CHƯƠNG 8: SỨC MẠNH CỦA SỰ TRUNG THÀNH

Đột Phá Tài Chánh

Đăng vào: 5 tháng trước

.

Những gì bạn sắp đọc là một nguyên tắc quyền năng của Vương Quốc Chúa, đến nỗi tôi cảm thấy nó xứng đáng trở thành phụ đề của cuốn sách này. Chúng ta tìm thấy nguyên tắc đó trong câu chuyện cuộc đời của Giô-sép, cháu trai giỏi giang của ông Áp-rà-ham. Đây là bối cảnh, Giô-sép bị các anh trai ghét và họ muốn thủ tiêu cậu. Họ đã muốn giết chết cậu, nhưng một người anh trai không muốn đi xa đến thế nên họ đã bán cậu cho một người thương gia du mục, họ đã đem cậu xuống Ai Cập, tại đó cậu bị bán cho Phô-ti-pha, đội trưởng đội vệ binh của vua Pha-ra-ôn.

Bấy giờ Giô-sép đã bị đem xuống Ai-cập. Pô-ti-pha, triều thần của Pha-ra-ôn, chỉ huy quân thị vệ, một người Ai-cập, đã mua chàng từ tay những người Ích-ma-ên, những người đã đem chàng xuống đó. CHÚA ở với Giô-sép, và chàng trở thành một người thành công. Chàng ở trong nhà của người Ai-cập chủ chàng. Chủ chàng thấy CHÚA ở với chàng, và CHÚA đã phù hộ cho tất cả những gì tay chàng làm đều thành công tốt đẹp. Vậy Giô-sép được ơn trước mặt chủ chàng và chàng phục vụ người ấy. Ông lập chàng làm quản gia của nhà ông và đặt mọi sự ông có dưới tay chàng. 5 Kể từ khi ông lập chàng làm quản gia của nhà ông và cai quản tất cả những gì ông có, thì vì Giô-sép, CHÚA ban phước cho nhà người Ai-cập ấy. Phước hạnh của CHÚA đổ trên mọi sự ông có, từ trong nhà cho đến ngoài đồng. Vậy ông trao mọi sự ông có vào tay Giô-sép, rồi chẳng bận tâm lo nghĩ gì đến nữa, ngoại trừ việc thích ăn món gì mà thôi. Vả, Giô-sép là người có thân hình đẹp đẽ và gương mặt đẹp trai. Sau các việc ấy, vợ của chủ Giô-sép nhìn chàng với cặp mắt thèm muốn. Bà nói với chàng, “Hãy nằm với tôi.”

Sáng Thế 39:1-7

Hãy để ý đến câu 2a, “Chúa ở với Giô-sép và chàng trở thành một người thành công (thịnh vượng).” Điều đó có nghĩa gì? Chẳng lẽ Chúa không ở với mọi người? Theo ngữ cảnh của những điều ta đã bàn đến ở các chương trước liên quan đến dòng dõi thì câu trả lời là không. Hãy nhớ, đức tin của Áp-ra-ham và giao ước sau đó đã cho Đức Chúa Trời cánh cửa hợp pháp để đến với Áp-ra-ham và người kế tự của ông – chỉ đến với họ mà thôi. Nên khi nói Đức Chúa Trời với một người ta đừng lẫn lộn với việc Đức Chúa Trời yêu thương mọi người, Ngài yêu thương mọi người nhưng người nào không có địa vị hợp pháp trước mặt Đức Chúa Trời thì Ngài cũng bó tay.

‘Thuở ấy anh chị em còn ở ngoài Ðấng Christ, bị xem là dân ngoại đối với cộng đồng dân I-sơ-ra-ên và là những kẻ xa lạ đối với những giao ước của lời hứa; lúc ấy anh chị em sống vô vọng, và trong thế giới của anh chị em Ðức Chúa Trời như không hề hiện hữu. Nhưng bây giờ, trong Ðấng Christ và nhờ huyết của Ðấng Christ, anh chị em vốn một thời xa cách nay đã được đem lại gần.

