9 - Của Lễ Sống

Hôn Cô Gái Rồi Bỏ Họ Khóc

Đăng vào: 5 tháng trước

.

9 Của Lễ Sống

Tôi nhớ khi lần đầu tiên tôi nhận được sự soi sáng rằng đời sống tình dục của tôi là điều mà Chúa cũng quan tâm rất nhiều. Vì lý do nào đó, trước thời điểm đó thì lĩnh vực này trong đời sống tôi rất tội lỗi như là những cô gái xấu. Suốt nhiều năm trong đời sống tôi, tôi quả là một cô gái rất xấu xí và nên tôi nghĩ đời sống tình dục của tôi nên bỏ lại quá khứ, cứ xem nó là một phần nào đó lúc tôi chưa tin Chúa. Tôi không bao giờ muốn đề cập tới nó, nếu không nói là bỏ mặc luôn và không hề kể cho ai nghe … huống chi là nói cho Chúa biết! Nói cho cùng, tôi lý luận, Các cô gái cơ đốc tốt đẹp không bao giờ dính dáng đến chuyện yêu đương. Tôi không biết những mối nguy hiểm và những lý luận ngu dốt của tôi. Những lĩnh vực mà bạn không xử lý sẽ không bao giờ nằm im ở đó đâu. Nó phải được mổ xẻ dưới chân thập tự giá.

Lúc đó khi tôi nghĩ về các cô gái cơ đốc, đầu óc tôi nghĩ ngay đến hình ảnh của các thánh nữ trên đầu có vầng hào quang. Tôi khao khát muốn thoát khỏi thế giới phàm tục này nhưng tôi vẫn còn tranh chiến với những ý tưởng rất tục phàm. Tôi bước vào ký túc xá đại học nơi mà tôi gặp lại những con người, những cảnh vật, những không gian mà tôi đã từng phạm tội với họ ít nhiều. Dĩ nhiên, những con người này nghĩ những lần gặp gỡ trước đây không chỉ là không tội lỗi gì mà còn có thể lặp lại cũng được. Chính sự có mặt của những con người đã làm cho tôi khó chịu vô cùng : “Chào, nhớ tớ không? Tớ nghe cậu là cơ đốc nhân rồi hả .

. Tớ biết rất rõ! Tớ biết cậu sẽ ra thế nào. Cậu không lừa tớ đâu. Hãy tự nhiên đi! Tớ muốn cậu hành xử tốt hơn. Cậu sẽ không còn vui vẻ gì nữa.”

Dĩ nhiên, điều này là ý nghĩ thoáng qua của tôi, nhưng tôi có lý do chính đáng để cảm nhận sự giải thích của tôi là chính xác. Tuần đầu quay trở lại trường, trong một buổi thuyết trình có hàng trăm sinh viên có mặt, người chủ tịch hội sinh viên đứng trước mặt một vị giáo sư, bước vào và gọi tôi lên hàng ghế trên ngay chỗ anh ngồi, “Này, Lisa có phải tôi nghe đúng hay không? Cô đã tin Chúa Giê-su rồi hả? Chúng tôi không ủng hộ chuyện này đâu nhé! Chúng tôi sẽ bắt cóc cô khỏi ký túc xá và bắt cô tham gia với chúng tôi để làm tình, hút hít và nhậu nhẹt!”

Mọi mắt trong phòng đều nhìn tôi và tìm đến chỗ tôi. Một số người cười cợt và gật đầu vì họ biết trước đây tôi là hạng người như thế nào. Mặt tôi đỏ lên. Tôi cố gắng kiềm chế để không run rẫy vì tôi quá sợ trong lòng. Nhưng những lời phán của Chúa Giê-su vang vọng trong lòng tôi:

Vì thế, ai tuyên xưng Ta trước mặt người đời, chính Ta sẽ tuyên xưng người ấy trước mặt Cha Ta ở trên trời. Còn ai chối Ta trước mặt người đời, chính Ta sẽ chối người ấy trước mặt Cha Ta ở trên trời. (Mat 10:32-33)

Tôi đứng dậy khỏi ghế ngay giữa hội trường và giới thiệu tôi cho mọi người đang dòm ngó. Tôi trả lời cho anh chàng chủ tịch hội sinh viên, nhìn ngay vào mắt anh ta, “Đúng” Và rồi nhảy lên để chứng minh điều đó!

