8 - Các Ý Tưởng Chiến Lược

X - Gia Tăng Tiềm Năng Chúa Cho

Đăng vào: 1 năm trước

.

8

Các Ý Tưởng Chiến Lược

Cứ mỗi năm trôi qua, tôi càng được thuyết phục về giá trị to lớn của ý tưởng chiến lược được truyền cảm hứng.

Chúng ta thường tìm kiếm sự cung ứng hay sự can thiệp của Chúa diễn ra nhưng chúng ta không có sách lược, nhưng thông thường điều đó không xảy ra. Điều xảy ra là các ý tưởng chiến lược bởi Chúa đem đến. Có thể liệt kê nhiều ví dụ của Kinh Thánh, nhưng chúng ta đề cập một số ví dụ hỗ trợ thực tế này:

● Ý tưởng chiến lược đó là ném một khúc gỗ xuống nước đắng để hàng triệu người có thể uống (xem Xuất Hành 15:22-25).

● Ý tưởng được truyền cảm hứng khác đó là đập vào hòn đá, cung cấp nước cho hàng triệu người (xem Xuất Hành 17:5-6).

● Ý tưởng chiến lược đó là diễu hành yên lặng một lần vòng quanh các bức tường kiên cố của một thành vững chắc trong sáu ngày. Rồi vào ngày thứ bảy là một ý tưởng chiến lược khác – diễu hành bảy lần vòng quanh, cặp theo việc thổi kèn và cuối cùng là la lớn thật dài. Tất cả việc làm này nhằm mục đích có lối vào và chiếm thành (xem Giô-suê 6).

● Ý tưởng chiến lược đó là xác định các chiến binh dẫn đầu của quân đội bằng cách cho hàng chục ngàn người uống nước từ một con suối và sau đó tách những người đã nhìn xuống khỏi những người chăm xem vào chiến trường (xem Các Quan Xét 7:4-6).

Ý tưởng chiến lược đó là không tấn công trực diện kẻ thù, nhưng đi vòng ra sau trong rừng và chờ để nghe tiếng chân diễu hành trên các ngọn cây dương, báo hiệu sự trợ giúp của Chúa trong trận chiến (xem 2 Sa-mu-ên 5:22-25).

● Ý tưởng chiến lược trong nạn đói kinh khiếp, xin góa bụa và con trai của bà dùng bữa ăn cuối cùng của họ để cho tiên tri ăn thay vì họ ăn, bởi sự vâng lời mà hai mẹ con sẽ không đói khát và chết như nhiều gia đình khác (xem 1 Các Vua 17:8-15).

● Ý tưởng chiến lược đó là hỏi người góa bụa đang nợ nần xem trong nhà bà có cái gì, bà sắp mất hai đứa con trai của mình. Sau đó bảo bà đi mượn các bình trống từ những người khác để đổ vật sở hữu duy nhất của bà – một lượng dầu ô-liu ít ỏi – vào những cái bình; sau đó bán số dầu và trả nợ (xem 2 Các Vua 4:1-7).

● Ý tưởng chiến lược đó là bảo một tướng quân đội bị bệnh đi ngâm mình dưới sông Giô-đanh bảy lần, kết quả là sự chữa lành hoàn toàn (xem 2 Các Vua 5:1-19).

● Ý tưởng chiến lược đó là đưa đội ngợi khen thờ phượng đi trước quân đội, điều này đã đem lại chiến thắng phi thường (xem 2 Sử Ký 20:21-26).

● Ý tưởng chiến lược đó là ăn rau thay vì cao lương mĩ vị của vua để khỏe mạnh hơn, được nuôi dưỡng tốt hơn và nổi trội hơn giữa vòng những con người khôi ngô tuấn tú nhất trong xứ (xem Đa-ni-ên 1:8-16).

● Ý tưởng chiến lược đó là sử dụng các bình nước hiện có và đổ nước vào để có được rượu ngon nhất để dành cho tiệc cưới (xem Giăng 2:6-10).

● Ý tưởng chiến lược đó là lấy bữa trưa ít ỏi, sau đó chúc phước, bẻ ra và phân phát để cho hàng ngàn người ăn (xem Ma-thi-ơ 14:13-21).

● Ý tưởng chiến lược đó là nhổ nước bọt làm bùn và bôi vào mắt người mù. Sau đó bảo anh ta đi rửa để được sáng mắt lại (xem Giăng 9:6-7).

● Ý tưởng chiến lược đó là không rời con tàu đang đắm để được cứu (xem Công Vụ 27:21-44).

Trong mỗi trường hợp, các ý tưởng được truyền cảm hứng đã dẫn tới sự can thiệp thiên thượng. Bạn có thấy một sự xâu chuỗi chung qua mỗi sự kiện không? Các chiến lược này bao hàm việc sử dụng những gì mà những người nhận đã sở hữu, chẳng hạn như tài nguyên sẵn có hay thay đổi vị trí của họ. Trong mỗi trường hợp, sự cung ứng thiên thượng được gói trong những điều quen thuộc. Nói cách khác, thành tố chính dẫn tới phép lạ đã không xuất hiện một cách huyền ảo.

