CHƯƠNG HAI: SỰ ĐEO ĐUỔI CỦA CHÚA

Gần Gũi Chúa

Đăng vào: 3 tuần trước

.

CHƯƠNG HAI

SỰ ĐEO ĐUỔI CỦA CHÚA

Chúa phán, “Ta coi trọng Ta hơn cả chính Ta.”

Kinh Thánh truyền thông những đề tài chính; những chân lý này được nói đến suốt từ Sáng thế đến Khải huyền. Một đề tài như thế chính là lòng khát khao cháy bỏng của Chúa dành cho con người và đeo đuổi con người. Đó là một sự thật, Chúa muốn đến gần chúng ta hơn là chúng ta ước ao đến gần Ngài!

Ngài thật sự khao khát chúng ta (xem Gia-cơ 4:5). Từ kháo khát nghĩa là “mong mỏi tha thiết.” Đây là lời kêu van tha thiết từ đáy lòng của Ngài từ trước giờ kể từ sáng thế. Sau khi A-đam phạm tội, lời đầu tiên của Chúa không phải là lời tuyên bố phán xét; mà chính là lời, “A-đam, con ở đâu?” Bạn có thể nghe tiếng kêu từ đáy lòng của Ngài, “Sao con lại trốn Ta?” Nào ta hãy truy vết về lòng mong mỏi của Ngài dành cho chúng ta suốt dòng lịch sử.

CHÁU BẢY ĐỜI CỦA A-ĐAM

Cháu bảy đời của A-đam có tên là Hê-nóc. Tôi tin ngày nọ Hê-nóc đến gặp A-đam và hỏi ông kể về thời gian ông của mình tại vườn. Hê-nóc muốn biết chuyện đồng đi với Chúa là như thế nào. Bạn có thể thắc mắc, làm sao mà Hê-nóc có thể nói chuyện với ông tổ bảy đời của mình? Để trả lời: khi bạn sống đến 930 tuổi, bạn sẽ nhìn thấy cháu, chít, chắt . . . của mình. A-đam lúc đó chỉ 622 tuổi khi Hê-nóc sinh ra.

Về toán học, Kinh Thánh cho chúng ta biết A-đam 687 tuổi khi Hê-nóc đến gặp ông lúc Hê-nóc 65 tuổi. Đây là phép tính từ câu chuyện Sáng thế về việc Hê-nóc đồng đi với Chúa suốt 300 năm dù ông sống tới 365 tuổi.

Ê-nót đồng đi với Đức Chúa Trời ba trăm năm, sinh con trai con gái. Ê-nót sống tất cả được ba trăm sáu mươi lăm tuổi. (Sáng thế 5:22-23)

Vì thế, có lẽ lúc 65 tuổi khi mà mọi thứ đã thay đổi đối với Hê- nóc khi ông nghe những phước lành và những đau đớn từ chính môi miệng của tổ phụ A-đam.

Tôi chỉ có thể tưởng tượng và tôi không có sách vở viết về điều này, Hê-nóc mất nhiều năm để lấy hết can đảm đến gặp tổ phụ nổi tiếng của mình để hỏi về vườn địa đàng, vì A-đam không thấy thoải mái khi nói về chuyện này. Tất cả con cháu của A-đam đều biết chuyện này, và hình như có khả năng là Hê-nóc cũng được cảnh báo lúc còn trẻ là không nên hỏi hang cụ A-đam chuyện đau lòng này.

Các sách vở lịch sử Do Thái nói về nỗi tuyệt vọng mà A-đam gánh chịu sau khi bị đuổi khỏi vườn. Gánh nặng của tội lỗi này không thể gánh nỗi. Một số sách vở cho biết A-đam và Ê-va ngồi trong những cái hang tối nhìn nhau vì những sự xấu hổ mà họ đã gây ra. A-đam đã mất đi vinh quang của mình. Nghe được lời hứa về việc đồng đi với Chúa là một chuyện, còn việc mất đi sự tiếp xúc thật sự khi được ở trong sự vinh hiển của Ngài là một chuyện khác. A-đam đã gánh chịu một sự mất mát không thể tả hết, nhưng Hê-nóc lại tiến tới và nắm lấy câu chuyện đau thương của A-đam và kết hợp nó với đức tin và lòng mong đợi. Dù nhiều thế hệ đã bàn tán với nhau về nỗi thất vọng của họ đối với sự mất mát của A-đam, nhưng Hê-nóc nhận ra được một lời hứa, “Tôi sẽ bước đi với Chúa.”

Tôi chỉ có thể tưởng tượng cuộc gặp gỡ giữa hai người. Hê-nóc run rẩy, nhưng lòng khao khát của ông cuối cùng cũng thắng được nỗi sợ hãi. Vượt qua những cái bóng của thất bại ông tiến tới và tin sẽ có ánh sáng ở cuối đường. Đối với ông, câu chuyện của cụ A-đam còn hơn là câu chuyện của thất bại; nó là một khải thị về ước ao tột cùng của Chúa để cùng bước đi với con người. Tôi phải thắc mắc là không biết cụ A-đam có thấy được tia sáng trong tấm lòng nóng cháy của Hê-nóc khi ông kể lại những phước lành thời xa xưa được tìm thấy trong kí ức của ông ở vườn địa đàng.