Anh chàng chủ tịch này bật cười, phần lớn các sinh viên trong lớp cũng cười. Rồi tôi ngồi xuống. Vị giáo sư đến và kỳ thử thách của tôi đã qua. Tôi để thời gian còn lại trong lớp nhìn chằm mọi người, xem thử cách nào để thoát ra khỏi đám này. Tôi biết tôi sẽ ra khỏi lớp không ổn rồi, nhưng tôi cũng biết cách an toàn nhất là thoát ra khỏi đó.

Tôi nhận ra là tôi đã bị mọi người quan sát. Tôi cảm nhận sự quan sát này xảy ra khi tôi bước vào lớp hay ra khỏi lớp. Trước đây, khuôn viên trường là một ốc đảo đầy bạn học, bạn trai và vui vẻ. Giờ thì tôi lủi thủi một mình. Tôi vừa mới tin Chúa hai tuần trước khi trở lại trường, và tôi thành thật không biết hành xử như thế nào.

Ngoài những chuyện này ra, tôi còn bối rối bởi cách mà các cơ đốc nhân khác tiếp nhận tôi ở nhà sinh viên. Họ dường như liên tục gởi đến tôi cùng một thông điệp hết cách này đến cách khác : Bình tỉnh lại, chấm dứt nói nhiều về Chúa Giê-su và trở thành cơ đốc nhân bình thường thôi vì mày làm cho mọi người khó chịu. Những người mà tôi nghĩ sẽ khích lệ tôi để đeo đuổi Chúa lại bảo tôi hãy im lặng và không giúp gì tôi cả. Dĩ nhiên, những người bạn ngoài đời thì khuyến khích tôi thỏa hiệp niềm tin của tôi.

Tôi cũng cố gắng giữ im lặng đức tin của tôi một thời gian. Từng hồi từng lúc, tôi bắt đầu thỏa hiệp đức tin của tôi, nhưng tôi cảm thấy như thể tôi chết đi một chút mỗi lần như vậy. Tôi bắt đầu nghĩ sự thỏa hiệp là cách ứng phó cho giới trẻ. Phần lớn các cơ đốc nhân tôi gặp cũng nghe cùng một loại nhạc như tôi đã nghe lúc chưa tin Chúa và cũng dự tiệc tùng như tôi đã từng dự. Ngược lại, do quá sốt sắng tôi đã ném vào sọt rác phần lớn những loại nhạc nào mà kích thích ham muốn của tôi. Rồi tôi cũng cố gắng dự những buổi tiệc mà tôi từng dự trước đây để mọi người biết rằng cơ đốc nhân không phải là những người nhàm chán, nhưng tôi thấy khó chịu hơn là thoải mái. Không có tác động của rượu bia thì những buổi tiệc này thật ngu xuẩn. Tiệc vui không còn hứng thú đối với tôi.

Vì thế tôi bắt đầu đeo đuổi mối tương giao cơ đốc bên ngoài ký túc xá nữ và tham gia với Campus Crusade. Qua tổ chức này, một chị em sinh viên đã quen tôi vài năm trước, mời tôi học Kinh Thánh chung và hẹn ăn trưa chung. Phần lớn thời gian chúng tôi gặp nhau là để huấn luyện tôi cách làm chứng. Chúng tôi cùng nhau cầu nguyện và gặp từng cá nhân hay một nhóm người ngay trong khuôn viên trường. Thật là một thời gian học hỏi tuyệt vời.

