Giê-su là Chúa, nhưng lòng họ không có thay đổi gì. Bây giờ Chúa Giê-su là một phần của đời sống họ.
Để tôi nói cho bạn biết, Vua các vua và Chúa các chúa không bước vào đời sống của ai đó với tư cách là người thứ hai hay thậm chí là người thứ nhất trong số những tình địch khác. Ngài chỉ bước vào với tư cách vị Vua hoàn toàn tuyệt đối của chúng ta, không có người nào, vật nào hay hoạt động nào thế chỗ của Ngài trong tấm lòng chúng ta. Ngài phải là Chúa, có nghĩa là chủ và Đấng chủ tể tối cao
–nghĩa chúng ta không còn là chủ cuộc đời của mình nữa.
Hãy suy nghĩ về điều đó. Bạn có cưới người nào mà cho bạn biết là họ sẽ chung thủy với bạn cùng với các người tình khác của họ, nhưng bạn sẽ là người đầu tiên? Thì càng vô lý hơn nếu nói điều đó với Vua của vũ trụ này phải không? Liệu Ngài có chấp nhận một nàng dâu nào nói, “Ngài là đầu tiên trong số tất cả những người tình khác của tôi?” Không có mối quan hệ giao ước nào trong lối sống sắp đặt như vậy, không thể chung chạ được. Thật là một sự lừa dối quá chừng!
Những tín đồ “mới tin đạo” này đã không cho phép thập tự giá kết liễu lối sống ích kỷ, thế gian của họ và nhường chỗ cho bản chất mới của Chúa Giê-su hình thành bên trong họ. Họ đã được hứa hẹn về một đời sống tốt đẹp hơn ở trên đất này và một lời hứa về thiên đàng. Điều này nghe thật lý thú. Trong nhiều quốc gia nơi cơ đốc nhân gặp khó khăn về niềm tin, người ta đến với Chúa Giê-su, biết rằng họ sẽ bỏ mạng sống mình. Ngày nay, trong các xã hội Tây Phương, chúng ta đến với Chúa Giê-su để có một cuộc sống tốt đẹp hơn và để có cửa vào thiên đàng. Nhưng chúng ta cũng phải bỏ mạng sống mình vì cớ Ngài nữa.
Ngày nay, nhiều người tin lành điển hình trong xã hội chúng ta sống trong sự lừa dối. Đó là do phúc âm mà chúng ta đã rao giảng. Những người mới cải đạo có thể được phấn chấn bởi niềm tin mà họ mới tìm thấy, bởi tham gia các sinh hoạt cơ đốc, bởi sự nhóm lại và thậm chí tham gia đi truyền giáo vì những hoạt động này rất mới mẻ và thú vị. Việc này giống như gia nhập vào một câu lạc bộ mới, thử một môn thể thao mới, đi học một ngôi trường mới hay làm một công việc mới. Những công việc này thật mới mẽ đấy. Nhưng những cơ đốc nhân này đã không làm những gì Chúa Giê-su truyền bảo cho tất cả môn đồ thật phải làm: hãy đếm cái giá để đi theo Ngài và sau đó đưa ra quyết định vĩnh viễn để dâng đời sống mình phục vụ Ngài (xem Luca 14:27-33).
Mất Để Được
Đây là một sự hoán đổi. Chúng ta phải dâng toàn bộ đời sống của mình, và thay vào đó chúng ta sẽ nhận được sự sống (bản chất) của Ngài. Chúa Giê-su nói điều này lặp đi lặp lại. Ngài phán:
Nếu ai muốn theo làm môn đệ Ta phải từ bỏ bản thân mình, vác thập tự giá mình mà theo Ta. (Mác 8:34)
Chúng ta phải liên tục gắn bó với Ngài không chút đổi dời. Sự cứu rỗi không chỉ là một lời cầu nguyện một lần đủ cả rồi cứ sống như cũ, ngoại trừ chuyện bây giờ bạn bước vào câu lạc bộ “cơ đốc” và chắc chắn được lên thiên đàng. Chúa Giê-su nói tiếp, “Vì người nào muốn cứu mạng sống mình, thì sẽ mất, nhưng ai vì Ta và Phúc Âm mà mất mạng sẽ cứu được mạng mình” (Mác 8:35). Bản The Amplified Bible dịch cách này, “Ai từ bỏ mạng sống mình [chỉ sống cho trần gian] vì cớ Ta và vì Phúc Âm sẽ được sự sống [sự sống cao hơn, thiêng liêng hơn ở Nước đời đời của Đức Chúa Trời].”
Đó là một sự hoán đổi mang tính quyết định. Chúng ta từ bỏ quyền «chủ nhân» của cuộc đời mình. Làm thế chúng ta mới đủ sức bước theo ý muốn của Ngài. Bù lại, chúng ta nhận sự sống đời đời của Ngài. Còn trong Phúc âm đang được rao giảng ngày nay, chúng ta không nhấn mạnh khía cạnh cực kỳ quan trọng này của việc bước theo Chúa Giê-su. Người ta chỉ nói cho chúng ta các phúc lành. Về thực chất thì chúng ta đã rao giảng những lời hứa về sự sống lại mà không giảng về tác động và lời mời gọi của thập tự giá.
Việc này có thể được so sánh với một người thanh niên xem thấy mẫu quảng cáo trên truyền hình tuyển mộ gia nhập quân đội. Anh ta quan sát một lính hải quân ưu tú độ tuổi anh ta ăn mặc bộ đồng phục chỉnh tề và đứng trên boong của một siêu tàu, đi giữa biển khơi dưới bầu trời xanh ngát, vô cùng đẹp đẽ và nở nụ cười với các đồng đội của mình. Quảng cáo sau đó chiếu cảnh các thủy thủ này cập các bến cảng khắp thế giới – và tất cả điều này là miễn phí.
Chàng thanh niên lập tức tới trại tuyển mộ và đăng ký. Cậu ta không đọc các điều kiện để tham gia vì cậu quá tập trung vào các phúc lợi. Cậu ta vô cùng sung sướng. Giờ cậu sẽ tha hồ mà ngắm nhìn thế giới, trở thành một thành viên của một quân đội hùng mạnh và làm bạn với nhiều người bạn mới.
Tuy nhiên, cậu ta nhanh chóng phát hiện trong đợt huấn luyện cơ bản là mình không thể ngủ tới chín giờ sáng như thói quen. Cậu được lệnh phải cắt mái tóc dài cậu yêu thích. Cậu không thể đến các buổi tụ tập ăn chơi nhiều vì không thể rời căn cứ nhiều hơn vài ngày trong tháng. Tệ hơn cả là cậu có một lịch trình cực kỳ kỷ luật, không cho phép có thời gian để đi chơi với người khác. Trong lúc đó cậu phải lau dọn nhà tắm và các phòng ốc lớn rất lộn xộn, phải tập chống đẩy cùng các bài tập huấn luyện khắc khe khác. Cậu không còn nhiều thời gian rảnh rỗi mà cậu đã từng có và cậu phải nằm bệt xuống giường mỗi đêm do quá kiệt sức.
Chàng thanh niên này vẫn còn hy vọng, vì cậu biết mình sẽ sớm được lên tàu. Khi huấn luyện cơ bản xong, cậu được chuyển tới một con tàu – nhưng cường độ làm việc cũng như lúc đầu – chỉ có điều giờ công việc là ngoài biển khơi. Chiến tranh nổ ra, và cậu thấy mình tham gia chiến đấu mà lúc đầu cậu đã không đăng ký để làm chuyện này.