Đức Chúa Trời thường dùng điều bình thường để ban cho các chiến lược một cách bất thường nhằm đạt được các kết quả phi thường. Điều này nhấn mạnh tầm quan trọng của một ý tưởng được truyền cảm hứng. Chúng ta được bảo, “Đoạt sự khôn ngoan là điều quan trọng nhất ngươi có thể làm” (Châm Ngôn 4:7). Một hình thức của sự khôn ngoan thiên thượng là một ý tưởng chiến lược, và tin mừng là Chúa không giấu sự khôn ngoan. Khi chúng ta đối diện những thử thách khác thường, sứ đồ Gia-cơ dạy chúng ta:

“Nếu trong anh chị em có ai thiếu khôn ngoan (ý tưởng chiến lược), hãy cầu xin Đức Chúa Trời thì sẽ được Ngài ban cho; Ngài là Đấng ban cho mọi người cách rộng lượng, không quở trách.”

Ngài sẽ làm sáng tỏ vấn đề, không cất giữ hay giấu diếm khỏi bạn. Đây là lời hứa của Ngài. Tuy nhiên, có hai điều kiện phải được đáp ứng để nhận một ý tưởng chiến lược được Chúa cảm hứng:

Nhưng người ấy hãy lấy đức tin mà cầu xin, không chút nghi ngờ vì người nghi ngờ giống như sóng biển bị gió đưa đẩy, dập dồi. Người như thế đừng mong nhận lãnh điều gì từ nơi Chúa; đó là người hai lòng, không kiên định trong mọi đường lối của mình. Gia-cơ 1:6-8

Chúng ta phải xin bằng đức tin chắc chắn – chúng ta không hy vọng nhận ý tưởng chiến lược – mà chúng ta phải mong chờ hết lòng. Chúng ta cũng phải nhiệt huyết với sự cầu xin của mình – chúng ta phải thật sự khao khát nó. Sự cầu xin của chúng ta không xuất phát từ thái độ thờ ơ, lãnh đạm như, nếu tôi nhận được thì thật tuyệt; nếu không cũng chả sao. Để nhận thì phải có sự nhiệt thành và quyết tâm vững vàng.

Ý tưởng chiến lược là một món quà từ Chúa và khi đã nhận, nó sẽ mở ra cho chúng ta một lĩnh vực hiệu quả khác. Nó ban sức cho chúng ta để nhân cấp.

MỘT Ý TƯỞNG CHIẾN LƯỢC, ĐƯỢC CHÚA CẢM ĐỘNG

Trở lại khách sạn tại Beirut, tôi đã không về phòng của mình và cầu nguyện thầm; tôi không thể. Tôi bế tắc, không có ý tưởng và nhận ra là tôi đã được giao phó trách nhiệm trang bị cho những mục sư đang khao khát và thiếu thốn này. Tôi không có thói quen la lớn trong phòng khách sạn, nhưng thành thật thì ngày hôm đó tôi không quan tâm ai nghe tôi. Đó là một tiếng kêu la khẩn thiết để nhận chiến lược (sự khôn ngoan) để nhân cấp hiệu năng của chúng tôi.

Sau thời gian cầu nguyện sốt sắng, sự bình an đầy dẫy lòng tôi. Tôi biết sự cầu xin đã được nghe, và kinh nghiệm sự nhẹ nhõm, bây giờ tôi tin sự đáp lời sẽ đến. Sự tạ ơn tuôn đổ ra từ người bề trong của tôi, dù tôi vẫn chưa có một kế hoạch hay ý tưởng chiến lược.

Vài ngày sau, tôi có một suy nghĩ: Mình đang dành rất nhiều thời gian, tiền bạc và sức lực để in ấn và phân phát sách, nhưng mỗi lãnh đạo chỉ nhận một cuốn sách. Tại sao lại không làm điều chúng ta đã làm trong tiếng Anh nhiều năm trước? Tại sao lại không làm tài liệu đầy đủ sẵn có trong các ngôn ngữ khác cho các độc giả? Mình sẽ gia tăng hiệu năng của mình?

Nhưng có một thử thách to lớn; làm sao có thể in và phân phối nhiều tài liệu như thế? Ngay cả khi chúng tôi trả tiền để in tất cả các nội dung của một tài liệu, trong hầu hết các quốc gia mục tiêu, những người phân phối của chúng tôi sẽ chịu thêm gánh nặng hơn, vì phần lớn việc phân phát diễn ra trong các rừng già, đồi núi, sa mạc hay kênh lạch khó khăn để tiếp cận.

Thường không có đường xá trơn tru. Không chỉ vậy, trong các quốc gia ngoại đạo, các sách vở này cũng sẽ dễ bị thất lạc.