Nhưng tôi nhớ có một điều gì đó lại xảy ra vào một buổi chiều khi chúng tôi găp một cô gái đang đọc sách ngoài trời. Khi chúng tôi đến gần, chúng tôi nhận ra cô đang đọc Kinh Thánh và đã là một cơ đốc nhân rồi, nhưng chúng tôi dừng lại và nói chuyện với cô một hồi. Khi chúng tôi chuẩn bị đi, cô chia sẻ cho chúng tôi một câu Kinh Thánh. Đây là câu Kinh Thánh đó:

Em yêu dấu của anh, người đẹp của anh, hãy chổi dậy và đến! Xem kìa, mùa đông đã qua, mưa đã dứt hạt, đi khỏi rồi. (Nhã 2:10-11)

Tôi nhớ cảm ơn cô khi chúng tôi đi khỏi. Lòng tôi cháy bỏng bên trong. Những lời này có nghĩa gì? Tôi quyết định để thì giờ riêng học Kinh Thánh vào cuối tuần và tìm hiểu xem. Sáng Chủ nhật hôm đó là một ngày nắng ấm, tôi thức dậy sớm lạ thường đối với một sinh viên đại học. Tôi chui xuống nhà bếp để chuẩn bị bữa ăn sáng. Vào Chủ nhật thì chúng tôi tự nấu ăn. Tôi lấy bánh mì ăn nhưng tôi nghe Đức Thánh Linh thì thầm, Khoan đã! Tôi quay sang để xem ai lẻn vào nhà bếp sau lưng tôi không … nhưng chỉ có mình tôi. Tôi gói bánh mì lại, nghĩ rằng tôi sẽ để dành cho đến khi nào tôi đói và rồi đem về phòng tôi.

Nhưng khi tôi leo lên cầu thang, tôi cảm nhận Đức Thánh Linh chỉ bảo tôi điều khác nữa. Tôi phải để dành cái bình mì này, đi đến cửa hàng tiện lợi và mua một ít nước trái nho. Chúa mời tôi dự tiệc thánh với Ngài! Niềm phấn khởi của tôi từ từ gia tăng. Ý nghĩa của câu Kinh Thánh đó được giải bày. Ngài gọi tôi và mời tôi ở riêng với Ngài. Tôi chộp lấy cuốn Kinh Thánh và sổ ghi chú và rồi bỏ vào túi xách của tôi. Tôi chạy đến cửa hàng và mua một chai nước nho và vào một căn phòng ở ký túc xá. Tôi lấy đồ đạc của tôi ra và mở cuốn Kinh Thánh của tôi ra. Tôi được nuôi dưỡng trong một hội thánh mà chúng tôi dự tiệc thánh hàng tuần, nhưng tôi không dự kể từ khi tôi tin Chúa. Tôi không chắc nếu tôi dự tiệc thánh một mình mà không có hội thánh dự cùng được không, nên đọc qua cuốn Kinh Thánh của để tìm sự dạy dỗ về điều này.

Sau khi tạ ơn, bẻ ra và phán: Đây là thân thể Ta hy sinh vì các con. Hãy làm điều này để kỷ niệm Ta. Cũng vậy,sau khi ăn Ngài lấy chén và phán: Chén nước này là giao ước mới trong huyết Ta.Mỗi khi các con uống, hãy làm điều này để kỷ niệm Ta. (1 Cô 11:24-25)

Một cảm giác kinh sợ thánh đến trên tôi khi tôi hiểu được ý ng-hĩa của những lời Chúa Giê-su phán lần đầu tiên. Lời mời gọi này đã đưa ra trải qua mọi thời đại, và bây giờ Ngài phán trực tiếp với tôi như vầy: “Đây là Thân Thể Ta, đã phó vì con.” Tôi không dự tiệc thánh như một nghi thức tôn giáo mà là mối thông công thân mật với Chúa phục sinh và là Đấng cứu chuộc của linh hồn tôi. Cá nhân Ngài mời tôi tham gia vào của lễ của Thân thể Ngài đã bẻ ra trên thập tự giá khi bẻ bánh như là một giao ước để nhớ lại. Ngài sẵn lòng hy sinh để tôi được sống. Chuyện này cũng là chuyện nhỏ! Ngài còn trao cho tôi cái chén giao ước mới được mua bằng huyết Ngài, làm đầy chén nước nho. Bánh và rượu nho đặt trước mặt tôi là biểu tượng của cái đêm trước đó và tiệc thánh mà tôi đến gần bởi đức tin. Tôi run sợ trước ý nghĩa sâu sa khi tôi đọc tiếp.