Ê-phê-sô 2:12-13

Câu Kinh Thánh này nói về việc không có giao ước, có nghĩa Đức Chúa Trời và quyền năng của Ngài bị cắt đứt một cách hợp pháp khỏi một người nào đó. Tại sao? Bởi vì Đức Chúa Trời không có tính hợp pháp hay quyền hạn trong lãnh địa thế gian nếu không có thỏa thuận hợp pháp, một giao ước được thiết lập với một người nam hay người nữ trên đất. Câu trên nêu vấn đề này rất rõ ràng; nếu không có giao ước thì con người không có hy vọng và không có Đức Chúa Trời trong thế gian. Hãy nhớ Chúa Giê-su đã chuẩn bị một giao ước mới cho chúng ta nên giờ chúng ta là thành viên trong nhà Chúa và là công dân trong Vương Quốc vĩ đại của Ngài. (Ê-phê-sô 2:19). Nên khi xem lại câu Kinh Thánh trong Sáng Thế 39, ta hiểu được cụm từ “Chúa ở với Giô-sép” có ý muốn nói về tính hợp pháp, Đức Chúa Trời có ảnh hưởng hợp pháp trong cuộc đời Giô-sép qua giao ước mà ông nội Áp-ra-ham của cậu đã chuẩn bị. Giao ước hợp pháp này cho phép phước hạnh và ảnh hưởng của Chúa thắng hơn hệ thống lao lực và đổ mồ hôi làm việc của thế gian này. Nên Chúa ban phước cho Giô-sép là điều hợp pháp.

Hãy nhớ điều Chúa đã nói với Áp-ra-ham trước đó, “Ta sẽ khiến con.” Vì Chúa với Giô-sép, giúp đỡ ông trong cuộc sống, nên ông thành công trong mọi việc ông làm đến nỗi người chủ không tin, Phô-ti-pha, cũng nhìn thấy sự khác biệt lớn trong khả năng của Giô-sép so với nhiều người khác mà
ông đã nhìn thấy. Tôi nên nói điều này ở đây; khi chúng ta thịnh vượng nhờ sự giúp đỡ của Chúa thì những người đang sống dưới hệ thống rủa sả của thế gian với mục tiêu sống còn sẽ thấy sự khác biệt! Phô-ti-pha được ấn tượng đến nỗi ông giao cho Giô-sép quản lý toàn bộ tài sản của mình.

Có nhiều nguyên tắc Vương Quốc được bày tỏ trong phân đoạn Kinh Thánh này, nhưng chìa khóa chính trong các chìa khóa khác được bày tỏ đây. Tôi gọi nó là “sức mạnh của sự trung thành,” hay bạn có thể gọi là “Nguyên tắc Phô-ti-pha.” Nó được tìm thấy trong Sáng Thế 39:5.

Kể từ khi ông lập chàng làm quản gia của nhà ông và cai quản tất cả những gì ông có, thì vì Giô-sép, CHÚA ban phước cho nhà người Ai-cập ấy. Phước hạnh của CHÚA đổ trên mọi sự ông có, từ trong nhà cho đến ngoài đồng.

Tôi muốn bạn hiểu rõ một bức tranh rõ ràng về những gì diễn ra ở đây. Mới hôm trước Giô-sép không chịu trách nhiệm gì cả nhưng hôm sau thì có mọi thứ. Kinh Thánh ghi lại thời điểm đáng nhớ khi mà sự thay đổi đó xuất hiện. Phước hạnh của Chúa đến trên mọi thứ, toàn bộ tài sản của Phô-ti-pha nhưng ông ta không biết Đức Chúa Trời của Giô-sép và không phải là một phần của dân tộc Y-sơ-ra-ên. Vậy thì làm sao chuyện này có thể xảy ra và nó có ý nghĩa gì? Đây là câu trả lời. Khi Phô-ti-pha vô tình đặt toàn bộ tài sản của mình dưới thẩm quyền của Giô-sép thì tài sản của ông ở dưới giao ước của Giô-sép với Đức Chúa Trời.

Của cải, tài sản và vật dụng của Phô-tỉ*pha đều đã đổi “chủ” (đổi nước).