A-đam khóc khi ông kể lại câu chuyện đau lòng: “Hê-nóc à, Ta đã đồng đi với Ngài . . . trong sự vinh hiển của Ngài. Đấng Tạo Hóa của vũ trụ, Đấng Tạo Dựng mọi thứ mà cháu thấy đã đi cạnh ta! Ngài chia sẻ sự khôn ngoan bí mật về kế hoạch tổng thể của Ngài; cách Ngài sắp xếp các ngôi sao của vũ trụ bằng chính ngón tay của Ngài. Chính ngón tay Ngài này đã tạo dựng ta cũng như nắm giữ tay ta. Ngài gọi tên mỗi ngôi sao và đặt nó làm dấu chỉ phương hướng và mùa màng. Ngài chỉ cho ta cách Ngài cân bằng quả đất với các trường hấp dẫn và điện từ và tạo ra một khí hậu hoàn hảo. Ngài chia sẻ bí mật của hạt giống và cách nó sản sinh tùy theo loại; cách nó được tưới nước bởi những dòng nước dưới lòng đất mà Ngài đã đặt ở đó một cách khôn ngoan dưới khắp mặt đất. Hê-nóc, Ngài tin tưởng ta nên giao cho đặc quyền đặt tên cho tất cả loài thú vật – trên năm triệu giống loài! Chúng ta sẽ cùng nhau bàn về nó, nhưng Ngài để cho ta quyết định cuối cùng!”

A-đam càng kể thì Hê-nóc càng khao khát cho đến khi lòng say mê đã tràn ngập lòng ông. Ông phải bước đi với Chúa như cụ A-đam; ông sẽ không bị khướt từ.

Hê-nóc thừa hưởng một điều mà A-đam không có; bụi đất của A-đam sẽ trở về đất nhưng sách Sáng Thế cho biết, “Hê-nóc đồng đi với Chúa và người ta không thấy ông nữa, vì Đức Chúa Trời cất ông đi” (Sáng Thế 5:24). Ông rời khỏi quả đất này mà không thấy sự chết.

Trong cuộc đời của ông Hê-nóc là một tiên tri vĩ đại. Ông nói cho thời của ông cũng như tiên tri cho thời của chúng ta. Ông tiên tri về những kẻ chế nhạo sẽ dấy lên trong hội thánh trong những ngày sau rốt, hành động như thể tin rằng họ đã được cứu bởi ân điển và sự phán xét sẽ theo sau (xem Giu-đe 1-15). Ông thấy các khải tượng về sự phán xét của Chúa, tuyên bố sự xuất hiện lần hai của Chúa hàng ngàn năm trước khi Ngài giáng sinh.

Sao Chúa lại cất ông đi khi mà ông chỉ 365 tuổi? Có phải ấy là vì chức vụ tiên tri đầy ơn của ông không? Không, ấy là vì ông “bước đi với Chúa,’ và sách Hê-bơ-rơ cho biết điều này làm “đẹp lòng Đức Chúa Trời” (Hê 11:5).

Đừng hiểu lầm tôi, việc ông bước đi với Chúa sản sinh một chức vụ quyền năng và hiệu quả, chính lòng ước ao cháy bỏng của ông muốn Chúa gần gũi đã làm đẹp lòng Chúa. Ông đã đụng đến lòng mong đợi của tấm lòng Chúa, một mối quan hệ mật thiết, cách mà Ngài mong mõi nơi chúng ta.

LỜI KÊU GỌI TẬN ĐÁY LÒNG CỦA CHÚA QUA NHIỀU THỜI ĐẠI

Đây là lời kêu gọi tận đáy lòng trải qua nhiều thời đại! Một người mà ước ao muốn biết Ngài sẽ đáp ứng với sự ước ao của Ngài dành cho chúng ta! Sau Hê-nóc là Nô-ê, một người cháu chít của ông đã đụng chạm tấm lòng Chúa. Sáng thế cho biết, “Nô-ê bước đi với Đức Chúa Trời” (Sáng thế 6:9). Nô-ê đáp lại ước ao của Chúa về sự thông công và về sự gần gũi. Khi ông đến gần, Chúa đến gần ông và cảnh báo về những việc tương lai. Sự phán xét đã làm cho thế gian kinh ngạc là bí mật đầu tiên giữa Nô-ê và Đức Chúa Trời. Mối quan hệ thân mật của Nô-ê với Chúa phát sinh từ lòng xác quyết rằng Chúa sẽ phản ứng lại với những ai đeo đuổi Ngài, với những ai dám tin và đến gần để kinh nghiệm sự thân mật với Ngài.