Vì thế, ai ăn bánh và uống chén của Chúa một cách không xứng đáng sẽ mắc tội với thân và huyết của Chúa. Mỗi người nên xét chính mình, khi ăn bánh và uống chén này. Vì người nào ăn hoặc uống mà không phân biệt thân Chúa tức là ăn và uống sự phán xét cho mình. (1 Cô 11:27-29)

Điều này khiến tôi bật khóc khi tôi nhớ lại nhiều lần trước đây tôi đã làm chuyện này. Tôi đã trải qua nhiều cung bậc mà không thật sự phân biệt thân thể của Chúa hay tra xét chính tấm lòng của tôi. Ngài đã phó sự sống của Ngài cho tôi và tôi chưa hề dừng lại để tra xét bản thân. Trong lúc dự tiệc thánh tại hội thánh, tôi nhìn quanh quẩn mọi người, quan sát người này, người kia, nhưng tôi không nhìn vào bản thân tôi. Tôi nhớ nhìn chằm vào bức tượng để xem thử nó có chảy máu ra không, nhưng trong khi đó tôi không để ý huyết mà Ngài đã đổ ra cho tôi.

Nếu chúng ta tự xét mình, chúng ta sẽ không bị đoán xét. (1 Cô 11:31)

Tôi nhắm mắt lại và cầu nguyện cho con mắt hiểu biết của tôi được soi sáng và Chúa phơi bày mọi lĩnh vực trong đời sống tôi. Sau đó tôi mời Đức Thánh Linh bắt đầu tra xét, cho phép Lời Chúa hành động như vị thẩm phán hành động và động cơ của tôi. Tôi có thể ở đó suốt nhiều giờ hay nhiều phút. Nhưng trong lúc dự tiệc thánh thì sự thánh sạch trở thành một vấn đề. Khi tôi cầu nguyện cho nhiều vấn đề trước mắt tôi, tôi xưng ra tội lỗi của tôi và cảm nhận sự tẩy sạch và sự phóng thích trong lòng tôi. Chúa Giê-su bảo tôi hãy dâng cho Ngài toàn bộ đời sống của tôi và kể cả thân thể của tôi.

Thưa anh chị em, vì thế tôi nài xin anh chị em, do lòng thương xót của Đức Chúa Trời,hãy dâng hiến chính mình như những sinh tế sống, thánh khiết, đẹp lòng Đức Chúa Trời, đó là sự thờ phượng hợp lẽ của anh chị em. (Rô 12:1)

Chúng ta được khuyên dạy phải thánh sạch theo quan điểm của lòng thương xót của Chúa. Chúng ta không được khuyên bảo trong sợ hãi mà chúng ta được mời để phản ứng theo ánh sáng của lòng thương xót mà chúng ta đã được xót thương. Chúng ta chỉ được khuyên giục khi mà có lý do chính đáng. Tôi muốn hiểu rõ ý nghĩa của câu Kinh Thánh này, nên tôi đào sâu và suy gẫm ý này liên tục. Thân thể tôi được trình dâng cho Chúa như là một của lễ sống. Là cơ đốc nhân, đời sống tôi không còn là của tôi vì tôi đã được mua bằng một giá cao.

Câu Kinh Thánh này cũng hứa Chúa sẽ chấp nhận của lễ này của đời sống chúng ta như là của lễ thánh và đẹp lòng, cho dù chúng ta đã bị hoen ố và vết tích bởi tội lỗi. Giờ thì đây là khải thị quan trọng cho tôi. Tôi không hề nghĩ thân thể vật lý của tôi có khả năng như là một tác nhân của sự thờ phượng trước mặt một Đức Chúa Trời thánh khiết và nó được kể như thánh thiện và đẹp lòng Ngài.

Tôi muốn giấu cái thân xác của tôi và trốn thoát khỏi những nanh vuốt và gọng kiềm của nó trên tôi, và Chúa cho tôi biết cách để làm việc này. Nếu tôi dâng thân thể tôi cho Ngài để Ngài gìn giữ và ôm ấp thập tự giá như là một của lễ sống, Ngài sẽ kể của lễ của tôi là công chính vì cớ Con Ngài.

