CHƯƠNG 10: THÂU GOM MÀ KHÔNG CÓ CONG KHOM

Đột Phá Tài Chánh

Đăng vào: 5 tháng trước

.

Bạn đã bao giờ nhìn thấy một con ngựa vào mùa hè sau khi nó chạy đường dài chưa? Người chúng đầy mồ hôi; một loại mồ hôi giống như bọt trên khắp người chúng. Bạn biết chúng đã làm việc nặng nhọc. Lúc nào người ta cũng hỏi tôi, “Gary, anh đang nói tôi không cần phải làm việc sao?” Không, tôi không nói thế và Lời Chúa cũng không nói thế nhưng có một sự khác biệt lớn trong cách bạn làm việc. Ví dụ câu chuyện chúng ta đọc về ông Phi-e-rơ và bạn bè; bắt cá đầy hai thuyền đến nỗi sắp chìm. Trước đó họ đã làm việc nặng nhọc cả đêm để bắt cá nhưng không thành công. Tất nhiên, sau đó Chúa Giê-su đến và cho họ thấy chỗ có cá qua một lời tri thức. Lúc đó họ cũng làm việc nhưng là một kiểu lao động hoàn toàn khác biệt. Họ lao động khi kéo những con cá lên khi họ biết chắc có cá nhưng họ có đang đánh cá không?

Tôi biết tôi đang chơi chữ. Chúng ta dùng chữ câu cá để nói đến nhiều vấn đề. Một người phụ nữ đang câu một lời khen. Một người đàn ông thò tay vào túi để “câu” chìa khóa. Chúng ta sử dụng thuật ngữ “câu” khi ta tìm một thứ gì đó theo kiểu suy luận. Vậy có phải Phi-e-rơ đang đánh cá không? Khi đi săn, tôi đã nói với bạn khoảng 40 phút là tôi
bắt được con nai. Tôi có đang đi săn không? Nói cách khác, nếu bạn biết chỗ có cá, thì bạn có đang đánh cá không? Nếu tôi biết tôi sẽ bắt một con nai, đó có phải là đi săn không? Tôi nói điều này để bạn hiểu rõ sự khác biệt. Vâng, tôi đang lao động, nhưng tôi không lao động cả đêm mà không bắt được gì. Chủ yếu thế này, khi tôi có những gì tôi cần trong sự sống thì lúc đó tôi có thể lao động trong Vương Quốc Chúa, lo cho công việc của Chúa và cho mục đích Chúa gọi tôi.

Tôi Gọi Đó Là Thu Nhặt!

Trong Ma-thi-ơ 17:27b, khi Phi-e-rơ đến hỏi Chúa Giê-su phải nộp thuế thế nào thì Ngài đã nói như sau:

“Ngươi hãy ra biển câu cá; con nào dính câu và được kéo lên trước hết, hãy vạch miệng nó ra, ngươi sẽ thấy một đồng tiền ta-tê-ra trong đó. Hãy lấy đồng tiền ấy đóng thuế cho ngươi và Ta.”

Để ý Chúa Giê-su không nói, “Được rồi Phi-e-rơ chúng ta phải nộp thuế. Ta sẽ nói cho ngươi hay, hãy đi vào thành khoảng ba tháng, tìm một công việc, kiếm tiền và sau đó rượt theo nhóm của Ta sau khi kiếm đủ tiền nộp thuế cho chúng ta.” Không, Chúa Giê-su không nói điều đó. Tại sao? Bởi vì Phi-e-rơ sẽ phải bỏ nhiệm vụ của mình và bắt đầu chạy theo tiền bạc nếu ông trở lại lối suy nghĩ của hệ thống rủa sả của thế gian nhưng Chúa Giê-su cho ta thấy cách Vương Quốc làm việc và cách ta phải hoạt động trong lãnh địa thế gian này. Câu trả lời của Phi-e-rơ cũng là của bạn. Chúa Giê-su đơn giản nói cho Phi-e-rơ biết chỗ có sự tiếp trợ, điều ông cần làm là thu hoạch nó và chính xác những gì ông phải tìm. Tất cả những gì Phi-e-rơ phải làm là thu nhặt nó.

