3 ĐỒNG VẮNG LÀ CẦN THIẾT

Chúa ơi, Ngài Ở Đâu ?!

Đăng vào: 5 tháng trước

.

3

ĐỒNG VẮNG LÀ CẦN THIẾT

Hãy ra soát lại tất cả những kinh nghiệm của chính mình. Hãy nghĩ đến cách mà Chúa đã dẫn bạn vào đồng vắng thế nào, Ngài đã nuôi nấng và mặc lấy cho bạn mỗi ngày thể nào. Ngài đã chịu đựng sự thô lỗ của bạn, chịu đựng tất cả những sự lằm bằm và ham muốn “những thú vui nhục dục của Ai Cập” của bạn! Hãy nghĩ về ân sủng của Chúa đã đủ cho bạn trong mọi nan đề của bạn ra làm sao.

– Charles H. Spurgeon

Đức Chúa Trời anh chị em đã dẫn anh chị em băng qua sa mạc; cho anh chị em gặp bao nhiêu gian nan để thử lòng anh chị em, xem anh chị em có vâng giữ các điều răn của Ngài không.

– Phục Truyền 8:2

Đối với tôi, kinh nghiệm đầu tiên rơi vào đồng vắng là một cú sốc nặng. Thành thật thì, vài năm đầu học làm môn đồ Chúa giống như tuần trăng mật kéo dài.

Lisa và tôi lúc đó sống tại Dallas, Texas, và sau một thời gian làm kỹ sư, tôi nhận một vị trí mục vụ ở hội thánh của chúng tôi. Tôi đã được giao “công việc” phục vụ mục sư quản nhiệm, vợ ông và tiếp đón các diễn giả khách mời tại hội thánh lớn của chúng tôi. Thật vui mừng biết bao! Tôi nghĩ mình đang ở trên thiên đàng. Tôi chăm sóc những vị mục sư đầy ơn nhất đang hầu việc Chúa trên thế giới này, vì hội thánh của chúng tôi là một trong các hội thánh nổi tiếng nhất tại Mỹ.

Khi các lãnh đạo đầy ơn tầm cỡ quốc gia và quốc tế này đến sân bay, tôi ở đó để đón họ và chở họ đến nhà thờ hay đến tới nơi họ lưu trú. Trong các chuyến đi của họ, tôi luôn chở họ tới nơi họ cần đi và cùng ăn cơm với họ. Tôi đã dành rất nhiều giờ với vài trong số tôi tớ Chúa đầy ơn nhất trong chức vụ ở thế hệ của chúng tôi. Những năm đầu của tôi trong mục vụ này thật tuyệt vời – đầy sức sống.

Nhưng sau đó mọi chuyện đã bắt đầu trở nên khó khăn. Quả thật là vô cùng khó khăn. Vào thời điểm đó tôi đã không biết chuyện này, vì Chúa chưa có mặc khải cho tôi, nhưng tôi đang rơi vào kinh nghiệm đồng vắng. Đây là nơi Chúa huấn luyện chúng ta. Đây là nơi phẩm cách của chúng ta được phát triển và đức tin chúng ta được củng cố. Nên đồng vắng là cần thiết.

Hãy hình dung điều này: Bạn là một người Y-sơ-ra-ên, mới vừa được giải cứu sau cả một đời làm nô lệ. Bạn vừa mới kinh nghiệm đi giữa hai vách nước cuồn cuộn dựng đứng lên nhưng bạn đi cách an toàn qua bờ bờ bên kia. Bạn quay lại nhìn khi các vách nước trước đó bảo vệ bạn thì giờ đã chôn vùi kẻ thù của bạn. Những kẻ hành hạ bạn đã bị tiêu diệt, mãi mãi không còn! Còn bạn hân hoan ăn mừng nhảy múa vì sự giải cứu khải hoàn của Chúa. Bạn cảm thấy bất khả chiến bại, biết rằng Chúa ở về phía bạn. Bạn sẽ không bao giờ nghi ngờ năng quyền hay sự thành tín của Ngài nữa!