Tài sản của Phô-ti-pha vẫn còn bị trói buộc vào hệ thống rủa sả của thế gian một cách hợp pháp cho đến khi nó dưới sự chăm sóc của Giô-sép. Khi Phô-ti-pha đặt tài sản
của mình dưới quyền hạn, thẩm quyền của Giô-sép, ông đã không nhận ra mình đang đặt nó ở dưới ảnh hưởng của phước hạnh của Đức Chúa Trời. Kinh Thánh nói tiếp, khi Giô-sép quản lý, Phô-ti-pha không cần phải bận tâm hay lo lắng bất cứ điều gì ngoại trừ thực phẩm ông ăn. Ông không có lo lắng gì cả! Vì không có lo lắng nên Phô-ti-pha chỉ việc tập trung vào nhiệm vụ và mục đích của mình với tư cách đội trưởng trong vệ binh của Ai Cập. Có nhiều điều ta cần nhìn thấy ở đây, những gì Phô-ti-pha vô tình trải nghiệm chính là điều Hê-bơ-rơ 4 gọi là ngày Sa-bát yên nghỉ, nó dành sẵn cho các tín hữu thời Tân Ước.

Nếu nghiên cứu ngày Sa-bát, bạn sẽ thấy Đức Chúa Trời không cho phép dân Y-sơ-ra-ên làm bất cứ công việc gì vào ngày đó; không có sự đổ mồ hôi hay lao lực. Tất nhiên, ngày Sa-bát là ngày thứ bảy trong tuần, nó tương ứng với ngày thứ bảy của sự sáng tạo. Có lẽ bạn còn nhớ ngày thứ bảy trong sự sáng tạo là ngày Chúa tuyên bố làm ngày nghỉ. Không phải vì Đức Chúa Trời mệt, nhưng bởi cớ Ngài đã xong việc. Mọi thứ đã hoàn tất. Ngày thứ bảy ban đầu là ngày được định cho con người sống, một ngày không có sự lo lắng, trong ngày đó mọi thứ con người cần đã có trước khi họ cần. Tất nhiên chúng ta biết A-đam đã mất sự yên nghỉ đó khi ông nổi loạn nghịch lại Đức Chúa Trời. Qua sự nổi loạn nghịch lại Chúa A-đam đã cắt đứt khả năng cung ứng của Đức Chúa Trời dành cho ông. Vì thế ông đánh mất sự tiếp trợ mà Chúa đã cung ứng trước đó. Bây giờ A-đam buộc phải tự cung, tự cấp, dành hết thời gian của mình làm việc lao lực và đổ mồ hôi với mục đích duy nhất là để sống còn.

Nhưng Đức Chúa Trời không để con người mất hy vọng. Ngài nêu cho con người một hình ảnh về sự yên nghỉ mà Ngài sẽ phục hồi vào một ngày nào đó. Nó được gọi là ngày Sa-bát, một bức tranh về ngày con người không còn phải nỗ lực bởi sự lao lực và đổ mồ hôi với mục đích sống còn nữa.
Khi Phô-ti-pha tháp vào phước hạnh của Chúa mà Giô-sép đem đến qua giao ước, ông đã tháp vào khả năng cung ứng của Đức Chúa Trời qua Giô-sép và ông tìm thấy sự yên nghĩ. Mọi thứ đều được chăm sóc; và ông không có sự lo lắng.

Vậy ông trao mọi sự ông có vào tay Giô-sép, rồi chẳng bận tâm lo nghĩ gì đến nữa, ngoại trừ việc thích ăn món gì mà thôi. Vả, Giô-sép là người có thân hình đẹp đẽ và gương mặt đẹp trai.

Sáng Thế 39:6

Để hiểu tầm quan trọng của ngày Sa-bát và những gì Chúa bày tỏ cho con người thì bạn cần đặt ra một câu hỏi đơn giản. Làm sao ngày Sa-bát có thể diễn ra? Ý tôi là dưới hệ thống rủa sả của thế gian, mỗi ngày con người đều bôn ba để sống còn. Nếu điều đó đúng thì làm cách nào để con người không cần bôn ba vào ngày Sa-bát? Nếu con người không được làm việc thì vào ngày Sa-bát họ được cung ứng như thế nào? Đó là một câu hỏi hay và cần được trả lời, qua câu trả lời này ta thấy toàn bộ sự bày tỏ của “phước hạnh của Chúa” mà Giô-sép đã kinh nghiệm.