Khi chúng ta quan sát Chúa Giê-su với các môn đồ, họ
thường kinh ngạc và ngỡ ngàng khi thấy Vương Quốc hoạt động. Khi Chúa Giê-su làm chết cây vả bằng lời nói của Ngài trong Mác chương 11, Kinh Thánh nói Phi-e-rơ ngạc nhiên. Khi La-xa-rơ đi ra khỏi mộ sau khi chết bốn ngày, họ đã ngạc nhiên. Khi Phi-e-rơ, Gia-cơ, và Giăng bắt những con cá đó, họ đã ngạc nhiên. Drenda và tôi đã ngạc nhiên, miệng chúng tôi hả hoắc và liên tục nói, “Anh/em có nhìn thấy không?” suốt nhiều năm khi chúng tôi liên tục học cách Vương Quốc hoạt động. Khi ta nói về sự thâu gom với sự giúp đỡ của Thánh Linh, tôi phải đem bạn tới Ma-thi-ơ 6. Cuốn Kinh Thánh của tôi có ghi chú phụ đề trên đoạn này là “đừng lo lắng!” Tôi thích điều đó.

Không ai có thể làm tôi hai chủ, vì sẽ ghét chủ nầy mà thương chủ kia, hoặc sẽ trọng chủ nầy mà khinh chủ kia. Các ngươi không thể vừa làm tôi Ðức Chúa Trời mà vừa làm tôi tiền của.” “Vì vậy Ta nói với các ngươi, đừng vì mạng sống mình mà lo ăn gì hoặc uống gì; cũng đừng vì thân thể mình mà lo mặc gì. Mạng sống há chẳng quý trọng hơn thực phẩm sao? Thân thể há chẳng quý trọng hơn quần áo sao? Hãy xem các chim trời. Chúng chẳng gieo, chẳng gặt, cũng chẳng thâu trữ vào vựa lẫm, thế mà Cha các ngươi trên trời vẫn nuôi chúng. Các ngươi chẳng quý trọng hơn loài chim sao? Ai trong các ngươi nhờ lo lắng có thể kéo dài đời mình thêm một khắc không?

Còn về quần áo, tại sao các ngươi lại lo lắng? Hãy ngắm những hoa huệ ngoài đồng, xem chúng đã mọc lên thể nào. Chúng chẳng làm việc khó nhọc, cũng không kéo chỉ, thế nhưng, Ta nói với các ngươi, ngay cả Vua Sa-lô-môn, dù sang trọng đến đâu, cũng không được mặc đẹp như một hoa nào trong các hoa ấy. Vậy nếu hoa cỏ ngoài đồng là giống nay còn sống mai bị tống vào lò mà Ðức Chúa Trời còn cho chúng mặc đẹp thể ấy thay, lẽ nào Ngài chẳng lo cho các ngươi sao, hỡi những kẻ yếu đức tin?

Vậy các ngươi đừng lo lắng mà nói rằng, ‘Chúng ta sẽ ăn gì?’ hoặc ‘Chúng ta sẽ uống gì?’ hoặc ‘Chúng ta sẽ mặc gì?’ Vì các dân ngoại luôn tìm kiếm những điều ấy, còn Cha các ngươi trên trời đã biết các ngươi cần những điều ấy rồi. Nhưng trước hết hãy tìm kiếm vương quốc Ðức Chúa Trời và sự công chính của Ngài, để các ngươi sẽ được ban thêm mọi điều ấy. Vậy các ngươi đừng quá lo lắng về ngày mai, vì ngày mai sẽ có những việc để lo trong ngày mai. Ngày nào có khó nhọc đủ cho ngày ấy.”