Chúng ta chứng kiến điều này một lần nữa với Áp-ra-ham khi Ngài mời ông hãy “bước đi trước mặt Ta” (Sáng thế 17:1). Lời mời này đã được mời lặp đi lặp lại với Y-sác và Gia-cốp; ngay cả trước khi Gia-cốp sinh ra Chúa phán, “Ta yêu Gia-cốp” (Rô 9:13). Chúa đeo đuổi ông, như Ngài đeo đuổi với tất cả chúng ta, ngay cả lúc Gia-cốp không đeo đuổi Ngài. Khi Gia-cốp chạy trốn khỏi anh mình, ông tìm thấy Chúa chờ đợi để nắm lấy ông. Khi Gia-cốp ngủ trên viên đá, Chúa đánh thức ông trong một giấc mơ, một cái thang có các thiên sứ đi lên xuống. Một sự kết nối siêu nhiên được khải thị giữa Đức Chúa Trời và con người.

Sau bốn trăm năm bị làm nô lệ của dân Y-sơ-ra-ên, con cháu của Gia-cốp bị bối rối bởi chính mục đích về sự giải cứu họ khỏi ách nô lệ. Họ nghĩ việc này chỉ liên hệ đến việc thừa hưởng xứ hứa, nhưng nó còn hơn thế nữa. Ước ao tột cùng của Chúa là sự thân mật, và Ngài đã nói rõ ý định của Ngài khi Ngài nói với cả nước Y-sơ-ra-ên bằng những lời tha thiết và rất hay:

Các ngươi đã thấy những gì Ta đã làm cho người Ai-cập, và thể nào Ta mang các ngươi trên cánh chim ưng và đem các ngươi đến với chính Ta. (Xuất 19:4).

Tuy nhiên, ước ao của Ngài không được phản ánh qua những lời nói của dân Y-sơ-ra-ên; cuộc nói chuyện của họ phơi bày một động cơ khác: “Ngài đâu có đem chúng tôi vào một xứ đượm sữa và mật, đâu có cho chúng tôi thừa hưởng ruộng đất và vườn nho? (Dân số 16:14). Lòng họ gắn chặt vào điều gì đó, thay vì vào Đấng mà họ thừa hưởng.

Môi-se nói lặp lại để làm sáng tỏ ước ao của Chúa dành cho con cháu của Áp-ra-ham; một lời đề nghị như thế đã được ghi lại:

Vì Ngài là một Đức Chúa Trời rất tha thiết về mối quan hệ của Ngài với các ngươi. (Xuất 34:14-NLT)

Đức Chúa Trời tuyên bố cho hết thảy dân Y-sơ-ra-ên, “Ta đã yêu thương các ngươi.” Nhưng do lòng cứng cõi và ngu dại mà họ đáp lại, “Ngài yêu thương chúng con ở chỗ nào?” (Mal 1:2). Bị che mắt với sự thật rằng tấm lòng Ngài mong đợi họ, nên họ hiểu lầm những nỗ lực của Ngài nhằm hướng đến họ như là những hành động phán xét.

Ngay cả dù họ không vâng lời nhiều lần ước ao của Ngài vẫn không đổi dời. Vào thời của Giê-rê-mi Ngài kêu lên, “Dù Ta đã nhiều lần khuyên bảo các ngươi, các ngươi không chịu nghe, dù Ta đã kêu gọi các ngươi, các ngươi vẫn không đáp lời Ta” (Giê 7:13). Ngài bày tỏ điều này đó là Ngài đeo đuổi họ theo cách này từ ngày Ngài đem họ ra khỏi Ai-cập cho đến lúc này (xem Giê 7:25).

Trong tất cả những điều này tình yêu của Ngài không tàn phai, những bằng cớ quan trọng nhất của ước ao cháy bỏng của Ngài được tìm thấy trong Chúa Giê-su. Chính Chúa Giê-su giải thích, “Ta, Con Người đã đến tìm và cứu những kẻ hư mất.” (Lu 19:10). Ngài không chỉ đến để cứu rỗi; Ngài đến để tìm kiếm nữa, ngay cả khi chúng ta là kẻ thù của Ngài!

Ý TƯỞNG CỦA NGÀI ĐỐI VỚI TỪNG CÁ NHÂN

Khi chúng ta mong đợi lẫn nhau, chúng ta thường nghĩ về người khác. Chúng ta thấy ý tưởng của chúng ta dành cho họ suốt cả ngày và thường là chúng ta nghĩ đến họ khi chúng ta ngủ ban đêm. Chúng ta thậm chí chấp nhận bị thương tổn và chia sẻ với người khác thể nào chúng ta thường ước ao gặp họ và trò chuyện với họ trong suy nghĩ của chúng ta. Đức Chúa Trời cũng như vậy. Chúa bảo Đa-vít về những ý tưởng của Ngài dành cho chúng ta. Đa-vít kể lại những ý nghĩ sâu sắc mà Chúa dành cho mỗi chúng ta:

Lạy Đức Chúa Trời, các tư tưởng Chúa thật quí báu cho tôi thay; số lượng chúng lớn biết bao!

