Đăng vào: 12 tháng trước
Trong những câu chuyện trước, chúng ta thấy Vương Quốc của Đức Chúa Trời đem lại kết quả trong lĩnh vực thế gian này như con chó, con cá, tiền để thanh toán tài sản tịch biên, tiền đến để thanh toán cho những chiếc ô tô, nhà cửa chúng tôi cần trong đời sống, cứu mạng sống của ba em nhỏ và nhiều hơn thế nữa. Tất cả câu chuyện này đều do Vương Quốc của Đức Chúa Trời. Để tôi nói cách riêng tư hơn, Vương Quốc của Đức Chúa Trời CHÚNG TA. Chúng ta đừng ngạc nhiên vì Vương Quốc của Ngài là vô biên.
2Phi-e-rơ l:3a nói:
Quyền năng thiên thượng của Ngài đã ban cho chúng ta mọi sự liên quan đến cuộc sống và sự tin kính,
Trong tất cả những câu chuyện chúng ta đã nghe qua, tôi muốn hỏi một câu rất quan trọng, “Đó là sự chọn lựa của ai?” Đây là ý của tôi: có phải Đức Chúa Trời đột ngột quyết định đem con chó đó tới cho Kirsten, đem con cá đó cho vợ tôi, Drenda không? Có phải đây là những biến cố mà Đức Chúa Trời, trong sự tể trị của Ngài, sẽ quyết định thực hiện cho chúng ta? Hay còn một lý do nào khác mà những điều
này xảy ra? Tôi nghĩ câu trả lời sẽ làm cho nhiều người ngạc nhiên. Tôi biết mình cũng đã ngạc nhiên.
Để trả lời câu hỏi đó, chúng ta hãy xem một câu chuyện trong Kinh Thánh trong Luca 8.
bởi vì con gái duy nhất của ông, chừng mười hai tuổi, đang hấp hối. Khi Ngài đi, đám đông chen lấn nhau theo sát Ngài.
Khi ấy một bà bị bịnh băng huyết làm khổ đã mười hai năm –dù bà đã tiêu sạch của cải cho các y sĩ, nhưng không ai có thể chữa trị cho bà được lành– đi theo phía sau Ðức Chúa Jesus và đưa tay sờ vào viền áo Ngài; ngay lập tức, máu trong người bà cầm lại. Ðức Chúa Jesus hỏi, “Ai đã đụng đến Ta?”
Mọi người đều chối cả. Phi-rơ nói, “Thưa Thầy, đám đông chen lấn nhau quanh Thầy, và có lẽ ai đó đã lỡ đụng vào Thầy.” Nhưng Ðức Chúa Jesus nói, “Có người đã cố tình đụng vào Ta, vì Ta biết quyền năng đã từ Ta xuất ra.” Khi người đàn bà biết không thể giấu được nữa, bà run rẩy đến phủ phục trước mặt Ngài và nói rõ trước mặt mọi người tại sao bà đã cố tình đụng vào Ngài, và thể nào bà đã được chữa lành ngay tức khắc. Ngài nói với bà, “Hỡi con gái, đức tin của con đã cứu con. Hãy đi bình an.” Luca 8:42-48
Kinh Thánh nói rõ Chúa Giê-su bị đám đông chèn ép từ mọi phía, thậm chí Phi-e-rơ cũng ngạc nhiên với câu hỏi của Chúa Giê-su, “Ai đã đụng đến Ta?” Là một nhà khoa học thuộc linh, tôi muốn biết và cần biết tại sao người phụ nữ này được chữa lành còn người khác thì không. Tại sao sự xức dầu chỉ tuôn đổ đến với bà mà không phải người khác đều sờ chạm vào Ngài lúc đó? Câu trả lời là ở đây, nhưng trước khi tôi trả lời câu hỏi đó, chúng ta hãy hỏi một câu khác. Chúa Giê-su có chủ ý giúp đỡ bà không? Ngài có đặt tay lên bà không? Câu trả lời là không, đúng vậy Chúa Giê-su thậm chí không biết bà có mặt ở đó. Ngài phải hỏi ai đã hút sự xức dầu vì Ngài không nhìn thấy bà. Bà được chữa lành ngày hôm đó, vậy thì đó là chọn lựa của ai?
Để tôi hỏi cách khác. Có phải Đức Chúa Trời chọn chữa lành cho bà lúc đó hay đó là quyết định nhận lãnh sự chữa lành từ Chúa của bà? Đây là một câu hỏi quan trọng vì nhiều người đang “chờ đợi” Chúa làm điều gì đó trong cuộc đời của họ. Tôi tin sự thật Chúa Giê-su không biết bà có mặt ở đó chứng minh rằng quyết định nhận sự chữa lành là của bà, và chữa lành bà không phải là quyết định của Chúa Giê-su.
Điều này mở ra một sự bày tỏ quan trọng và lớn lao, chính là điều này -Đức Chúa Trời không chọn lựa tình cờ nhằm chữa lành người nào đó mà không chữa lành người khác. Ngài đã ban cho chúng ta cánh cửa đến với sự chữa lành qua địa vị hợp pháp trong Vương Quốc Chúa. Nên trong thực tế chúng ta là người lựa chọn nhưng tôi muốn biết, làm cách nào bà tháp vào quyền năng đó? Bà đã “quyết định” nhận lãnh như thế nào? Chúa Giê-su cho chúng ta biết chính xác cách bà khai thác thẩm quyền và quyền năng của Vương Quốc. Ngài phán, “Con gái Ta, đức tin con đã chữa lành con. Hãy đi bình an.” Câu này cho chúng ta biết mọi thứ cần biết và trả lời câu hỏi của chúng ta về lý do bà nhận được sự chữa lành ngày hôm đó và tại sao người khác không nhân được. Là những nhà khoa học thuộc linh, chúng ta hãy bắt đầu xem kỳ hơn câu chuyện này và xem liệu ta có thể phát hiện được các manh mối nào nói về lý do bà nhận được sự chữa lành.
Trước hết, Chúa Giê-su gọi bà là “con gái,” nghĩa bà là một phần của dân Y-sơ-ra-ên. Điều đó có nghĩa bà có một giao ước với Đức Chúa Trời. Hay có thể nói bà có tính hợp pháp trước thiên đàng với tư cách một công dân của dân Y-sơ-ra-ên để nhận lãnh nơi Chúa. Sự thật này không thể là lý do duy nhất mà bà nhận được sự chữa lành, vì những người ngày hôm đó chèn ép Chúa Giê-su cũng có tính hợp pháp tương tự. Phải có một điều khác khiến quyền năng tuôn chảy. Sau đó Chúa Giê-su nói thêm một lý do bà nhận được sự chữa lành. Thật ra Chúa Giê-su nói đây chính là lý do bà đã nhận lãnh cách cá nhân. Ngài nói đức tin bà đã chữa lành cho bà.
Bây giờ chúng ta biết lý do bà có thể nhận được. Trước hết, bà có quyền hợp pháp để nhận lãnh vì bà là con gái của Áp-ra-ham; thứ hai, đức tin của bà là cái công tắc cho phép quyền năng đó tuôn chảy cách cá nhân vào trong thân thể bà chính ngay lúc đó. Là con gái Áp-ra-ham có nghĩa bà đứng trước thiên đàng trong giao ước mà Đức Chúa Trời đã thiết lập với Áp-ra-ham, điều đó có thể được so sánh với công ty năng lượng cho dòng điện đi vào nhà bạn. Nhưng điều đó không có nghĩa các bóng đèn của bạn sẽ tự động sáng. Bạn phải bật công tắc để có sự sáng. Nên bây giờ tất cả chúng ta phải tìm công tắc đó ở đâu và công tắc đó là gì. Chúa Giê- su gọi nó là đức tin của bà, nhưng đức tin là gì và làm cách nào để bật nó lên? Đây là một câu hỏi quan trọng cần được trả lời.
Đức Tin Là Gì?
Đức tin là thuật ngữ mà các cơ đốc nhân sử dụng rất cẩu thả và tôi cho rằng nhiều người, nếu không nói đa số, không biết đức tin là gì, tại sao lại cần đức tin, cách nào để biết họ có đức tin và cách nào để tìm thấy đức tin. Nếu đức I in là công tắc đã chữa lành người phụ nữ này, thì chúng ta phải xem xét kỹ về đức tin! Chúng ta tìm thấy định nghĩa (tức tin trong Rô-ma 4:18-21. Tôi biết bạn đang suy nghĩ gì rói, “Không đâu anh Gary, Hê-bơ-rơ 11:1 mới là định nghĩa đức tin.”
Ðức tin là bảo đảm chắc chắn cho những gì chúng ta hy vọng và bằng chứng cho những gì không thấy được.
Hê-bơ-rơ 11:1
Vâng, đó là câu trả lời truyền thống, nhưng nếu bạn xem câu này thì Hê-bơ-rơ đang nói cho chúng ta biết về các lợi ích của đức tin, chứ không phải đức tin. Tôi tin câu Kinh Thánh trong Rô-ma sẽ cho chúng ta một hình ảnh rất rõ ràng về đức tin.
Mặc dù Áp-ra-ham không còn gì để hy vọng, ông vẫn hy vọng và vẫn tin rằng ông sẽ trở thành “Cha của nhiều dân tộc,” theo như lời đã phán với ông rằng, “Dòng dõi ngươi sẽ đông như thế.” Ðức tin của ông không hề suy giảm, mặc dù thân thể ông đã tàn tạ, vì lúc ấy ông đã gần một trăm tuổi, và dạ bà Sa-ra không còn thể sinh con. Nhưng đối với lời hứa của Ðức Chúa Trời, ông không hề nao núng đức tin mà nghi ngờ thắc mắc, nhưng càng tin tưởng mãnh liệt hơn, và như thế đã đem vinh hiển về cho Ðức Chúa Trời. Ông tin quả quyết rằng Ðức Chúa Trời có khả năng làm thành những gì Ngài đã hứa. Vì thế ông đã được kể là người công chính. Rô-ma 4:18-21
Chúng ta phải hiểu bối cảnh của câu chuyện này. Áp-ra- ham và Sa-ra không thể có con. Tôi không có ý nói họ gặp khó khăn trong việc thụ thai và nên tiếp tục cố gắng. Ý tôi là họ gần 100 tuổi, quá tuổi sinh đẻ rồi. Thân thể của họ không thổ có con cái; đó là điều không thể! Nhưng Chúa hứa cho Áp-ra-ham một đứa trẻ dù về tự nhiên đó là điều không thể. Kinh Thánh nói Áp-ra-ham hoàn toàn được thuyết phục rằng Chúa có quyền năng thực hiện những gì Ngài nói, dù các sự thật tự nhiên nói khác đi. Nên đây là định nghĩa đức tin của chúng ta: “Ông tin quả quyết rằng Đức Chúa Trời có khả năng làm thành những gì Ngài đã hứa.”
ĐỨC TIN LÀ BẢO ĐẢM CHẮC CHẮN CHO NHỮNG GÌ CHÚNG TA HY VONG VÀ BẰNG CHỨNG CHO NHỮNG GÌ KHÔNG THÂY ĐƯỢC.