Ma-thi-ơ 6:24-34

Chúa Giê-su nói bạn không thể phục vụ hai chủ. Có thể bạn nghĩ là được nhưng không thể đâu. Bạn sẽ thích một người và chỉ một mà thôi. Tôi sẽ nói cho bạn đó là chủ nào. Đó là người bạn tin có thể đáp ứng các nhu cầu của bạn. Lúc còn ở nhà trong nông trại cũ, Chúa đã phán với tôi rằng tôi đã không bao giờ để thời gian học cách Vương Quốc của Ngài hoạt động, Ngài nói Ngài không thật sự là chủ của tôi. Ngài không phải Đấng tôi hoàn toàn tin quyết, Đấng tôi phục vụ và tin cậy. Tôi đi nhóm, hào phóng, yêu mến Chúa và tôi biết mình sẽ về thiên đàng nhưng tôi đã không bao giờ để thời gian học hệ thống tài chánh của Đức Chúa Trời và cách Vương Quốc của Ngài hoạt động.

Vì của cải các ngươi ở đâu, lòng các ngươi cũng ở đó.”

Luca 12:34

Hãy đọc câu đó thật chậm rãi, “Vì của cải các ngươi ở đâu, lòng các ngươi cũng ở đó.” Nhiều người thích đảo ngược
câu đó và nói, “Lòng các ngươi ở đâu thì của cải các ngươi ở đó.” Nhưng đó không phải điều câu này nói, và đó không phải cách nó hoạt động. Người ta nghĩ câu này có nghĩa là họ có thể yêu mến Chúa vào sáng Chủ nhật và đó sẽ là chỗ có của báu. SAI RỒI! Nơi có của báu chính là hệ thống bạn tin tưởng để đáp ứng các nhu cầu của mình.

Chúa Giê-su nói chúng ta đã đảo lộn mọi thứ!

Đức Chúa Trời muốn đứng đầu trong cuộc đời của chúng ta. Ngài không muốn tiền bạc đúng đầu. Nếu tiền bạc là của báu của chúng ta thì nó sẽ đúng đầu và đòi hỏi thời gian, các ưu tiên và tình yêu của chúng ta. Đây là lý do Phi-e-rơ không được bỏ nhiệm vụ để đi kiếm tiền khi đến hạn nộp thuế. Đây là lý do Đức Chúa Trời phải huấn luyện để chúng ta thâu gom mà không phải cong khom (đổ mồ hôi). Chúa Giê- su phải dạy chúng ta cách của Vương Quốc, phải tin cậy Đức Chúa Trời như thế nào để nhận sự cung ứng, qua đó khiến cho tấm lòng chúng ta được tự do để yêu mến Chúa với cả tấm lòng! Ngài phán, “Vì linh hồn quan trọng hơn thức ăn, và thân thể quan trọng hơn quần áo.” Ngài nói mục đích cuộc sống không phải là có của cải. Những thứ đó phục vụ bạn và nhiệm vụ của bạn trên đất mới là mục đích của đời sống. Bạn đừng hỏi vặn lại và nói với tôi, “Thấy không, chính Chúa Giê-su nói có của cải là xấu.” Không, Ngài không nói thế. Ngài nói trong câu 33 nếu bạn tìm kiếm Vương Quốc của Đức Chúa Trời và sự công chính của Ngài trước hết thì tất cả những điều này sẽ được thêm vào cuộc đời bạn. Nan đề không phải của cải mà là tấm lòng. Nếu Đức Chúa Trời không muốn chúng ta có của cải, thì Chúa Giê-su đã nói rồi.
Ngược lại, Ngài nói tất cả những gì thế gian đeo đuổi sẽ được thêm vào cuộc sống chúng ta nếu ta sống theo đường lối của Đức Chúa Trời.