Nhưng bây giờ cảnh trạng đã khác: đó là vài ngày sau – lúc bạn mệt mỏi, khát nước và nóng nực. Bạn chưa tới ngưỡng cửa của xứ hứa, mà bạn đang lang thang vô vọng trong một sa mạc đầy rắn lửa và bò cạp. Bạn không còn nhảy múa và ca hát cho Chúa vì ngựa cùng những kẻ cưỡi ngựa của chúng tôi đã bị quăng xuống biển, mà trái lại bạn than phiền với lãnh đạo bạn rằng, “Tại sao ông lại đem chúng tôi ra khỏi Ai Cập? Để giết chết chúng tôi, con cái chúng tôi và bầy súc vật của chúng tôi với cơn khát sao?”

Nào bây giờ hãy nhìn bản thân bạn…bạn có tin Đức Chúa Trời đã giải cứu bạn một cách quyền năng ra khỏi quyền lực của kẻ thù chỉ để bỏ bạn lang thang vô vọng qua cái sa mạc hỗn độn và vắng vẻ này không? Có phải đây là mục đích của Ngài không? Tất nhiên là không – đây chỉ là một nơi cần thiết để trải qua trên đường bạn đi tới xứ hứa.

Cũng như Chúa đã dẫn dân Y-sơ-ra-ên ra khỏi Ai Cập để vào đồng vắng thế nào thì Ngài cũng dẫn dắt bạn như thế. Ma quỷ không dắt bạn vào đó mà là Đức Chúa Trời. Có một mục đích – một kế hoạch thiên thượng – cho thời kỳ khô hạn này. Trước tiên, Ngài hạ chúng ta xuống rồi sau đó thử chúng ta. Ngài làm điều này để chúng ta biết bản chất thật của lòng chúng ta.

Ngài hạ chúng ta thế nào? “Ngài để cho anh chị em khổ sở vì đói rồi nuôi anh chị em bằng ma-na…” (Phục 8:3). Ngài hạ dân Y-sơ-ra-ên bằng cách cho họ đói. Nhưng câu tiếp theo tuyên bố Ngài đã nuôi họ bằng mana. Nghe như mâu thuẫn. Làm sao Ngài có thể làm cho họ đói trong lúc nuôi họ bằng mana?

Nào mana là thức ăn ngon nhất bạn có thể ăn – nó có trong thực đơn của thiên sứ! Ê-li được thêm sức trong hành trình bốn mươi ngày chỉ nhờ hai miếng bánh. Còn dân Y-sơ-ra-ên có nó dư dật. Họ nhận thức ăn tươi, gửi từ thiên đàng một tuần sáu buổi sáng, vào sáng ngày thứ sáu mana còn dư cho đến ngày thứ bảy một cách kỳ diệu. Họ không bao giờ thiếu một bữa ăn nào từ ngày đầu tiên Chúa ban mana cho họ cho tới khi họ đóng trại trên bờ Xứ Hứa.

Vậy tại sao Chúa phán, “Ta đã làm cho các ngươi đói?” Ngài đang nói về cái đói nào? Để hiểu rõ, hãy xem hoàn cảnh của họ. Giả dụ bữa sáng nào của bạn toàn là một ổ bánh mì, và mỗi bữa tối của bạn cũng là một ổ bánh mì. Không có bơ, không có mứt chấm, không có thịt nguội với pho-mát, không có thịt cá ngừ, chỉ có bánh mì thôi. Chúng ta không chỉ nói đến vài ngày hay vài tuần, mà nói về chế độ ăn này trong bốn mươi năm!

Khi tôi là một mục sư thanh niên, chúng tôi đã dẫn bốn mươi sáu thanh niên tới nước Trinidad trong chuyến đi truyền giáo tám ngày. Hội thánh tại Trinidad đã chuẩn bị thức ăn cho chúng tôi, và người tiếp đón vô cùng tử tế. Chúng tôi ăn thịt gà mỗi ngày. Họ làm món thịt gà theo nhiều cách khác nhau và đem ra dùng với cơm và rau, nhưng lúc nào cũng là thịt gà.

