CHƯƠNG NĂM: PHÍA SAU BỨC MÀN

Gần Gũi Chúa

Đăng vào: 9 tháng trước

.

CHƯƠNG NĂM

PHÍA SAU BỨC MÀN

“Chính sự hiện diện của Đức Chúa Trời tách biệt chúng ta khỏi tất cả những người khác trên hành tinh này.”

Sự hiện diện của Chúa luôn mang lại khải thị lớn hơn về Ngài là ai và kèm với mỗi sự gặp gỡ chúng ta được thay đổi mãi mãi. Lướt qua Kinh Thánh chúng ta thấy rằng những người bước đi trong sự hiểu biết lớn lao về đường lối Chúa chính là những người đeo đuổi và kinh nghiệm sự hiện diện của Ngài.

YẾU TỐ PHÂN RẼ

Ở chương trước chúng ta thấy Môi-se được Chúa đưa ra một lời đề nghị mà ông đã khướt từ. Chúa đã hứa ban những lời hứa của Ngài nhưng thiếu vắng sự hiện diện của Ngài. Môi-se đáp lại liền, “Nếu sự hiện diện của Ngài không đi với chúng con, đừng đem chúng con khỏi đây” (Xuất hành 33:15). Môi-se đặt ra một tiền lệ đó là sự gần gũi Chúa giá trị hơn những lời hứa mà không có sự hiện diện của Ngài. Giờ hãy nghe lý luận của Môi-se vì không chịu sự hộ tống của thiên sứ:

Nếu chính Chúa không đi với chúng con, xin đừng sai chúng con đi lên khỏi đây. Làm sao người ta biết được rằng con và dân này được Chúa vui lòng nếu Chúa không đi với chúng con? Việc Chúa đi với chúng con sẽ phân biệt con và dân Chúa với tất cả các dân tộc khác trên mặt đất. (Xuất 33:15-16)

Lẽ thật quyền năng được nhấn mạnh trong câu trả lời của ông; chính sự hiện diện của Chúa phân rẽ chúng ta khỏi tất cả những người khác trên hành tinh này. Không phải chuyện chúng ta xưng nhận tin lành; đi nhà thờ; hay những người đã từng cầu nguyện tin nhận Chúa với một người bạn hoặc đã đáp lại lời mời gọi tiến lên tin nhận Chúa. Chính sự hiện diện của Chúa phân biệt chúng ta và khiến chúng ta nên thánh (biệt riêng cho Ngài). Sự hiện diện của Ngài chính là điều làm bằng cớ rõ cho những ai sống trên đất.

Tại sao có quá nhiều người hạ thấp mình xuống mối quan hệ với Chúa theo lý trí? Tại sao chúng ta hạ thấp cơ đốc giáo thiếu vắng sự hiện diện của Đấng Christ? Làm sao chúng ta lại học thỏa mãn mà không có sống gần gũi Chúa? Tại sao chúng ta giảng dạy tin lành cách nào đó mà không khích lệ lòng yêu mến Chúa nơi dân sự Chúa để họ đến gần và cứ ở trong sự hiện diện của Ngài? Để trả lời, A.W. Tozer có viết:

Đức Chúa Trời muốn chúng ta nên sống trong sự hiện diện của Ngài và sống ở đó cả đời. Điều này chúng ta phải biết trong kinh nghiệm tiềm thức. Nó còn hơn giáo lý phải tuân giữ; nó là sự sống phải vui hưởng mỗi giây phút trong ngày. (The Pursuit of God)

Nhiều người chỉ sống ở mức hiểu biết về lý trí mình thuộc về Chúa, nhưng không đeo đuổi thực tại về sự thông công với Ngài từng giây phút. Rất ít tín đồ đi xa hơn khái niệm về sự cứu rỗi. Họ lặp lại lời cầu nguyện tin Chúa và ngày nào đó qua đời và về với Chúa. Nhưng thực tại về Đấng Christ họ đã không kinh nghiệm, và khải thị quyền năng về ước ao của Chúa đi cùng chúng ta đã bị đánh mất. Đây không phải là kinh nghiệm một lần hay năm thuở mười thì mới có, mà chính là ước ao của Ngài để có mối thông công lâu dài. Nào ta hãy cùng nhau đi qua các câu Kinh Thánh để học hỏi thêm.

AI KINH NGHIỆM SỰ HIỆN DIỆN CỦA NGÀI?

Chúng ta thấy sự hiện diện tỏ bày của Ngài được nói đến xuyên suốt Kinh Thánh. Tại vườn địa đàng, A-đam và Ê-va đồng đi với Chúa cho đến khi sự bất tuân khiến họ trốn “khỏi sự hiện diện của Chúa” (Sáng thế 3:8). Tại điểm này con người phân rẽ mình khỏi sự hiện diện của Chúa. Con của họ là Ca-in sống xa cách sự hiện diện của Chúa do hậu quả của tấm lòng cứng cỏi.

Nhưng Chúa không từ bỏ và vẫn còn ước ao gần gũi với con người mà Ngài yêu mến. Cuối cùng, những người như Hê-nóc và Nô-ê đáp ứng và chạm đến tấm lòng Chúa qua sự đeo đuổi không mệt mỏi của họ. Kết quả là họ sống gần gũi Ngài hơn bất kì ai khác suốt cả ngàn năm kể từ khi A-đam lìa khỏi vườn E-đen.