Sau khi cầu nguyện thêm và suy gẫm, một ý tưởng khác xuất hiện – cho tài liệu dạy đầy đủ vào một đĩa DVD-ROM (hay DVD) chứa dữ liệu mà chỉ khả dụng cho việc đọc trên hệ thống máy tính. Nhưng kế hoạch này cũng lộ ra những câu hỏi: Các mục sư và lãnh đạo tại những quốc gia này có dùng máy tính hay không? Nếu có, máy tính của họ có đọc được đĩa DVD-ROM không? Trên trang trước sẽ rất khác biệt: Có đủ chỗ trên đĩa DVD-ROM để chứa tất cả dữ liệu cần thiết cho một loạt bài nghiên cứu đầy đủ không?

Tôi hào hứng kiểm tra, đầu tiên tôi tới gặp Rob. Anh là người biết rõ nhất về khả năng tiếp cận của các nước vì anh đã đi hơn 160 nước. Tôi hỏi anh, “Các mục sư và lãnh đạo trong hầu hết các quốc gia, dù họ nghèo đi nữa, có dùng máy tính không?”

“Phần lớn có dùng, nhưng có ít người không dùng.”

“Máy tính của họ có đọc được đĩa DVD-ROM không? Nếu có, chúng ta có thể cho vào bao nhiêu tài liệu lên một đĩa DVD-ROM?”

Rob tươi tắn hẳn lên, anh nói, “Có chứ, còn về câu hỏi thứ hai thì cứ thoải mái, tôi đoán là khá nhiều đấy!”

Rồi tôi nói ra ý tưởng, “Chúng ta có thể để bao đựng đĩa DVD-ROM phía sau sách không?

“Được chứ,” anh sôi nổi quả quyết.

“Làm tất cả những việc này cho mỗi cuốn sách thì sẽ tốn thêm bao nhiêu?”

Rob tìm hiểu và trả lời tôi trong vài ngày: “Tôi có tin tuyệt vời. Nhìn vào giá bình quân cho việc in và phân phát một cuốn sách, thì sẽ không tốn thêm 5 đồng để thêm đĩa DVD-ROM đâu.”

Tôi phấn khởi nhưng vẫn còn chút dè dặt, không chắc chắn một đĩa có thể chứa được bao nhiêu dữ liệu.

Rob nói, “Đây là tin thật sự tốt lành này. Chúng ta không chỉ có thể cho toàn bộ giáo án vào đĩa, mà luôn cả sách nói, hai hay ba cuốn sách khác, Tân Ước và một tập tin PDF (để in nhiều sách hơn nếu mục sư địa phương có khả năng!”

Ít ra thì chúng tôi vui sướng và được tiếp thêm sinh lực.

Việc này đã dẫn tới một ý tưởng chiến lược khác. Nó phụ thuộc vào khả năng kỹ thuật của các quốc gia được chọn làm hạt giống. Tôi hỏi, “Phần lớn dân chúng trong các quốc gia đó tiếp cận được với Internet chứ?”

Rob trả lời, “Có, trong hầu hết các nước.”

“Nếu chúng ta phát triển một trang mạng chứa tất cả những tài liệu đã chuyển ngữ thì sao? Chúng ta hãy đặt cho nó một cái tên mà ai cũng biết đó là trang mạng Cơ Đốc; bằng cách này, những sự dạy dỗ về Kinh Thánh sẽ không ngăn cản. Chúng ta có thể in địa chỉ của trang mạng lên trang trước của sách và hướng dẫn mục sư/lãnh đạo khích lệ dân sự của họ tải xuống tất cả những tài liệu này từ trang mạng miễn phí để cả hội thánh có thể cùng nhau học.”

Chúng tôi giống hai đứa con nít trong cửa hàng kẹo – không thể kìm hãm sự phấn khởi của chúng tôi. Nhiều ý tưởng hơn đã được khai mở giữa hai chúng tôi để bổ sung thêm chiến lược này.

Sau khi hoàn tất toàn bộ công việc, chúng tôi thật sự quyết tâm là chúng tôi có thể sản xuất và phân phối những “bộ công cụ cho lãnh đạo” xấp xỉ 4 đô-la mỗi bộ. Đội ngũ của chúng tôi tại Messenger có kỹ năng và biết cách phát triển trang mạng.

Đội ngũ của chúng tôi nhanh chóng nhận thấy rằng chỉ một ý tưởng này của Chúa đã cung cấp cơ hội để dạy dỗ, đào tạo và củng cố toàn bộ các hội thánh hay các nhóm học Kinh Thánh, không chỉ cho các lãnh đạo riêng lẻ. Nhiều bản làng khắp thế giới chỉ có một hội thánh, có nghĩa chúng ta có thể ảnh hưởng đáng kể cộng đồng đó chỉ với vài đô-la. Một khoản đầu tư lời vô cùng. Điều này có thật sự khả thi không?

Trong buổi họp ban lãnh đạo tiếp theo tại Messenger, chúng tôi đã chia sẻ khải tượng. Sự nhiệt tình đến; mỗi thành viên đội ngũ đều rất vui và được tiếp thêm sinh lực khi nghe kế hoạch đó. Tôi mạnh mẽ tuyên bố, “Quan trọng là dù có mất mười năm, hai mươi năm hay bao nhiêu năm, chúng ta sẽ hướng đến và giúp mỗi lãnh đạo hội thánh trên thế giới này qua các tài liệu mà Chúa đã giao cho chúng ta.”