Cậu nhập ngũ vì phục vụ trong quân đội sẽ cung phụng cho cậu một cuộc sống mà tự bản thân mình không thể đáp ứng được, vì tất cả đều miễn phí. Cậu đã không chú ý đến các chi tiết tại văn phòng của tuyển dụng: cuộc sống này là miễn phí, nhưng cậu phải từ bỏ toàn bộ quyền tự do của mình. Cậu thanh niên giờ bị tổn thương đủ điều. Cậu cảm thấy mình bị đánh lừa. Trong cái nhìn của cậu, cậu đã được người ta bán một “gói hàng” mà chỉ cho cậu thấy các phúc lợi nhưng lại không cho cậu biết cái giá mà bản thân cậu phải trả.
Ngày nay chúng ta đã rao giảng một phúc âm nói về ơn cứu rỗi miễn phí, điều đó hoàn toàn chính xác, nhưng chúng ta đã bỏ qua, không nói cho thân hữu rằng họ phải từ bỏ lối sống tự do của mình. Khi tôi nói về sự tự do thì ở đây nó có nghĩa là tự do khỏi tội lỗi, vì tất cả những ai không tin Chúa đều bị trói buộc bởi tội lỗi. Họ là những tên nô lệ dù họ có thể tin tưởng hết mực rằng họ tự do.
Điều này có thể được so sánh với bộ phim The Matrix ( Ma Trận). Nhiều năm trước con trai cả của tôi đã thuê phiên bản đã chỉnh sửa của bộ phim này vào một buổi tối nọ và chiếu cho cả gia đình chúng tôi xem, và tôi thấy có một sự tương đồng lạ lùng.
Ma Trận đặt ra một câu hỏi lý thú: “Làm sao bạn có thể biết sự khác biệt giữa thế giới ảo và thế giới thực nếu bạn không tỉnh khỏi giấc mộng?”
Trong bộ phim này, cuộc sống thế kỷ 20 tiếp diễn bình thường, hoặc có lẽ là như vậy. Trong thực tế thì câu chuyện bắt đầu vào cuối thế kỷ 21. Con người phát triển trí thông minh nhân tạo, nói cách đơn giản là Những Cỗ Máy. Những Cỗ Máy này kiểm soát trái đất và con người chống lại nó. Kết quả của sự tranh chiến quyền lực thì thế giới bị tiêu diệt và Những Cỗ Máy chiến thắng.
Những Cỗ Máy phát hiện chúng có thể sống sót nhờ sử dụng nguồn điện do cơ thể con người sinh ra, thế là chúng tạo ra một sự ảo tưởng áp đặt để lừa con người phục vụ chúng. Thế giới dường như vẫn bình thường (và ở trong thế kỷ 20), nhưng thực tế cơ thể của con người được giữ trong các căn phòng tại các “nông trại” lớn. Tâm trí họ được kết nối vào một chương trình thực tế ảo toàn cầu được gọi là Ma Trận, nó mô phỏng sự sống bình thường.
Sự tự do mà con người nhận thức không có thật. Xét về bản chất, con người là nô lệ (cho tội lỗi).
Tại điểm này bộ phim bắt đầu bằng một nhóm gồm những người nam và nữ được tuyển chọn, họ đã xâm nhập để thoát khỏi Ma Trận và phát hiện ra nhân dạng thật của mình. Họ thành lập một lãnh địa có tên gọi Zion trong thế giới thực. Một số ít người trong số họ tái xâm nhập vào Ma Trận để chống lại Những Cỗ Máy và giải phóng con người tự do. Cuộc chiến rất căng thẳng và cuộc sống không dễ dàng, nhưng các chiến binh quan tâm đến sự tự do thật hơn là sống trong sự lừa dối của sự tự do giả tạo. Họ thà có tự do mà khó khăn hơn làm nô lệ với sự an ủi lừa dối.
Ở đây chúng ta thấy sự tương đồng. Nhiều người không tin cho Cơ Đốc nhân là nô lệ, bị trói buộc và đánh mất sự tự do trong khi chính họ là tự do. Tuy nhiên, sự thật là những ai không có Chúa Giê-su là những người bị trói buộc cho tội lỗi, không giống những người sống trong sự lừa dối trong các trang trại đang khi bị làm nô lệ cho Những Cỗ Máy. Họ là nô lệ cho tội lỗi.
Thật Khó Để Thành Một Cơ Đốc Nhân
Không chỉ những người chưa hề nghe hay khước từ không chịu tin phúc âm là bị nô lệ. Nhiều “người cải đạo” của thế hệ này cũng làm nô lệ cho tội lỗi. Chúng ta đã tạo ra “nan đề” này do lơ là trong việc công bố đầy đủ sứ điệp về ý nghĩa thật sự của việc bước theo Chúa Giê-su. Nhiều người cho rằng họ được tự do nhưng thực tế họ không tự do, và bằng cớ được thấy rõ trong lối sống của họ. Chúa Giê-su nói:
Thật vậy, Ta bảo các người: Người nào phạm tội là nô lệ cho tội lỗi. Làm thân nô lệ thì không ở đời trong nhà, làm con mới được ở luôn! Vậy,nếu Đức Con giải phóng các người, thì các người mới thật sự được tự do. (Giăng 8:34-36)
Những lời này nhắc lại lẽ thật được tìm thấy trong ví dụ về cây ăn trái. Nếu ai đó cứ phạm tội hoài, đó là bằng cớ rằng họ vẫn còn nô lệ cho tội lỗi. Người đó không phải là con cái của Chúa, vì bản chất thật của họ chưa thay đổi. Có thể anh ta nghĩ mình tự do vì anh đã nói ra lời cầu nguyện tin nhận Chúa, nhưng anh ta chưa hoàn toàn từ bỏ “quyền lợi” cá nhân để đi theo Chúa Giê-su. Anh ta vẫn muốn sự tự do (giả tạo) của mình cùng với các lợi ích của sự cứu rỗi. Bạn không thể có cả hai!
Như đã nói trước đó, những con người này có thể bắt đầu kinh nghiệm “tái sinh” với niềm vui, sự phấn khởi và niềm đam mê vì nó rất mới mẽ. Tuy nhiên, cuối cùng thì bản chất không được thay đổi của họ sẽ bày tỏ – nhưng nó sẽ bày tỏ giữa vòng Cơ Đốc nhân và được che đậy bằng những ngôn từ và lối sống của người tin hữu tin lành. Đây là lý do chuyện này vô cùng lừa dối. Nhưng Tân Ước đặt biệt cảnh báo về sự lừa dối này.
Phao-lô viết, “Trong những ngày cuối cùng việc trở thành một Cơ Đốc nhân sẽ rất khó khăn” (2Ti-mô-thê 3:1). Chúng ta đang sống trong những ngày cuối cùng. Khỏi phải thắc mắc về điều đó; tất cả những câu Kinh Thánh tiên tri bày tỏ Chúa Giê-su sẽ sớm trở lại. Phao-lô thấy trước rằng thời đại của chúng ta là thời kì thật khó khăn khi trở thành một Cơ Đốc nhân.