Áp-ra-ham thường kinh nghiệm sự hiện diện tỏ bày suốt cả cuộc đời của ông. Một cuộc gặp gỡ như thế xảy ra khi Chúa đến nói chuyện về tương lai của thành Sô-đôm và Gô-mô-rơ. Sau sự phán xét lên các thành này chúng ta đọc, “Sáng hôm sau, Áp-ra-ham thức dậy đi ra chỗ ông đứng với CHÚA hôm qua.” (Sáng thế 19:27). Đây chỉ là một trong nhiều lần Áp-ra-ham vui hưởng sự thông công với Chúa trong chính sự hiện diện của Ngài. Thật ra, lúc tuổi già, Áp-ra-ham nói với đầy tớ mình, “CHÚA, là Đấng ta phục vụ sẽ sai thiên sứ đi với ngươi và giúp ngươi thành công (Sáng thế 24:40).

Chúng ta đọc Sa-mu-ên “lớn lên và Chúa ở cùng chàng và không để một lời nào rơi xuống đất” (1Sa 3:19). Làm sao không một lời nào của một người mà không thể thất bại? Câu trả lời được tìm thấy trong câu sau, “CHÚA ban phước cho bà An-ne; bà thụ thai và sanh thêm ba trai và hai gái nữa. Còn cậu bé Sa-mu-ên tiếp tục lớn lên và phục vụ CHÚA.” (1Sa 2:2). Lần nữa chúng ta thấy chính ở trong sự hiện diện của Chúa mà Ngài đã bày tỏ. Khi chúng ta biết Ngài, chúng ta sẽ nói điều Ngài nói và những lời nói của chúng ta sẽ không thất bại.

Đa-vít, người yêu mến và kinh nghiệm sự hiện diện của Chúa nhiều hơn bất kì người nào trong Cựu ước, ngoại trừ Môi-se, đã kêu lên, “Cầu xin Ngài lập cho vững triều đại của tôi tớ Ngài là Đa-vít! (2Sa 7:26). Giống Môi-se, ông không muốn thành công mà đánh mất sự hiện diện của Chúa. Thật ra, sau này khi ông phạm tội ngoại tình và giết người, lời kêu cầu ăn năn hết lòng của ông là, “Xin chớ xua đuổi tôi khỏi trước mặt Ngài, cũng đừng cất Thánh Linh Ngài khỏi tôi.” (Thi 51:11). Ông biết cuộc đời thật sự trống rỗng và vô nghĩa bên ngoài sự hiện diện của Chúa! Ông viết những lời, “Ngài cho tôi biết con đường sự sống. Trước mặt Ngài có hạnh phúc tràn đầy, bên phải Ngài có niềm vui muôn thuở.” (Thi 16:11).

Tâm lý học cho biết các mối quan hệ chúng ta có trên năm năm sẽ nhào nặn cá tính của chúng ta. Tôi không làm gì khác hơn đồng ý với ý này khi Kinh Thánh cho chúng ta biết, “Đừng bị lừa dối: ‘Bạn bè xấu làm hư thói quen tốt” (1Cô 15:33); và lần nữa, “Ai đi với người khôn sẽ khôn ngoan” (Châm 13:20). Còn Đa-vít thì sao? Ông một mình tại sa mạc khi “Ngoài ra, tất cả những người cùng khốn, nợ nần, bất mãn, hoảng chừng bốn trăm người, đều tụ họp chung quanh Đa-vít, và chàng chỉ huy họ.” (1Sa 22:2). Chà, thật là lạ lùng khi để thời gian với một đám đông trên mười năm! Những người cùng khốn, bất mãn, nợ nần! Họ nổi giận, bất bình và có khuynh hướng thô lỗ và vô tâm. Có phải những người này tạo nên tính cách của Đa-vít? Không! Tại sao? Vì Đa-vít đã dành quá nhiều thời gian ở trước sự hiện diện của Đức Chúa Trời nên ông duy trì phong thái quý tộc, và do đó đã rèn luyện họ thành những nhà lãnh đạo vĩ đại nổi tiếng qua nhiều thế hệ!

Một trong những câu Kinh Thánh tôi thích là đáp ứng của Đa-vít đối với lời mời của Chúa. Ông viết,

Lòng tôi thưa với Ngài: Hãy tìm kiếm mặt Ngài. Lạy CHÚA, tôi tìm kiếm mặt Ngài. (Thi 27:8)

Đây là sự sống của ông; ông để nhiều thời gian với Chúa ông không chỉ ảnh hưởng bốn trăm người cộc cằn, mà còn ảnh hưởng cả quốc gia. Ông là một người gây ảnh hưởng, vì ông để thì giờ với Cội Nguồn của sự khôn ngoan, tri thức và sự hiểu biết. Nhưng Đa-vít làm điều đó để nhận sự khôn ngoan của Chúa, ông tìm kiếm vì ông mong mỏi tấm lòng của Ngài. Ông yêu mến Ngài hơn bất cứ ai khác hay điều gì khác, và lý do là ông để rất nhiều thời gian với Ngài.

Ước gì con trai của Đa-vít là Sô-lô-môn thừa hưởng mong ước cháy bỏng này. Ông nhìn thấy Đức Chúa Trời của Y-sơ-ra-ên hai lần, và đón nhận sự khôn ngoan lớn lao hơn mọi người trước hay sau ông, nhưng ông không nhận biết tầm quan trọng của việc cứ ở trong sự hiện diện của Ngài. Lúc cuối đời khi những năm tháng trải qua ông viết một cuốn sách buồn đó là sách Truyền Đạo. Dù ông có sự khôn ngoan, sự giàu có, các phụ nữ đẹp nhất cũng như tiếng tăm và ảnh hưởng sâu rộng, điều duy nhất ông có thể làm là kêu lên “trống rỗng và vô nghĩa!” Nếu ông có tấm lòng của cha ông là Đa-vít, lịch sử Y-sơ-ra-ên chắc hẳn đã khác.