Một tháng sau, một doanh nhân từ Texas đã gọi điện tới văn phòng của chúng tôi. Ông đề nghị một cuộc gặp mười lăm phút với Lisa và tôi. Anh và vợ đã bay tới Colorado. Trong cuộc gặp anh bật khóc. Qua những giọt nước mắt, anh run rẩy và nói, “Tôi biết việc hai vị đang làm! Tôi biết hai vị đang nâng đỡ các mục sư tại những vùng đất xa xôi qua các tài liệu sách vở của quý vị. Tôi muốn góp phần vào công việc này.” Sau đó anh đẩy nhẹ một ngân phiếu trên bàn. Suýt nữa tôi bị té xuống ghế, ngân phiếu được ký với giá trị 750,000 đô-la.

Trong vài tháng tiếp theo, chúng tôi đã phát triển trang mạng và siêng năng làm việc để triển khai kế hoạch “gói lãnh đạo” trong vài quốc gia và khu vực trên thế giới. Chúng tôi chịu một khoản chi phí cho việc chuyển ngữ các tài liệu như sách, loạt bài dạy kèm theo, các sách vở khác được cho vào đĩa DVD-ROM. Rob lo tìm người và điều hành một đội ngũ gồm những dịch giả giỏi nhất trong nhiều ngôn ngữ. Hai khoản quyên góp rời rộng, tổng cộng hơn một triệu đô-la, đã trang trải chi phí tài chính cần thiết cho năm đầu tiên của chúng tôi.

Ý TƯỞNG XÂY DỰNG MỘT ĐỘI NGŨ

Tới đây, chúng ta hãy quay ngược dòng thời gian và trở lại tháng Một năm 2011 và những ngày kế cận sau quyết định tặng 250,000 cuốn sách. Hai khoản quyên góp lớn chưa được dâng, tôi vui mừng vì họ đã chưa trao do họ thiếu tiền. Điều này trở thành chất xúc tác để tìm kiếm Chúa mỗi buổi sáng để có một chiến lược. Chúng tôi cần một kế hoạch để truyền thông khải tượng và sau đó xây dựng một đội ngũ lớn gồm nhiều người nam, người nữ. Họ là những người sẽ dâng của dâng để duy trì nỗ lực to lớn này. Điều này sẽ giúp chúng tôi có thể trang bị cho mỗi mục sư và lãnh đạo, dù họ nói thứ tiếng nào, hay ở đâu và điều kiện tài chính của họ như thế nào.

Sau vài buổi sáng cầu nguyện, Thánh Linh đã thì thầm vào lòng tôi, “Con trai, con nổi tiếng về việc thích môn chơi gôn. Hãy dùng nó để kêu gọi dâng hiến. Ta sẽ kéo đúng người nam và người nữ đến tham gia vào đội ngũ và hỗ trợ sứ mạng của con.” Những suy nghĩ của tôi lập tức hướng tới sự thật rằng chỗ chúng tôi có một khách sạn đẹp nhất nước Mỹ tại Colorado Springs. Đó là Broadmoor, khách sạn này đã tổ chức hai giải vô địch gôn. Thế là tôi đem theo kế hoạch đó tới gặp Addison và Li-sa.

Họ lắng nghe, sau đó họ hỏi, “Khi nào chúng ta làm điều này?”

Tôi trả lời, “Chúng ta hãy làm vào mùa hè này.”

Chúng tôi lo không còn đủ thời gian để chần chờ nữa. Có đủ phòng trống trong khách sạn không? Việc này có tổ chức được tại khách sạn năm sao, vì có cả một danh sách chờ đăng ký hay không? Thường thì phòng được đặt hết trước đó nhiều năm, và chúng tôi thì nhắm đến mùa đỉnh điểm. Một bận tâm khác: Các vị khách tiềm năng của chúng tôi đã có các kế hoạch cho mùa hè chưa?

Con trai tôi lo chuyện này và trong vòng vài ngày cậu trở lại với tin tức, “Cha ơi, họ đã đặt kín mùa hè này ngoại trừ một tuần. Chúng ta có thể giữ khoảng một trăm phòng, tuần đó cha mẹ đều ở nhà nữa.”

Tôi nói không lưỡng lự, “Chúng ta hãy đặt phòng đi.”

Cậu cảnh báo, “Chúng ta phải ký một hợp đồng; chúng ta sẽ phải cam kết. Chúng ta có thể lấp hết các phòng không?

Lần nữa tôi thốt lên, “Các phòng sẽ đầy.” Tôi không muốn suy nghĩ về nó quá nhiều; tôi không lý luận bàn ra về kế hoạch này.

Tôi biết có rất nhiều các hội thánh và doanh nhân tại Mỹ, những con người muốn hỗ trợ nỗ lực này. Tôi đã gọi điện cho mỗi người mà tôi có thể nghĩ tới, và thực tế mọi người đều hào hứng tham dự. Trong vòng vài tháng, chúng tôi đã có đủ các cặp vợ chồng để lấp đầy các phòng mà chúng tôi đã đặt cọc.