Nói cách khác, mục đích của cuộc sống không phải phục vụ của cải, nhưng trớ trêu thay nhiều người lại làm điều đó. Họ không có chọn lựa nào,i họ là những nô lệ. Không thể phục vụ hai chủ, phục vụ của cải không phải là ý nghĩa cuộc sống. Chúa Giê-su tiếp tục giải thích là có một hệ thống khác, đó là nơi có sự bình an về mặt tài chánh và sự cung ứng, nó sẽ giải thoát bạn để bạn tự do sống cuộc đời của mình. Nơi đó được gọi là Vương Quốc.

Trong sự dạy dỗ của Ngài trong Ma-thi-ơ 6, Chúa Giê- su cho chúng ta hai ví dụ miêu tả về Vương Quốc. Ngài nói, “Hãy xem các chim trời. Chúng chẳng gieo, chẳng gặt, cũng chẳng thâu trữ vào vựa lẫm, thế mà Cha các ngươi trên trời vẫn nuôi chúng. Các ngươi chẳng quý trọng hơn loài chim sao?”(Câu 26).

Chim không có nuôi sâu!

Nhưng con chim không tự gánh trách nhiệm cung cấp các nhu cầu hằng ngày của mình. Không, Cha trên trời nuôi chúng. Đơn giản chúng chỉ cần thâu gom những gì chúng cần mỗi ngày. Bạn có thấy không? Chúng không đổ mồ hôi lao lực cho chính sự sống của chúng. Chúng chỉ thâu gom!

Hoa không lao lực hay kéo chỉ!

Còn về quần áo, tại sao các ngươi lại lo lắng? Hãy ngắm những hoa huệ ngoài đồng, xem chúng đã mọc lên thể nào. Chúng chẳng làm việc khó nhọc, cũng không kéo chỉ,

(c. 28).

Những bông hoa không khoác lên mình sự lao lực và đổ
mồ hôi để được mặc đẹp. Không, Cha mặc cho chúng! Chúa Giê-su tiếp tục nói cho bạn và tôi biết câu trả lời của chúng ta. Còn một cách khác nữa để sống, cách của Vương Quốc! Chúa Giê-su nói, “Nhưng trước hết hãy tìm kiếm vương quốc Đức Chúa Trời và sự công chính của Ngài, để các ngươi sẽ được ban thêm mọi điều ấy.” “Tìm kiếm Vương Quốc Đức Chúa Trời” có nghĩa là gì? Có nghĩa là tìm ra cách nó hoạt động! Nghiên cứu luật lệ chi phối Vương Quốc đó. Học cách Vương Quốc của Đức Chúa Trời làm việc!

Nếu tôi thả bạn từ máy bay xuống một đất nước mà bạn chưa bao giờ đến trước đây, nhiệm vụ đầu tiên của bạn là học cách vương quốc đó hoạt động: họ ăn uống thế nào, họ buôn bán thế nào, các luật lệ cai quản xứ sở của họ. Trong Vương Quấc của Đức Chúa Trời cũng tương tự như vậy. Bạn phải học cách Vương Quốc của Đức Chúa Trời làm việc để có thể vui hưởng các lợi ích của mình như là một phần của Vương Quốc. Từ kỉnh nghiệm trực tiếp, tôi biết rõ mình đã bỏ lỡ rất nhiều thứ trong lúc tôi không biết cách Vương Quốc Chúa hoạt động. Câu trả lời của bạn rất đơn giản. Bạn cần một cuộc cách mạng về tài chánh. Cách mạng chính là bỏ cái cũ và thay đổi cái mới. Bạn phải làm điều tương tự. Bạn cần từ bỏ hệ thống bị rủa sả của thế gian này – sự cai trị cũ – gồm những sự thiếu thốn và thất vọng của nó để tận hưởng một lối sống mới – sống trong Vương Quốc của Đức Chúa Trời, gồm có những luật lệ mới, trong đó không có thiếu thốn mà chỉ có vui mừng hân hoan!