Thật ra, phần nhiều lịch sử Kinh Thánh sẽ khác nếu các cá nhân đã biết tầm quan trọng của việc đeo đuổi sự hiện diện của Chúa. Bi kịch thay, một số người có kinh nghiệm sự hiện diện của Ngài ở một mức độ nào đó, nhưng bằng cách nào đó không nhận biết những gì họ nếm trải. Họ cứ không biết sự thật rằng ở trong sự hiện diện của Chúa là một sự thỏa mãn bền lâu và sự sống lâu chỉ được tìm thấy trong sự đeo đuổi liên tục Ngài. Một trong những người này là con cháu của Đa-vít tên là vua Ô-xia. Ông tìm Chúa vào những năm đầu và kết quả là ông kinh nghiệm sự thành công lớn lao, chỉ để sau đó quên mất sự thành công của ông đến từ đâu. Trong lúc kiêu ngạo ông không còn đeo đuổi Chúa, và hậu quả là chết trong sự cô đơn như một người phung (xem 2Sử 26).

BỊ KỊCH THẢM KHỐC

Chúng ta đi tiếp suốt cả Cựu ước, một trong những bi kịch thảm khốc được tìm thấy nhiều năm trước Đa-vít khi mà các tổ phụ, con cháu của Áp-ra-ham, ra khỏi Ai-cập. Ở chương trước chúng ta học biết ước ao của Chúa là giải cứu họ để đem họ đến với chính Ngài. Ông muốn đến gần để Ngài có thể bày tỏ sự hiện diện của Ngài, nhưng khi ông làm, chúng ta rất buồn khi đọc, “Trong khi Môi-se đến gần đám mây dầy đặc là nơi Đức Chúa Trời ngự thì dân chúng cứ đứng ở đằng xa.” (Xuất hành 20:21). Thật là một thảm kịch. Chúa bày tỏ chính Ngài và họ lại tránh xa! Chỉ Môi-se có lòng khao khát để bước vào và đến gần. Do sự đáp ứng của họ Chúa đã hình thành chức tế lễ, là những người đứng trước Ngài thay mặt cho dân chúng. Một đền tạm sẽ được dựng lên để sự hiện diện bị che giấu của Chúa ngự giữa họ. Sau khi xây cất kỹ càng theo những chỉ dẫn của Chúa thì cuối cùng đền tạm được dựng lên và chúng ta đọc:

Một đám mây bao phủ Trại Hội Kiến và vinh quang của CHÚA đầy dẫy Đền Tạm. Môi-se không thể vào Trại Hội Kiến vì mây bao phủ Lều và vinh quang của CHÚA tràn ngập Đền Tạm. (Xuất hành 40:34-35)

CÁC MỨC ĐỘ KHÁC NHAU VỀ SỰ HIỆN DIỆN CỦA CHÚA

Tại điểm này, tôi phải lùi lại một tí và bàn đến các mức độ khác nhau về sự hiện diện của Chúa. Để ý những lời sự hiện diện vinh hiển ở các câu trên. Khi đền tạm được dựng lên trước tiên, sự hiện diện của Ngài thật quá vinh hiển đến nỗi Môi-se, người mà nói chuyện với Chúa mặt đối mặt như là một người bạn, không thể bước vào. Bạn có thể tưởng tượng sự oai nghi vĩ đại của Ngài – một sự hiện diện mà cả tuyệt vời lẫn kinh khiếp cùng một lúc?

Nhiều năm sau đó dưới sự lãnh đạo của Hê-li, một vị quan xét, một thầy tế lễ và con cháu xa của A-rôn, sự hiện diện của Chúa hầu như bị bỏ bê trong đền tạm. Thật ra, họ không chỉ không thể bước vào, họ còn phạm tội đáng chết gần chính nơi mà Môi-se không thể vào. Chúng ta đọc, “Thời bấy giờ, lời CHÚA phán trực tiếp với loài người rất hiếm; Ngài cũng chẳng ban khải tượng.” (1Sa 3:1). Tại sao Lời Chúa lại hiếm hoi? Lần nữa, khải thị về Đức Chúa Trời bao gồm trong Lời Ngài được tìm thấy trọng sự hiện diện của Ngài. Nơi nào không có sự hiện diện của Ngài nơi đó không có khải thị, nơi nào có sự hiện diện của Ngài ở mức độ ít thì có rất ít khải thị, và nơi nào có sự hiện diện mạnh mẽ thì nơi đó có khải thị lớn lao! Ở chương này chúng ta được biết đèn của Chúa (sự hiện diện của Ngài) đã dần tắt lịm và gần tắt luôn (không có sự hiện diện). Điều này xảy ra lúc kết thúc sự cai trị của Hê-li, khi mà rương giao ước đã bị dân Philitin chiếm lấy. Vào ngày cuối đời, tên Ích-cha-bốt được đặt, nghĩa là “vinh hiển đã lìa khỏi.”