Tôi nhận biết sự thánh sạch không chỉ là một mạng lệnh ban ra vì cớ sự tốt lành và rồi bỏ mặc một người cố gắng sống từ tuổi niên thiếu đến tuổi trưởng thành. Trái lại, nó là một hành động thờ phượng thiêng liêng. Sự thánh sạch là thành phần cốt lõi của việc từ bỏ mình, phó sự sống tôi mỗi ngày để theo sự chỉ đạo của Ngài và vác thập tự giá của tôi. Tôi ước ao trở thành xương của xương Ngài và thịt của thịt Ngài để Lời Ngài có thể trở thành máu thịt trong đời sống tôi.

Lời chú giải của Matthew Henry về Rô-ma 12 cho biết việc mô tả phải dâng thân thể chúng ta như của lễ sống là một định nghĩa thực tế về sự tin kính : “Bản thân chúng ta và những việc thực hiện của chúng ta dâng lên Chúa qua Chúa Giê-su là thầy tế lễ của chúng ta là những của lễ nhìn nhận sự tôn trọng Chúa.”

Của lễ đem chúng ta đến sự hiện diện của Chúa qua ý chí của chúng ta. Cũng chính theo cách này mà chúng ta đến gần trong đức tin như cách chúng ta được đến với sự cứu rỗi. Đáp ứng của chúng ta với sự thương xót của Ngài là tôn trọng Đức Chúa Trời đầy lòng xót thương trong đời sống chúng ta. Do đó chúng ta thừa nhận với những người xung quanh rằng chúng ta không thuộc về mình nữa mà đã được Chúa mua chuộc rồi. Lời chú giải nói tiếp, “Chúa cần thân thể của chúng ta; chứ không phải bộ ngực nở nang của chúng ta.”

Tôi thích lời dạy này : Chúa cần thân thể của bạn, chứ không phải bộ ngực của bạn. Ngài không muốn cái xác thú vật đầy máu me và chết thối. Ngài muốn những tấm lòng thổn thức tình yêu và lòng biết ơn và những thân thể biệt riêng cho mục đích và ý muốn của Ngài. Đa-vít biết điều này và dù ông đã đem đến những con sinh tế trước mặt Chúa, nhưng ông luôn biết những gì Chúa thật sự muốn hơn cả:

Vì Ngài không vui lòng về tế lễ hy sinh, bằng không tôi đã dâng. Tế lễ thiêu Ngài cũng không thích. Tế lễ hy sinh đẹp lòng Đức Chúa Trời là tâm thần tan vỡ. Đức Chúa Trời ôi, tấm lòng ăn năn tan vỡ Ngài không khinh bỉ đâu. (Thi 51:16-17)

Chúa luôn mong mỏi những người có thể nhìn xuyên qua bức màn tôn giáo và công việc của xác thịt, những người đến gần Ngài bởi đức tin và qua sự thờ phượng Ngài trong Thánh Linh và lẽ thật. Ngài mong ước những ai muốn không chỉ sống tốt; Ngài ước ao những ai muốn thuộc về Ngài.

Một số người lý luận chúng ta không cần làm gì khác nữa. Chúa Giê-su là của lễ cuối cùng, nên đó là công việc đã hoàn tất rồi. Nhưng chúng ta không nói về việc dâng của lễ tội lỗi. Không của lễ nào chúng ta dâng lên có thể làm thỏa mãn những mạng lệnh chống lại chúng ta. Chúa Giê-su là Chiên Con, chịu giết để cất tội lỗi của chúng ta, nhưng Ngài cũng là Thầy Thượng Tế và là tấm gương của chúng ta trong mọi sự. Ta hãy cùng xem mối quan hệ này:

Nhưng nếu chúng ta cùng chết với Chúa Cứu Thế thì chúng ta tin rằng chúng ta cũng sẽ sống với Ngài. Chúng ta biết rằng Chúa Cứu Thế đã từ chết sống lại, Ngài không còn chết nữa, sự chết không còn cai trị trên Ngài. Bởi vì Ngài chết là chết cho tội lỗi một lần đủ cả, nhưng Ngài sống là sống cho Đức Chúa Trời. (Rô 6:8-10)