Trong việc lập kế hoạch cho giải đấu, đội ngũ chúng tôi đã quyết định không chỉ biến nó thành một giải đấu mà là một sự kiện hứng thú, một trải nghiệm đáng nhớ. Chúng tôi quyết tâm rằng mọi việc sẽ được thực hiện với sự tối ưu và nhắm mục đích làm cho trải nghiệm đó đặc biệt vui nhộn cho những cặp nào không chơi gôn. Lisa sẽ tổ chức những cuộc hội họp với quý bà. Lúc họ đến, chúng tôi tặng những cái giỏ rất đẹp có đồ ăn nhẹ và có quà cho mỗi cặp. Chúng tôi có những món ăn rất bắt mắt, những trải nghiệm độc đáo, những buổi gặp gỡ dành cho các lãnh đạo với chất lượng cao cho tất cả những người tham dự – tất cả những điều này nhằm truyền tải lòng biết ơn của chúng tôi vì họ tham gia vào đội ngũ của chúng tôi.

Giải Cup Messenger đầu tiên của chúng tôi đã được tổ chức vào cuối tháng Sáu, năm 2011. Trước sự kiện, tôi đã gọi điện cho các vận động viên chuyên nghiệp và nhạc sĩ nổi tiếng, hỏi xem họ có thể quyên tặng những món đồ có chữ ký của họ không? Những công ty khác cũng cho những món đồ hay cung cấp những trải nghiệm giá trị. Chúng tôi đã bán đấu giá những vật đóng góp này trong một buổi ăn chiêu đãi. Chúng tôi đã quyên được hơn 340,000 đô-la trong giải đấu đầu tiên, nhưng cũng không lo lắng gì. Chúng tôi vẫn chưa kết nối với chiến lược tốt nhất để chia sẻ khải tượng.

Mùa thu năm đó, một người trong đội ngũ của chúng tôi có một ý tưởng truyền cảm hứng khác. Khi chúng tôi đang lên kế hoạch cho giải đấu hàng năm lần hai trong mùa hè năm 2012, anh đã nói, “Chúng ta sẽ bán đấu giá quả bóng rổ có chữ ký, mũ bảo hiểm môn bóng đá Mỹ, cây guitar có chữ ký và vân vân. Trong việc đấu giá những món đồ này, chúng ta không hoàn toàn gây quỹ tiền bạc cho một nước nào đó. Chúng ta không đấu giá một món đồ – chúng ta hãy đấu giá để dâng cho một nước nào đó. Giá trị của một quốc gia lớn hơn nhiều.”

Tất cả chúng tôi đều thích ý tưởng đó, nhưng ý này còn tốt hơn! Anh nói tiếp, “Có những người thích hơn thua sẽ tới sự kiện này, vì thế chúng ta làm một bảng hướng dẫn. Khi họ tài trợ cho các nước, sự dâng hiến của họ sẽ ghi nhận và ghi lại trên bảng, và chúng ta sẽ tặng những quả bóng, cây guitar và những huân chương khác cho những người đã tài trợ nhiều nhất cho các nước đó.”

Ý tưởng sáng tạo này tiếp tục tuôn ra. Tới một lúc tôi quả quyết, “Tôi ghét việc kéo dài phiên đấu giá; vài phút yên lặng giống như cõi đời đời vậy. Chúng ta hãy dùng một cái đồng hồ, cài một giờ nhất định nào đó, ví dụ ba mươi phút và thông báo cho những người tham dự rằng khi hết giờ thì chúng ta sẽ kết thúc phiên đấu giá. Bất cứ nước nào có dự án mà không được tài trợ sẽ được bỏ ra. Việc này sẽ tạo nên tính cấp bách hơn.”

Tới đây, để tôi định nghĩa cách ngắn gọn một dự án. Nó gồm hai điều – trước tiên, chi phí để chuyển ngữ và thông dịch tất cả những phần tài liệu in, sách nói và video của loạt bài dành cho lãnh đạo, nó tốn gần mấy ngàn đô-la cho mỗi ngôn ngữ. Thứ hai là chi phí để sản xuất và phân phối sách cho các loạt bài dành cho lãnh đạo của hội thánh ở nước đó. Phần lớn trung bình 5000 – 10000 lãnh đạo, chi phí trung bình 20,000 đến 40,000 đô-la.

Trong các buổi họp sau, nhiều ý tưởng hơn đã tuôn ra từ đội ngũ nhằm nâng cao việc trải nghiệm, việc truyền thông khải tượng và thế là thực hiện xong sự kiện thứ hai.

Năm đó, trong lúc đấu giá, chúng tôi đã chứng kiến quỹ được cam kết tài trợ gấp đôi so với năm trước. Với thời gian còn lại, hơn năm mươi dự án đã được tài trợ đầy đủ. Trình tự này cứ thế tăng lên và một năm sau tại giải Cup Messenger lần ba, chúng tôi đã gây quỹ hơn 1,3 triệu đô-la để tài trợ thêm cho nhiều dự án.