Không giống thời Hê-li, khi sự hiện diện của Chúa rất hiếm và không phát hiện ra do tội lỗi, có những nơi chốn, dù sự hiện diện của Ngài không được bày tỏ hiển vinh, như khi đền tạm được dựng lên, sự hiện diện của Ngài vẫn còn rất thực và khải thị cũng phong phú. Trong những lúc thế này Chúa đến gần theo một cách khó lường, chọn không bày tỏ vinh quang của Ngài. Chúng ta thấy điều này nơi Gia-cốp. Ông vật lộn với Chúa và thấy Ngài mặt đối mặt, nhưng rõ ràng không ở trong vinh hiển của Ngài. Nhưng Gia-cốp đã được biến đổi và tăng trưởng trong khải thị về Chúa là do kết qủa của cuộc gặp gỡ này (Sáng thế 32:24-30). Giô-suê nhìn thấy Chúa và thậm chí không nhận biết đó là Vị Tổng Tự Lệnh của đạo quân thiên đàng mà ông đang nói chuyện. Ngược lại, Môi-se kêu cầu để nhìn thấy mặt Chúa và được đáp lời, “Ngươi không thể thấy mặt Ta; vì không ai thấy mặt Ta mà sống” (Xuất hành 33:20). Chúng ta thấy ước ao nhìn thấy Chúa mà vẫn còn sống. Tại sao? Họ không nhìn thấy Chúa trong sự đầy trọn của vinh quang Ngài.

ÁNH SÁNG MẶT NGÀI

Trước hết, ta hãy bàn đến vắn tắt vinh hiển của Chúa. Một số người nghĩ về điều này như sương mờ, đám mây hay một số biểu hiện. Điều này dẫn đến những câu nói như: “Ồ, vinh quang của Đức Chúa Trời đã giáng xuống trong buổi thờ phượng đêm hôm trước.” Nhưng điều này giới hạn và che đi mưu định của Ngài bằng những lời lẽ thiếu khôn ngoan (xem Gióp 38:2).

Trước hết, vinh quang của Chúa không phải là đám mây. Bạn có thể hỏi, “Vậy thì tại sao một đám mây được nói đến hầu như là mỗi lần vinh quang Chúa được bày tỏ trong Kinh Thánh? Lý do: Đức Chúa Trời giấu mình trong đám mây. Ngài quá oai nghi không thể ngắm nhìn nên đám mây che khuất khuôn mặt của Ngài, hay mọi xác thịt vây quanh Ngài sẽ bị thiêu đốt và chết ngay lập tức. Hãy nhớ, Chúa bảo Môi-se không ai có thể nhìn mặt Ngài mà sống. Do đó điều này gợi lên câu hỏi: Làm sao Ê-sai, Ê-xê-chi-ên và sứ đồ Giăng nhìn thấy vinh hiển Chúa và còn sống để viết về chuyện ấy? Câu trả lời thật đơn giản: họ đã ở trong linh, ra khỏi thân thể. Xác phàm không thể đứng trong sự hiện diện của Đấng Thánh trong tất cả vinh quang của Ngài. Ngài là đám lửa thiêu đốt trong đó không có bóng tối (Hê 12:29; 1Gi 1:5). Phao-lô viết về Chúa Giê-su:

Đấng ban mọi phước lành, là Vua trên muôn Vua, Chúa trên muôn chúa. Chỉ mình Ngài sống mãi, không hề chết. Ngài ngự trong ánh sáng không ai có thể đến gần được. Chưa người nào từng thấy Ngài, cũng không ai có thể thấy Ngài được. (1Ti 6:15-16)

Chúa Giê-su ngự trong ánh sáng không thể đến gần, mà không ai có thể thấy được. Thật ra, tác giả thi thiên tuyên bố Chúa mặc ánh sáng như chiếc áo (xem Thi 104:2). Phao-lô có thể dễ dàng viết điều này vì ông đã kinh nghiệm một mức độ của ánh sáng không thể đến gần về sự hiện diện vinh hiển của Ngài trên đường đến thành Đa- mách. Ông thuật lại điều này cho vua Ạc-ríp-ba thế này:

Trên đường đi, vào lúc giữa trưa, muôn tâu, tôi bỗng thấy ánh sáng từ trời, sáng hơn cả mặt trời, ánh sáng chiếu xuống chung quanh tôi và các bạn đồng hành. (Công vụ 26:13)

Phao-lô không nhìn thấy mặt Chúa Giê-su; ông chỉ thấy ánh sáng phát ra từ Ngài quá chói sáng hơn ánh mặt trời chiếu sáng ở Trung đông. Ông ở trong sự hiện diện của vinh hiển Ngài. Không phải là ánh sáng mặt trời buổi sáng hay buổi chiều tà, mà ánh mặt trời lúc đứng bóng. Tôi sống ở tiểu bang hướng mặt trời chiếu rọi, đó là bang Floria suốt 12 năm, và tôi không phải mang kính đen. Tuy nhiên, cách đây vài năm, tôi đi với Lisa đến Trung đông; ở đó tôi phải đeo kiếng đen! Mặt trời sáng hơn rất nhiều trong khí hậu sa mạc khô hạn, và việc nó nằm gần xích đạo đã phóng đại độ sáng của nó lên nhiều lần. Mặt trời có thể chịu được vào sáng sớm và chiều muộn, nhưng từ mười một giờ đến hai giờ thì trời rất sáng. Tuy nhiên, Phao-lô nói rằng ánh sáng của Chúa Giê-su sáng hơn cả mặt trời giữa trưa ở Trung Đông! Hãy dành một chút thời gian và nhớ lại lần mới nhất bạn cố gắng nhìn thẳng vào mặt trời giữa trưa. Nó khó, trừ khi nó bị che khuất hoặc dưới sự bao phủ của một đám mây. Vinh quang của Chúa vượt xa sự rực rỡ này gấp nhiều lần.