Sau tám ngày ăn thịt gà, chúng tôi thèm món gì đó khác. Khi về nhà, một thanh niên trong nhóm chúng tôi đã hỏi mẹ anh tối đó ăn món gì, bà đáp, “Gà!” Anh ta la lên và sau đó nài xin bà dẫn anh đi ăn hamburger.

Tại Trinidad chỉ mới sau tám ngày mà chúng tôi đã càm ràm rồi, bạn có tưởng tượng được bốn mươi năm thì sao? Không phải bốn năm mà bốn mươi năm ăn cùng một loại thức ăn! Giờ chúng ta thấy được cách Chúa khiến cho dân Y-sơ-ra-ên đói. Ngài đã không cho họ thứ mà họ thèm muốn mà ban cho họ cái mà họ thật sự cần để sống còn và khỏe mạnh.

Còn điều nào khác về hoàn cảnh của họ mà khiến họ phải đói, phải thèm khát thứ họ không có? Khi chúng ta đọc câu

chuyện này, có thể chúng ta nghĩ chuyện hơi lạ là vì quần áo của họ không cũ mòn – tiết kiệm được nhiều cho ngân sách gia đình. Thôi nào, bạn muốn mặc cùng một bộ quần áo suốt bốn mươi năm không? Chán vô cùng! Chẳng hề đi tới trung tâm mua sắm hay tìm hiểu phong cách mới trên mạng. Cùng một đôi giày cũ mòn suốt bốn mươi năm.

Vâng, các nhu cầu căn bản của họ đã được cung ứng- được che chở khỏi cái nóng, cái lạnh – nhưng quá nhiều điều họ muốn mà không có.

Và hãy suy nghĩ về sự đơn điệu của quang cảnh ấy, hết ngày này qua ngày kia, không chỉ trong vài tuần, mà suốt bốn mươi năm. Làm sao mà chúng ta thích xem cùng một lùm cây xương rồng, cùng một đám cỏ, cũng một vùng đất khô khan – không có suối nước chảy êm, khu rừng xanh tươi, vườn nho đẹp đẽ và ao hồ trong vắt –mà đây chỉ là sa mạc hết ngày này qua ngày khác đây?

Họ đã có điều họ cần nhưng không có cái mà họ muốn. Theo ánh sáng này, chúng ta hãy xem xét lại câu Kinh Thánh này:

“Ngài để cho anh chị em khổ sở vì đói rồi nuôi anh chị em bằng ma-na là thứ anh chị em và tổ tiên chưa hề biết, để dạy cho anh chị em biết rằng người ta sống không phải chỉ nhờ bánh mà thôi, nhưng nhờ mọi lời từ miệng CHÚA phán ra.”

(Phục Truyền 8:3).

Đức Chúa Trời đã khiến cho họ đói bằng cách loại bỏ bất cứ thứ gì thoả mãn tham dục và xác thịt của họ, trong khi đó vẫn đáp ứng các nhu cầu cơ bản của họ. Cơn đói đó đem đến bài thử này: Chúa muốn xem thử liệu họ có khao khát Ngài thay vì thèm khát những thứ mà họ đã bỏ lại phía sau hay không. Họ có tìm kiếm Ngài hay tìm kiếm những gì mà xác thịt của họ thèm muốn? Họ có đói khát sự công chính

hay sự thoải mái và khoái lạc? Buồn thay, tấm lòng của dân Y-sơ-ra-ên đã không đặt vào Đấng duy nhất có thể làm họ thỏa mãn, vì thế họ đã không đậu bài thử nghiệm này:

Lúc ấy, bọn tạp dân giữa vòng dân sự nổi lòng tham muốn khiến dân Is-ra-ên lại khóc nữa và nói: “Ước gì chúng ta được ăn thịt! Chúng ta nhớ những con cá ăn miễn phí tại Ai Cập, những trái dưa chuột, dưa gang, củ kiệu, hành và tỏi: nhưng bây giờ sức mạnh của chúng ta bị khô héo, vì chẳng có chi hết, chỉ thấy mana mà thôi!”