Tôi nghĩ một minh họa hay về nguyên tắc này được tìm thấy trong Lê-vi Ký đoạn 25 khi Đức Chúa Trời giải thích Năm Hân Hỉ với dân Y-sơ-ra-ên. Để giúp bạn hiểu một chút về bối cảnh thì cứ 50 năm là tới Năm Hân Hỉ, năm đó có rất nhiều điều quan trọng và tôi sẽ không nói đến ở đây. Tuy nhiên, phần tôi muốn bạn hiểu là dân Y-sơ-ra-ên không thể gieo mùa màng cho năm đó. Thật ra họ không thể gieo mùa màng vào năm thứ 49 vì đó là năm Sa-bát. Nên tôi muốn bạn nắm được một bức tranh rõ ràng về điều này: dân Y-sơ-ra-ên được bảo không được gieo mùa màng từ năm thứ 49 đến 51. Sau đó họ sẽ phải chờ cho đến cuối năm thứ 51, sau khi đã gieo mùa màng, để mùa màng chín rồi họ mới thu hoạch. Nên
về cơ bản Chúa nói với họ sẽ có khoảng thời gian ba năm không có thu hoạch. Nếu tôi nói với bạn là sẽ không thể nhận lương trong ba năm, chắc có lẽ bạn sẽ rất lo. Dân Y-sơ-ra-ên cũng đã rất lo lắng, về lẽ tự nhiên thì đây là điều không thể. Nhưng Đức Chúa Trời đang bày tỏ cho họ một điều.

Có lẽ các ngươi sẽ thắc mắc, ‘Chúng tôi sẽ lấy gì mà ăn trong năm thứ bảy, nếu không gieo và không gặt hoa màu?’ Ta sẽ truyền cho phước hạnh của Ta đến với các ngươi trong năm thứ sáu, để các ngươi được trúng mùa, và hoa màu sẽ đủ sống cho ba năm. Khi các ngươi gieo trong năm thứ tám, các ngươi sẽ tiếp tục ăn hoa màu cũ; đến năm thứ chín, khi các ngươi thu hoạch hoa màu mới, các ngươi vẫn còn hoa màu cũ để ăn.

Lê-vi Ký 25:20-22

Ngày Sa-bát chỉ có thể thực hiện khi Đức Chúa Trời ban phước gấp đôi hay dư dật cho ngày thứ sáu. Hãy để cụm từ đó “khắc sâu” trong đầu bạn. Dư dật chẳng phải là điều mỗi người nam, người nữ khao khát hay sao? Khi Đức Chúa Trời ban phước gấp đôi cho con người vào ngày thứ sáu, Ngài đang nhắc nhở con người Ngài là Đấng tiếp trợ của họ, và Ngài luôn luôn tiếp trợ dư dật. Chúng ta hãy thành thật, sự dư dật đem đến tự do ra khỏi sự chen chúc của lũ chuột. Nó đem chúng ta từ chỗ nô lệ đến chỗ có các quyền chọn lựa. Quan trọng nhất là nó giải phóng chúng ta để chúng ta tìm thấy và thành công trong việc đeo đuổi mục đích và dam mê của mình. Như Drenda và tôi đã nói, “Bạn sẽ không bao giờ có thể tìm thấy mục đích của mình cho đến khi bạn chấn chỉnh vấn đề tiền bạc.” Có tin mừng tuyệt vời cho chúng ta. Sự yên nghỉ ngày Sa-bát vẫn còn trong thời nay, nó cung cấp cho chúng ta một nơi mà các nhu cầu chúng ta được đáp ứng và chúng ta có thể thịnh vượng thay vì chỉ sống còn.

Vì người nào đã vào nơi an nghỉ của Ngài thì nghỉ làm công việc của mình, cũng như Đức Chúa Trời đã nghỉ làm công việc của Ngài

.

Vương Quốc của Đức Chúa Trời thay thế luật lao lực và đổ mồ hôi của lãnh địa thế gian mà Phô-ti-pha hưởng, nó cũng sẽ làm điều tương tự cho bạn. Khi chúng ta học cách tháp vào Vương Quốc của Đức Chúa Trời chúng ta có thể thịnh vượng và tìm thấy mục đích của mình. Cuộc sống sẽ vui vẻ, đầy lòng đam mê và vui mừng, đúng như vậy!

Phước hạnh của CHÚA làm ta nên giàu có; Ngài chẳng thêm nỗi phiền muộn gì vào..