Điều này giải thích tại sao cả Giô-ên và Ê-sai đều nói trong những ngày sau rốt, khi vinh quang của Chúa lộ ra, mặt trời sẽ biến thành bóng tối. “Kìa, ngày của Đức Giê-hô-va đến . . . các vì sao trên trời và các chòm sao của chúng sẽ không chiếu sáng; mặt trời sẽ tối tăm khi mọc, và mặt trăng sẽ không chiếu sáng” (Ê Sai 13:9-10).

Cho phép tôi giải thích thêm. Trong bầu trời đêm quang đãng chúng ta nhìn thấy gì? Sao trời! Chúng ở khắp mọi nơi trên bầu trời đêm. Nhưng khi mặt trời mọc vào buổi sáng thì điều gì xảy ra? Nó đi đâu? Các vì sao có chạy trốn cho đến khi mặt trời lặn rồi vội vã trở về vị trí của chúng ẩn nấp dưới đường chân trời? Câu trả lời rõ ràng là không. Điều gì xảy ra sau đó? Vinh quang của các vì sao là một cấp độ, nhưng vinh quang của mặt trời lớn hơn nhiều đến nỗi khi mặt trời xuất hiện thì ngược lại chúng bị tối đi. Chúng vẫn ở đó, nhưng không thể được nhìn thấy. Tương tự như vậy, khi Chúa Giê-su trở lại, vinh quang của Ngài sẽ lớn hơn rất nhiều so với mặt trời, Ngài sẽ làm nó tối tăm. Nó sẽ không thấy được mặc dù vẫn còn hiện diện! Ồ! Bạn có hiểu tại sao Phao-lô viết: “Đấng không ai thấy hoặc có thể thấy” không?

Vinh hiển Chúa vượt trên mọi ánh sáng khác. Ngài là ánh sáng hoàn hảo và làm tan chảy tất cả. Đây là lý do cùng với sự hiện đến lần thứ hai của Ngài những người trên đất này sẽ “chui vào hang đá, vào hầm dưới đất để tránh đối diện với sự kinh hoàng từ CHÚA và vinh quang của sự uy nghiêm Ngài” (Êsai 2:19). Giăng mô tả điều này:

Lúc ấy, các vua trên thế giới, các lãnh tụ, các tướng lĩnh, các người giàu có và quyền thế, tất cả nô lệ và người tự do đều ẩn trốn vào các hang hầm và các khe đá trên núi. Họ xin các núi và các tảng đá: “Hãy rơi xuống trên chúng tôi, hãy che khuất chúng tôi để chúng tôi khỏi đối diện với Đấng ngự trên ngai và khỏi cơn thịnh nộ của Chiên Con! (Khải 6:15-16)

VINH HIỂN CHÚA LÀ GÌ?

Ta hãy trả lời câu hỏi: Vinh hiển Chúa là gì? Để trả lời chúng ta hãy quay lại cuộc nói chuyện của Môi-se với Chúa. Môi-se không chỉ cầu xin sự hiện diện của Chúa mà còn xin tiếp để nhìn thấy sự vinh hiển của Ngài.

Và ông [Môi-se] nói, “Xin hãy cho con thấy vinh hiển của Ngài.” (Xuất hành 33:18)

Từ Hebrew vinh hiển là kabowd. Nó được từ điển Strong’s Bible Dictionary là “sức nặng của vật nào đó, nhưng theo nghĩa bóng là nghĩa tốt.” Nó cũng được định nghĩa sự vinh diệu, sự dư dật và sự tôn trọng. Môi-se cầu xin Chúa “bày tỏ chính Ngài trong tất cả vinh quang của Ngài.” Hãy xem kỹ câu trả lời của Chúa:

Ta sẽ phát hiện đức nhân ái Ta trước mặt con, Ta sẽ tuyên bố danh Ta, là CHÚA trước mặt con. (Xuất hành 33:19)

Môi-se cầu xin tất cả vinh hiển của Ngài và Chúa trả lời lại với “tất cả lòng tốt của Ta.” Từ Hebrew lòng tốt là tuwb. Nó có nghĩa là “tốt theo nghĩa rộng.” Nói cách khác, không giới hạn điều gì.

Sau đó, Đức Chúa Trời phán: “Ta sẽ xưng danh Đức Giê-hô-va trước mặt ngươi.” Trước khi một vị vua trần gian bước vào phòng ngai vàng, tên của vua được người báo trước công bố. Lời tuyên bố được đi kèm với tiếng kèn khi vua bước vào phòng ngai vàng trong sự lộng lẫy của mình. Sự vĩ đại của nhà vua được tiết lộ, và trong triều đình của ông không có nhầm lẫn ai là vua. Sự hiện diện hùng vĩ của vua khiến mọi người kinh ngạc. Nhưng điều gì sẽ xảy ra nếu chính vị vua này đi dạo trên đường phố trong thành phố của mình trong bộ quần áo bình thường, không có bất kỳ người hầu cận nào? Sự thật là, những gì hiển nhiên trong bối cảnh lâu đài sẽ bị mất đi khi đi ra bên ngoài vì nhiều người đi ngang qua ông ta sẽ không nhận ra danh tính thực sự của ông ta. Sự hiện diện của ông ta sẽ không ngoạn mục và đáng chú ý như trong ánh hào quang của căn phòng ngai vàng của ông ta. Về bản chất, đây chính xác là những gì Đức Chúa Trời đã làm cho Môi-se, bằng cách nói: “Ta sẽ xưng danh Ta và đi ngang qua ngươi trong tất cả sự huy hoàng của Ta.”