(Dân Số 11:4-6).

Mẹo Để Sống Sót Trong Đồng Vắng

#3 Đừng Bao Giờ Tự Mình Lo Liệu Mọi Vấn Đề

Đối với người nào trong chúng ta là những người quen cảnh tự lực cánh sinh thì một trong những cám dỗ lớn trong đồng vắng là cố gắng “giúp Chúa một tay.” Khi cái cảm giác như thể là Chúa không còn hiện diện và xa cách hàng ngàn dặm, khi mà các nỗ lực khiêm tốn của chúng ta muốn làm việc gì đó cho vương quốc Chúa dường như thất bại, khi mà để nhiều giờ cầu nguyện chỉ làm cho hai đầu gối đau thêm, trong cơn thất vọng chúng ta làm gần như mọi thứ để “giúp Chúa một tay.” Đây quả là ý tưởng tồi. Kinh nghiệm đồng vắng thì có không có chuyện gì xảy ra nhiều – ngoại trừ một ít nước và một ít thức ăn đạm bạc. Trong sự khô hạn này, chúng ta học được rằng cuộc sống còn hơn là những gì chúng ta làm hay có. Trái lại, vấn đề là chúng ta biết Chúa cách thân mật và làm trọn ước muốn của Ngài mỗi ngày.

Trong kinh nghiệm đồng vắng của tôi, đối với tôi một ngày giống như một tuần, một tuần giống như một tháng vì tôi không thấy gì nhiều, không có lòng nhiệt thành gì hết và cũng không có động lực nào. Thế nhưng tôi phải tiếp tục, tôi phải vượt qua, phải cứ đón nhận từ Lời Chúa trong lòng tôi, phải tiếp tục phục vụ Chúa hết sức mình, phải tiếp tục có mặt ở đó và kiềm chế không làm việc gì vội vàng do thiếu kiên nhẫn. Tôi đã phải cứ nhắc nhở bản thân rằng tôi đang ở đúng nơi mà Chúa muốn. Ngài không lãng phí thời gian và Ngài sẽ làm ứng nghiệm những lời hứa của Ngài.

Chắc chắn, đồng vắng không phải là nơi để đề bạt bản thân! Hãy nhớ, bạn đang được thanh tẩy và được trang bị, vì thế bạn phải sốt sắng để duy trì ổn định và chống cự bất kỳ cám dỗ nào để phạm tội.

Trên con đường mà Chúa xây trong đồng vắng, hãy luôn chạy cùng nhịp với Ngài! Đừng bao giờ cố vượt qua Ngài vì có vẻ như Ngài di chuyển quá chậm!

Họ nhớ lại những gì họ đã bỏ lại tại Ai Cập, nơi mà ngay cả một cuộc sống bị nô lệ và áp bức còn sướng hơn là đồng vắng khô cằn mà Chúa dẫn họ tới. Họ bắt đầu than phiền và lằm bằm, đòi ăn thịt. Chúa nghe tiếng kêu cầu của họ:

“Ngài ban cho họ điều họ cầu xin. Nhưng sai bệnh tật tổn hại đến với đời sống họ. Nên họ ăn thịt chim no nê vì Ngài đem cho họ vật họ thích. Nhưng trước khi chán chê vật họ thích; Khi thịt vẫn còn trong miệng;”

(Thi Thiên 106:15; 78:29-30).