Nếu tôi đếm các tư tưởng ấy, thì chúng nhiều hơn cát.

Khi tôi thức dậy tôi vẫn còn ở cùng Ngài.

(Thi 139:17-18)

Hầu như không thể hiểu hết được, những ý tưởng của Ngài về mỗi người trong chúng ta nhiều hơn là cát bãi biển! Hãy suy nghĩ một lát, hãy tưởng tượng nhặt hết mọi hạt cát trên cả hành tinh này; trên mỗi bãi biển, mỗi sa mạc, mỗi ao hồ, mỗi sông nước và mỗi đại dương và dĩ nhiên trên sân golf. Khi tôi nhìn cát trên sân golf tôi không thể tưởng tượng có bao nhiêu hạt cát trong một khu đất nhỏ đó. Nhưng Chúa nói về mỗi hạt cát trên quả đất! Con số thật không tưởng! Suốt trên hai mươi mốt năm qua, tôi nghĩ nhiều ý tưởng yêu thương về vợ tôi, nhưng ngay cả trong tất cả những suy nghĩ của tôi, tôi e rằng đủ chứa trong một cái bình nhỏ, chứ nói gì cả quả đất!

BẠN ĐEO ĐUỔI ĐIỀU BẠN XEM TRỌNG

Những ý tưởng này chỉ dành cho những người bạn yêu thương, mong đợi và ước ao gần gũi với họ! Bạn có bắt đầu mường tượng được Ngài yêu bạn nhiều thể nào. Bạn có bao giờ dừng lại và suy gẫm bạn có ý nghĩa như thế nào đối với Ngài không? Khi chúng ta đi mua sắm, chúng ta thường dạo qua các cửa hàng chất đầy những món hàng có niêm yết giá. Một số món giảm giá, số khác giá rất cao; mỗi món được định giá theo giá trị nó có. Nhưng nếu chúng ta là người mua sắm thông minh, chúng ta sẽ luôn mua món đồ nào giá trị nhiều hơn số tiền chúng ta bỏ ra.

Mọi thứ trên đời này đều có giá trị ấn định cho nó. Giá trị đó được xác định bởi nhận thức của người mua. Một vài năm trước, một quả bóng chày được rao bán. Nhưng nó không chỉ là một quả bóng cũ; đó là cú đánh trúng đích của Mark McGuire khi anh ấy cán đích thứ bảy mươi về nhà. Vào thời điểm đó, anh lập kỷ lục giải đấu lớn về số lần chạy trên sân nhà nhiều nhất trong một mùa giải. Quả bóng được bán với giá 2.7 triệu đô-la. Ngay cả nếu tôi có tiền tôi cũng không trả một số tiền lớn như thế để mua nó. Tại sao? Vì nó không giá trị đối với tôi. Nhưng tôi nhớ đọc lúc đó có người đã bỏ số tiền nhiều hơn để mua nếu họ có cơ hội. Nhưng bây giờ kỷ lục đội nhà đã bị phá vỡ, tôi nghĩ không ai bỏ tiền ra mua quả bóng giá đó nữa. Giá trị của nó đã bị giảm sút.

Câu hỏi không phải là: Chúng ta giá trị gì đối với xã hội? Chuyện này rất khác nhau. Ngay cả giá trị về sự sống con người cũng khác nhau giữa vòng chúng ta, vì có hàng triệu cha mẹ đã giết con mình trong bụng mẹ. Mạng sống của đứa bé không xứng đáng với sự bất tiện của họ. Có những người chồng bỏ vợ con vì họ không nhìn thấy mối quan hệ xứng đáng để họ bỏ thời gian và sức lực. Chính sự tiện nghi và khoái lạc của họ giá trị đối với họ hơn là mạng sống của người phối ngẫu hay con cái của họ. Có những người bán mình để làm điếm. Danh sách này còn dài và hậu quả là hàng triệu người bị tổn thương trong xã hội chúng ta. Có những người cảm thấy không được yêu hay cảm thấy bị thừa bởi sự kiện rằng họ đã nhìn thấy giá trị của họ qua ánh mắt của người khác.

GIÁ TRỊ CỦA CHÚNG TA ĐỐI VỚI CHÚA CHA

Giá trị của chúng ta là gì đối với Chúa? Chính tại nơi đây chúng ta tìm thấy giá trị thật của chúng ta. Đức Chúa Trời là Đấng đặt ra tiêu chuẩn cho giá trị trong vũ trụ này, không phải con người. Vì “Điều được coi trọng giữa vòng con người là điều gớm ghiếc trước mặt Đức Chúa Trời” (Lu 16:15).