Trong Tân Ước, chúng ta được biết vinh quang của Chúa được bày tỏ trên khuôn mặt của Chúa Giê-su Christ (2Cô 4:6). Nhiều người đã từng ở trong sự hiện diện của Chúa đã làm chứng về việc nhìn thấy khải tượng về Chúa Giê-su và nhìn thấy khuôn mặt của Ngài. Điều này rất có thể, nhưng tôi sẽ nói với bạn điều này, họ đã không nhìn thấy vinh quang trọn vẹn của Ngài.

Những người khác thắc mắc rằng các môn đồ nhìn mặt Chúa Giê-su sau khi Ngài sống lại từ kẻ chết. Điều này cũng đúng, nhưng đó không phải là sự bày tỏ vinh quang của Ngài một cách công khai. Như tôi đã đề cập, có những người đã nhìn thấy và kinh nghiệm sự hiện diện của Chúa trong Cựu Ước, nhưng không phải trong sự khải thị về vinh quang của Ngài. Chúa đã hiện ra với Áp-ra-ham bên những cây sồi ở Mamre, nhưng không phải trong vinh quang của Ngài (Sáng 18:1-2). Gia-cốp vật lộn với Đức Chúa Trời, và Giô-suê (Giô-suê 5:13-15) thậm chí không nhận ra Ngài, và còn có những người khác nữa.

Khi Giô-suê nhìn thấy mặt Ngài trước khi xâm lược Giê-ri-cô, Chúa xuất hiện như một Người chiến trận. Không nhận ra Ngài là ai, Giô-suê hỏi: “Ngươi ở về phía chúng tôi hay phía kẻ thù của chúng tôi?” Sau đó, Chúa tiết lộ mình là Tư lệnh quân đội của Chúa và ra lệnh cho Giô-suê cởi dép ra, vì đất là thánh! Gia-cốp vật lộn với Chúa suốt đêm và cuối cùng đến gần sáng mới kêu lên: “Xin cho tôi biết tên Ngài” (Sáng. 32:29). Quay trở lại với ví dụ của chúng ta về vị vua trong bộ quần áo bình thường đi dạo trên đường phố trong vương quốc của mình—đi ngang qua mà nhiều người không nhận ra. Điều này miêu tả những gì đã xảy ra với Giô-suê và Gia-cốp, nhưng họ vẫn nhận được sự mặc khải vĩ đại về Ngài.

Điều này cũng đúng sau khi Phục sinh. Người đầu tiên Chúa Giê- su nói chuyện là Ma-ri Ma-đơ-len và bà nghĩ Ngài là người làm vườn (Gi 20:15-16). Các môn đồ ăn điểm tâm cá với Chúa Giê-su trên bờ biển (Gi 21:9-10) và lúc đầu không nhận ra Ngài cũng như không nghe tiếng Ngài. Mãi đến khi Ngài làm một việc quen thuộc, họ mới nhận ra Ngài. Một lần nữa sau khi phục sinh, Ngài bước đi với hai môn đồ, những người đã được báo trước khi Ngài chết về những điều sẽ xảy ra, nhưng họ không nhận ra Ngài vì “mắt họ bị che” (Luca 24:16), và họ cũng không nhận ra khuôn mặt, hình thức, hoặc giọng nói của Ngài. Tất cả họ đều nhìn thấy mặt Ngài và kinh nghiệm sự hiện diện của Ngài, nhưng không phải trong sự phô bày vinh quang của Ngài một cách công khai, tuy nhiên tất cả họ đều nhận được sự mặc khải từ sự hiện diện của Ngài.

Ngược lại, sứ đồ Giăng đã nhìn thấy Ngài trong Thánh Linh khi ở trên đảo Bát-mô, nhưng đã có một cuộc gặp gỡ hoàn toàn khác với bữa ăn sáng bên bờ biển, vì ở đó, Giăng đã nhìn thấy Ngài trong vinh quang của Ngài. Ông mô tả về Chúa Giê-su: “Diện mạo Ngài giống như mặt trời chiếu sáng. Khi tôi thấy Ngài, tôi ngã xuống dưới chơn Ngài như chết” (Khải Huyền 1:16-17). Sự hiện diện đầy vinh hiển của Chúa mạnh mẽ đến nỗi Giăng ngã xuống như chết.

Vinh quang của Chúa là tất cả những gì làm nên Chúa là Đức Chúa Trời. Tất cả các đặc tính, thẩm quyền, sức mạnh, trí tuệ của Ngài—nghĩa đen là sức nặng và tầm vóc vô lượng của Ngài; không có gì che giấu hoặc giữ lại! Người ta có thể trải nghiệm sự hiện diện vinh quang này cho dù hình dạng của Đức Chúa Trời chỉ được nhìn thấy một phần như Môi-se khi chỉ nhìn thấy chân và lưng của Ngài, hay như trường hợp của Sau-lơ trên đường đến Đa-mách—không có hình dạng, chỉ có ánh sáng và giọng nói không thể đến gần.

NƠI NGỰ CỦA NGÀI

Hãy trở lại với con cháu của Áp-ra-ham. Khi Đức Chúa Trời bày tỏ sự hiện diện của Ngài lần đầu tiên trên Núi Si-nai, họ đã lùi bước và kêu lên: “Quả thật Giê-hô-va Đức Chúa Trời chúng tôi đã cho chúng tôi thấy vinh quang và sự vĩ đại của Ngài, và chúng tôi đã nghe tiếng Ngài từ giữa ngọn lửa . . . Vì vậy, bây giờ, tại sao chúng ta phải chết? Vì ngọn lửa lớn này sẽ thiêu rụi chúng tôi; nếu chúng tôi còn nghe tiếng Giê-hô-va Đức Chúa Trời chúng tôi nữa, thì chúng tôi sẽ chết” (Phục truyền 5:24-25). Họ không thể chịu nổi sự hiện diện đầy vinh hiển của Ngài, vì lương tâm họ bị vấy bẩn bởi những đường lối tư lợi.