Họ nhận được thứ họ muốn, nhưng với một giá rất đắt. Thịt đến với một tâm hồn bị tổn hại. Tình trạng ốm yếu này khiến cho họ không đủ năng lực để chịu đựng, không thể vượt qua thử thách và cuối cùng là họ không bao giờ vào Xứ Hứa! Xin ăn thịt không phải là tội, vấn đề là lời cầu xin đó tiêu biểu cho điều gì. Việc này phô bày sự bất mãn trong lòng với Chúa và cách Chúa dẫn dắt và cung ứng. Nó cũng cho thấy lòng thèm muốn một cuộc sống mà họ đã bỏ lại phía sau tại Ai Cập, mà bây giờ nhớ nó là cuộc sống dễ dàng, quên mất lúc đó họ đã sống trong nô lệ.

Đây là một bài học nhớ đời cho tất cả chúng ta: Nếu chúng ta chỉ tìm kiếm các lợi ích của lời hứa mà không tìm Đấng đã hứa, thì chúng ta sẽ không có sức mạnh cần thiết cho những lúc ở trong đồng vắng. Chắc chắn chúng ta sẽ nhớ lại những ngày xa xưa lận đận ấy, nếu nhìn với cái nhìn xác thực thì chẳng gì là tốt đẹp, mà thực chất đó là những ngày bị nô lệ cho đủ thử chuyện đời.

Việc tìm kiếm Chúa để được Ngài ban cho điều gì đó hay làm cho bạn việc nào đó là một chuyện. Còn tìm kiếm Chúa vì Ngài là ai là một chuyện khác. Lựa chọn đầu tiên là vì lợi ích của bạn và động cơ ích kỷ của bạn sẽ dẫn tới hậu quả là mối quan hệ không trưởng thành với Đức Chúa Trời. Nhưng tìm kiếm Chúa vì Ngài là ai và Ngài là gì sẽ xây dựng mối quan hệ thân mật và bền vững mà tất cả húng ta đều khao khát.

Sự Khan Hiếm Thiêng Liêng

Như chúng ta biết, sống trong một đồng vắng khô cằn có cả việc khan hiếm mọi thứ – thời điểm mà bạn chỉ nhận những thứ bạn cần cho nhu cầu cảm xúc, nhu cầu thuộc thể hay nhu cầu vật chất hơn là có những gì bạn muốn. Chúa hứa chăm sóc những nhu cầu căn bản của chúng ta, vì thế trong đồng vắng Ngài cung ứng bánh hàng ngày, không phải dư dật mọi thứ.

Ở Mỹ khi thời điểm tốt đẹp đến, chúng ta có thể nói chúng ta đang sống trong nhung lụa. Trong đồng vắng thậm chí miếng cơm manh áo còn không có! Kinh nghiệm này có thể liên hệ đến việc thiếu thốn đủ thứ. Đó là thời điểm bạn kinh nghiệm những gì bạn cần để sống, chứ không phải những gì bạn muốn. Trong đồng vắng Chúa biết những gì bạn cần cho đời sống thuộc linh, và có thể đó không phải là những gì bạn nghĩ bạn cần! Ngài đáp ứng các nhu cầu của chúng ta trong thời điểm của Ngài – không nhất thiết là những gì chúng ta muốn.

Mục đích của đồng vắng là để thanh tẩy và thêm sức cho chúng ta. Chúng ta phải đeo đuổi tấm lòng của Chúa, không phải sự cung ứng của Ngài. Rồi khi chúng ta bước vào các thời điểm dư dật, chúng ta sẽ không quên chính Chúa, Đức Chúa Trời của chúng ta, là Đấng ban dư dật cho chúng ta để thiết lập giao ước của Ngài (Phục 8:2-18).

Vấn đề cốt lõi là định nghĩa của chúng ta về cái chúng ta cần và cái chúng ta muốn khác với thực tế. Chúng ta gọi những cái chúng ta muốn là “nhu cầu” trong khi thực tế thì không phải vậy! Có lẽ quá nhiều người trong chúng ta chưa có học những gì mà ông Phao-lô muốn nói:

“Tôi nói thế không phải vì thiếu thốn, vì tôi đã tập thỏa lòng trong mọi cảnh ngộ. Tôi biết thế nào là nghèo túng, thế nào là sung túc. Trong mỗi nơi và mọi hoàn cảnh tôi đã học được bí quyết để sống no đủ hay đói khát, sung túc hay thiếu thốn. Tôi đủ sức làm được mọi việc nhờ Đấng ban thêm năng lực cho tôi.”