Mỗi năm nhu cầu các loạt bài học này tăng lên. Có nhiều nước gửi các đại diện tới gặp Rob, xin cho dân sự của họ được nhận các tài liệu học Kinh Thánh. Cuối cùng, số lượng các dự án đã vượt qua mức 100, và tới giải Cup Messenger lần thứ sáu đã có hơn 140 dự án và gây quỹ được hơn 2 triệu đô-la. Trong năm thứ chín, chúng tôi đã chứng kiến gần 3 triệu đô-la dâng vào quỹ cho gần 200 dự án.

Vào lúc phát hành sách này cuối năm 2020, đội ngũ Cup Messenger đã tặng hơn 30 triệu tài liệu cho các mục sư và lãnh đạo trong hơn 100 quốc gia trong hơn 120 ngôn ngữ.

Trong suốt thời gian này, tất cả chúng tôi đã được truyền cảm hứng bởi một trong các anh hùng của tôi, Andrew Carnegie. Ông là một trong những nhà hảo tâm nổi tiếng nhất của lịch sử, đã dâng hiến phần lớn tài sản của ông. Theo giá trị của tiền tệ ngày nay, Carnegie đã cho đi hàng triệu đô-la cho các công tác từ thiện. Một khoản lớn trong số đó được tặng để xây dựng các thư viện công cộng. Đúng vậy, giữa những năm 1883 và 1918, ông đã xây dựng hơn 2,500 thư viện, phần lớn các thư viện đó nằm ở 47 bang của Mỹ.

Hãy để tôi đưa ra một câu hỏi gợi chút trí tò mò: Mỹ đã trở thành siêu cường của thế giới trong khoảng thời gian nào? Đó là giữa năm 1883 và 1925, cùng khoảng thời gian Carnegie đang xây dựng các thư viện! Tôi tin rằng việc ông làm cho kiến thức trở nên dễ tiếp cận với công chúng đã đóng góp vào sự trỗi dậy của nước Mỹ như là một nước lãnh đạo thế giới.

Nguyên tắc này cũng áp dụng cho kiến thức thuộc linh!

Đức Chúa Trời phán:

Dân Ta bị hủy diệt vì thiếu hiểu biết. (Ô-sê 4:6)

Cho nên, dân Ta phải bị lưu đày vì thiếu hiểu biết. (Ê-sai 5:13)

Sau nhiều năm trong chức vụ của chúng tôi, rõ ràng cách hiệu quả nhất để biến đổi một bản làng hay thị trấn không phải là xây nhà thờ. Việc này chỉ khiến lãnh đạo địa phương cứ phụ thuộc vào chúng tôi. Chúng tôi hiệu quả hơn nhiều nếu chúng tôi trao cho các lãnh đạo địa phương kiến thức mang lại năng lực cho họ để họ ảnh hưởng đến các bản làng, các thị trấn hay các thành phố. Kiến thức như thế sẽ giúp sản sinh đức tin cần thiết để phát triển và duy trì công việc, nếu cần thiết thì việc đó sẽ gồm cả việc xây dựng nhà thờ và những cơ sở khác.

Trong trường hợp sáng kiến chiến lược của chúng tôi liên quan đến các tài liệu học Kinh Thánh, thực tế kinh ngạc là xây dựng một nhà thờ có thể tiêu tốn chúng tôi hàng chục ngàn đô-la. Còn các tài liệu học hội thánh cho các lãnh đạo, có các loạt bài học trị giá hàng trăm đô-la, chúng tôi chỉ tiêu tốn một phần nhỏ số tiền đó.

Qua một thập kỷ trao tặng các tài liệu học Kinh Thánh cho lãnh đạo của các hội thánh đang phát triển chắc chắn là điều lý thú nhất trong bốn mươi năm chức vụ của tôi. Điều mà tôi thích thú là đội ngũ gồm những người nam, người nữ rất hiệp nhất với lòng nhiệt huyết và với khải tượng để môn đồ hóa các nước (xem Ma-thi-ơ 28:19-20). Bởi sự hiệp nhất đó, chúng tôi đã làm được rất nhiều việc hơn là một người trong chúng tôi làm một mình. Nỗ lực này thật sự là ví dụ điển hình của những lời hứa này, “Năm người trong các ngươi sẽ đuổi một trăm, một trăm sẽ rượt đuổi mười ngàn, và quân thù sẽ bị gươm đánh ngã rạp trước mặt các ngươi.” (Lê-vi Ký 26:8). (Điều này minh họa một thành tố quan trọng khác của sự nhân cấp – hiệp nhất với nhau – chúng ta sẽ nói đến vấn đề này ở chương sau).

Lời kêu cầu của hết thảy chúng tôi đặt trọng tâm vào dụ ngôn này của Chúa Giê-su:

Chúa cũng nói với chủ tiệc đã mời Ngài: Khi ông đãi ăn trưa hay ăn tối, đừng mời bạn hữu, anh em, bà con hay những người láng giềng giàu có, kẻo họ cũng mời lại ông thì ông được đền ơn. Nhưng khi đãi tiệc, hãy mời những người nghèo khổ, bại liệt, què quặt, mù lòa, thì sẽ được phước vì họ không thể nào mời lại để đền ơn ông, còn ông sẽ được đền ơn trong ngày người công chính sống lại. (Lu-ca 14:12-14).