Sau đó, đền tạm được dựng lên và Đức Chúa Trời ngự ở phần bên trong được gọi là “Nơi Chí Thánh”. Đây là nơi thầy thượng tế sẽ vào mỗi năm một lần. Vào dịp này, vị tư tế bước vào trước tiên bằng con đường của hành lang bên ngoài, nơi dâng tế lễ bằng huyết được dâng trên bàn thờ bằng đồng để đền tội của mình và của dân chúng cho Đức Chúa Trời. Sau khi làm xong, thầy tế lễ sẽ rửa mình ở chậu nước cạnh bàn thờ. Sau đó, ông bước vào Nơi Thánh qua một bức màn. Ở nơi này không có ánh sáng tự nhiên lọt vào. Ánh sáng duy nhất đến từ chân đèn bằng vàng tượng trưng cho Chúa Giê-su, Ánh Sáng của chúng ta (Giăng 9:5). Cũng tại nơi này là bánh trần thiết nói về Chúa Giê-su là Bánh Sự Sống của chúng ta (Giăng 6:48). Vật dụng thứ ba ở nơi đó là bàn thờ dâng hương, tượng trưng cho một đời sống cầu nguyện và thờ phượng liên tục.

Ngay cả ở đó, ông vẫn chưa bước vào nơi có sự hiện diện của Đức Chúa Trời. Vẫn còn một bức màn khác ngăn cách Nơi Thánh với Nơi Chí Thánh. Ở nơi này, phía trên ngôi thi ân, có sự hiện diện tỏ bày thực sự của Đức Chúa Trời. Đây là bức màn bị xé ra khi Chúa Giê-su trút linh hồn: “Bức màn bị xé ra làm đôi từ trên xuống dưới” (Mat 27:51).

Chú ý nó bị xé từ trên xuống dưới chứ không phải từ dưới lên trên. Đức Chúa Trời, không phải con người, xé bức màn này bởi vì Ngài đang di chuyển ra ngoài! Ngài đang chuẩn bị một nơi ở mới, nơi ở mà Ngài hằng mong ước từ lâu—tấm lòng của những con cái Chúa được tái sinh. Việc đó đã xảy ra khi nào? Năm mươi ba ngày sau, vào ngày Lễ Ngũ Tuần, Đức Chúa Trời ngự trong đền tạm hằng mong ước của Ngài. Chúng ta đọc:

Thình lình có tiếng động từ trời như tiếng gió thổi mạnh, đầy cả nhà môn đệ ngồi. Có những lưỡi như lửa xuất hiện, rải ra và đậu trên mỗi người. Tất cả đều đầy dẫy Thánh Linh, bắt đầu nói các ngôn ngữ khác theo như Thánh Linh cho họ nói. (Công vụ 2:2-4)

Giống như sự hiện diện của Đức Chúa Trời không bước vào cho đến khi Môi-se hoàn thành công việc của đền tạm, khi Chúa Giê-su nói: “‘Mọi việc đã được trọn!’ Ngài cúi đầu và trút linh hồn” (xem Gi 19:30) Một lần nữa, Chúa chuyển đến nơi ở mới Ngài đã sắm sẵn bằng huyết của Chiên Con đời đời.

Vậy, thưa anh chị em, vì chúng ta vững tâm bước vào nơi chí thánh nhờ huyết Đức Giê-su, qua con đường mới và sống mà Ngài đã mở . . . nên chúng ta hãy đến gần Chúa với lòng chân thành, trong niềm tin vững chắc, tâm khảm đã được tẩy sạch khỏi lương tâm ác, thân thể đã tắm rửa bằng nước tinh sạch. Chúng ta hãy giữ vững không lay chuyển lời tuyên xưng về niềm hy vọng của chúng ta, vì Đấng đã hứa với chúng ta luôn luôn thành tín. (Hê 10:19-23)

Chúng ta dạn dĩ đến gần Đấng ngự trong “Nơi Chí Thánh!” Nơi này không phải là trong một cái lều hay một ngôi đền, mà bây giờ là thân thể của chúng ta! Vâng, Đức Chúa Trời đã dời vào tấm lòng con người đã được biệt riêng nhờ của lễ của Chúa Giê-su. Thường khi chúng ta kêu cầu Ngài, chúng ta tưởng tượng mình đang bước vào Ngai Chúa cách xa hàng triệu dặm. Không, nơi ngự của Ngài là tấm lòng của chúng ta! Chúng ta chưa học cách nhìn vào bên trong; chúng ta vẫn đang tìm kiếm bên ngoài! Kinh Thánh Tân Ước nói với chúng ta một cách rõ ràng: “Bạn không cần phải lên thiên đàng (để tìm Đấng Christ và đem Ngài xuống để giúp đỡ bạn)” (Rô-ma 10:6).

Vâng, Đức Chúa Trời có một Ngai thật ở tầng trời thứ ba. Tuy nhiên, Ngài khao khát được gần gũi với dân Ngài đến nỗi trong Cựu Ước, Ngài đã thiết lập một nơi ở trong một cái lều trên đất, nơi sự hiện diện tỏ bày của Ngài cư trú. Giờ đây, Ngài đã thiết lập một nơi ở khác cho chính Ngài trong tấm lòng của những người đã dâng cuộc đời mình cho Chúa Giê-su và cầu xin được đầy dẫy Thánh Linh. Ngài đã dành cho Ngài một chỗ gần nhất với đối tượng mà Ngài yêu thương và trìu mến. Khi chúng ta đến gần Ngài là Đấng ở trong lòng chúng ta, chúng ta cũng bước vào cung thánh cách xa hàng triệu dặm. Làm sao có chuyện đó? Không có khoảng cách trong Thánh Linh của Đức Chúa Trời. Ở trong sự hiện diện của Ngài là ở trong ngai với Chúa Giê-su và Đức Chúa Cha, bởi vì Ngài là Thánh Linh của Đấng Christ và của Chúa Cha! (Xem Rô-ma 8:9).