(Phi-líp 4:11-13).

Phao-lô học được rằng nhờ sức Chúa mà ông có thể thỏa lòng trong những lúc túng quẩn cũng như trong những lúc dư dật. Dường như chúng ta cũng chưa học sự thỏa lòng trong hội thánh Tây Phương, nơi mà nhiều người có dư dật lại không thấy thỏa lòng hơn là những người thiếu thốn thấy. Nếu chúng ta không sở hữu tất cả những gì chúng ta cảm thấy đúng là của chúng ta, chúng ta nghĩ mình đang thiếu thốn. Chúng ta xét đoán đức tin của người khác và đo lường mức độ thuộc linh của họ qua tài sản của họ, qua sự thành công hay địa vị xã hội của họ thay vì điều mà chúng ta nên coi trọng chính là nhân cách và đức tin của họ.

Dân Y-sơ-ra-ên đã rời Ai Cập với khối tài sản lớn chiếm được từ người Ai Cập – những đồ vật bằng bạc, vàng và nhiều bộ quần áo đẹp. Nhưng họ đã dùng những kim loại quý này để tạc thần tượng trong sa mạc, để tô điểm cho bản thân bằng quần áo đẹp và rồi nhảy múa trước tượng thần. Rõ ràng những tài sản này không biểu lộ sự tin kính-thật ra, ngược lại mới đúng. Chỉ có hai người trong số các thành viên ban đầu ra khỏi Ai Cập mới có tư cách để bước vào và chiếm Xứ Hứa. Chỉ có Giô-suê và Ca-lép bước vào, vì tinh thần của họ khác – họ đi theo Chúa cách hết lòng (Dân 14:24).

Hệ thống giá trị của chúng ta bị làm cho méo mó nếu chúng ta đánh giá lẫn nhau theo tiêu chuẩn của những gì chúng ta có mà không theo nhân cách chúng ta là ai.

Mặt khác, nhiều khi một cơ đốc nhân có dư dật tài chính, hay có lẽ bước vào một vị trí lãnh đạo hay ảnh hưởng thì họ lại xem đó là sự cho phép của Chúa để làm những gì họ muốn! Họ mua bất cứ thứ gì họ muốn, tiêu tiền theo ham muốn riêng, hay dùng vị trí ảnh hưởng sao cho có lợi cho họ. Những người hành xử như thế thường hành xử rất tệ khi sống trong những giai đoạn đồng vắng. Trong thực tế, phước hạnh tài chính và thẩm quyền lớn sẽ khiến chúng ta lệ thuộc Chúa nhiều hơn để biết được mục đích và sự hướng dẫn của Ngài.

Hãy xem xét thái độ của Chúa Giê-su trong chức vụ. Ngài không bị thúc đẩy bởi sự ích kỷ. Ngài mang tội lỗi, bệnh tật và hình phạt sự chết của chúng ta trên chính Ngài. Ngài coi sự an sinh của chúng ta là quan trọng hơn chính phúc lợi của Ngài, dù Ngài không phạm bất cứ một tội lỗi nào. Mục đích của Ngài đối với cuộc sống và chức vụ không phải để phục vụ bản thân mà là hiến dâng bản thân! Qua sự từ bỏ chính mình, Ngài đã ban cho món quà vĩ đại nhất đó là sự sống đời đời.

Sự trưởng thành trong nhân cách như thế sẽ được Chúa phát triển trong chúng ta khi chúng ta ở trong đồng vắng. Đồng vắng là nơi bông trái của Thánh Linh được vun đắp. Được thấm nhuần bởi khao khát muốn biết Ngài, chúng ta học để bước đi như Ngài bước đi.