Các bản dịch khác dùng chữ nguy hiểm và kinh khiếp khi miêu tả thời đại của chúng ta. Tại sao lại thế? Khi xem xét thời của Phao-lô, chúng ta thấy ông đối diện sự chống đối dữ dội. Ông nhận ba mươi chín roi trên lưng trong năm lần khác nhau. Ba lần khác nhau, ông bị đánh đòn bằng roi. Một lần ông bị ném đá và nhiều năm ông ở trong tù. Ông đối diện sự bắt bớ mạnh mẽ mọi nơi ông đi. Nhưng ông nói thời của chúng ta để trở thành một Cơ Đốc nhân sẽ khó khăn hơn! Tại sao? Ông đưa ra lý do:
Vì sẽ có những người vị kỷ, tham tiền, khoe khoang, kiêu căng, ăn nói phạm thượng, không vâng lời cha mẹ, vong ân bội nghĩa, không tôn trọng thần thánh, không tình nghĩa, bất nhân, vu khống, không tiết độ, tàn bạo, thù ghét điều lành, phản phúc, liều lĩnh, tự phụ, thích vui chơi hơn là yêu mến Đức Chúa Trời. (2 Ti-mô- thê 3:2-4)
Khi xem xét câu này, có lẽ bạn vẫn còn thắc mắc rằng Phao-lô ý muốn nói gì đây. Làm sao danh sách này lại khác với thời của ông? Dân chúng trong xã hội của ông đều có những đặc điểm này. Họ yêu bản thân và tiền bạc. Họ không thánh khiết, không tha thứ và có những điều tương tự. Phi-e-rơ thậm chí nói vào ngày Lễ Ngũ Tuần, “Quý vị hãy thoát khỏi thế hệ băng hoại này.” Vậy tại sao Phao-lô lại phân biệt thế hệ của chúng ta là thế hệ sẽ có những đặc điểm này, khiến thời của chúng ta thành thời điểm khó khăn nhất khi làm một Cơ Đốc nhân?
Ông tiếp tục đưa ra lý do: “Họ giữ hình thức tin kính bề ngoài, nhưng lại chối bỏ quyền năng của đức tin” (2Ti- mô-thê 3:5). Bản Truyền Thống Hiệu Đính nói họ, “giữ hình thức tin kính, nhưng chối bỏ quyền năng của nó.”
Vậy bạn có thể thấy được điều gì khiến cho việc trở thành một Cơ Đốc nhân khó khăn ở trong thế hệ chúng ta. Có nhiều người (theo các địa chỉ Kinh Thánh khác của Tân Ước) xưng mình là Cơ Đốc nhân, được tái sinh hay được cứu rỗi chính là những người đã không cho phép thập tự giá kết liễu đời sống ích kỷ của họ. Họ đã không đưa ra quyết định từ bỏ quyền lợi và tham dục của mình để bước theo Chúa Giê-su. Họ tin thật lòng Ngài là Cứu Chúa của họ, nhưng họ kết nạp với Ngài chỉ vì sự thật là những gì Ngài có thể làm cho họ thay vì Ngài là ai. Điều đó chẳng khác gì một người phụ nữ cưới một người đàn ông vì tiền của ông ta. Có thể cô lấy ông ta vì tình yêu, nhưng đó là thứ tình yêu giả tạo. Xuất phát từ động cơ như thế, nhiều người sẽ tìm kiếm Chúa Giê-su vì được cứu rỗi, được có anh chị em tín hữu và được thành công ở đời này và được bước vào thiên đàng ở đời sau. Họ thật sự tin rằng Đấng Christ là Cứu Chúa của họ, nhưng họ sẽ không hề từ bỏ quyền kiểm soát cuộc đời của họ.
Phao-lô tiếp tục nói về những “tín hữu” này rằng họ sẽ “học hoài mà không bao giờ nhận biết chân lý” (câu 7). Họ cũng đi nhà thờ, nhóm tư gia và dự nhiều buổi nhóm khác cùng nghe Lời Chúa nữa, nhưng họ thiếu đi sự biến đổi.
Lằn Ranh Mờ
Chuyện này rất khó phân biệt. Chúng ta hãy xem một người chỉ tìm tư lợi nhưng vẫn xưng mình được tái sinh, nói ngôn ngữ thiêng liêng, làm bạn với con cái Chúa, và thậm chí rất thích đi nhóm – nhưng bản chất không có gì thay đổi. Xét về tính chất, người này vô tình thành kẻ ngộ nhận, và khó khăn này phát sinh là do sự thật rằng sự tự lừa dối của họ lây lan như một căn bệnh. Những người khác hình thành nếp sống của họ theo văn hóa Cơ Đốc, nhưng nếp sống này không hợp với lối sống của thiên đàng, vì thế nên rất khó để làm một Cơ Đốc nhân chân thật. Vào thời của Phao-lô, nếu bạn là một tín hữu, cuộc sống của bạn gặp nguy hiểm hằng giờ. Không cần phải thắc mắc về chuyện đó – nếu bạn trung thành với Chúa Giê-su, thì bạn đặt mạng sống mình ở chỗ “ngàn cân treo sợi tóc.”
Trong 2 Ti-mô-thê 3, Phao-lô nói tiếp:
Về phần con, con đã theo sát các lời dạy dỗ, cách cư xử, mục đích sống, đức tin, lòng kiên nhẫn, tình yêu thương, lòng kiên định của ta; cũng như trong những cơn bắt bớ, nỗi khổ đau đã xảy đến cho ta tại thành An-ti-ốt, I-cô-ni và Lít-trơ. Ta đã chịu những sự bắt bớ đó, nhưng Chúa luôn giải cứu ta khỏi tất cả. Thật, tất cả những người muốn sống cuộc đời tin kính trong Đấng Christ Jêsus đều sẽ bị bắt bớ. Còn những kẻ hung ác, kẻ lừa đảo thì sẽ càng ngày càng tệ hại hơn, lừa dối người rồi bị người lừa dối lại. (2Ti-mô-thê 3 :10-13)
Phao-lô đã làm sáng tỏ vấn đề này. Không chỉ có những điều Phao-lô dạy dỗ chứng minh cho Ti-mô-thê là có thể tin cậy ông. Sự tín nhiệm của ông cũng được tìm thấy qua những gì ông sống và mục đích của ông trong đời sống (một người sống hướng đến cõi đời đời, là điều chúng ta sẽ nói sau trong sách này). Lời chứng của Phao- lô không phải là những lời cầu nguyện được đáp lời, những dấu lạ theo ông, chức vụ nổi tiếng của ông, hay thậm chí là khả năng giảng dạy Lời Chúa xuất sắc của ông. Không, ông không nói đến những đặc điểm này. Mà chính là lối sống của ông. Đây vẫn là yếu tố quyết định.
Phao-lô nói tiếp, ‘‘những kẻ hung ác và kẻ lừa đảo (mạo danh)’’ sẽ xuất hiện rất nhiều. Nào chúng ta đều biết là phải tránh xa kẻ gian ác. Tuy nhiên, chính những kẻ mạo danh, những kẻ bề ngoài vẻ thiêng liêng nhưng không giấu được với bản chất thật của họ, mới là những kẻ nguy hiểm nhất. Họ là những người xưng mình tin Chúa và giữ hình thức đạo Chúa, nhưng hành vi của họ không cho thấy bằng cớ về quyền năng biến đổi của ân sủng. Để ý Phao-lô nói họ không chỉ lừa dối người khác, nhưng chính họ cũng bị lừa dối.