Hãy lưu ý tác giả nói: “Chúng ta hãy giữ vững niềm hy vọng của chúng ta không nao núng, vì Đấng đã hứa là thành tín.” Tác giả cũng nói:

Chúng ta có hy vọng nầy như cái neo vững vàng bền chặt của linh hồn, đi vào bên trong bức màn. (Hê 6:19)

Việc xé bỏ bức màn cũ đã mở đường cho mọi người thờ phượng trên thế giới này bước vào sự hiện diện của Đức Chúa Trời bằng một con đường mới và sống. Bức màn bây giờ trở thành xác thịt của chúng ta. Nếu chúng ta có thể vượt qua hành lang bên ngoài của xác thịt mình bằng cách đóng đinh hoặc chối bỏ xác thịt (xem Ga-la-ti 5:24), thì chúng ta bước vào “Nơi Chí Thánh” mới của tấm lòng, nơi có sự thông công liên tục. Sự hiện diện của Ngài. trở thành một thực tế liên tục. Ngài đảm bảo nếu chúng ta đến gần với tấm lòng chân thật thì Ngài sẽ bày tỏ sự hiện diện của Ngài! Ngài không bao giờ nói đó là trong một thời gian giới hạn hoặc ấn định! Cũng giống như trong đền tạm, sự hiện diện của Ngài là thường xuyên khi họ trung thành với Ngài, thì sự hiện diện của Ngài cũng là liên tục trong đền tạm của Ngài, tức trong lòng chúng ta.

Hãy nghe lại những lời của Gia Cơ: “Hãy đến gần Đức Chúa Trời, thì Ngài sẽ đến gần anh em.” Thật là hy vọng, là sự đảm bảo thuần khiết mà Chúa hứa và thề bằng chính Ngài, vì “Đức Chúa Trời không thể nói dối, [rằng] chúng ta có được sự an ủi mạnh mẽ này để chúng ta có thể chạy đến nơi ẩn náu và nắm lấy niềm hy vọng đặt trước mặt chúng ta” (Hê 6:18). Hy vọng này là gì? Nếu chúng ta đến gần; Ngài sẽ đến gần chúng ta! Ngài đã đảm bảo điều đó!

Vậy tại sao nhiều người không tận hưởng sự hiện diện hiển nhiên của Ngài? Như A.W. Tozer kêu lên:

Với bức màn bị xé ra bởi sự xé thịt của Chúa Giê-su, không có gì ở phía Đức Chúa Trời ngăn cản chúng ta bước vào, tại sao chúng ta chần chừ bên ngoài? Tại sao chúng ta bằng lòng ở cả ngày bên ngoài Nơi chí thánh và không bao giờ bước vào để nhìn lên Đức Chúa Trời? Chúng ta nghe Chàng Rể nói: “Hãy cho tôi xem diện mạo của nàng, cho tôi nghe giọng nói của nàng; vì giọng nói của nàng ngọt ngào, và dung mạo của nàng đẹp đẽ” (Nhã ca 2:14). Chúng ta cảm thấy rằng sự kêu gọi là dành cho mình, nhưng chúng ta vẫn không thể đến gần, và năm tháng trôi qua, chúng ta già nua và mệt mỏi ở hành lang bên ngoài của đền tạm. Điều gì cản trở chúng ta? (The Pursuit of God, trang. 41)

Câu hỏi vẫn là: Điều gì cản trở chúng ta? Tại sao chúng ta vật lộn với sức riêng của mình, bỏ lỡ mục tiêu vì sự che mắt của chúng ta? Tại sao có quá nhiều người không hài lòng và buồn chán khi chúng ta có một niềm hy vọng tuyệt vời như vậy được hỗ trợ bởi lời hứa chắc chắn của Ngài? Khi tiếp tục đọc, chúng ta sẽ khám phá ra điều gì cản trở mối quan hệ thông công tuyệt vời này mà Đức Chúa Trời dành sẵn cho mọi tín đồ.

CÂU HỎI NGHIÊN CỨU

  1. Ở phần đầu của chương này, những câu hỏi này được đặt ra: “Tại sao . . . có quá nhiều người cam chịu mối quan hệ lý trí với Chúa? Tại sao chúng ta chấp nhận Cơ đốc giáo mà không có sự hiện diện của Đấng Christ? Làm thế nào mà chúng ta học cách thỏa mãn mà không có sự gần gũi?” Làm thế nào bạn sẽ trả lời những câu hỏi này?
  2. Tác giả đề cập rằng tâm lý học cho chúng ta biết rằng các mối quan hệ mà chúng ta đã có trong năm năm qua sẽ hình thành tính cách của chúng ta. Ông cũng nói rằng điều này đã được khẳng định trong Kinh Thánh: “Bạn bè xấu làm hư thói quen tốt” (1Cô 15:33), và “Ai đi với người khôn ngoan sẽ trở nên khôn ngoan” (Châm Ngôn 13:20). Bạn đã từng có những giai đoạn trong đời minh họa cho một trong hai hoặc cả hai thái cực chưa? Kết quả là gì?