Bằng cách đồng hóa với sự chết của Chúa Giê-su, chúng ta có thể sống nhờ sự sống lại của Ngài. Chúa Giê-su bẻ gãy quyền lực của tội lỗi và sự chết. Ngay cả hiện nay sự sống Ngài sống là sống cho Đức Chúa Trời, không phải cho chính Ngài. Nếu ai nói Ngài đã hoàn tất cuộc đua và chạy xong cuộc đua, Chúa Giê-su có thể làm. Nhưng Ngài không nói, “Tốt lắm, Ta rất vui là sự việc đã xong. Bây giờ Ta có thể sống theo cách Ta muốn, vì công việc đã xong.” Chính sự sống của Ngài được giấu trong Đức Chúa Trời cũng như sự sống của chúng ta được giấu trong Ngài.

Vậy [tương tự] anh chị em cũng hãy coi mình thật sự chết đối với tội lỗi, và sống là sống cho Đức Chúa Trời trong Chúa Cứu Thế Giê-su. Vì thế đừng để cho tội lỗi thống trị trên thân thể hay chết của anh chị em khiến anh chị em phải tuân theo dục vọng của nó. Đừng hiến chi thể anh chị em làm đồ dùng bất chính cho tội lỗi nữa, nhưng hãy hiến chính mình anh chị em cho Đức Chúa Trời như một người từ chết sống lại, và dâng chi thể anh chị em làm đồ dùng công chính cho Đức Chúa Trời. Vì tội lỗi sẽ không còn thống trị anh chị em, bởi anh chị em không ở dưới kinh luật nhưng ở dưới ân sủng. (Rô 6:11-14)

Nhóm từ “tương tự” nghĩa là theo cùng một cách. Chúng ta không phải đổ máu vì Ngài đã đổ huyết Ngài rồi. Nhưng thân thể chúng ta phải trở thành của lễ sống. Chúng ta phải sống như Ngài đã sống, chết đối với tội lỗi nhưng sống cho Đức Chúa Trời! Tội lỗi không phải cai trị thân thể chúng ta … Đức Chúa Trời phải cai trị. Chúng ta không còn vâng phục thân thể chúng ta, mà vâng phục Đức Chúa Trời. Sự vâng lời là ý tưởng quan trọng ở đây. Phao lô khuyên chúng ta không dâng các phần thân thể cho tội lỗi như công cụ gian ác, mà cho Đức Chúa Trời như là công cụ công chính. Để ý chúng ta dâng của lễ cho điều gì chúng ta vâng phục, và những gì chúng ta vâng phục trở thành chủ của chúng ta. Sự vâng lời là của lễ công chính và sự không vâng lời là của lễ gian ác. Phao lô kết thúc với lời tuyên bố, “Tội lỗi không còn cai trị anh em.” Tội lỗi không còn nhận của lễ hay sự thờ phượng của chúng ta, vì chúng ta thoát khỏi luật pháp và hiện ở dưới ân sủng.

Hãy nhớ phần đầu của Rô-ma 12, chúng ta được khuyên theo ánh sáng của lòng thương xót của Chúa, hãy dâng thân thể chúng ta làm của lễ sống. Sự thương xót đặt chúng ta dưới ân sủng, không phải dưới luật pháp và để đáp lại hồng ân này, chúng ta theo gương của Chúa Giê-su trên thập tự giá. Mỗi ngày chúng ta đầu phục Chúa và sự công chính thay vì phục dưới xác thịt và tội lỗi. Sau đó bởi đức tin chúng ta đến gần để đeo đuổi tấm lòng của Chúa. Đây là một phần của việc ôm ấp thập tự.