Điều này miêu tả hoàn hảo nhân vật Bị Lừa Dối trong câu chuyện ngụ ngôn của chúng ta. Người thanh niên này năng nổ tại trường Endel, xưng mình là một môn đồ tận hiến, và thật lòng tin rằng cậu ta sẽ có chỗ đứng ngon lành với vua. Cậu ta nhấn mạnh đến sự trung thành ở môi miệng hơn là một đời sống bày tỏ sự trung thành của cậu. Cậu ta không chỉ bị lừa dối, nhưng cậu đã lừa dối người khác. Vì cớ những tiêu chuẩn mà Bị Lừa Dối đã đưa ra mà nhiều người đã thỏa hiệp, từ những cô gái mà cậu ta ăn nằm đến nhiều người mà cậu ảnh hưởng bởi sứ điệp của cậu trong cộng đồng học sinh.
Có thể bạn hỏi, ‘‘Sứ điệp ư?» Cậu ta đâu phải là thầy giáo?’’ Vâng, ý toi nói sứ điệp là vì cách chúng ta sống có sức thuyến phục hơn những gì chúng ta nói. Đối với các học sinh tại Endel mà thật lòng với Jalyn, để không bị ảnh hưởng bởi nhân cách mạnh và lối sống của Bị Lừa Dối thật sự là một cuộc chiến. Ai không đứng vững vàng đều phục dưới ảnh hưởng của cậu ta.
Đây là một cuộc chiến mà không chỉ có Phao-lô nhưng nhiều trước giả khác trong Tân Ước đã cảnh báo. Giu-đe nói cho chúng ta :
Anh chị em yêu dấu, tôi vẫn mong ước viết cho anh chị em về sự cứu rỗi chung của chúng ta, nhưng tôi thấy cần phải viết để khuyên anh chị em hãy tiếp tục chiến đấu cho đức tin, là đức tin đã được ban cho các thánh đồ một lần đầy đủ cả. (Giu-đe 1:3)
Hãy để ý tính cấp bách trong giọng điệu của ông. Giu- đe muốn bàn đến những điều tuyệt vời mà chúng ta chia sẻ trong sự cứu rỗi, nhưng ông phải viết về một điều khác. Ông phải khích lệ dân sự Chúa chiến đấu vì đức tin. Cuộc chiến đấu này là gì? Ông giải thích:
Vì có mấy kẻ trà trộn vào giữa vòng anh chị em, là những kẻ từ xưa đã dành riêng để bị hình phạt,là những kẻ không tin kính, đã biến ân sủng của Đức Chúa Trời thành đời sống phóng đảng,chối bỏ Đấng Chủ Tể duy nhất và Chúa chúng ta là Chúa Cứu Thế Giê-su. (Giu-đe 1:4)
Cuộc chiến chống lại các ảnh hưởng được gây ra do những người đã bóp méo ân sủng của Đức Chúa Trời, để biện minh cho lối sống không tin kính của họ. Những sự tấn công này gây thương vong hơn tất cả sự bắt bớ bên ngoài nghịch lại hội thánh. Nó nguy hiểm hơn các luật lệ chống lại các nguyên tắc của Kinh Thánh, các luật lệ như hợp thức hóa nạn phá thai, cho phép dùng ma túy, hôn nhân đồng tính hay đòi hỏi trường học dạy thuyết vô thần. Nó có một sự ảnh hưởng mạnh mẽ hơn bất cứ tà giáo hay tôn giáo giả mạo nào. Nó gây ra sự hư mất đời đời!
Có thể bạn hỏi làm sao điều này áp dụng cho những người trong hội thánh. Những người mà Giu-đe nói là người khước từ hay phủ nhận Chúa Giê-su Christ. Ngày nay không ai có thể làm điều đó trong các hội thánh của chúng ta mà vẫn được chấp nhận là một Cơ Đốc nhân.
Nhưng điều gì khiến bạn nghĩ các tín hữu trong thời của Giu-đe dễ bị tấn công hơn? Hãy coi lại cẩn thận. Những người đó lẻn vào giữa vòng chúng ta mà không ai thấy. Không ai có thể đứng lên trong các hội chúng của chúng ta ngày nay (hay trong thời của Giu-đe), mà công bố rằng họ khước từ Chúa Giê-su mà không bị phát hiện. Vậy những người đó chối bỏ Ngài như thế nào? Câu trả lời được tìm thấy trong một một sách khác trong Tân Ước: “Họ tự xưng là người biết Đức Chúa Trời, nhưng lại chối bỏ Ngài trong các hành động của mình. Thật là những kẻ ghê tởm, bất phục tùng và không thể làm một việc gì tốt lành cả” (Tít 1:16). Họ phủ nhận Ngài qua lối sống của mình, chứ không phải qua lời nói. Đúng vậy, họ tuyên bố là biết Đức Chúa Trời. Họ xưng nhận Giê-su là Chúa của họ. Nhưng qua các hành động của mình, họ chuyển tải một điều hoàn toàn trái ngược. Hãy nhớ, họ không chỉ lừa dối người khác. Họ cũng tự lừa dối chính mình. Nói cách khác, với tất cả lòng thành, họ tin mình là Cơ Đốc nhân.
Ân Sủng Thật Của Chúa
Giu-đe nói những người này bóp méo sứ điệp của ân sủng Đức Chúa Trời. Điều này quá phổ biến trong những ngày cuối cùng này vì những sự giảng dạy của chúng ta đã mở cửa cho chuyện này. Chúng ta đã giảng dạy ân sủng như lá chắn bảo vệ của Chúa cho lối sống thế gian và tội lỗi. Bạn hay nghe lối suy nghĩ này thường thấy trong những người ở hội thánh, là những người hay nói đại loại như, “Tôi biết tôi không sống như Chúa muốn, nhưng cảm tạ Chúa về ân điển của Ngài.” Đây là sự lừa dối nghiêm trọng. Kinh Thánh không dạy ân sủng như một sự băng bó nhưng trái lại nó là sự hiện diện thêm sức của Chúa bên trong chúng ta để làm những gì lẽ thật đòi hỏi nơi chúng ta.
Ân sủng đã được dạy chỉ là ân huệ của Chúa dành cho người không xứng đáng. Vâng, nó thật là ân huệ của Ngài và chúng ta không thể mua bán hay đổi chát. Tuy nhiên, nó cũng thêm sức cho chúng ta để chúng ta vâng lời Ngài, và bằng cớ cho thấy chúng ta đã thật sự nhận lấy ân sủng là lối sống tin kính của chúng ta. Sự vâng lời của chúng ta đối với Lời Chúa xác chứng cho thực tại của ân sủng trong đời sống chúng ta. Vì lí do này nên Gia-cơ nói:
Đức tin cũng thế, nếu đức tin không có hành động thì tự nó chết đi. Nhưng có người sẽ nói: “Anh có đức tin, còn tôi có hành động.” Anh hãy chỉ cho tôi đức tin không có hành động của anh, rồi tôi sẽ cho anh thấy đức tin bằng hành động của tôi. Anh tin có một Đức Chúa Trời. Tốt lắm các ác quỷ cũng tin điều ấy và run sợ. (Gia-cơ 2:17-19)
Gia-cơ nhận ra có một khoảng cách rất lớn trong sự giảng dạy của chúng ta ngày nay. Chúng ta lấy ra những câu Kinh Thánh như, “Hãy tin Chúa Giê-su, thì ngươi và gia đình ngươi sẽ được cứu!” (Công Vụ 16:13). Nếu chỉ tin Chúa Giê-su hiện hữu và Ngài là Con của Thượng Đế là tất cả những gì cần thiết để được cứu rỗi, thì như Gia-cơ cho thấy các quỷ cũng sẽ được cứu vì chúng tin có Thượng Đế. Điều đó thật lố bịch! Để nhấn mạnh thêm, Gia-cơ chỉ ra rằng các quỷ còn run sợ trước mặt Đức Chúa Trời. Nói cách khác, các quỷ sợ Ngài hơn những người nói mình có đức tin mà thiếu đi các hành động vâng lời tương ứng.