-HÊ-BƠ-RƠ 11:1
Tôi nói theo cách này: Hãy ở trong trạng thái đồng ý với thiên đàng, không phải chỉ ở tâm trí nhưng hoàn toàn được thuyết phục, lòng chúng ta được vững lập và hoàn toàn thuyết phục về những điều Chúa đã phán, dù thế giới tự nhiên nói những điều khác.
Định Nghĩa về Đức Tin Là:
Đức tin là hoàn toàn được thuyết phục bởi những gì Chúa nói! Tấm lòng và tâm trí chúng ta đồng ý với thiên đàng, lòng chúng ta được thuyết phục, tin quyết và yên nghỉ hoàn toàn.
Tại Sao Ta cần Đức Tin?
Tại sao Chúa không chỉ việc chữa lành cho mọi người trong bệnh viện khi Ngài muốn? Tại sao Ngài không thể dừng các cuộc chiến tranh? Tại sao Ngài không thể sai các thiên sứ rao giảng Phúc Âm cho chúng ta? Tôi chắc bạn đã
nghe những câu hỏi này trước đây. Câu trả lời là Ngài không thể. Không phải là Đức Chúa Trời không có khả năng làm thế, nhưng Ngài không có quyền hạn hay thẩm quyền hợp pháp để làm vậy trên đất. “Gary, anh đang nói là Đức Chúa Trời không thể làm bất cứ điều gì Ngài muốn ư?” Tôi biết ngay bây giờ điều này nghe thật sự lạ lẫm đối với bạn, bây giờ chúng ta hãy xem Kinh Thánh để tìm câu trả lời.
Nhưng có người đã làm chứng ở đâu đó rằng, “Con người là gì mà Ngài nhớ đến nó? Con của loài người là chi mà Ngài quan tâm đến nó? Ngài đã làm cho nó thấp hơn các thiên sứ một ít; Ngài đội cho nó vinh hiển và tôn trọng. Ngài khiến muôn vật phục dưới chân nó.” Khi bắt muôn vật phục dưới nó, Ngài không chừa một vật nào không phục dưới nó, mặc dù hiện nay, chúng ta chưa thấy mọi vật đều phục dưới nó.
Hê-bơ-rơ 2:6-8
Từ câu Kinh Thánh này chúng ta có thể thấy Đức Chúa Trời đã ban cho con người quyền hạn hợp pháp đầy đủ trên toàn bộ quả đất khi Ngài đặt họ ở đó. Không có điều nào mà không thuộc dưới quyền hạn của họ. Họ cai trị trên vương quốc này với quyền hạn và thẩm quyền tuyệt đối. Khả năng họ có thể lãnh đạo bằng thẩm quyền được hỗ trợ bởi quyền tối thượng đã đặt họ vào vị trí đó. về căn bản thì họ cai trị qua thẩm quyền mà Vương Quốc của Đức Chúa Trời tín thác cho họ. Họ đại diện cho chính thể thiên thượng, đại diện cho vinh hiển của Đức Chúa Trời, cho sự xức dầu và địa vị tôn trọng mà họ gánh vác.
Để có một hình ảnh rõ ràng về điều này, hãy suy nghĩ vổ một vị vua. Dù ông ta là một người phàm và không có quyền lực thật sự nào trong bản chất phàm tục của ông ta, nhưng ông đội mão triều tuyên bố địa vị làm vua của mình, không chỉ đại diện cho bản thân nhưng cho cả vương quốc và chính thể của ông. Lời nói của ông có thẩm quyền vì nó được hố trợ bởi tất cả quyền lực và nguồn lực của chính phủ và vương quốc mà ông đại diện.
Nếu bạn nghĩ về cảnh sát giao thông, anh ta sẽ dừng một xe tải lớn bằng một mệnh lệnh, “Nhân danh luật pháp hãy dừng lại.” Vâng, chiếc xe tải lớn hơn nhiều so với anh ta, và tự thân anh ta cũng chẳng vừa tầm xe tải, nhưng nó vẫn dừng lại. Nó dừng lại không phải vì anh ta nhưng bởi cớ cái huy hiệu đại diện cho một chính phủ mà anh ta đeo. Trong trường hợp này, chính phủ lớn hơn nhiều so với người đeo phù hiệu. Đối với tài xế xe tải anh ta không sợ người cảnh sát nhưng sợ chính phủ mà anh ta đại diện, khiến cho xe tải dừng lại. Ở đây điều tương tự cũng đúng trong trường hợp của A-đam, ông cai trị trên mọi tạo vật trên quả đất. Quyền năng và quyền cai trị của Đức Chúa Trời, được đại diện bởi mão triều vinh hiển và tôn trọng, đã ban cho con người sự đảm bảo rằng lời nói của anh ta sẽ cai trị thay cho Vương Quốc của Đức Chúa Trời.
Đây là điều quan trọng cần lưu ý, khi A-đam mất khả năng cai trị trên đất do phạm tội phản bội với sự cai trị của Đức Chúa Trời, ông đã mất đi mão triều của mình. Vương quốc thế gian trở nên ô nhiễm và thay đổi. Sự chết bước vào thế gian, bấy giờ satan hợp pháp tuyên bố về thẩm quyền và
Anh hưởng của nó trên các vấn đề của con người. Điều quan trọng là bạn phải hiểu con người vẫn là những người cai trị hợp pháp trên thế gian do sự sắp đặt của Đức Chúa Trời, nhưng bây giờ con người không có thẩm quyền để cai trị về một thuộc linh như trước đây. Tuy nhiên, ngay cả trong tình trạng sa ngã của mình thì con người vẫn cai quản quả đất này. Vâng, họ không còn có mão triều của Nước Đức Chúa Trời để hỗ trự mình nữa. Họ không có thẩm quyền để cai trị bằng quyền năng và vinh hiển của Đức Chúa Trời; họ đã mất địa vị tôn trọng. Nhưng con người vẫn là cánh cửa hợp pháp duy nhất để bước vào lĩnh vực thế gian. Đây là lý do Đức Chúa Trời phải sử dụng những người đầy dẫy Thánh Linh để thực hiện ý muốn của Ngài trong cuộc sống con người. Tương tự, satan cũng sử dụng những người bị ma quỷ xui khiến để ánh hưởng thế gian di theo kế hoạch của nó dành cho con người. Nguyên tắc này về quyền hạn của con người trên quả đất rất quan trọng khi bạn hiểu về luật lệ của Vương Quốc, và khi bạn đã hiểu được nó thì điều này sẽ trả lời nhiều câu hỏi mà bạn có thể gặp trong tương lai: tại sao điều này, điều kia xảy ra, hay tại sao xét về mặt thuộc linh điều này lại xảy ra hay không xảy ra.
Bạn nói, “Nhưng tôi nghĩ Đức Chúa Trời sở hữu quả đất và mọi sự trong đó chứ?” Đúng, Ngài sở hữu. Hy vọng là ví dụ này sẽ giúp bạn hiểu điều tôi nói. Nếu tôi cho bạn thuê một căn nhà tôi sở hữu, dù về pháp lý tôi là người sở hữu, nhưng theo luật pháp tôi đã bỏ quyền có thể ghé qua căn nhà đó bất cứ lúc nào tôi muốn. Có một điều khoản trong hầu hết các hợp đồng thuê nhà nói cụ thể thời điểm hợp pháp chủ nhà có thể đi vào căn nhà đã được thuê – ví dụ, để xử lý một trường hợp khẩn cấp hay sửa chữa -nhưng phải có sự báo trước. Nếu tôi cố vào nhà với điều khoản nằm ngoài thỏa thuận này, thì hành vi đó được coi là đột nhập dù tôi là người sở hữu. Nếu tôi vi phạm luật được nói cụ thể trong hợp đồng, thì tôi sẽ bị buộc rời khỏi căn nhà dù tôi là người sở
hữu. Điều này minh họa tại sao satan phải thông qua A-đam nhằm có được cánh cửa vào thế gian. Chỉ A-đam mới có chín khóa! Satan phải đi qua cánh cửa, và A-đam chính là cánh cửa. Nếu satan cố không thông qua A-đam thì nó sẽ bị đuổi ra một cách hợp pháp.
Ðức Chúa Jesus phán với nó, “Có lời chép rằng, ‘Người ta sống không chỉ nhờ cơm bánh mà thôi.’” Sau đó Ác Quỷ đưa Ngài lên một nơi cao và chỉ cho Ngài tất cả các vương quốc trên thế gian trong giây lát, rồi nó nói với Ngài, “Ta sẽ ban tất cả quyền lực và vinh hiển của các vương quốc nầy cho ngươi, vì quyền ấy đã trao cho ta, và ta muốn ban cho ai tùy ý. Vậy bây giờ, nếu ngươi quỳ xuống thờ lạy ta, tất cả sẽ thuộc về ngươi.”
Luca 4:5-7
Trong câu này bạn có thể thấy satan tuyên bố thẩm quyền và vinh hiển (sự giàu có) của các vương quốc của con người đã được giao cho nó. Ai cho nó thẩm quyền này? Người có thẩm quyền đó là A-đam! Vì thế Đức Chúa Trời không thể xồng xộc can thiệp vào các vấn đề của con người mà không đi qua cánh cửa hợp pháp. Nếu Ngài làm thế thì satan sẽ tuyên bố Ngài gian lận. Không, Đức Chúa Trời phải đi qua cánh cửa mà satan đã lợi dụng để đem sự cai trị và thẩm quyền của Ngài đến để mang lại kết quả trên đất và cánh cửa đó là con người nhưng có một người nào như thế không?
Bấy giờ CHÚA phán với Áp-ram, “Hãy rời khỏi xứ sở ngươi, bà con ngươi, và nhà cha ngươi, để đi đến xứ Ta sẽ chỉ cho. Ta sẽ làm ngươi trở nên một dân lớn. Ta sẽ ban phước cho ngươi và làm nổi danh ngươi. Ngươi sẽ thành một nguồn phước. Ta sẽ ban phước cho người nào chúc phước ngươi, và sẽ nguyền rủa kẻ nào nguyền rủa ngươi. Mọi dân trên thế gian sẽ nhờ ngươi mà được phước.”
Sáng Thế 12:1-3
Áp-ra-ham được gọi là tổ phụ đức tin của chúng ta vì ông là người mở cánh cửa thế gian cho Đức Chúa Trời, để qua đó mọi nước thế gian sẽ được phước. Tất nhiên, câu này nói về việc các nước được phước là nói về Chúa Cứu Thế Giê-su, Đấng sau đó sẽ mở ra một con đường để quyền cai trị của Đức Chúa Trời một lần nữa có cánh cửa hợp pháp để đến thế gian qua đức tin của Áp-ra- ham. Đức tin của Áp-ra-ham đã mở một cách cửa hợp pháp cho thiên đàng, Đức Chúa Trời đã mở luôn bằng cách lập một thỏa thuận hợp pháp (giao ước) với Áp-ra-ham và dòng dõi của ông.