Ngài lại bảo tất cả các môn đệ: Ai muốn theo Ta, phải từ bỏ chính mình, hằng ngày vác thập tự giá mình và theo Ta. Vì ai muốn cứu mạng sống mình thì sẽ mất; nhưng ai hy sinh tính mạng vì Ta, thì sẽ cứu được. Nếu một người được cả thế gian mà chính mình phải bị hư mất hay tổn hại, thì lợi ích gì đâu? (Lu 9:23-25)

Để ý thập tự giá là điều gì đó chúng ta phải mang mỗi ngày. Nó không phải là thứ gì đó mà chúng ta làm một lần và rồi quên mất. Nó không phải là đồ trang sức đeo vào cổ hay vào tay. Nó phải được khắc ghi mỗi ngày trong tấm lòng chúng ta. Các thầy tế lễ phải dâng của lễ trước mặt Chúa mỗi ngày trong đền thờ.

Bấy giờ, trên bàn thờ CHÚA vua đã xây trước hiên cửa, vua dâng tế lễ thiêu cho CHÚA; vua dâng tế lễ theo như Môi-se đã qui định mỗi ngày. (2 Sử 8:12-13)

Thập tự là của lễ mỗi ngày. Nó không phải là mạng lệnh được ban bố bởi luật pháp Môi-se mà là từ Chúa của sự sống. Tôi e rằng chúng ta quá xem thường Lời Ngài, nhưng nếu chúng ta tin và ôm ấp nó, những lời này thật sống động và đầy quyền năng để giải cứu và cứu rỗi chúng ta.

Ta hãy trở lại lời mời dự tiệc thánh. Được mời để thông công tại bàn tiệc thánh của Ngài nghĩa là gì? Để trả lời, chúng ta phải biết ý nghĩa của từ tiệc thánh. Nó được định nghĩa là liên hiệp, mối liên hệ thuộc linh, sự đồng cảm, sự gần gũi và cuối cùng là mối quan hệ. Sự kết hợp những từ này đưa ra một sự mô tả về ước ao sâu thẳm của mọi người phụ nữ, được biết đến và được yêu trọn vẹn.

Vì hiện nay chúng ta chỉ thấy mập mờ qua gương, đến bấy giờ chúng ta sẽ thấy tận mặt. Bây giờ chúng ta chỉ hiểu biết một phần, đến bấy giờ chúng ta sẽ biết hoàn toàn như Chúa biết chúng ta vậy. (1 Cô 13:12)

Để được biết đến hoàn toàn nghĩa là có một mối quan hệ đầy đủ và thân mật về mọi lỗi lầm và thất bại, mọi giấc mơ và điều mong mỏi, mọi nỗi sợ và hy vọng. Nó nhìn xuyên qua những hành động này và hiểu được mọi động cơ của tấm lòng. Nó nhìn thấy những thứ mà chính chúng ta bị che mắt. Tuy nhiên tình yêu vẫn chân thật ngay cả khi phát hiện ra những khiếm khuyết. Tình yêu nhìn thấy tất cả vì tình yêu là sức mạnh đằng sau mọi sự phân biệt đích thực.

Lời mời để dự tiệc thánh là lời mời để trở thành một phần sự sống lớn hơn chính chúng ta. Nó là một cơ hội để ăn, uống và hút sự sống từ chính Chúa. Chúng ta đươc mời để uống nước sự sống sẽ làm thỏa cơn khát của chúng ta. Thậm chí còn hơn thế nữa, chúng ta được mời không chỉ ăn uống mà còn để cư ngụ, cư trú và cứ ở trong Ngài.

Chính Ta là cây nho, còn các con là nhánh; người nào cứ ở trong Ta và Ta trong người ấy thì chắc sẽ sinh nhiều quả, vì ngoài Ta các con không làm gì được… Như Cha đã yêu Ta thể nào thì chính Ta cũng yêu các con thể ấy. Hãy cứ ở trong tình yêu của Ta. Nếu các con vâng giữ điều răn của Ta thì các con sẽ còn ở trong tình yêu của Ta cũng như Ta đã giữ các điều răn của Cha Ta và còn ở mãi trong tình yêu Ngài. (Gi 15:5,9-10)

Đây là một minh họa rõ ràng về mối liên hệ giữa Chúa Giê-su và hội thánh Ngài. Ngài là cây nho mà từ đó chúng ta nhận sự sống, sự dinh dưỡng và sức mạnh. Nếu chúng ta cứ ở trong Ngài, chúng ta được cho biết chúng ta sẽ kết nhiều quả. Quả này là gì?