Các lãnh đạo mà chúng tôi đã gieo hạt giống có thể là không bị “què” hay “đuôi mù”, nhưng sự liên hệ của chúng tôi với dụ ngôn này là họ không thể trả lại cho chúng tôi. Nếu tôi hầu việc Chúa cho một hội thánh hay hội nghị tại Mỹ, họ nói “cảm ơn” bằng cách dâng hiến cho chức vụ Messenger International tiền thù lao hay tiền dâng hiến. Các lãnh đạo ở trong các quốc gia mà chúng tôi đầu tư không thể làm điều này. Tất cả thành viên đội ngũ – những người dâng hiến làm việc tại thương trường, các lãnh đạo hội thánh và các nhân sự Messenger của chúng tôi – đều nhận biết rằng chúng tôi có một đặc ân lớn lao : ban cho bất cầu ơn nào từ những người mà chúng tôi đã giúp đỡ.

Vài năm trước, Lisa và tôi tới thành phố Yerevan, Armenia, nơi hàng ngàn lãnh đạo từ khắp Trung Đông tới dự hội nghị. Trong lúc ở đó, trong một khán phòng riêng biệt, chúng tôi đã nhóm các mục sư từ Iran, Afghanistan, Syria và các nước tương tự và buổi nhóm không có quảng bá nhiều. Sự hiện diện của Chúa rất mạnh mẽ, tôi cứ suy nghĩ, Các lãnh đạo này nên giảng cho chúng tôi thay vì Lisa và tôi giảng cho họ. Tới một lúc tôi nói, “Tất cả quý vị đều xem tôi và Lisa là anh hùng. Không, không phải John và Lisa Bevere mà là những thương gia và các hội thánh, tức những con người đã dâng hiến tiền để chúc phước cho quý vị có được các tài liệu học Kinh Thánh. Họ mới thật sự là các anh hùng.” Tới lúc đó, tất cả chúng tôi đều tan vỡ và bật khóc.

Sau buổi nhóm, một mục sư người Iran hỏi, “Sao người ta có thể dâng số tiền lớn như thế cho những người họ chưa bao giờ gặp trước đó?”

Câu trả lời của tôi có vẻ rất đơn giản, nhưng đó là lẽ thật: “Đó là tình yêu của Chúa trong lòng của họ.” Một lần nữa, nước mắt lại tuôn tràn.

SỰ NHÂN CẤP LỚN LAO HƠN

Năm 2019, chúng tôi nhận thấy trang mạng nội bộ của chúng tôi dùng cho việc phân phối các tài liệu có những hạn chế. Đối với năm 2011 khi chúng tôi bắt đầu thì trang mạng rất phù hợp, nhưng bây giờ nó trông khó xem và bị giới hạn khi thao tác. Ví dụ, điều khiển trang mạng trên các điện thoại thông minh vô cùng khó khăn. Lisa, cùng nhiều thành viên đội ngũ của chúng tôi và tôi đã từng tới thăm nhiều nước nghèo và bất ổn. Chúng tôi không thể giúp đỡ gì được, nhưng nhận thấy rằng dù dân chúng sống trong các túp lều, trong những căn nhà bằng đất hay bằng gỗ, nhưng đa phần họ đều có điện thoại thông minh. Thực tế thì người ta ước lượng năm 2020, hơn năm tỷ người sẽ có điện thoại thông minh.

Sau nhiều chuyến đi thì chúng tôi thấy rõ là có thể hướng đến nhiều người trên hành tinh này thông qua truyền thông trực tuyến, dù hiện tại chưa làm được hết. Ngoài nhiều việc khác, tôi cảm nhận một lần nữa rằng chúng tôi đã trải nghiệm giây phút “con đường La Mã” trong lịch sử.

Để tôi giải thích cách ngắn gọn: Kinh Thánh nói, “Nhưng đến đúng thời kỳ viên mãn Đức Chúa Trời sai Con Ngài đến.” (Ga-la-ti 4:4). “Thời kỳ viên mãn” xét đến nhiều vấn đề. Một yếu tố quan trọng của “thời kỳ viên mãn” cho chúng ta biết rằng tin lành sẽ vươn tới thế giới mà con người đã từng biết đến. Năm 312 trước Chúa, người La Mã đã bắt đầu phát triển những con đường bộ và đường thủy rộng khắp thế giới mà con người biết đến lúc bấy giờ. Tới thời điểm Chúa Giê-su nói: “Hãy đi khắp thế gian,” thì những con đường này đã được mở rộng thuận lợi. Đây là phương tiện để nhanh chóng lan truyền Lời Chúa cho thế giới lúc bấy giờ.

Tôi tin rằng kỳ viên mãn đã một lần nữa hiện ra để mở đường cho sự đến lần hai của Chúa Giê-su – internet là con đường La Mã của thời chúng ta. Chúng ta có khả năng lan truyền Lời Chúa cho toàn bộ thế giới vì mục đích môn đồ hóa tất cả các nước.