Bằng cớ của việc chúng ta thật sự được cứu bởi ân sủng của Chúa Giê-su Christ là chúng ta sống một lối sống để chứng tỏ nó. Đây là lý do sứ đồ Giăng nói:
Nhờ điều này chúng ta biết rằng mình đã biết Ngài: Ấy là chúng ta tuân giữ các điều răn của Ngài. Người nào nói: “Tôi biết Ngài”, nhưng không tuân giữ các điều răn của Ngài là người nói dối, chân lý không ở trong người đó. Người nào tuân giữ lời Ngài thì tình yêu thương Đức Chúa Trời trong người ấy thật toàn hao, nhờ đó chúng ta biết mình ở trong Ngài: Người nào nói mình ở trong Ngài cũng phải sống như chính Ngài đã sống. (1 Giăng 2:3-6)
Giăng nói rõ bằng chứng chúng ta thật sự biết Chúa Giê-su Christ là chúng ta giữ các điều răn của Ngài. Người nói mình biết Chúa Giê-su nhưng không giữ Lời Ngài là bị lừa dối, một kẻ nói dối xa cách lẽ thật, dù người đó xưng mình biết Kinh Thánh. Vì lí do này, Giăng nói, “Hỡi các con bé nhỏ của ta! Ta viết cho các con những điều này để các con đừng phạm tội. Nhưng nếu có ai phạm tội, chúng ta có một Đấng biện hộ với Đức Chúa Cha là Chúa Cứu Thế Giê-su, Đấng Công Chính. Chính Ngài là lễ vật hy sinh chuộc tội lỗi chúng ta, không những tội lỗi chúng ta mà thôi, nhưng tội lỗi của cả thế gian nữa.” (1 Giăng 2: 1-2).
Để ý là Giăng không nói, “Ta viết những điều này cho các con để khi các con phạm tội, các con có một Đấng Biện Hộ.” Không phải vậy, mục tiêu là không phạm tội. Chúng ta có quyền năng của ân sủng Chúa nên chúng ta có thể nhắm mục tiêu là sống một đời sống như Đấng Christ sống (như 1Giăng 2:6 nói, chúng ta phải “sống như Ngài đã sống.”), vì chúng ta được tự do khỏi sự kiểm soát của bản chất nổi loạn rồi. Nhưng nếu chúng ta thất bại trước tội lỗi thì chúng ta có một Đấng Biện Hộ.
Điều mà tín hữu nên vui mừng là bây giờ chúng ta có khả năng để phục vụ Đức Chúa Trời theo cách mà Ngài chấp nhận.
Bởi vậy, vì chúng ta được hưởng một vương quốc không thể nào rúng động, nên ta hãy ghi ơn và hãy lấy lòng kính sợ, tôn kính mà phục vụ Đức Chúa Trời cách đẹp lòng Ngài. (Hê-bơ-rơ 12:28)
Đúng vậy. Ân sủng thêm sức cho chúng ta để phục vụ Chúa cách đẹp lòng Ngài.
Tại sao chúng ta không công bố toàn bộ Phúc âm, mà chỉ nói một nửa câu chuyện? Vâng, sự cứu rỗi là một món quà – nó không thể mua bán hay đổi chát. Tất cả điều này là đúng. Tuy nhiên, chúng ta đã quên nói cho người ta rằng con đường duy nhất để nhận sự cứu rỗi là phó mạng sống của mình và xưng nhận quyền làm Chúa của Giê-su. Khi làm thế, chúng ta sẽ được ân sủng thêm sức để sống phù hợp với bản chất của Ngài. Như Phi-e-rơ viết:
Nguyện xin ân sủng và bình an tràn ngập trong anh chị em nhờ sự nhận biết Đức Chúa Trời và Đức Giê-su, Chúa chúng ta. Bởi thần năng, Ngài ban cho chúng ta mọi điều cần để sống và sống tin kính, qua sự nhận biết Ngài là Đấng đã kêu gọi chúng ta bằng vinh quang và nhân từ Ngài. Qua những điều này Ngài đã ban cho chúng ta những lời hứa lớn lao và quý báu, bởi đó anh chị em có thể thoát khỏi dục vọng hư hoại của thế gian mà được dự phần vào bản tánh của Đức Chúa Trời. (2Phi-e-rơ 1:2-4)
Hãy để ý một số vấn đề ở đây: chúng ta đã được ban ân sủng qua sự nhận biết Chúa Giê-su Christ, ân sủng đó là quyền năng thiên thượng của Ngài ban cho chúng ta mọi thứ chúng ta cần để sống tin kính, và lối sống tin kính này phải phù hợp với bản chất thiên thượng của Ngài. Vì thế chúng ta đã được cứu chuộc khỏi sự hư hoại đã bước vào thế gian qua A-đam và sự hư hoại này được gia tăng do những ham muốn tội lỗi của con người. Đừng để bất kì ai, dù qua hành động hay lời nói, khiến bạn nản lòng mà không sống theo bản chất thiên thượng đã được truyền ban trong con người của bạn. Phao-lô nói rõ:
Vì ân sủng của Đức Chúa Trời đã được bày tỏ, đem sự cứu rỗi đến cho mọi người. Ân ấy dạy chúng ta phải từ bỏ tinh thần không tin kính và các dục vọng phàm tục, phải sống tiết độ, công chính và tin kính trong đời này, đang khi trông đợi niềm hy vọng phước hạnh và sự xuất hiện vinh quang của Đức Chúa Trời vĩ đại, là Đấng Cứu Thế của chúng ta, Chúa Cứu Thế Giê- su. Đấng đã dâng hiến chính mình cho chúng ta, để cứu chuộc chúng ta khỏi mọi điều gian ác và tẩy sạch để biến chúng ta thành một dân tộc thuộc riêng về Ngài, một dân sốt sắng làm các việc lành. Đó là những điều con phải dạy dỗ, khích lệ và khiển trách với tất cả uy quyền; đừng để một ai khinh dể con. (Tít 2: 11-15)
Ân sủng Chúa dạy chúng ta khước từ tất cả sự không tin kính và đam mê thế gian và sống tiết độ, ngay thẳng và tin kính. Thầy cô giáo dạy dỗ và tài bồi cho chúng ta, và đó chính xác là điều ân sủng Chúa sẽ làm trong đời sống chúng ta.