Chúa Giê-su phán, “Thật ích lợi gì cho một người nếu được cả thế gian mà mất chính linh hồn mình? (Mat 16:26). Hãy suy xét một lát về tất cả tài sản ở thế gian. Hãy nghĩ đến tất cả các lâu đài hàng tỉ đô la, tất cả các loại vàng bạc đá quí; tất cả các chiếc xe ô tô sang trọng, những chiếc xe cổ đắt tiền và những máy bay hạng sang; tất cả những đồ dùng điện tử hiện đại, và đây chỉ là những đồ đẹp thôi nhé. Có nhiều của báu ở thế gian này không thể kể ra hết được. Các nghiên cứu gần đây ước tính tổng sản phẩm thế giới là 35,8 nghìn tỷ đô la Mỹ. Đó là 35,800,000,000 đô la. Rất nhiều của cải và đó là chúng ta chưa nói tới bất động sản. Nhưng Chúa Giê-su cho biết một người mà đánh đổi linh hồn mình để lấy hết khối tài sản này thì quả là cuộc mua bán tồi!

Nếu giá trị thật của chúng ta, giá trị mà Chúa đặt trên chúng ta, lớn hơn mọi tài sản ở thế gian hay thuộc thế gian này, vậy giá trị của chúng ta đối với Ngài là gì? Chúng ta được biết, “Vì Đức Chúa Trời yêu thương thế gian đến nỗi đã ban Con Độc Sanh của Ngài” (Gi 3:16). Chúng ta trước đây ở dưới sự cai trị của vị vua gian ác là Luciphe, sau khi chúng ta bị bán đứng bởi A-đam (xem Luca 4:6). Sự bất tuân của A-đam lan đến mọi người và chúng ta đã từng là nô lệ cho tội lỗi, một lãnh thổ mà trước đây Luciphe cai trị như là chúa tể. Nó tuyên bố có quyền trên chúng ta và sẽ không tha cho chúng ta. Số phận của chúng ta là tối tăm đời đời mà không chút hy vọng nào được tự do. Cách duy nhất chúng ta được tự do nếu chúng ta được mua trở lại – nhưng cái giá quá cao nên không ai trả nỗi.

Đức Chúa Trời ban Chúa Giê-su làm giá chuộc cho chúng ta. Không ai và cũng không điều gì khác có thể mua chuộc chúng ta, vì Chúa phán, “Giá chuộc mạng sống rất đắt, không giá nào là trả đủ cả” (Thi 49:8). Chúa coi trọng linh hồn chúng ta rất nhiều nên Ngài mua chuộc chúng ta bằng chính Chúa Giê-su. Phao lô nói, “Đức Chúa Trời đã mua anh em bằng một giá cao” (1Cô 6:20). Lần nữa ông nói Chúa Cha “giàu lòng thương xót nên Ngài đã mua sự tự do cho chúng ta qua huyết Con Ngài” (Êph 1:7).

Không ai khác hay không điều gì giá trị đối với Chúa Cha trong vũ trụ này hơn Con Ngài là Chúa Giê-su. Nhưng qua sự mua chuộc này mà Đức Chúa Trời tuyên bố giá trị của chúng ta khi sánh với của báu quí trọng nhất của Ngài. Đây là điều gây ngạc nhiên: Nếu chúng ta đáng giá đối với Đức Chúa Trời kém một xu so với chính Chúa Giê-su, thì Chúa Cha sẽ không bao giờ ban Ngài, vì Đức Chúa Trời không bao giờ thực hiện một vụ mua bán vô ích! Một vụ mua bán hay trao đổi xảy ra khi bạn bỏ ra một thứ gì đó để lấy một món khác kém giá trị hơn. Thật vậy! Bạn có thấy bạn quan trọng thể nào đối với Chúa không? Chúa Giê-su xác nhận điều này khi phán, “Con đã ban cho họ vinh quang mà Cha đã ban cho Con, để họ được hiệp nhất cũng như Cha với Con là một. Con ở trong họ và Cha ở trong Con, để họ được hoàn toàn hiệp nhất và nhờ đó, thế gian biết rõ là Cha đã sai Con và Cha yêu quí họ như Cha đã yêu Con.” (Gi 17:22-24). Chúa Giê-su tuyên bố rõ rằng Cha yêu chúng ta như Ngài yêu Chúa Giê-su! Bạn có nghe điều đó không? Bạn có thấy giá trị thật của bạn không? Bạn có thấy tại sao Ngài đeo đuổi bạn không?

“ĐỒNG Ý, NHƯNG TÔI CŨNG NHƯ MỌI NGƯỜI THÔI”

Một số người lý luận, “Đồng ý, Chúa đã làm điều đó cho tất cả nhân loại nhưng tôi là ai trong vô số hằng hà như thế?” Câu trả lời cho câu hỏi này đó là nếu bạn chỉ là người duy nhất trên đời này thì Ngài vẫn đeo đuổi và mua chuộc bạn bằng một giá rất cao. Điều này được thấy rõ trong chức vụ của Chúa Giê-su. Ngài để cả ngày dạy dỗ đám đông về Nước Trời. Ngài mệt nhưng có một điều gì đó không thể chờ đợi. Qua sự dẫn dắt của Thánh Linh, Chúa Giê-su bảo các môn đồ Ngài hãy bước vào thuyền và vượt qua biển Ga-li-lê. Đang giữa biển một cơn bão nỗi lên và đe dọa mạng sống của họ, nhưng Chúa Giê-su quá mệt nên Ngài ngủ thiếp đi. Thật ra các môn đồ đánh thức Ngài và cảnh báo về mối nguy sắp xảy ra; Chúa Giê-su phản ứng bằng cách truyền cho sóng gió im lặng.