Biết được điều này, đội ngũ của chúng tôi lại bắt đầu cầu nguyện, mơ ước và lên chiến lược. Sau vài tháng nghiên cứu, chúng tôi đặt làm một dự án với một trong những công ty phát triển ứng dụng và trang web tốt nhất ở Mỹ. Chúng tôi xây dựng một ứng dụng môn đồ hóa mạnh hơn, đa nhiệm hơn và dễ dùng hơn, dành cho Iphone, Android, máy tính bảng và máy tính bàn. Chúng tôi quyết tâm xây dựng ứng dụng tốt nhất có thể bằng công nghệ đương đại. Chúng tôi muốn các lãnh đạo hội thánh khắp nơi, đặc biệt trong những quốc gia nghèo có được phương tiện tốt nhất. Thực tế đáng chú ý là bây giờ chúng tôi đã thu hút hàng triệu người sử dụng từ 227 nước và vùng lãnh thổ. Họ đang học hỏi từ những cuốn sách, những môn học và các công cụ môn đồ hóa khác có sẵn trên ứng dụng này. Để vươn tới tất cả thì chúng tôi chỉ còn vài quốc gia mà thôi.

Thời gian trôi qua, chúng tôi đã nghĩ thêm cách để nhân cấp. Để mở rộng và củng cố hiệu năng của ứng dụng, chúng tôi quyết định mời những giáo sư nổi tiếng khác với những sứ điệp độc nhất, mang tính biến đổi tải lên ứng dụng làm khách mời. Bây giờ các lãnh đạo khắp thế giới có thể sử dụng máy tính, máy tính bảng hay điện thoại của họ để huấn luyện một kèm một hay trong các nhóm nhỏ hay trong hội thánh. Điều này không chỉ nhân cấp hiệu năng của ứng dụng nhưng nó sẽ còn lâu bền hơn sách vở và còn để lại cho những thế hệ tương lai.

Nếu tôi và Lisa đã không quyết định viết sách thì sao? Hay nếu chúng tôi thỏa mãn vì đã là hai tác giả có sách bán chạy mà không phấn đấu để soạn các loạt bài học Kinh Thánh? Nếu đội ngũ của chúng tôi vẫn cứ thỏa mãn với việc hướng tới những cá nhân và hội thánh bằng tiếng Anh? Nếu nhân sự của chúng tôi không muốn bỏ sức tập hợp một đội ngũ từ khắp nước Mỹ tại Broadmoor? Mỗi cấp độ đều đưa ra những thử thách, việc này đã nới rộng chúng tôi rất nhiều, buộc chúng tôi phụ thuộc vào ân sủng của Chúa. Ở mỗi cấp độ, chắc hẳn sẽ dễ dàng hơn nhiều nếu chúng tôi buông xuôi và không quyết liệt hơn trong việc phục vụ những người khác.

Khi chúng ta lắng nghe Thánh Linh của Chúa, chúng ta sẽ tiến thêm một bước tới sự nhân cấp to lớn hơn. Lúc đầu có thể Ngài sẽ không chỉ cho bạn biết hết từng bước một hay thậm chí là hai ba bước tiếp theo. Chuyện sẽ dễ hơn nhiều khi nhìn vào bức tranh tổng thể lúc tôi ba mươi tuổi và biết được toàn bộ con đường dẫn tới nơi mà chúng tôi hiện đang ở ba mươi năm sau đó với đội ngũ của chúng tôi. Tuy nhiên, nếu điều đó có thể xảy ra thì chúng tôi đã không chiến đấu quyết liệt cho mỗi bước đi bằng sự cầu nguyện và sự lãnh đạo. Chúng tôi cũng đã không đạt được đức tin và sức mạnh nhân cấp xảy ra sau mỗi lần vâng lời.

Nhân cấp không phải là ý tưởng của con người – đó là ý tưởng của Chúa. Đó là mạng lệnh đầu tiên của Ngài cho loài người, “Bất cứ món quà nào Ta giao phó cho con là vì mục đích nhân cấp Vương Quốc của Ta” (Phần diễn ý của tôi về Sáng Thế 1:22 và Ma-thi-ơ 25:14-29). Để tôi nhắc lại điểm rất quan trọng này: Không nên để sự nhân cấp là một áp lực cho bạn, suy cho cùng, đó là món quà của Ngài. Tất cả những gì bạn cần làm là cầu nguyện, lắng nghe, tin cậy và vâng theo những gì Ngài đặt trong lòng bạn.

Kết luận: Ngài sẽ dẫn dắt bạn để nhân cấp.

Có thể bạn suy nghĩ, Lòng của tôi được khuấy động từ lời chứng của ông ở ba chương trước. Nhưng tôi là một bà mẹ trẻ, một sinh viên, một vận động viên chuyên nghiệp, một nhân viên – làm sao tôi có thể nhân cấp cho Vương quốc Chúa đây?

Phần thảo luận này bắt đầu ở chương tiếp theo.