Để ý là chúng ta phải dạy những điều này. Thật ra, Phao-lô nói tiếp, “Đây là lời đáng tin cậy. Ta muốn con nhấn mạnh những điều đó để người đã tin Đức Chúa Trời kiên quyết tham gia vào những việc tốt lành. Đó là những điều tốt lành và ích lợi cho mọi người” (Tít 3:8).
Chúng ta phải duy trì làm các việc lành bởi quyền năng của ân sủng Chúa trong cuộc đời chúng ta. Chúng ta không có ân sủng trước khi được cứu. Các thánh đồ Cựu Ước cũng không có. Đây là món quà của Chúa dành cho chúng ta qua Chúa Giê-su Christ.
Đây là lý do Chúa Giê-su bảo rằng trong thời Cựu Ước, bạn bị kể là kẻ giết người và bị quăng xuống địa ngục nếu bạn lấy mạng sống của ai đó. Tuy nhiên, dưới thời ân sủng, điều duy nhất bạn làm là gọi anh em mình là kẻ ngu hay có thành kiến, không chịu tha thứ hay chất chứa bất cứ hình thức thù ghét nào thì bạn có nguy cơ bị xuống hồ lửa (xem Ma-thi-ơ 5:21-22). Tại sao? Bây giờ chúng ta có khả năng sống theo bản chất của Chúa từ trong tấm lòng và thể hiện ra ngoài cuộc sống qua quyền năng của ân sủng.
Liên Tục Nhấn Mạnh
Để ý là trong Tít 3:8, chúng ta được dạy hãy nhấn mạnh hay dạy dỗ những điều này cách liên tục. Bạn có nghe điều đó không? Tôi thấy những điều này hiếm khi được nói đến từ các bục giảng hay giữa vòng các tín hữu ngày nay, chứ chưa nói đến việc nói liên tục. Vì lí do này, chúng ta rất mập mờ không biết tầm quan trọng của việc gìn giữ các việc lành qua ân sủng Chúa. Về thực chất, chúng ta cho phép quyền năng trong chúng ta nằm im một chỗ do thiếu đức tin và sự hiểu biết. Đức tin, con đường để đến ân sủng, phải liên tục được kích hoạt qua lời công bố bằng môi miệng của chúng ta. Phao-lô nói, “Tôi cầu xin rằng lòng rộng lượng từ đức tin của anh sẽ giúp anh hiểu biết sâu xa hơn tất cả những phúc lành mà chúng ta có trong Chúa Cứu Thế.” (Phi-lê-môn 1:6)
Nếu chúng ta không xác nhận điều này liên tục, chúng ta sẽ vụt mất khỏi lẽ thật. Điều này được thấy rõ trong những lời của sách Hê-bơ-rơ:
Vậy, ta càng phải lưu ý hơn nữa đến những điều đã nghe, để khỏi bị trôi lạc. Vì nếu sứ điệp của các thiên sứ là chắc chắn và mỗi kẻ phạm pháp, bất tuân đều bị trừng phạt công minh thì ta làm sao thoát khỏi nếu coi thường ơn cứu rỗi vĩ đại đến thế? Ơn cứu rỗi ấy được Chúa truyền dạy từ ban đầu, rồi được những người đã nghe xác nhận cho chúng ta. (Hê-bơ-rơ 2:1-3)
Qua việc liên tục nhấn mạnh những điều này, chúng ta giữ trước mắt mình những vấn đề cấp thiết của cõi đời đời để nó không trôi lạc.
Tôi nhớ khi còn là cậu bé tôi thường đi câu cá. Khi các bạn tôi và tôi tập trung câu cá, thì con thuyền, nếu không được neo đậu, sẽ trôi về phía chúng tôi mà không ai để ý. Bốn mươi lăm phút sau chúng tôi ngước mắt lên và không thể nhận ra địa điểm của mình. Thuyền bị trôi lạc là vì chúng tôi tập trung vào những chuyện khác, cụ thể là chuyện câu cá.
Chuyện này đã khiến một số người mất mạng, vì đã từng có nhiều người câu cá trên con sông nào đó mà nó chảy xuống những thác nước rất nguy hiểm đến tánh mạng. Vô số người đã bị trôi dạt vào thác nước vào bỏ mạng bởi vì họ bị trôi dạt xa khỏi bờ.
Điều này cũng đúng với những vấn đề quan trọng của cõi đời đời. Nếu Chúa nói chúng ta phải liên tục nhấn mạnh những điều này, thì những lẽ thật này phải là sự nhấn mạnh của chúng ta. Tại sao chúng ta không nhấn mạnh quyền năng của ân sủng, là thứ ban cho chúng ta khả năng để duy trì lối sống tin kính và vâng lời?
Tôi thấy hội thánh đầu tiên đã làm điều này. Tôi xem xét một số tác phẩm của các tổ phụ hội thánh đầu tiên và thấy họ đã dạy dỗ những điều mà sẽ gần như xa lạ với sự giảng dạy của chúng ta ngày nay – nhưng họ không dạy dỗ những điều trái ngược với Kinh Thánh. Các tổ phụ Cơ Đốc của vài thế kỷ đầu tiên tin rằng những công việc lành đóng một vai trò quan trọng trong việc đưa ra bằng cớ rằng chúng ta được cứu. Chúng ta hãy xem một số ví dụ.
Người đầu tiên tôi trích là Polycarp (69-156 SC), giám mục tại Si-mẹc-nơ và là bạn của sứ đồ Giăng, người bị bắt lúc tuổi già và bị thiêu trên một cái cọc. Ông viết: “Nhiều người ao ước bước vào sự vui mừng (của sự cứu rỗi), biết rằng bởi ân sủng Chúa anh chị em được cứu, không phải nhờ việc làm.”2 Đây là một câu nói được chấp nhận giữa vòng những người tin lành ngày nay. Chúng ta đã nhấn mạnh sự thật là chúng ta không được cứu bởi việc lành của chúng ta. Tuy nhiên, Polycarp cũng viết cho các tín hữu, “Đấng đã khiến Ngài sống lại từ kẻ chết cũng sẽ khiến chúng ta sống lại – nếu chúng ta làm theo ý muốn Ngài và sống trong các điều răn Ngài và yêu điều Ngài yêu, giữ mình khỏi mọi sự ô uế.”3 Bạn sẽ không nghe điều này được giảng từ bục giảng ngày nay.
Hãy để ý chữ nếu. Chúng ta được dạy là chúng ta phải làm theo ý muốn Chúa và bước đi theo các điều răn Ngài để được khiến cho sống lại trong sự sống lại của kẻ tin. Bạn sẽ thấy ngay rằng đây chính xác là điều Chúa Giê-su đã phán.
Người tiếp theo tôi trích dẫn là Clement of Rome (30- 100 SC), một người bạn của sứ đồ Phao-lô và Phi-e-rơ và là một người giám mục trong hội thánh tại Rô-ma. Ông viết, “Chúng ta không được xưng công chính bởi bản thân chúng ta, bởi đời sống thánh thiện của chúng ta hay bởi việc lành của chúng ta. Mà bởi đức tin mà qua đó Chúa Toàn Năng xưng công chính cho tất cả mọi người.”4 Đây cũng sẽ là câu nói được chấp nhận rộng rãi giữa vòng Cơ Đốc nhân ngày nay. Tuy nhiên, Clement cũng viết cho các tín hữu, “Điều cần thiết là chúng ta được thúc đẩy làm các việc lành. Vì Ngài cảnh báo trước chúng ta, ‘Kìa, Chúa đến và phần thưởng ở trước mặt Ngài, để ban cho từng người tùy theo công việc họ’5 (Rô-ma 2:6-10).»