Để tôi diễn ý điều tôi nói. Sự cai quản của thiên đàng chỉ có thể có cánh cửa vào thế gian qua những người nam, người nữ trên đất bởi vì tại đó họ có quyền hạn hợp pháp. Tính hợp pháp đó chỉ có thể được thực hiện nếu một con người hoàn toàn được thuyết phục trong lòng về những gì Đức Chúa Trời nói (đức tin).
Nói cách khác, thiên đàng chỉ có thể tác động một cách hợp pháp lên một người nam, người nữ nào trên đất mà ước muốn và chọn phục dưới quyền cai trị và thẩm quyền của Chúa Giê-su. Đây là nguyên tắc tương tự satan đã sử dụng để có thể bước vào thế gian, sử dụng A-đam để làm điều đó. Nó thuyết phục A-dam rằng không thể tin tưởng Đức Chúa Trời
và khiến cho lòng A-đam không còn đồng ý với Đức Chúa Trời. Hậu quả là A-đam chọn tin satan và khước từ thẩm quyền của Đức Chúa Trời.
Đây chính là nguyên tắc mà Đức Chúa Trời sử dụng để đem sự quản trị và thẩm quyền của Ngài trở lại thế gian qua Áp-ra-ham. Áp-ra-ham tin Đức Chúa Trời và sự đồng ý của ông được Đức Chúa Trời kể là sự công bình, nghĩa là đòi hỏi phải có một thỏa thuận hợp pháp. Thỏa thuận này từ cả hai bên, Đức Chúa Trời và Áp-ra-ham, cho phép Đức Chúa Trời lập một hợp đồng hợp pháp (giao ước) qua đó đảm bảo cánh cửa cho thiên đàng bước vào thế gian, NHƯNG điều quan trọng cần lưu ý là thỏa thuận này chỉ ảnh hưởng đến Áp-ra- ham và người kế tự của ông. Một dấu của giao ước này đã được ban cho hết thảy người kế tự của Áp-ra-ham, đó là sự cắt bì. Cắt bì là cắt lớp dương bì của dương vật người nam. Khi một người nam gieo «hạt giống» vào một người nữ, thì hạt giống của anh ta phải đi qua dương vật đã chịu cắt bì, điều này tuyên bố với satan và bậc cha mẹ rằng đứa bé này đứng trước thiên đàng với tư cách người kế tự trong thỏa thuận hợp pháp mà Đức Chúa Trời và Áp-ra-ham đã thiết lập.
Tuy nhiên, như chúng ta đã đọc mỗi người nam, người nữ dù thỏa thuận hợp pháp đó đã dành sẵn cho họ, họ vẫn phải thỏa mãn những đòi hỏi hợp pháp, tức lòng họ phải hoàn toàn được thuyết phục về những gì Chúa phán để họ thật sự vui hưởng các lợi ích cá nhân của thỏa thuận mà Đức Chúa Trời và Ap-ra-ham đã lập. Xét về tính chất, giao ước kéo đường dây điện vào nhà họ, nhưng họ vẫn phải bật công tắc bằng cách tin và hành động theo Lời Chúa.
Giờ chúng ta biết đức tin là gì và về mặt hợp pháp tại sao đòi hỏi phải có đức tin. Bây giờ điều quan trọng là chúng ta phải biết cách để có đức tin và biết mình có đức tin hay không.
Làm Sao Để Có Đức Tin?
Đây là manh mối: bạn không thể cầu nguyện xin đức tin. Ngạc nhiên không? Tôi cũng nghĩ vậy.
Như vậy đức tin đến bởi những gì người ta nghe, và những gì người ta cần nghe là lời của Ðấng Christ được rao giảng.
Rô-ma 10:17
Làm cách nào mà đức tin đến bởi việc nghe Lời Chúa? Phải chăng tất cả những gì cần làm để có đức tin chỉ có thế thôi sao? Tiến trình là gì? Có phải việc nghe Lời Chúa là điều duy nhất chúng ta cần để kiện toàn đức tin trong tâm linh một con người? Để hiểu cách đức tin đến và những gì mà Rô-ma 10:17 nói, chúng ta có thể xem Mác 4. Nếu bạn tung cuốn Kinh Thánh của mình lên không trung, khi rơi xuống nó phải mở ra trong Mác 4; đoạn này quan trọng như vậy đấy! Chúa Giê-su nói trong Mác 4:13 nếu bạn không hiểu những gì Ngài dạy dỗ trong chương này thì sẽ không thể hiểu bất cứ dụ ngôn nào khác trong Kinh Thánh. Nó rất quan trọng!
Tại sao chương này lại rất quan trọng? Vì nó cho chúng ta biết cách thiên đàng liên kết với thế gian, cách nào để thiên đàng có được tính hợp pháp và diễn ra tại chỗ nào. Không có điều gì quan trọng hơn đối với cuộc sống của bạn hơn là hiểu biết toàn bộ những gì mà chương Kinh Thánh này nói. Có thể bạn hỏi, “Vương Quốc của Đức Chúa Trời hoạt động như thế nào?” Hãy đọc Mác 4. Trong chương này, Chúa Giê-su kể cho chúng ta ba dụ ngôn về cách đức tin được sản sinh trong tâm linh con người, và bạn đã biết đức tin là sự đòi hỏi để thiên đàng chế ngự quả đất.
Ba câu chuyện trong chương này là dụ ngôn về người gieo giếng, dụ ngôn về một người đi ra rải giống và câu chuyện vó hạt cải. Chúng ta hãy bắt đầu bằng cách xem câu chuyện thơ hai mà Chúa Giê-su kể trong Mác 4, câu chuyện một người đi ra rải giống.
Ngài cũng phán, “Vương quốc Ðức Chúa Trời giống như một người kia gieo giống trên đất. Đêm ngày lặng lẽ trôi qua, bất kể người ấy ngủ hay thức hạt giống vẫn cứ nẩy mầm và mọc lên, người ấy chẳng biết nó phát triển thế nào. Đất cứ sinh sản hoa màu, thoạt đầu cây lúa mọc lên, rồi từ ngọn lúa sinh ra gié lúa, trong gié lúa các hạt gạo thành hình. Khi lúa chín, người ấy liền đem lưỡi liềm ra gặt, vì mùa gặt đã đến.”
Mác 4:26-29
Trước khi nghiên cứu phân đoạn này, ta hãy định nghĩa các thuật ngữ. Hạt giống Chúa Giê-su đang nói đến là gì và đất ở đây là gì? Thật ra Chúa Giê-su định nghĩa những thuật ngữ đó trong dụ ngôn trước đó nói về người gieo giống cũng ở trong đoạn 4. Hạt giống là Lời Đức Chúa Trời, đất là tấm lòng con người hay tâm linh con người. Nên trong dụ ngôn này, qua việc dùng định nghĩa của Chúa Giê-su về hai chữ “hạt giống,” ta có thể nói Chúa Giê-su đang nói đến một người gieo Lời Chúa vào chính tấm lòng của mình. Sau đó đất hay tấm lòng con người bắt đầu tự sản sinh ra đức tin (đồng ý với thiên đàng) trên đất này.
Trước khi tôi nói thêm, thì điều quan trọng bạn cần nhớ định nghĩa đức tin: tấm lòng của một người được thuyết phục chắc chắn về những điều thiên đàng nói. Phân đoạn này nói dù con người không biết cách tiến trình đó làm việc như thế nào, nhưng Lời Chúa được gieo vào trong lòng anh ta sẽ bắt đầu lớn lên và tự thân nó sẽ sản sinh ra sự hiệp một. Điều này xảy ra dù anh ta ngủ hay thức không thành vấn đề, tiến trình này cứ liên tục. Khi họ giữ Lời trong lòng, thì lòng người đó từ từ đồng ý với những điều thiên đàng nói và đức tin được sản sinh.
Câu Kinh Thánh tham chiếu trong Mác 4 cho ta biết tấm lòng sản sinh ra sự hiệp một qua một tiến trình. Câu chuyện cho ta biết, lúc đầu khi lòng chúng ta nhận Lời Chúa thì đức tin bắt đầu hình thành. Chúa Giê-su so sánh giai đoạn (ló với một cái chồi. Chồi tiếp tục phát triển trở thành một thân cây. Cuối cùng thì phần đầu hình thành trên thân cây, nhưng trong giai đoạn cuối này cây không có trái, không có sự hiệp một, và không có sự thay đổi trong thế giới tự nhiên. Sau đó Chúa Giê-su nói tiến trình này tiếp tục khi chồi chín mùi, nó kết hạt và chín mùi. Khi tiến trình này đạt tới thời điểm đó, khi hạt chín ở trong phần đầu, có sự đồng ý, có đức tin, nó cho phép người đó thu hoạch ngay trên đất này những gì thiên đàng đã gieo trong tấm lòng con người.
Bây giờ hãy để ý kỹ, chúng ta hãy ôn lại những gì thật sự xảy ra. Thiên đàng gieo Lời Chúa vào thế gian, vào lòng của người nam hay người nữ, tại đó cần có sự đồng ý của họ. Lúc đó, lòng của họ chưa có sự đồng ý với thiên đàng, nhưng một tiến trình bắt đầu diễn ra trong lòng, nó đem tấm lòng đến chỗ đồng ý với những gì đã được gieo vào đó. Chúa Giê- su sử dụng một minh họa rất hay để cho chúng ta thấy tiến trình này. Qua việc so sánh tiến trình này với một người nông dân gieo hạt giống và cách cây cối lớn lên, Chúa Giê- su cho chúng ta một hình ảnh về đức tin – đức tin như thế nào. Trong tự nhiên, khi hạt trong cái chồi chín mùi, nó sẽ trông y hệt hạt giống đã được gieo xuống đất. Hãy để tôi nói lại điều đó.
Khỉ hạt giông chín mùi nó sẽ trông y hệt hạt giống đã được gieo xuống đất.
Trồng một cây ngô và hạt ngô trưởng thành trên trái ngô sẽ hoàn toàn giống hạt ngô bạn đã trồng. Chúng trông giống nhau, nhìn giống nhau và mùi vị giống nhau. Bạn không thể phân biệt sự khác nhau giữa hai hạt giống; chúng rất giống hệt nhau.
Để tôi diễn ý lại những điệu Chúa Giê-su nói. Khi chúng ta nghe Lời (Rô-ma 10:17), thì thật ra chúng ta đang gieo Lời Chúa vào tâm linh hay tấm lòng chúng ta. Nếu chúng ta giữ Lời đó trong lòng, thì nó sẽ lớn lên, khi nó trưởng thành thì các hình ảnh trong lòng chúng ta (thế giới) sẽ giống với điều thiên đàng nói. Nếu ta diễn tả nó bằng những thuật ngữ khác thì ta có thể nói khi bạn gieo một lời hứa từ thiên đàng vào lòng thì từ từ nó tự sẽ sản sinh ra sự tin quyết về điều Đức Chúa Trời phán. Rồi lòng bạn sẽ hoàn toàn được thuyết phục về điều thiên đàng nói và bạn sẽ đồng ý với thiên đàng. Ví dụ, nếu bạn đang đối diện ốm đau, hoàn cảnh trong thân thể của bạn đang nói với bạn rằng bạn bị ốm. Khi bạn gieo Lời Chúa – rằng Đức Chúa Trời đã trả giá cho sự chữa lành của bạn qua những gì Chúa Giê-su làm, thì từ từ tự lòng bạn sẽ bắt đầu được thuyết phục về những điều Chúa nói.