Họ đã để cả một đêm để vượt qua biển đang bị nổi sóng. Giờ thì họ đã qua bờ bên kia, có lẽ họ cuối cùng cũng nghỉ ngơi được một ít. Nhưng họ tỉnh ra họ gặp phải một người điên bị quỷ ám. Anh ta sống giữa nghĩa địa và dù có dùng xiềng nhưng vẫn không trói anh lại được. Suốt cả ngày lẫn đêm anh đi lang thang khắp nghĩa địa la hét và dùng đá cắt mình (xem Mác 5:3-5).

Nếu sống ngày nay chắc anh ta sẽ được đem vào bệnh viện tâm thần, có lẽ bị giam riêng biệt. Anh ta có lẽ sẽ bị tiêm thuốc và giam một mình. Phần lớn mọi người sẽ cho anh ta là thành phần bị ruồng bỏ vì luật pháp không cho phép xử tử anh ta. Anh bị xem như là đồ rác rưỡi của xã hội. Giá trị của anh ta hầu như không có kí lô nào. Rất ít người muốn quen biết anh ta.

Nhưng người điên này có giá trị lớn đối với Chúa Cha, Chúa Giê- su và Chúa Thánh Linh. Chúa Giê-su đã giúp đỡ anh một cách đầy quyền năng. Nên sự giải cứu của anh thật là đầy thuyết phục, trước khi kết thúc ngày hôm đó, anh ta được ngồi cạnh Chúa Giê-su, ăn mặc đàng hoàng và tâm trí tỉnh táo. Giờ đến phần ngạc nhiên: sau khi Chúa Giê-su giải cứu anh ta, Ngài quay lại thuyền và “định đi thuyền qua bờ bên kia” (Mác 5:21). Tôi sẽ không bao giờ quên cái ngày mà Chúa tỏ điều này cho tôi. Tôi lặng người. Tôi kính nể đó là Chúa Giê-su, mệt mỏi vì một ngày đầy bận rộn, lại vượt biển và chống chọi cơn bão, chỉ để giải cứu một con người bị ruồng bỏ mà xã hội cho là rác rưởi, rồi sau đó quay lại thuyền và đi cả một vòng một lần nữa. Ngài làm tất cả những chuyện này chỉ vì một người!

Khi tôi hiểu được điều này, tôi hiểu rõ ràng rằng nếu tôi là người duy nhất thì Ngài vẫn tìm kiếm tôi và trả giá để mua chuộc tôi, để tôi có thể thông công với Ngài. Không lạ gì các thiên sứ trên trời ca hát vào đêm Ngài giáng sinh – chúc tụng bình an dưới đất và thiện tâm cho con người! Sự đeo đuổi của Chúa dành cho chúng ta đang mở ra trước cả thế giới!

CÁCH CHÚA GIÊ-SU NHÌN MỖI NGƯỜI TRONG CHÚNG TA

Một trong những khải thị quan trọng nhất mà Chúa ban cho tôi đến sau khi tôi tin Chúa một thời gian ngắn. Tôi thông công với Ngài đang khi lái xe ô tô và không biết mình đi đâu thì Ngài bắt đầu phán một điều mà thay đổi cách ngoạn mục lối suy nghĩ của tôi. Tôi nghe Ngài thì thầm với lòng tôi, “John, con có biết Ta đánh giá con cao hơn chính Ta không?”

Tôi nhớ khi tôi nghe lời này, tôi cho là lời phỉ báng và do địa ngục xui khiến. Tôi lý luận lời nói này quá tự tin và bất kỉnh. Tôi hầu như thốt lên, “Hỡi satan, hãy lui ra khỏi ta!” Nhưng sâu xa trong lòng tôi cảm nhận đó là tiếng của Chúa. Nên tôi cần biết để tôi an tâm làm. Tôi đáp lại, “Chúa ơi, điều này cũng cực đoan quá không thể tin nỗi. Dường như thật phỉ báng đó là Ngài, Chúa Giê-su, Đấng tạo dựng trời đất, lại xem con, một người con người yếu hèn, quan trọng hơn Ngài. Cách duy nhất con có thể chấp nhận ý tưởng như thế đó là nếu Ngài ban cho con ba câu Kinh Thánh Tân ước để chứng minh ý niệm này.”

Sau khi nói điều này, tôi dường cảm nhận sự hài lòng của Ngài và lập tức tôi nghe trong lòng mình, “Phi-líp 2:3 nói gì?”