Có thể đây là lí do Phao-lô nói, “Tôi không dám bất phục khải tượng từ trời. Nhưng tôi kêu gọi mọi người,trước hết ở Đa-mách, rồi sau tại Giê-ru-sa-lem, khắp cả vùng Giu-đê và các dân ngoại phải ăn năn, quay về Đức Chúa Trời và làm công việc xứng hợp với sự ăn năn,”chăng? (Công Vụ 26:19-21). Bản Phổ Thông ghi lại lời của ông thế này, “Chứng tỏ mình đã thực sự thay đổi qua hành động.” Vì Phao-lô đã nhấn mạnh điều này, nên không lạ gì người bạn của ông là Clement of Rome đã nhấn mạnh tương tự.
Lãnh đạo tiếp theo tôi muốn nêu ra là Clement of Alexandria (150-200 SC). Ông là lãnh đạo trong hội thánh Alexandria, Ai-cập và coi sóc trường huấn luyện tân tín hữu. Ông viết về những người không tin: “Dù bây giờ họ làm việc thiện, nó chẳng có lợi gì cho họ sau khi chết, nếu họ không có đức tin.”6
Điều này cũng sẽ được cổ vũ hết lòng giữa vòng những người tin lành ngày nay. Chúng ta biết, như tôi đã chỉ ra ở các chương trước, dù một người không tin hoàn thành được bao nhiêu việc lành không quan trọng, họ vẫn không thể bước vào vương quốc đời đời của Đức Chúa Trời. Ấy là bởi ân sủng Chúa mà chúng ta được cứu. Tuy nhiên, hãy xem điều Clement viết cho các tín hữu:
Ai nhận lẽ thật và biệt riêng bản thân để làm các việc lành sẽ nhận được phần thưởng của sự sống đời đời…Một số người hiểu rất đúng về cách Chúa cung ứng quyền năng (để được cứu rỗi), nhưng tầm quan trọng của việc làm theo sau sự cứu rỗi thì họ không có sự chuẩn bị cần thiết để đạt được mục đích về niềm hy vọng của họ.7
Một số người trong các bạn có thể nghĩ, Dường như những người này đã không đọc Tân Ước thì phải. Nhưng các giáo phụ có đọc đấy. Trong cuốn sách Evidence that Demans a Verdict của mình, Josh McDowell chỉ ra rằng Clement of Alexandria đã trích từ tất cả các sách Tân Ước ngoại trừ ba sách trong số 2.400 phần trích dẫn của mình.8 Điều này cũng đúng với các tác giả khác mà tôi trích ra ở đây. Nhưng khi so sánh với ngày nay, tôi phải nói là nhiều sách vở bồi linh trong các hiệu sách Cơ Đốc ta ngày nay trích rất ít câu Kinh Thánh trong đó. Phải chăng chúng ta đã bị trôi lạc vì chúng ta đã không xác nhận liên tục những giáo lí quan trọng?
Phúc Âm Không Đầy Đủ
Không may thay, chúng ta chủ yếu trích những câu Kinh Thánh như, “Vì nếu miệng ngươi xưng nhận Đức Giê-su là Chúa và lòng ngươi tin rằng Đức Chúa Trời đã khiến Ngài từ chết sống lại thì ngươi sẽ được cứu.” (Rô-ma 10:9). Chúng ta nói với thân hữu điều họ cần làm “nói như con vẹt” lời cầu nguyện tin Chúa và thế là họ được cứu.
Nhưng tại sao chúng ta không chú ý và dạy dỗ chính những lời của Chúa Giê-su? Ngài phán, “Tại sao các con gọi Ta là: ‘Chúa, Chúa!’ mà không thực hành lời Ta dạy?” (Luca 6:46). Như đã thấy, Chúa có nghĩa là người Người Chủ tối cao. Nó mang ý nghĩa về quyền sở hữu. Nên Chúa Giê-su cảnh báo, “Đừng gọi ta là Chủ khi ngươi vẫn là chủ đời sống của ngươi. Tốt hơn hãy gọi Ta là “Tiên Tri vĩ đại” hay “Bậc Thầy” để ngươi không tự lừa dối mình.”
Giờ chúng ta hãy xem xét lại câu nói của Chúa Giê-su mà chúng ta đã dùng để bắt đầu toàn bộ sự bàn luận của chúng ta: “Không phải hễ ai nói với Ta: ‘Lạy Chúa, lạy Chúa’ đều sẽ vào Nước Thiên Đàng đâu.” (Ma-thi-ơ 7:21a).
Như đã nói, không phải ai gọi Giê-su Christ là Chúa sẽ được ở thiên đàng. Điều đó khẳng định cho chúng ta biết chỉ nói “lời cầu nguyện tin nhận Chúa” không đảm bảo một chỗ cho chúng ta ở thiên đàng. Trong trường hơp như thế thì đây là câu hỏi của tôi: ai sẽ bước vào vương quốc thiên đàng?
Chúa Giê-su trả lời bằng cách nói, “Nhưng chỉ nhưng người làm theo ý muốn của Cha Ta ở trên trời.” (Ma-thi-ơ 7:21b)
Thật hay ở đây. Đây cũng chính là những lời của Polycarp. Vì thế chính là việc xưng nhận Chúa Giê-su và làm theo ý muốn của Chúa mới khiến chúng ta được lên thiên đàng. Và cách duy nhất chúng ta có thể làm theo ý muốn Đức Chúa Trời là bởi ân sủng Ngài ban cho chúng ta khi chúng ta hạ mình bằng cách từ bỏ đời sống riêng của mình và đón nhận Ngài làm Chúa. Việc này cũng đơn giản như việc xưng nhận, nhưng cái khó ở chỗ là đầu phục toàn bộ con người chúng ta để nhìn nhận Ngài làm Chúa trong thực tế.
Bây giờ hãy nghe tại sao tôi hăng hái nhấn mạnh điểm này:
“Vào ngày ấy, nhiều người sẽ nói với Ta rằng: ‘Lạy Chúa, lạy Chúa, chúng con đã nhân danh Ngài nói tiên tri, nhân danh Ngài trừ quỷ, nhân danh Ngài làm nhiều phép lạ.’ Nhưng Ta sẽ phán cùng họ rằng: ‘Ta không biết các người, hỡi những kẻ gian ác, hãy lui ra khỏi Ta!’” (Ma- thi-ơ 7:22-23)
Vào cuối thập niên 1980, Chúa cho tôi một khải tượng. Tôi nhìn thấy một đám đông xếp một hàng dài bất tận. Đúng là một biển người. Tôi biết trong nhóm này không có những người vô thần, không có những tội nhân, không có những tín đồ theo các tôn giáo khác, mà chỉ có toàn là những người tự xưng là Cơ Đốc nhân. Đám đông này đến Ngai Phán Xét và rất mong Chúa Giê-su phán, “Hãy bước sự vui mừng của Chúa ngươi, là Nước Đức Chúa Trời.” Trái lại họ đã nghe những lời này, “Ta không biết các người, hỡi những kẻ gian ác, hãy lui ra khỏi Ta!” (Ma-thi-ơ 7:23).