Khi lời đó trưởng thành trong lòng bạn, thì sự tin quyết rằng bạn được chữa lành trở thành những gì bạn tin và nói. Bạn không chỉ trích lại những gì thiên đàng nói, bây giờ lòng bạn được thuyết phục chắc chắn. Khi bạn nói, “tôi được lành,” thì việc bạn trích dẫn không phải là một công thức; mà đây là những gì bạn tin và bạn biết là sự thật. Bây giờ những gì thiên đàng nói trở thành nhận thức về thực tại của chính bạn.
Đây là lý do Hê-bơ-rơ 11:1 nói:
Ðức tin là bảo đảm chắc chắn cho những gì chúng ta hy vọng và bằng chứng cho những gì không thấy được.
Khi có đức tin ta sẽ có một sự đảm bảo siêu nhiên về những điều thiên đàng nói, nhưng trong tiến trình này vẫn còn một bước nữa.
Người gieo giống bây giờ phải đem liềm ra gặt, đem những gì anh ta tin chắc ở trong lòng vào trong thế giới thực Lại.
Khi lúa chín, người ấy liền đem lưỡi liềm ra gặt, vì mùa gặt đã đến.”
Mác 4:29
Dù tấm lòng đồng ý với thiên đàng, và thực tại của thiên đàng đã trở thành thực tại của người đó, nhưng vẫn chưa có sự thay đổi thật nào trong thế giới vật lý. Bởi vì theo lẽ tự nhiên con người mới có quyền hạn trên đất này, và họ cũng phải là người khai phóng thẩm quyền của thiên đàng vào thế giới này. Đức Chúa Trời không thể làm điều đó mà không có người nam, người nữ. Tôi có thể cho bạn thấy điều này trong một câu Kinh Thánh rất quen thuộc mà chúng ta đã thảo luận.
Vì ai tin trong lòng sẽ được xưng công chính, và ai xưng nhận bằng môi miệng sẽ được cứu,.
Rô-ma 10:10
Con người tin Lời Chúa bằng tấm lòng, nó sản sinh ra đức tin và họ được xưng công chính. Xưng công chính là một thuật ngữ thuộc luật pháp, có nghĩa là sự hành pháp. Khi tấm lòng của một người đồng ý với thiên đàng, và lòng họ hoàn toàn được thuyết phục về những điều thiên đàng nói, thì họ được xưng công chính. Bây giờ việc thiên đàng tuôn đổ vào đời sáng họ và trên đất này là điều hợp pháp nhưng
nếu chỉ được xưng công chính thôi thì không có khai phóng quyền năng của Chúa. Giống một căn nhà có nguồn điện từ nhà máy điện, nhưng vẫn còn một bước nữa – mở công tắc để khai phóng nguồn điện và đèn sáng. Tại sao? Vì Rô-ma 10:10 chỉ cho ta thấy sau khi được xưng công chính vẫn còn một bước nữa.
Một người nam, người nữ được xưng công chính, họ phải đứng trước sự hiện diện của thiên đàng công bố hay hành động theo sự đồng ý của họ với thiên đàng để họ thật sự khai phóng quyền năng và sự xức dầu của Chúa vào thế gian. Xin hãy đọc đi đọc lại câu Kinh Thánh đó cho đến khi bạn hiểu hết điều tồi đang nói. Đây là cách nó hoạt động! Đây là cách thiên đàng có được tính hợp pháp trong thế gian, và tấm lòng là sự liên lạc của thiên đàng ở thế gian, còn lời nói và hành động của chúng ta là những công tắc khai phóng quyền năng của thiên đàng. Xin hãy để ý kỹ đến phần thứ hai của câu đó: chúng ta phải là người khai phóng thẩm quyền của thiên đàng trên đất này.
Khái niệm nói về việc thiên đàng chờ đợi để một người nam, người nữ thứ nhất là tạo ra tính hợp pháp, và thứ hai là tạo ra quyền hạn trên đất này, có thể được tìm thấy qua những gì Chúa Giê-su dạy dỗ trong Ma-thi-ơ 16 và Ma-thi-ơ 18.
Quả thật, Ta nói với các ngươi, bất cứ điều gì các ngươi buộc dưới đất sẽ được buộc trên trời, và bất cứ điều gì các ngươi buông dưới đất sẽ được buông trên trời.
Ma-thi-ơ 18:18
Ở đây Chúa Giê-su nói Ngài sẽ ban cho hội thánh các chìa khóa (thẩm quyền) của Vương Quốc thiên đàng ngay trên đất này. Ngài nói bất cứ điều gì bạn trói dưới đất thiên đàng sẽ hỗ trợ, và bất cứ điều gì bạn mở dưới đất thiên đàng sẽ hỗ trợ. Một lần nữa chúng ta hãy nghĩ về một nhân viên cảnh sát; linh ta có thẩm quyền, nhưng chính phủ có quyền lực. Viên cảnh Hốt có chìa khóa hay thẩm quyền của chính phủ, khi anh ta tuyên thệ trở thành một nhân viên của chính phủ đó. Chính phủ hỗ trự những gì anh ta nói ra. Hãy nhớ, trên đất này chỉ có con người có quyền hạn mà thôi, vì thế chỉ có con người mới có thể cho thiên đàng quyền hạn hợp pháp ở dưới đất này.
Có một điểm rất quan trọng nữa mà bạn cần biết về đức tin. Để tôi nhắc lại địa chỉ câu Kinh Thánh trong Mác chương 4.
Ðất cứ sinh sản hoa màu, thoạt đầu cây lúa mọc lên, rồi từ ngọn lúa sinh ra gié lúa, trong gié lúa các hạt gạo thành hình.
Mác 4:28
Hãy nhớ, Chúa Giê-su đã định nghĩa đất, được nói đến trong dụ ngôn này, đại diện cho tấm lòng hay tâm linh con người như tôi đã nói. Hãy để ý vị trí đức tin được sản sinh; điều này có làm bạn ngạc nhiên không? Đó không phải là một sản phẩm của thiên đàng, như đa số tin, nhưng nó được tạo ra trên đất này và là một sản phẩm của tấm lòng bạn. Bạn không thể cầu nguyện xin đức tin hay xin Chúa ban đức tin. Trên thiên đàng không cần có đức tin. Trên thiên đàng chúng ta sẽ không cần sự đồng ý. Không, đức tin chỉ đòi hỏi trên đất này mà thôi, và nó chỉ có thể xuất hiện trong lòng của người nam, người nữ trên đất. Như dụ ngôn trong Mác 4 dạy, chỉ có một cách để có đức tin, bằng cách đặt Lời Chúa vào trong lòng bạn và để tiến trình đồng ý diễn ra. Nên nen tôi cần đức tin, thì tôi phải làm gì? Tôi sẽ gieo Lời Chúa vào trong lòng mình và để nó lớn lên cho đến khi có đức tin trong lòng. Đó là cách duy nhất đức tin đến với chúng ta.
Trước khi rời Mác 4, tôi muốn nói lại về cái liềm được nơi đến trong đoạn này.
Khi lúa chín, người ấy liền đem lưỡi liềm ra gặt, vì mùa gặt đã đến.”
Mác 4:29
Tôi tin hầu hết hội thánh trên thế giới không được dạy cách sử dụng cái liềm, có nghĩa họ không được dạy cách thu hoạch những gì họ cần. Nói chung, hội thánh đã được dạy cách dâng hiến nhưng không được dạy cách trồng trọt và thu hoạch từ hạt giống họ đã gieo. Trong câu này Chúa Giê-su nói rất cụ thể, rằng khi mùa gặt đức tin của chúng ta đã sẵn sàng thì CHÚNG TA phải đem liềm ra gặt. Dù có thể chúng ta đã khai phóng hạt giống đức tin rất tốt, nhưng nếu chúng ta không lấy liềm ra gặt thì chẳng có mùa gặt nào cả. Thành thật mà nói, tôi cũng không biết về điều này cho đến khi Chúa bắt đầu dạy tôi cách Vương Quốc hoạt động. Tôi nêu cho bạn vài ví dụ về điều này.
Tôi được mời giảng tại một hội thánh ở Atlanta. Đó là một buổi nhóm tối thứ Tư, hội thánh nhỏ thôi, nhưng đối với tôi điều đó không quan trọng. Tôi thích dạy dỗ dân sự về Vương Quốc Chúa. Khi tôi đến hội thánh, tôi thấy lạ vì nhưng cánh cửa bị khóa và không có ai ở đó. Chừng mười phút trước khi buổi nhóm bắt đầu, tôi nghe tiếng ồn ào của tuột chiếc xe tải phía sau; nghe như không có ống bô xe. Khi nhìn, tôi thấy một chiếc xe bán tải đã cũ mòn đỗ phía sau con đường hẻm của hội thánh. Tôi chẳng suy nghĩ gì về nó, tôi đang ở trung tâm thành phố Atlanta. Trong lúc chờ có một người đàn ông đi bộ từ phía sau nhà thờ và giới thiệu mình là mục sư. Ông ta nói xin lỗi vì đã đến trễ, do xe bán tải cũ của ông không nổ máy. Ông nói phải cho nổ máy bằng cách chạy sổ dốc, khi có được tốc độ thì đạp côn vì bộ khởi động vô hiệu. Ông nói nhiều lần nó không chịu khởi động và ông phải đi bộ năm dặm tới hội thánh.
Ông tiếp tục nói cho tôi về hội thánh, dù là mục sư của (lội thánh nhưng chức năng chính của hội thánh là chăm sóc những tín hữu trong thành phố. Tại nhà thờ đó họ cấp hơn 10.000 bữa ăn miễn phí trong một tháng. Khi mục sư đó giáng tôi lại cảm thấy buồn. Đây là một người của Đức Chúa Trời, nuôi 10.000 người một tháng, mà thậm chí ông ta còn không có nổi một chiếc xe ra hồn? Ông ta là hình ảnh duy nhất của Đức Chúa Trời mà nhiều trong số những người ông lu chăm sóc nhìn thấy. Nếu họ nhìn thấy ông chỉ sống đủ ăn cho qua ngày, phải đi bộ năm dặm tới hội thánh vào ngày hè 30 độ C, thì làm sao họ tin chắc là Đức Chúa Trời có thể giúp họ? Tôi có thể giải quyết điều đó. Tôi có một chiếc xe khá mới ở nhà, chạy được 20.000 dặm, tôi có thể dâng nó cho Ang. Tôi nói cho ông về kế hoạch đó, và tôi sẽ cử một nhân tự lái nó xuống Atlanta. Tất nhiên là ông ta phấn khởi. Đêm đó tôi dạy dỗ ông , cùng hội thánh nhỏ của ông về Vương Quốc của Đức Chúa Trời và cách nó hoạt động liên quan đến tài chánh.