Châm Ngôn 10:22

Phước hạnh của Chúa đem lại giàu có và Đức Chúa Trời không thêm lao lực vào đó! Chúng ta có thể sống vượt trên hệ thống lao lực và đồ mổ hồi làm việc của Sáng Thế 3:17. Tôi từng sống dưới hệ thống cũ này với mục đích sống còn trong nhiều năm cho đến khi tôi học cách Vương Quốc của Đức Chúa Trời hoạt động. Bạn cũng có thể học điều đó. Đức Chúa Trời ở với bạn! Ngài có thể giúp bạn! Bạn có thể thịnh vượng. Không, để tôi nói lại điều: Bạn cần phải thịnh vượng. Những Phô-ti-pha của thê gian, người không biết Đức Chúa Trời phải chịu phục dưới sự rủa sả của vô vọng, lao lực và sông còn, đang theo dõi chúng ta. Họ không ấn tượng với tôn giáo, nhà thờ hay Kinh Thánh của bạn bởi vì họ không thể nhìn xa hơn những
gì bạn đang đối diện. Bạn không thể mong người ta lắng nghe khi bạn nói Đức Chúa Trời vĩ đại trong khi đó bạn lại đang sống trong áp lực tài chánh, trong thiếu thốn và trong tình trạng sống còn y như họ sống. Không được, bạn phải bày tỏ như thế nào là Vương Quốc Chúa như Giô-sép đã làm. Tôi không có ý nói nặng lời, nhưng người đời không có ngu đâu. Họ đang tìm câu trả lời.

Trong nhiều năm tôi không có tiếng nói ảnh hưởng. Không ai mời tôi lên truyền hình; trước đây tôi không lãnh đạo hội thánh hàng ngàn người. Tại sao? Bởi vì tôi đâu có gì để nói, không có giải pháp, không có câu trả lời, không có chứng cớ rằng Chúa sống và Ngài ở với tôi. Tôi vay mượn từ gia đình để sống qua ngày. Xe cộ hư hỏng suốt, nhà cửa dột nát và cuộc đời thì “bảy nổi ba chìm.” Tại sao người khác phải nghe Đức Chúa Trời của tôi vĩ đại như thế nào cơ chứ? Vầng, tôi đang trên đường về thiên đàng và thiên đàng là điều tuyệt vời nhất, nhưng người ta sẽ không nghe thiên đàng tuyệt vời như thế nào nếu bạn không bày tỏ thiên đàng ở ngay trên đất này. Hãy nghe, tất cả những gì tôi nói là nếu Chúa là Đức Chúa Trời và Lời Ngài là thật thì nó phải có hiệu quả. Cuộc đời chúng ta phải trông khác đời và khác biệt! Chúng ta phải chinh phục thế hệ này bằng lẽ thật của Vương Quốc Chúa. Các “Phô-ti-pha” thời nay đang dõi theo chúng ta.

Vậy tại sao tôi đặt phụ đề cho cuốn sách là Sức Mạnh Của Sự Trung Thành? Vì Phô-ti-pha tháp vào Vương Quốc của Đức Chúa Trời và vui hưởng ngày nghỉ Sa-bát, tại đó việc đổ mồ hôi làm việc và lao lực không phải là lối sống, tại đó không có sợ hãi mà chỉ có sự bình an cai trị. Đó là chỗ sự sáng còn được thay thế bằng mục đích, dam mê, và sự nghèo đói bị sự cung ứng nuốt chửng. Ông đã làm điều đó thế nào? Ồng đem nan đề và lo lắng phục dưới quyền hạn của Vương Quốc của Đức Chúa Trời. Dù về thực chất, ông không nhận
ra điều ông đang làm nhưng ông đã khế hiệp với Đức Chúa Trời. Ông đồng ý và phục dưới quyền hạn của Vương Quốc của Đức Chúa Trời. Phô-ti-pha đủ thông minh để đặt các công việc của mình dưới sự chăm sóc của Giô-sép bởi vì ông nhìn thấy câu trả lời. Bạn cũng có thể làm điều đó, đó là điều tôi và Drenda đã làm. Đó là cách con nai xuất hiện, tiền xuất hiện, xe hơi và căn nhà chúng tôi cần xuất hiện. Nên tôi đề nghị bạn thế này, nếu bạn muốn vui hưởng mọi điều Chúa dành cho bạn hãy thay đổi sự trung thành của mình. Hãy chấm dứt khế hiệp bản thân với sự nghi ngờ và vô tín của thế gian. Hãy thay đổi lòng trung thành của bạn và tận hưởng Vương Quốc của Đức Chúa Trời.