Tôi thấy nét mặt họ bị sốc dữ dội. Bạn có tưởng tượng được là việc bạn cảm thấy an ninh trong sự cứu rỗi nhưng bạn không có gì cả? Bạn có tưởng tượng được việc bị lưu đày trong lửa hỏa ngục đời đời trong khi bạn hoàn toàn tin rằng chắc chắn được lên thiên đàng? Phải chăng bạn và cả những người giảng dạy cho bạn nên phải xét lại việc xem nhẹ số phận đời đời của mình?
Liệu có chỗ nào cho một sứ điệp “bưng bít,” tránh né những lời khuyên bảo của Chúa Giê-su không?
Bạn có hiểu được tại sao chúng ta phải công bố toàn bộ mưu luận của Chúa, chứ không chỉ những điều tích cực và ích lợi? Vâng, chúng ta thích các phúc lành và chúng ta phải giảng về các phúc lành này và tận hưởng nó. Nhưng không đánh đổi bằng cách bỏ qua các điều răn và lời cảnh báo của Kinh Thánh!
Tôi nhớ có lần tôi chia sẻ tại một hội nghị rằng lí do tôi rao giảng những lẽ thật này vì tôi “không muốn ai quát mắng tôi lúc tại Ngai Phán Xét, ‘Tại sao mày không nói cho tao biết lẽ thật?’ trong khi máu họ chảy xuống trên tay tôi!”
Sau khi tôi giảng xong, một mục sư lập tức tiến lại chỗ tôi, vẻ bực bội. Thật ra, ông ta tức giận. Ông nói, “Sao anh dám áp đặt thần học Cựu Ước đó lên chúng tôi là các mục sư. Không có giọt máu nào chảy trên tay tôi vì không công bố toàn bộ phúc âm đâu.” Rõ ràng là ông ta thích những khía cạnh tích cực của Lời Chúa nhưng tránh xa những phần nói đến sự quở trách.
Tôi nói, “Thưa ông, hãy xem điều Phao-lô nói với các lãnh đạo hội thánh Ê-phê-sô.” Cầm Kinh Thánh trong tay, tôi mở sang Công Vụ và bảo ông ta đọc: “Vì thế, hôm nay tôi xin thưa rằng tôi trong sạch, không phải chịu trách nhiệm về máu của một ai. Vì tôi đã công bố cho anh em biết tất cả ý định của Đức Chúa Trời, không giữ lại điều gì.” (Công Vụ 20:26-27)
Ông bị sốc khi ngước lên nhìn tôi và ngỡ ngàng. Ông nói, “Tôi đã đọc Tân Ước luôn, nhưng chưa bao giờ để ý điều này.” Sau đó chúng tôi có một cuộc nói chuyện thân thiện. Khi nói chuyện, tôi có đề cập rằng để trình diện mỗi người được trưởng thành trong Đấng Christ, chúng ta phải cảnh báo họ chứ không chỉ dạy dỗ (xem Cô-lô-se 1:28). Lời cảnh báo đó là gì? Để không trôi lạc khỏi lẽ thật. Để không bị trôi dạt bởi sứ điệp mà những kẻ giả mạo rêu rao, là những kẻ quyến dụ không chỉ bản thân họ mà luôn vô số người khác ra xa khỏi sự tin kính.
Trong phần ký thuật của Công Vụ 20, Phao-lô đang ở với những người Ê-phê-sô trong một thời gian khá dài. Ông rất yêu mến họ và bởi Thánh Linh ông biết sẽ không gặp lại họ cho đến khi về thiên đàng. Hãy suy nghĩ bạn sẽ cẩn thận chọn từ ngữ của mình thế nào khi biết rằng đó sẽ là những lời cuối cùng dành cho những người như là con cái của mình vậy. Lời dạy dỗ từ biệt của Phao-lô là:
Anh em hãy giữ mình và toàn thể bầy chiên mà Thánh Linh đã đặt anh em làm giám mục,để chăn dắt Hội Thánh của Đức Chúa Trời mà Ngài đã mua bằng chính huyết mình. Tôi biết rằng sau khi tôi ra đi, sẽ có muông sói dữ tợn xen vào giữa anh em, chẳng dung tha bầy chiên đâu. Và giữa anh em sẽ có những người nổi lên dùng lời xuyên tạc để lôi cuốn các môn đồ heo họ. Vậy anh em phải tỉnh thức, hãy nhớ rằng suốt ba năm, cả ngày lẫn đêm tôi không ngừng đổ nước mắt khuyên bảo mỗi người luôn. (Công Vụ 20:28-31)
Những người này xuyên tạc lẽ thật bằng cách thế nào? Có thể là bằng lời nói, nhưng phần lớn là bằng hành động. Để ý là Phao-lô cảm nhận chuyện này rất xác quyết đến nỗi ông không ngừng cảnh báo những người Ê-phê-sô ngày cũng như đêm trong ba năm. Một lần nữa, chúng ta thấy sự nhấn mạnh. Chúng ta phải liên tục nhấn mạnh những lời dạy này.
Đức Chúa Trời Của Tình Yêu Và Chính Trực
Trong ngụ ngôn của chúng ta, bạn có thể cảm nhận cú sốc và nỗi đau đớn của Bị Lừa Dối. Bạn giật nảy người vì sự cảnh báo trước về tù ngục là Xứ Cô Đơn. Bạn điếng người khi suy nghĩ 130 năm trong bóng tối và sức nóng ngoài sức chịu đựng, một phòng giam hẹp chứa toàn không khí ô nhiễm. Nhưng chừng đó không nhằm nhò so với điều mà vố số người nam, người nữ sẽ đối diện nếu chúng ta không công bố toàn bộ mưu luận của Chúa.
Nếu bạn nhớ thì Jalyn vừa yêu thương vừa công bình. Trong sự phán xét của ngài, tình yêu được bày tỏ qua thực tế là vua không thể cho phép ai đó có bản chất và phẩm cách của Dagon vào thành phố Affabel. Nếu vua cho phép, người đó sẽ làm băng hoại và làm ô nhiễm toàn bộ thành phố, bao gồm toàn bộ các cư dân của thành. Tình yêu của Jalyn đã bảo vệ người vô tội.
Cùng lúc ấy, Jalyn là công bình trong việc vua không thể cho phép ai đó có bản chất của Dagon nhận một hình phạt ít hơn vì cớ không vâng lời, so với chính Dagon. Vì lý do này, tất cả những kẻ nào không chọn đi theo Jalyn phải bị lưu đày vào cùng một nhà tù là Xứ Cô Đơn.
Cũng vậy, tình yêu của Chúa không thể cho phép người có bản chất của Satan vào thành đời đời mãi mãi. Ngài sẽ không công bình nếu hình phạt satan và các bè lũ của hắn vào Hồ Lửa đời đời trong khi tạo ra các ngoại lệ cho những người ở dưới sự cai trị của satan và chọn giữ bản chất của hắn. Tất cả những ai có bản chất của hắn sẽ bị hình phạt với hắn đời đời trong Hồ Lửa. Chúa là Đấng thương xót và công bình, và Ngài sẽ luôn như thế, và vinh quang Ngài sẽ được biết đến khắp đất.