Khi về nhà tôi sắp xếp để có người lái xe tới Atlanta. Khi nhân sự của tôi tới nhà để lấy xe, tôi biết mình đang thực hiện một giao dịch thuộc linh trên thiên đàng. Tôi biết khi
mình khai phóng chiếc xe đó vào Vương Quốc của Đức Chúa Trời thì tôi có thể tin Chúa ban một phương tiện mà tôi cần. Tôi không mê xe cộ lắm, nghĩa là tôi không thật sự húng thu với nó. Một số người mê xe, nhưng tôi thì không, với tôi xe chỉ là công cụ mà thôi. Tất nhiên tôi thích một chiếc xe hơi đẹp, nhưng tôi chạy cho đến khi nó cần được thay thế.
Khi nhân sự của tôi ghé qua, tôi đi vào nhà để xe, đặt tay lên chiếc xe đó và nói, “Lạy Cha, con khai phóng chiếc xe này vào công tác chức vụ của Ngài, và khi con khai phóng chiếc xe này thì con nhận lại một chiếc xe hơi…” Tôi lưỡng lự. Tôi biết Vương Quốc của Đức Chúa Trời hoạt động rất chi tiết, và tôi biết nếu chỉ nói chữ “xe hơi” thì không có tác dụng gì. Tôi biết là mình cần phải cụ thể, Drenda và tôi cần phải đồng ý về những điều cụ thể thì chúng tôi sẽ nhận được. Khi đứng đó và chỉ mới nói được nửa câu, tôi nhận ra không biết mình muốn loại xe nào. Nên tôi bắt đầu nói lại, “Chúa ơi, hôm nay con khai phóng xe hơi này vào chức vụ của Ngài, và con tin khi con gieo con sẽ nhận được một chiếc xe thật đẹp, nhưng tới lúc con biết mẫu và kiểu dáng xe con sẽ trình bày lại với Ngài.” Thế là chiếc xe đi. Lúc đó thật sự trong đầu tôi không nghĩ đến chiếc xe nào để nói, “Vâng, con muốn chiếc đó.”
Vài tháng trôi qua. Tất nhiên là Drenda đồng ý với tôi trong việc dâng chiếc xe, nhưng giống như tôi, cô cũng không biết mình muốn loại xe gì. Hơn hai tháng tiếp theo chúng tôi nói chuyện về những chiếc xe hơi, cuối cùng một ngày kia cô nói, “Anh biết không, em nghĩ mình thích một chiếc mui trần.” Tôi nói với cô là tôi đồng ý, tôi nghĩ điều đó nghe thật tức cười, nhưng là loại gì? Thậm chí chúng tôi không biết ngoài thị trường có những loại xe mui trần nào. Nhưng một ngày nọ chúng tôi lái xe đi ăn trưa ở ngoài, vợ tôi bất ngờ nói, “Nó kìa!” Tôi nói, “Cái gì cơ?” “Nó kìa” cô nói và chỉ tay về phía chỗ đâu xe của nhà hàng mà chúng tôi đã đỗ. Tồi nói, “Cái gì?” “Chiếc xe đó, đó là xe em muốn!” Sau đó tôi nhìn thấy một chiếc mui trần thật sắc nét phía bãi đỗ xe. Tôi nói, “Chúng ta đi xem thử nó loại gì.” Chúng tôi lái đến chỗ chiếc xe và đậu phía sau nố.
Hèn gì chúng tôi thích nó. Đó là một chiếc BMW 645CI, chắc chắn là một chiếc mui trần đẹp rồi, để được như thế thì nó phải là một chiếc rất đắt tiền. Thành thật với bạn thì, khi tôi thấy hình dáng chiếc xe tôi đã nghĩ, “Chúa ơi, xin chỉ cho chúng con phải làm gì.” Tôi biết là mình sẽ không trả 115.000 đô la cho một chiếc BMW mới, nhưng tôi cũng biết Chúa có thể làm những điều kỳ diệu. Drenda và tôi không nói cho ai biết về chiếc xe hay đề cập với bất cứ ai rằng chúng tôi đang tìm một chiếc xe.
Khoảng hai tuần -sau, anh trai của Drenda gọi điện cho chúng tôi và nói, “Anh đã tìm thấy xe của Drenda rồi!” Tôi nói, “Xe của Drenda? Ý anh là gì?” Anh nói, “Anh thấy xe này giảm giá, và thình lình anh cảm nhận đây là xe của Drenda, và anh phải nói cho hai em về nó.” Tôi hỏi, “Loại xe gì vậy anh?” “Đó là một chiếc BMW 645CI. Nó thật hoàn hảo. Xe cũ đã chạy mấy năm, nhưng mới chạy được quãng đường ngắn, nó chẳng có vết trầy gì cả. Nó hoàn hảo. Các em biết người bán đó.” Tôi nói, “Em biết ư?” Anh nói, “Đúng, em nên gọi điện cho anh ta để nói chuyện về chiếc xe đó đi.” Khi anh mô tả cho tôi về hình dáng và mẫu xe, biết rằng nó chính là chiếc xe Drenda và tôi đã nói cả hai đều thích cách đó vài tuần, tôi biết Đức Chúa Trời chuẩn bị làm điều gì đó.
Tôi gọi cho chủ sở hữu xe. Vâng, tôi biết anh ta và chúng tôi nói chuyện một chút về chiếc xe, anh ta nói tôi biết là chiếc xe ở trong tình trạng rất tốt. Sau đó anh nói những lời này với tôi. “Anh biết không, từ lúc chúng ta nói chuyện với nhau trên điện thoại về chiếc xe này, tôi thật sự cảm nhận rằng đây phải là xe của Drenda.” Trước đó tôi không đề cập với anh ta là chúng tôi đang tìm một chiếc xe cho Drenda.
Anh ta nói tiếp, “Tôi nói cho anh điều tôi sẽ làm, tôi sẽ bán nó cho anh với giá 28.000 đô la.” Lỗ tai tôi không tin nỗi điều mình đang nghe. Chiếc xe đáng giá nhiều hơn thế. Khi tôi kể cho Drenda về điều đó, cô ấy bật lên sung sướng. Chúng tôi trả tiền mặt cho chiếc xe đó và hiện vẫn còn sử dụng nó. Nó vẫn chạy tốt và trông rất tuyệt, vẫn không có vết trầy nào trên xe, nhiều lần chúng tôi chạy nó, mui hạ xuống, dàn âm thanh nổi mạnh mẽ, và ánh nắng mặt trời thổi sức sống vào một ngày mệt mỏi.
Chuyến đi ưa thích của chúng tôi là lái chiếc mui trần tuyệt vời đó qua những ngọn núi tại Colorado cùng với các thiết bị cắm trại trong xe tải. Con gái chúng tôi, Kirsten, tham gia trong chuyến đi đó, tôi nhớ đã lái xe qua bang Kansas trên xa lộ liên bang 70 suốt đêm, mui xe thì hạ xuống. Khi tôi lái xe Kirsten nằm ngủ phía sau. Các ngôi sao chiếu sáng rực rỡ trên đầu chúng tôi, đường thì vắng, thỉnh thoảng có một hai chiếc xe tải. Đó là một trong những đêm tuyệt vời nhất, thời tiết tốt đẹp và mọi thứ đều tuyệt vời. Hai tuần tiếp theo chúng tôi để thời gian lái xe qua những dãy núi đá, và tôi phát hiện ra chiếc xe này không gặp trở ngại gì. Có một từ có thể miêu tả nó – tuyệt vời!
Nhưng đây là câu hỏi đáng giá một triệu đô la. Chiếc xe đó đã đến với chúng tôi thế nào? Tại sao nó lại chính là chiếc xe mà Drenda nói, “Nó kìa?” Tôi biết Vương Quốc của Đức Chúa Trời đem chiếc xe đó đến đời sống chúng tôi. Tôi biết khi gieo chiếc xe kia cho ông mục sư thì tôi đang thiết lập luật lệ thuộc linh. Tôi nhớ mình đã nói là sẽ nhận lại một chiếc xe hơi, không phải chiếc SUV, không phải chiếc jeep mà là xe hơi; tôi nhớ mình đã nói một chiếc xe hơi đẹp. Nhưng Drenda và tôi phải lấy “liềm” ra gặt. Chiếc xe đó không xuất hiện cho đến khi chúng tôi nói, “Nó kìa!” Dù lúc khai phóng chiếc xe kia tôi có đức tin, nhưng chúng tôi đã không tra liềm cho đến khi Drenda nói, “Đây rồi!”
Một trường hợp khác nữa đã xảy ra, và điều đó làm cho nguyên tắc này rõ ràng hơn. Như bạn đã biết, tôi là người thích đi săn. Tôi sống tại một vùng quê rất hợp cho việc đi săn và được phước vì được sở hữu vùng đất riêng để đi săn. Trong diện tích 60 mẫu Anh, tôi có khoảng 19 mẫu rừng cây phong và khoảng 10 mẫu đầm lầy. Mỗi năm tôi đều săn nai và sóc rất thành công. Những con ngỗng và vịt trời luôn bay đến, nhưng vì một số lý do gì đó tôi không nghĩ đến việc săn chúng. Qua những năm tháng, có một hay hai lần gì đó tôi và các con đi bộ xuống đầm lầy và bắt vài con ngỗng để ăn tối nhưng chúng tôi thật sự chưa bao giờ đi săn vịt.
Vài năm trước đây, khi tôi quan sát hàng trăm con vịt bay vào đầm lầy tôi nghĩ mình sẽ thử đi săn vịt. Săn vịt thật thú vị! Thế là tôi dam mê luôn. Trong suốt mùa thu săn vịt đó, tôi thấy mình cần nghiêm túc luyện tập bắn vịt. Tôi quyết định đi săn một vài con, tôi phát hiện là ăn thịt của chúng cũng rất ngon. Nhiều lần tôi thấy những con vịt ở ngoài tầm hay ở rìa tầm bắn của súng săn, tôi nghĩ điều đó sẽ làm cho tôi bắn trượt. Tôi sử dụng một khẩu Remington mẫu 11-87 loại thường trong số các khẩu súng săn tôi dùng để săn thỏ cho đến săn nai. Bạn đừng hiểu nhầm, tôi thích khẩu súng đó, nó là một khẩu súng tuyệt vời. Nhưng tôi nghe có các mẫu súng mới được chế tạo dành riêng cho việc săn vịt. Chúng được ngụy trang và có băng đạn, tôi biết nó sẽ hữu ích cho những phát bắn tầm xa. Tôi có kế hoạch đi xem một loại súng mới trước khi mùa săn vịt tiếp theo bắt đầu.