Vì quen với câu này nên tôi nói ra lớn tiếng, “Đừng làm điều gì vì tham vọng ích kỷ hoặc hư vinh nhưng hãy khiêm tốn, coi người khác hơn mình.”

Chúa phán, “Con tìm ra câu Kinh Thánh của con trước rồi.”

Lập tức tôi nghe, “Hỡi con, Ta không bao giờ bảo con cái Ta làm điều gì mà chính Ta không làm!” Rồi Ngài tỏ cho tôi đây là một vấn đề trong nhiều gia đình. Cha mẹ mong lối cư xử của con cái họ mà chính họ là cha mẹ lại không hành xử như thế. Chúa không bao giờ mong điều gì từ chúng ta mà chính Ngài lại không làm gương.

Tôi có thể thấy điểm này, nhưng như thế cũng không thuyết phục tôi Ngài coi trọng tôi hơn chính Ngài. Tôi nói, “Chúa ơi, đó chỉ một câu Kinh Thánh, con cần thêm hai câu nữa.” Tôi không bất kỉnh, nhưng hơi cẩn trọng.

Rồi Ngài phán những lời này bằng một câu hỏi khuấy động lòng tôi: “John, ai bị treo trên thập tự giá, con hay Ta?”

Kinh ngạc bởi những gì tôi biết, nhưng bây giờ nó trở nên thực hữu hơn, câu trả lời của tôi rất rụt rè, “Ngài ạ, Chúa Giê-su ơi.”

Ngài nói tiếp, “Đáng lý con bị treo trên thập tự giá, nhưng Ta mang tội lỗi, sự phán xét, bệnh tật, đau đớn và nghèo thiếu của con. Ta đã làm việc đó vì Ta coi trọng con hơn chính Ta.”

Tôi run sợ khi tôi nghe những lời của Ngài. Mọi nghi ngờ bị tan biến qua những gì Ngài phán. Tôi suy nghĩ Ngài không đáng phải chịu một tí nào những gì Ngài phải gánh chịu. Ngài là công chính và vô tội. 1Phi-e-rơ 2:24 đến với tôi, “Chính Ngài đã gánh tội lỗi của chúng ta trong thân thể Ngài trên cây gỗ, nhờ đó chúng ta chết đối với tội lỗi và sống cho sự công chính; nhờ vết thương của Ngài, anh chị em được chữa lành.”

Lúc đó tôi mới hiểu được Ngài thật sự xem tôi quan trọng hơn chính Ngài. Tôi bắt đầu tan vỡ và thờ phượng. Tôi biết sẽ có câu Kinh Thánh thứ ba, và đúng thế Ngài phán với lòng tôi: “Còn Rô-ma 12:10 nói gì?”

Đó là một câu Kinh Thánh quen thuộc khác và một lần nữa tôi trích dẫn nó, “Hãy lấy tình huynh đệ mà thương yêu nhau cách mặn nồng. Hãy kính nhường nhau với lòng tôn kính.”

Tôi nghe Ngài nói, “Ta há không phải Con sanh đầu nhất giữa nhiều anh em (Rô 8:29)? Ta quan tâm đến các anh chị em Ta và coi trọng họ hơn chính Ta.”

Tôi thường nghe Chúa Giê-su yêu chúng ta thể nào. Nhưng khi Ngài phán những lời này với lòng tôi thì sự thật chúng ta là những cá thể đặc biệt đối với Ngài đã trở nên quá thực hữu. Thật ra, Ngài gọi những người trong gia đình Ngài là của báu. Ngài cho chúng ta biết chúng ta là đặc biệt. Ngài cho chúng ta biết chúng ta là con ngươi của mắt Ngài. Hãy cố gắng nắm bắt ý này: Ngài vui mừng cho chúng ta! Đúng vậy, hãy lắng nghe những lời tuyệt diệu và chân thành này, “CHÚA là Đức Chúa Trời ngươi, ngự giữa ngươi, Ngài có quyền giải cứu. Ngài sẽ vui mừng khôn xiết vì ngươi, Ngài ban cho ngươi sự sống mới vì Ngài yêu ngươi. Ngài sẽ vui mừng ca hát vì ngươi.” (Sô 3:17).

CON NGƯỜI LÀ GÌ?