Nhưng trái của Thánh Linh là: Yêu thương, vui mừng, bình an, nhẫn nại, nhân từ, lương thiện, trung tín, nhu mì, tiết độ. (Ga 5:22-23)

Làm sao chúng ta cứ ở trong Ngài, kết nối với cây nho? Giăng 15:9 cho biết nếu chúng ta vâng lời chúng ta sẽ cứ ở trong Ngài. Vâng theo mạng lệnh của Chúa sẽ giữ chúng ta an toàn như Ngài vâng theo mạng lệnh của Cha Ngài. Vì thế, sự vâng lời tạo ra bầu không khí cho sự thông công yêu thương.

Đây là cách yêu thương Đức Chúa Trời: Vâng theo điều răn của Ngài và những điều răn ấy không nặng nề. (1Gi 5:3)

Tôi biết tôi đã nhấn mạnh sự vâng lời rất nhiều trong chương này, nhưng tôi tin đây là một mỹ đức mà chúng ta nói không hết được. Nó là một mỹ đức mà Chúa Giê-su nói lặp đi lặp lại. Sự vâng lời được nói đến 67 lần trong Tân ước. Tất cả chúng ta trước đây đã từng không vâng lời lúc này hay lúc khác, và chúng ta biết làm thế đã đem chúng ta xa khỏi ý thức công chính và rơi vào ý thức tội lỗi, là điều phân rẽ chúng ta khỏi Ngài.

Tôi muốn mời bạn hãy bước xuyên qua bức màn của xác thịt và chiếu cái bóng của mình xuyên qua giữa bạn và Hoàng tử của bạn. Chúng ta được mời để …

Vứt bỏ mọi gánh nặng và tội lỗi dễ vấn vương, kiên trì chạy trong cuộc đua đã dành sẵn cho mình. Hãy chú tâm, hướng về Đức Giê-su là Đấng Tác Giả và hoàn thành của đức tin. (Hê 12:1-2)

Chúa đã viết câu chuyện tình của bạn và hứa sẽ đồng đi với bạn suốt chặng đường, nuôi nấng bạn và duy trì bạn suốt cuộc hành trình. Tôi muốn bạn hãy cùng Ngài thông công ngay bây giờ. Khi bạn bắt đầu hành trình nhận nuôi mình bằng Lời Ngài và sự thành tín của Ngài, hãy để cho Ngài trở thành nguồn sự sống của bạn và sức mạnh của bạn.

Lạy Cha trên trời,

Con đến với Ngài trong Danh Chúa Giê-su. Con chấp nhận lời mời gọi của Ngài để ăn tại bàn của Ngài, nuôi mình bằng tình yêu và sự thành tín của Ngài. Cũng như Chúa Giê-su dâng chính Ngài làm của lễ cho tội lỗi tại Tiệc Thánh, bây giờ con chấp nhận sự thương xót của Đức Chúa Trời và noi theo gương của Ngài. Con dâng thân thể con làm của lễ sống, thánh và đẹp lòng Ngài, vì con đã được tẩy sạch trong Huyết của Con Ngài. Con không còn phục thân thể cho sự bất tuân và chi thể con cho tội lỗi. Con dâng nó cho Ngài. Con cảm tạ Ngài về sự sống của Chúa Giê-su chạy qua tĩnh mạch con. Chúa Giê-su ơi, Ngài là cây nho sống và con là nhánh. Con cảm tạ Ngài về khả năng mang trái trong Ngài. Ngài là sự sống và sức mạnh của con, và bây giờ con múc từ cái giếng không hề cạn khô. Con bỏ đi mọi gánh nặng và tội lỗi đang kiềm hãm con. Hãy để con nhận biết tình yêu của Ngài như chưa hề biết trước đây. Hãy giúp con yêu Ngài với tất cả con người con. Con ôm ấp sự sống trong Thánh Linh, đó là từ bỏ mình mỗi ngày, vác thập tự giá và theo Ngài.

Yêu thương,

Con gái của Ngài