Mùa săn vịt đã kết thúc và giờ là tháng Một, tôi đang đi qua tiệm Cabela và nghĩ mình sẽ đi bộ qua khu trưng bày súng săn, tôi thấy họ có cả một khu riêng trưng bày súng săn vịt. Tôi nhìn vài khẩu súng và nghĩ mình sẽ mua một khẩu mình thích, nhưng nó có giá 2000 đô la và còn mấy tháng nữa mới đến mùa săn. Tôi nghĩ, “Mình sẽ chờ” nhưng lúc sắp sửa rời đi tôi đã làm một điều rất bất thường. Tôi thật sự
không nhận ra mình đang làm gì khi làm điều đó. Tôi làm mà không suy nghĩ. Tôi chỉ khẩu súng mà tôi thích và nói lớn tiếng. “Tôi sẽ có khẩu súng đó, trong Danh Chúa Giê- su.” Tồi đã không suy nghĩ nhiều về điều đó, tôi chỉ tuyên bố mình sẽ khẩu súng đó. Lòng tôi có một hình ảnh rõ ràng về súng săn vịt mà tôi muốn.
Tôi được mời giảng tại một hội nghị kỉnh doanh sau đó vài tuần, có một điều xảy ra thu hút sự chú ý của tôi. Sau khi giảng, chủ của công ty đó đi lên và nói họ muốn tặng cho tôi một món quà để bày tỏ sự trân trọng khi tôi đến chia sẻ. Ông nói, “Chúng tôi biết anh thích đi săn, nên đã mua cho anh súng săn này.” Tôi ngỡ ngàng khi họ đem ra một khẩu Benelli săn vịt, bán tự động, mới toanh, chính xác cái tôi đã nhìn thấy trong của hàng, cái mà tôi đã chỉ! Bạn có nhìn thấy điều này không? Làm cách nào mà khẩu súng đó lại xuất hiện? Qua nhiều năm tôi đã dâng hàng chục khẩu súng nhưng chưa bao giờ lấy liềm gặt. Nói cách khác, tôi đã gieo những khẩu súng đó trong đức tin và trong sự hào phóng nhưng tôi đã không bao giờ tra liềm để gặt. Trước đó tôi không bao giờ nói, “Chúa ơi, chính là cái này! Đó là cái con muốn!” Nhưng lúc tôi nói thì mùa gặt đã xuất hiện!
Tôi đang liên hệ câu chuyện súng săn với một người bạn mục sư của tôi. Anh nói, “Vâng, tôi nghĩ đôi khi Đức Chúa Trời làm điều đó. Ngài sẽ ban phước cho bạn qua một món quà nhỏ để nói cho anh biết là Ngài yêu thương anh.” Khi tôi suy nghĩ về điều anh nói, tôi thấy, “Không, điều đó không đúng. Vâng Chúa yêu thương tôi, nhưng Ngài không chỉ muốn làm tôi ngạc nhiên
qua một món quà nhỏ.” Con chó, con cá, con nai, xuất hiện chính xác theo thứ tự, những chiếc xe, tất cả đều đến với chúng tôi không phải vì Chúa muốn cho tôi thấy Ngài yêu tôi. Ngài cho tôi thấy Ngài yêu thương tôi khi Ngài sai Chúa Giê-su đến vì tôi và ban cho tôi Vương Quốc!
Tôi muốn kể cho bạn thêm một câu chuyện về mùa gặt. Như tôi đã nói rồi, tôi không phải là người đam mê xe. Chúng tôi chạy xe cho đến khi nó cần được thay thế. Một chiếc Honda Pilot có niên hạn tám năm của chúng tôi là một ví dụ. Chúng tôi thích xe đó, nó rất hữu ích, chạy tốt, nhìn mới nên đã giữ lại nhưng chúng tôi thường nghĩ về việc mua một chiếc SUV lớn hơn để chở khách hàng và khách mời. Một thời gian trước,’chúng tôi đã thuê một chiếc Cadillac Escalade cho một sự kiện chúng tôi tổ chức tại the Now Center, Drenda và tôi đã lái nó. Chúng tôi rất thích nó.
Chúng tôi thích màu ngọc trai của nó, chúng tôi thích phiên bản ngắn mình đang lái, nó khác với phiên bản dài khi mẫu Escalade xuất hiện. Chúng tôi nói, “Đây là chiếc chúng tôi muốn, một chiếc Cadillac Escalade màu ngọc trai, phiên bản ngắn. Chúng ta cần mua một chiếc.” Cuộc sống thật bận rộn và thật sự thì chúng tôi không có thời gian đi xem nên chưa cân nhắc về việc sẽ mua một chiếc.
Khoảng một tháng sau, tôi vừa bước ra khỏi cửa trước và đi lấy báo buổi sáng thì điện thoại di động của tôi rung lên. Một người đàn ông nói, “Chào mục sư, tôi muốn mua cho ông một chiếc Cadillac Escalade; ông muốn màu gì vậy? Sau khi bình tĩnh lại, tôi trả lời, “Điều đó thật tuyệt vời, Drenda và tôi thích những chiếc màu ngọc trai.” Trong sự phấn khởi tôi quên nói cho anh ta là chúng tôi thích nhất phiên bản ngắn. Ý định của anh ta là tìm một chiếc cũ có niên hạn một hay hai năm, tình trạng xe tốt và có cây số đã chạy thấp.
Chúng tôi không nghe tin tức gì từ anh ta khoảng một tháng, cuối cùng anh ta gọi cho chúng tôi và nói, “Tôi mua được chiếc Escalade cho anh rồi; hãy gặp tôi tại chỗ này vù giờ này ông có thể đem nó về nhà.” Chúng tôi đã gặp anh ta, anh đã mua một chiếc Escalade màu ngọc trai, phiên bản ngắn. Nó rất đẹp. Anh ta nói, “Xin lỗi vì mất nhiều thời gian mới gọi lại cho anh chị.” “Thật sự tôi đã cố tìm xe phiên bản dài, nhưng chúng hiện đang đắt hàng nên chẳng có chiếc nào. Tôi chỉ có thể tìm thấy phiên bản ngắn. Tôi hy vọng là được.” Được ấy hả? Đó chính xác là điều chúng tôi muốn và công bố.
Tôi lại đặt câu hỏi này: Tại sao chiếc Escalade chúng tôi muốn lại xuất hiện? Trước hết, ngoài chiếc xe tôi dâng cho mục sư đã nói ở trên, tôi đã dâng tám chiếc xe hơi khác nhưng trước đó tôi không bao giờ nói, “Chính là nó!” về một chiếc xe trước khi Drenda và tôi công bố điều đó về chiếc BMW. Một lần nữa tôi và Drenda phải đồng ý với nhau và nói lớn tiếng, “Chính là nó!” Tôi đã nói thế này; trong nhiều năm hội thánh đã thực hiện khá tốt công việc dạy dỗ về sự dâng hiến, nhưng việc dạy dân sự cách gặt hái thì thật tệ. Vậy bạn có biết cái “liềm” được nói đến trong những câu chuyện trước là gì không? Tôi hy vọng là nó rõ ràng! Bồi đức tin tôi đã dâng hiến nhiều xe hơi để nhận lại một chiếc xe, nhưng Drenda và tôi không đồng ý với nhau để tin cậy Chúa cho một chiếc xe mới. Chúng tôi lái xe của mình trong một thời gian nhưng lúc chúng tôi nói, “Chính là nó!” thì nó đã xuất hiện. Cái liềm chính là lời nói của chúng ta!
Sống hay chết do quyền của lưỡi, Ai yêu mến nó sẽ hưởng hoa lợi của nó. Châm Ngôn 18:21
Có một thời gian dường như hội thánh dạy dỗ rất nhiều về lời công bố đức tin. Tôi đã gặp gỡ nhiều người, có thể bạn cũng có gặp, họ nói một điều gì đó, rồi sau đó che miệng lại và nói, “Mình phải canh chừng lời công bố của mình.” Nghe có vẻ như là một công việc cao quý, tôi đồng ý điều đó sẽ giúp giữ Lời Chúa trong lòng bạn. Tuy nhiên, việc canh giữ lời công bố chẳng liên quan gì đến với cái liềm. Gì cơ? Tôi nghĩ là anh vừa mới nói cái liềm chính là lời nói của chúng ta mà. Vâng, tôi đã nói như thế, nhưng việc bạn thành thục công thức – nói những gì mình tin – tự thân nó không phải là chìa khóa.
Quả thật, Ta nói với các ngươi, ai nói với núi nầy rằng, ‘Hãy tự nhấc lên và quăng mình xuống biển,’ mà trong lòng không nghi ngờ chi hết, nhưng tin quyết những gì mình nói sẽ xảy ra, nó sẽ xảy ra cho người ấy.
Mác 11:23
Cái liềm trong Mác 4 là lời nói của bạn. Trước khi Mác chương 4 nói về cái liềm, đoạn này đã nói về sự công bố đức tin và cách để có đức tin. Mác nói khi hạt giống chín mùi thì bạn lấy liềm gặt vì mùa gặt đã đến. Mùa gặt đã đến vì bạn có đức tin, đồng ý với thiên đàng ở trong lòng. Câu trước đó ở trong Mác 11 có nguyên tắc tương tự. Lòng bạn tin Lời Chúa, sau đó bạn công bố và khai phóng thẩm quyền của thiên đàng. Hãy để ý cụm từ, “Nhưng tin quyết những gì mình nói sẽ xảy ra.” Đây chính là sự thử thách đức tin; bạn có tin điều mình đang nói hay không. Chỉ nói ra và công bố Lời Đức Chúa Trời tự thân nó không phải là đức tin. Nếu lòng bạn không đồng ý với thiên đàng, bạn có thể công bố cho đến khi «tím da mềm thịt» nhưng chẳng có chuyện gì xảy ra đâu. Vậy thì phải canh giữ lời công bố hay tấm lòng là gì?
Người tốt do tích luỹ điều tốt trong lòng mà lộ ra điều tốt, người xấu do tích luỹ điều xấu trong lòng mà lộ ra điều xấu, vì do sự đầy dẫy trong lòng mà miệng nói ra.” Luca 6:45
Hãy hết sức cẩn thận giữ gìn tấm lòng của con, Vì các nguồn sự sống đều từ đó mà ra. Hãy bỏ khỏi miệng con những lời điêu ngoa gian dối, Hãy quăng khỏi môi con những lời dối trá lọc lừa.
Châm Ngôn 4:23-24
Chúng ta có thể thấy rõ những gì chúng ta nói xuất phát từ tấm lòng và những gì tấm lòng chúng ta tin. Bằng cách làm theo tiến trình trong Mác 4, chúng ta biết cách thay đổi điều lòng chúng ta tin và khiến nó khế hiệp với thiên đàng và ở trong đức tin. Rồi sau khi chúng ta được thuyết phục hoàn toàn thì chúng ta tra liềm vào, qua lời nói và hành động của chúng ta. Bạn hiểu chưa? Tốt, chúng ta sẽ tiếp tục.
Khi chúng ta tiếp tục bàn về đức tin, tôi muốn đưa ra một câu hỏi và bạn phải trả lời được.
Làm Sao Tôi Biết Là Mình Thật Sự ở Trong Đức Tin?