Các thiên sứ tò mò muốn xem khi họ nhìn thấy Đức Chúa Trời oai nghi và thánh khiết lại quan tâm đến con người. Chúng ta đọc, “Khi tôi nhìn các tầng trời, là công việc của ngón tay Ngài; Mặt trăng và các ngôi sao mà Ngài đã lập. Loài người là gì mà Ngài nhớ đến? Con loài người là chi mà Ngài chăm sóc nó??” (Thi 8:3-4). Dù những lời này được Đa-vít ghi lại, tôi cảm nhận chắc chắn rằng Chúa cho phép ông nghe những ý tưởng của các thiên sứ quyền năng ca tụng quanh Ngai của Ngài. Các thiên sứ này quan sát Đức Chúa Trời Toàn Năng hình thành vũ trụ. Họ vô cùng tôn kính Ngài khi họ cứ kêu lên với nhau “Thánh thay, thánh thay, thánh thay”, vì mỗi giây phút trôi qua khải thị một phương diện khác về vinh hiển Ngài để cho mọi việc họ có thể làm đều kêu lớn tiếng “Thánh thay!” suốt cả cõi đời đời. Họ kêu lớn đến độ nó làm rúng động nền cửa ở Ngai Chúa (một khán đài sức chứa ít nhất mười triệu người!). Nhưng họ thắc mắc tại sao Đức Chúa Trời vĩ đại lại quan tâm đến chúng ta. Họ nhận biết ý tưởng của Ngài về tình yêu và lòng tốt đối với chúng ta không thể đếm được vì nó nhiều hơn cát biển trên quả đất này. Họ ngạc nhiên về điều này!

Chúng ta là tài sản quí giá của Ngài; viên ngọc quí hiếm của Ngài – những viên đá sống – hình thành nên đền tạm mà Ngài ước ao ngự vào. Tại sao Chúa cảm nhận cách này đối với chúng ta? Chúng ta đã làm gì để xứng đáng với tình yêu như thế? Đây là lẽ thật quan trọng nhất trong tất cả. Chúng ta không làm gì để có được tình yêu và sự đeo đuổi của Ngài. Vì khi chúng ta vẫn còn là những tội nhân hư mất, tội lỗi – những kẻ thù – thì Ngài tìm kiếm chúng ta. Ngài nhìn thấy nơi chúng ta điều mà chỉ có tình yêu Ngài mới có thể nhìn thấy. Ngài nhìn thấy của báu ngay giữa sự hư hoại, tội lỗi và trụy lạc. Ngài mua như đồ quí cái mà bị cho là ít giá trị hoặc thậm chí vô dụng. Ngài nhìn thấy vượt qua tình trạng của chúng ta và thấy được điều mà chỉ có ân điển Ngài mới có thể tái tạo được.

Giờ chúng ta mới có thể hiểu rõ hơn những lời của Kinh Thánh, “Đức Chúa Trời đã mua anh em bằng một giá cao. Đừng làm nô lệ cho thế gian” (1Cô 7:2). Tại sao ai đó đã từng được yêu thương và có giá trị lại muốn quay trở lại hệ thống thế gian mà trước đây đã bắt họ làm nô lệ và xem họ như đồ bỏ, không xét đến giá trị thật của mình?

Khi chúng ta thật sự hiểu rằng Ngài là Hữu Thể vĩ đại nhất trong cả cõi vũ trụ, nhưng lại rất gần gũi từng người, và đang đeo đuổi chúng ta ngày đêm, thì làm sao chúng ta bỏ qua lời mời để gần gũi Ngài như thế? Chúng ta không còn khướt từ Ngài nữa, vì chỉ có sự thiếu hiểu biết mới cho phép một hành động dại dột như thế.

(Lưu ý quan trọng: Kinh Thánh cho biết dù Đức Chúa Trời đeo đuổi chúng ta, chúng ta phải đáp ứng để bước vào mối quan hệ với Ngài. Nếu bạn chưa bao giờ tiếp nhận Chúa Cứu Thế Giê-su làm Chúa và Cứu Chúa cá nhân thì tại điểm này điều quan trọng là bạn đến ngay phần Phụ Lục A ở sau sách này.)

CÂU HỎI NGHIÊN CỨU

    1. Khi dân Y-sơ-ra-ên được giải phóng khỏi ách nô lệ 400 năm, họ còn không hiểu về mục đích chính của Chúa nhằm phóng thích họ. Chúa tuyên bố, “Ta . . . đã đem các ngươi đến với chính Ta,” nhưng họ cứ than phiền và lằm bằm, nghĩ rằng toàn bộ mục đích là nhắm đến việc thừa hưởng xứ hứa. Như tác giả có nói, lòng họ hướng về điều gì đó, chứ không phải Đấng mà họ sẽ thừa hưởng.

Đức Chúa Trời đã giải phóng bạn khỏi sự trói buộc của tội lỗi, ước ao đem bạn đến với chính Ngài. Bạn có bao giờ than phiền hay lằm bằm không? Bạn lẫn lộn giữa điều gì đó với Đấng Thánh?

  1. Trong chương này, câu hỏi được đặt ra, “Tại sao ai đó đã được yêu thương và coi trọng quay lại hệ thống thế gian nơi mà trước đây họ đã bị làm nô lệ? Bạn trả lời câu hỏi đó như thế nào?
  2. Tác giả chia sẻ một cuộc nói chuyện mà ông có nơi Chúa, ngay sau khi tin Chúa một thời gian ngắn, liên quan đến việc ông được đánh giá cao trước mặt Chúa. Sự hiểu biết về việc bạn là một hòn ngọc quí giá, được săn tìm đã cải thiện đời sống và mối quan hệ của bạn như thế nào?