Đó là một câu hỏi hay và bạn phải biết vì chúng ta không thể cầu nguyện lời cầu nguyện đức tin nếu trước hết chúng ta không ở trong đức tin. Có nhiều cách để biết liệu bạn có ở trong đức tin hay không, có nhiều sự bày tỏ mà bạn cần biết và tìm kiếm. Khi không ở trong đức tin, bạn có thể đưa ra nhiều quyết định tồi tệ do sợ hãi. Những quyết định đưa ra
(lo sợ hãi sẽ luôn trói buộc bạn trong sự rủa sả của thế gian này và sẽ khiến bạn lỡ mất những điều Chúa muốn cho bạn. Vậy thì chứng cớ của việc ở trong đức tin là gì? Dấu hiệu đầu tiên rất dễ; bạn có thể xem lại định nghĩa của chúng ta về đức tin và hiểu rằng bạn được hoàn toàn thuyết phục trong lòng chính là một chìa khóa quan trọng. Nhiều lần ta nghĩ mình được thuyết phục, nhưng thật ra ta chỉ đồng ý với Lời Chúa trong tâm trí chứ không phải trong tấm lòng. Bạn cần phải biết được sự khác biệt. Tất nhiên, khi bạn được thuyết phục hoàn toàn thì tâm trí bạn cũng đồng ý với những gì Lời Chúa nói, nhưng cũng có một sự biết chắc, một niềm tin quyết dẫn đến bình an và sự mong đợi.
Ðức tin là bảo đảm chắc chắn cho những gì chúng ta hy vọng và bằng chứng cho những gì không thấy được.
Hê-bơ-rơ 11:1
Nếu bạn có chứng cớ là bạn có điều gì đó thì bạn vẫn cần được tái đảm bảo là bạn đã có nó chưa? Tất nhiên là không. Khi bạn ở trong đức tin bạn biết bạn có đức tin và sự tin quyết rằng bạn có những gì Lời Chúa nói, dù bạn chưa nhìn thấy nó. Nhiều người nói thế này: “Tôi biết rằng tôi biết là tôi biết là tôi biết tôi có nó.” Sự biết này đến từ trong lòng chứ không phải từ những gì hoàn cảnh nói với bạn. Nó ở trong con người tâm linh hay tấm lòng của bạn.
Không còn sợ hãi, không còn những ý tưởng nghi ngờ tấn công tới tấp tâm trí của bạn, bạn biết nó đã được thực hiện.
Một khía cạnh khác của việc ở trong đức tin là sự vui mừng và mong đợi. Câu trả lời của bạn nằm ở đây. Bạn có câu trả lời! Đức tin còn hơn là cảm giác bình an hay tin quyết, dù bạn sẽ có những yếu tố đó. Bạn cũng phải có khả năng bảo vệ địa vị thuộc lỉnh của mình. Khi tôi nối điều đó,
bạn hãy nghĩ về một phòng xử án và bạn là luật sư đang đối chất với nhân chứng. Tại sao bạn tin những gì bạn tin về hoàn cảnh của mình? Bạn sẽ bảo vệ địa vị của mình như thế nào? Chỉ có một câu trả lời, là Lời Đức Chúa Trời.
Ví dụ, nếu ai đó đến nhà bạn và nói, “Này, hãy đi ra khỏi nhà của tôi,” bạn có nói, “0, xin lỗi nhé; hãy cho chúng tôi một ngày và chúng tôi sẽ dọn ra?” Không, bạn sẽ không nói thế; chắc chắn là bạn sẽ cười. Nếu người đó nói, “Không, đây là nhà tôi, hãy đi ra hoặc tôi sẽ gặp anh ở tòa,” thì bạn sẽ trả lời, “Tôi rất vui mừng gặp anh tại tòa!” Khi nghe xong bạn bình tĩnh trình bày chứng cứ của mình cho quan tòa. Quan tòa xem xét, bắt người kia vì tội quấy rối và buộc anh ta trả hết lệ phí xử án. Sự tự tin của bạn được thiết lập không phải trên cảm giác và cảm xúc của bạn, nhưng trên luật pháp và sự thật rằng bạn là người sở hữu hợp pháp căn nhà.
Khi nói đến việc ở trong đức tin, tôi thấy nhiều lúc người ta không hiểu đức tin là gì và họ dễ dàng lẫn lộn giữa việc đặt niềm tin vào các hành động của họ thay vì vào nguồn của đức tin duy nhất là Lời Đức Chúa Trời. Rất dễ lẫn lộn hành động hay công thức của việc hành động trên Lời Chúa với quyền năng thật của Vương Quốc, điều đó đến từ tấm lòng hoàn toàn được thuyết phục. Ví dụ, nếu bạn gieo tiền vào Vương Quốc của Đức Chúa Trời, và tôi hỏi bạn tại sao bạn tin mình sẽ nhận lại sau khi dâng hiến, thì bạn không nên trả lời thế này, “Bởi vì ngày đó tháng đó tôi đã dâng một sô’ tiền.” Sự công bố đó chỉ được nhìn thấy qua hành động của bạn, tức là công thức nhưng không có sự đảm bảo. Sự đảm bảo của bạn chỉ có thể đến từ Lời Chúa.
Tôi không thể đếm được bao nhiêu người tôi đã cầu nguyện cho họ khi được hỏi họ có tin là họ sẽ nhận khi tôi cầu nguyện thì họ chỉ nhìn chằm chằm tôi mà không có câu trả lời. Khi tôi hỏi, tôi mong muốn nhìn thấy đức tin của họ, sự đồng ý của họ với thiên đàng. Tôi muốn nghe họ nói, “Tôi biết sẽ nhận được vì Đức Chúa Trời đã hứa với tôi trong sách…câu…rằng nó là của tôi.” Nếu họ không thể cho tôi một câu Kinh Thánh có nghĩa họ không được neo chắc chắn và không biết thuyền của mình đang đi về đâu.
Hãy nhớ, đức tin chỉ có thể tồn tại nếu bạn biết ý muốn của Đức Chúa Trời. Tại sao? Bởi vì đức tin chỉ có thể tồn tại khi lòng bạn đồng ý với ý muốn của Đức Chúa Trời. Tôi tin nhiều người nghĩ họ có đức tin nhưng thực tế thì không. Tâm trí họ đồng ý Lời Đức Chúa Trời là thật hữu và tốt lành, nhưng họ chỉ có đức tin khi lòng họ được thuyết phục. Đối với nhiều người tâm trí của họ đồng ý với Lời Chúa, nhưng lòng họ không được vững lập.
Đây là một minh họa rõ ràng về điều tôi đang nói, tôi tin nó sẽ cho thấy nhiều người không có đức tin dù họ nghĩ là họ có. Nếu tôi nói với bạn gần đây tôi phát hiện ra bầu trời không có màu xanh dương giống như người ta nói, nhưng màu xanh dương theo như họ gọi thực chất là màu vàng, thì chuyện gì xảy ra? Nói cách khác, tôi nói với bạn cả cuộc đời chúng ta đã được dạy dỗ sai về màu sắc và màu xanh dương đó không phải xanh dương mà là màu vàng. Bạn sẽ làm gì? Bạn có giật mình, sốc và vội vàng lấy di động gọi điện cho giáo viên lớp một của mình và la hét họ, cáo buộc họ đã làm hỏng cuộc đời bạn, dạy dỗ sai trật về màu sắc không? Tôi không nghĩ như vậy. Không có phản ứng sợ hãi nào về cảm xúc, cũng không có băn khoăn nào. Bạn chỉ biết tôi là kẻ ngốc nghếch, bạn bỏ qua lời nhận xét đó, coi nó là phi lý và tiếp tục công việc của mình? Tại sao? Bởi vì bạn hoàn toàn được thuyết phục xanh dương là xanh dương.
Hãy so sánh ví dụ của tôi với phần thảo luận đức tin. Điều gì xảy ra nếu bạn hoàn toàn được thuyết phục về những gì Chúa nói về sự chữa lành, và bác sĩ nói là bạn sẽ chết vì ung thư? Bạn sẽ nhìn bác sĩ đó và nghĩ ông ta là người không hiểu vấn đề vì bạn biết chuyện đó không đời nào xảy ra. Tại sao? Vì bạn hoàn toàn được thuyết phục về sự cung ứng chữa lành mà Chúa Giê-su đã trả giá. Bạn có thấy không? Tất nhiên nhiều người cầu nguyện, nhưng khi xem xét, tôi thấy đó không phải lời cầu nguyện đức tin nhưng là lời cầu nguyện hy vọng, họ không biết chắc kết quả. Thưa độc giả, đây là lý do rất quan trọng tại sao chúng ta cần xây dựng bản thân bằng Lời Chúa. Chúng ta cần biết ý muốn của Chúa là gì để chúng ta tin quyết điều Ngài nói, và chúng ta cũng có thể khước từ những điều không phải là ý muốn Ngài. Tôi nêu cho bạn một ví dụ từ chính cuộc đời của mình, nó minh họa cho việc nuôi dưỡng bằng những lời Chúa Chúa phán đời sống là quan trọng như thế nào.
Lúc đó tôi rất mệt mỏi, vì là chủ doanh nghiệp tôi đã trải qua mấy tuần đầy khó khăn (điều này xảy ra trước khi tôi làm mục sư của hội thánh). Lịch làm việc của tôi dày đặc vì những cuộc gọi bán hàng và áp lực tài chánh vì sống nhờ tiền hoa hồng. Tôi tới gặp nha sĩ để được trám răng định kỳ. Mọi thứ đều bình thường cho đến khi nha sĩ tiêm Novocaine. Khi ông đẩy kim tiêm vào, tôi bất ngờ rung lên, sau đó cằm của tồi lập tức tê cóng, khác với việc bị tê cóng từ từ. Tôi ngạc nhiên và nói cho nha sĩ những gì đã xảy ra. Anh ta nói, “Tôi nghĩ là đâm trúng dây thần kinh rồi.” Tôi nhanh chóng hỏi, “Điều đó có bình thường không?” Anh ta nói những lời này, “Thường nó sẽ lành.” Gì cơ? Mình có nghe chính xác không? “Bác sĩ, thường nói nó sẽ lành là sao?” Anh ta nói, “Khoảng 80 – 85 phần trăm nó sẽ lành hoàn toàn mà không có tác dụng tiêu cực lâu dài.”
Gì cơ chứ? Sợ hãi thình lình nổi lên trong tôi. Giờ thì
sao? Nó sẽ lành ư? Những suy nghĩ sợ hãi bắt đầu đầy ắp tâm trí tôi. Sau khi tới gặp bác sĩ, mặt tôi vẫn bị tê cóng, không giống một cuộc hẹn bình thường với nha sĩ vì sự tê cóng thường từ từ tan đi. Tôi đang đến gặp một khách hàng sau cuộc hẹn với bác sĩ một tiếng, nên tôi có rất nhiều thời gian suy nghĩ về điều vừa xảy ra nhưng từ lúc đó cho tới cuộc hẹn tôi thật sự đau đớn, không phải đau đớn thể xác nhưng đau vì thiếu sự bình an và nỗi sợ hãi đang quay cuồng trong tâm trí tôi.
Trở về nhà sau cuộc hẹn cuối ngày, tôi đã dừng tại nhà của một người bạn. Mặt tôi vẫn còn tê cóng, tôi đang tìm kiếm sự tái đảm bảo từ một ai đó rằng sự tê cứng đó sẽ lành. Hãy để ý lỗi của tôi: Tôi đã không nương nhờ Lời Chúa mà lại nương nhờ một con người, thậm chí họ không phải là một tín hữu mạnh mẽ theo như tôi tự tin. Tôi nói với người đó những gì đã xảy ra và tôi chờ họ trả lời, “Gary, đó chỉ là chuyện nhỏ thôi, nó sẽ lành!” Nhưng đây là điều tôi nghe, “ồ không, điều đó cũng xảy ra với một người bạn của tôi, mặt họ không bao giờ được lành; từ đó mặt họ bị liệt luôn.” Tôi không tin nổi những điều mình nghe. Sự sợ hãi trong tâm trí tôi bây giờ đã quá tải. Tôi hành động như thể là nó sẽ ổn, và tôi cảm ơn anh ta vì thời gian của anh. Trong sự thất vọng, tôi lại nghé qua nhà của một người bạn khác và hỏi tương tự, tôi sốc khi nghe họ trả lời, “Ôi không, chuyện này đã xảy ra với một người bạn của tôi, mặt họ không bao giờ được chữa lành; giờ mặt họ vẫn còn bị liệt đó.”
Sau khi đi mấy người này, tôi đã bị rối trí vô cùng. Tôi biết (trong tâm trí là Đức Chúa Trời chữa lành), nhưng không thể thoát ra khỏi nỗi sợ hãi đó. Lòng tôi hoàn toàn không được thuyết phục. Đêm đó tôi ở trong sự đau đớn. Tâm trí tôi đầy dẫy sợ hãi, mặt tôi thì vẫn tê cóng như lúc ở tại văn phòng của nha sĩ. Khi cố gắng đi ngủ, tôi bắt đầu cảm thấy hơi đau bên dưới tai bên phải. Phải chăng là nó ư? Một
hay hai năm trước đó cha tôi đã chiến đấu với bệnh liệt mặt, và ông đã nói cho tôi biết căn bệnh đó bắt đầu lúc ông cảm thấy hơi đau dưới lỗ tai. Bệnh liệt mặt xảy ra khi dây thần kinh kiểm soát các cơ mặt, các dây thần kỉnh này đi qua một cái lỗ nhỏ trong xương nằm ngay dưới lỗ tai, bị chèn ép do tình trạng viêm sưng gây ra.
Khi tôi nằm đó và cố gắng ngủ, tôi nghe những chữ này cứ đi qua tâm trí của tôi, “Ngươi sẽ bị chứng liệt mặt giống như cha ngươi.” Khi thức dậy buổi sáng, tôi hoàn toàn bị chứng liệt mặt! Bây giờ không chỉ có cái cằm bị tê cóng, nhưng toàn bộ phía mặt phải của tôi cũng bị tê, tôi không thể nhắm mắt hay ngậm miệng lại. Tôi hoàn toàn bị bối rối.
Tôi tới gặp một bác sĩ địa phương để xác định các nghi ngờ của mình. Sau khi kiểm tra, ông nhìn tôi và nói tôi đã hoàn toàn bị chứng liệt mặt. Sau đó tôi nói, “Điều gì xảy ra tiếp theo?” Ông nói, khoảng 80 – 85 trường hợp thế này sẽ được lành mà không để lại chứng tê liệt lâu dài.” “Có thật sự là ông đã nói những gì tôi nghĩ là ông đã nói không?”
Tới lúc đó, tôi biết mình gặp rắc rối. Tôi biết là ma quỷ sẽ không dừng lại ở đó, tôi không muốn nhìn thấy điều gì xảy ra tiếp theo. Tôi biết đủ về trận chiến thuộc linh để nhận thấy mình đang đi sai hướng. Hãy nhớ, điều này xảy ra nhiều năm trước khi tôi biết nhiều về những lẽ thật thuộc linh. Nhưng tôi biết đủ để nhận thấy mình phải giải quyết chuyện này theo thuộc linh nếu muốn đánh bại ma quỷ. Tôi cũng nhận thấy đây là một cái bẫy của ma quỷ nhằm khiến tôi ngạc nhiên khi tôi mệt mỏi và không nghĩ sẽ có rắc rối đến.
Lúc này tôi biết hy vọng duy nhất của mình là Lời Chúa. Tự thân tôi hoàn toàn không có khả năng để chặn đúng nỗi sợ hãi đang làm khổ sở tâm trí tôi. Nên tôi đã viết các câu Kỉnh Thánh nói về sự chữa lành trên những tờ giấy nhỏ và
dán nó khắp nhà. Tôi ăn năn trước Chúa và bắt đầu tiến trình phát triển đức tin trong lòng. Tôi biết mình phải gieo Lời Chúa trong lòng để đức tin phát triển, thế là tôi suy gẫm Lời Chúa suốt cả ngày.
Lúc đầu không có chuyện gì xảy ra. Mặt tôi vẫn tê, và tôi liên tục chống lại linh sợ hãi. Sau khoảng một tuần, khuôn mặt tôi vẫn không có sự thay đổi, nhưng có điều gì đó xảy ra! Giống như tiến trình câu Kinh Thánh trong Mác 4:26 dạy, khi tôi gieo Lời Chúa trong lòng thì đức tin bắt đầu được hình thành, trước hết là mầm, tới thân cây, trổ hoa rồi sau đó là kết hạt.
Xuyên suốt toàn bộ quá trình này đã có sự bất đồng vì thế không có đức tin. Tuy nhiên, dù tôi không thấy sự thay đổi hay không biết tiến trình này hoạt động như thế nào, nhưng theo như câu Kinh Thánh trong Mác 4 thì thật sự mọi thứ đang thay đổi. Sự thay đổi mà tôi đang nói chưa được bày tỏ trong thế giới tự nhiên, nhưng sự thay đổi đang xuất hiện trong lòng tôi. Nếu chúng ta nắm chắc Lời Chúa, thì Lời Chúa sẽ từ từ thay đổi hệ thông niềm tin trong lòng chúng ta, từ chỗ vô tín đến chỗ tự nó đồng ý với thiên đàng. Nên trong trường hợp này, tôi đã nắm chắc Lời Chúa, biết đó là câu trả lời duy nhất của mình.
Thình lình một ngày nọ khi tôi đi khắp nhà thấy các miếng giấy nhỏ ghi những câu Kinh Thánh về sự chữa lành dán đầy nhà, tôi tình cờ chăm chú nhìn một miếng giấy mà tôi đã thấy hàng trăm lần. Nhưng lần này khi tôi nhìn nó thình lình sự xức dầu đến trên tôi, sự hãi lập tức biến mất vồ tôi biết mình được chữa lành. Vâng, mặt tôi vẫn còn tê, không có sự thay đổi gì, nhưng tôi biết mình được chữa lành. Trong vòng vài tiếng, mặt tôi hoàn toàn bình thường trở lại, tất cả những sự tê cóng đã biến mất. Ngợi khen Chúa, Lời Ngài thật linh nghiệm.
Dù đời sống thuộc linh của tôi lúc đó rất yếu đuối do LÔI bỏ bê và bận rộn, cuối cùng tôi cũng nhân ra lỗi lầm và An năn sự ngu dại của mình. Điều này diễn ra trước khi tồi học biết cách mà đức tin hoạt động nên không có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực này. Tôi nhìn lại những gì mình đù làm; việc hỏi người khác, về tương lai của mình trong lúc gặp rắc rối thay vì đến thẳng với Lời Đức Chúa Trời là điều ngu dại. Khi tôi hiểu được chuyện xảy ra, tôi trở lại với LỜI Chúa với sự tin quyết. Trớ trêu thay, nhiều người không lự tin trong tiến trình này bởi vì họ chưa bao giờ được dạy dò đức tin và cách đức tin đến. Vì họ không biết tiến trình này nên khi chịu áp lực, họ bỏ qua Lời Chúa, nghĩ rằng nó không hiệu quả.
Hiểu Biết Sự Đáp Trả Của Satan
Christine đến với hội thánh của chúng tôi lúc cô không biết nhiều về Đức Chúa Trời. Cô được tái sinh trong một buổi nhóm sáng thứ Bảy, cuộc đời cô đã thay đổi hoàn toàn. Trong hội thánh chúng tôi có một lớp học về Vương Quốc. Một trong những lĩnh vực chúng tôi nói và dạy dỗ là quyền hợp pháp để nhận sự chữa lành. Nhiều năm Christine gặp khó khăn trong việc nghe. Cô đã đeo thiết bị trợ thính trong 40 năm và đã mất hơn 50% khả năng nghe. Mẹ cô bị điếc, và anh trai cô cũng chịu đựng đều tương tự, mất khả năng nghe. Khi Christine nghe giảng rằng là tín hữu, cô có quyền hợp pháp để được chữa lành, cô đã rất phấn khởi.
Trong lớp học, vợ tôi đặt tay trên cô và cầu nguyện cho cô nghe được, và lập tức cô có thể nghe rõ ràng. Christine bắt đầu la hét, kêu khóc và ngợi khen Chúa. Khi Drenda, vợ tôi và Christine tới nói cho tôi nghe tin mừng, tôi cảm nhận một sự thôi thúc để cảnh báo cô về sự phản công của Satan. Tôi bảo Drenda hướng dẫn Christine nếu các triệu chứng cũ trở lại thì hãy dạn dĩ nói với nan đề và công bố cô đã được
chữa lành và bảo satan hãy lui ra. Sáng hôm sau sự thử thách đến. Thính giác của cô trở lại như tình trạng cũ nên cô đã làm chính xác như chúng tôi nói, “KHÔNG, hỡi satan la không nhận điều này đâu. Ta được chữa lành và đã được chữa lành trong Danh Chúa Giê-su!” Hai lỗ tai cô lập tức mồ ra, và từ đó tai cô luôn mở ra.
Hãy nhớ là satan sẽ phản công và cố gắng chiếm lại lãnh địa. Đừng để nó làm điều đó. Hây đứng trên Lời Chúa!
Trong chương này, tôi để thời gian nhằm giúp bạn có một hiểu biết nền tảng về đức tin, cách nó hoạt động, làm sao để biết nếu bạn ở trong đức tin và có đức tin từ đâu. Để Vương Quốc của Đức Chúa Trời hiệu quả trong đời sống bạn thì bạn phải biết điều này. Hãy nhớ, Chúa Giê-su nói với người đàn bà, “Đức tin con đã chữa lành con.” Với bạn cũng sẽ như thế: Đức tin của bạn, lòng bạn hoàn toàn được thuyết phục về những gì thiên đàng nói và hành động “tra liềm” vào để gặt hái sẽ là câu trả lời của bạn cho bất cứ nan đề hay nhu cầu nào bạn đối diện trong cuộc sống.