Chương 8: Một Tá Hay Hai

Tình Yêu, Tình Dục và Hôn Nhân

Đăng vào: 4 tháng trước

.

Chương 8: Một Tá Hay Hai

Ông Tata Ewing vừa nói vừa dứ dứ nhành ổi trước mặt chúng tôi, “Ôi, cáccon, những người trẻ, chẳng vâng lời Chúa gì cả.Cứ kế hoạch hóa gia đình!Kế hoạch hóa gia đình! Bộ không phải lời Chúa nói rằng ‘hãy sanh sản và làmcho đầy dẫy đất sao?’”

Chúng tôi phản đối, “Nhưng thưa ông…

Ông đập cái cây vào gốc dừa và nói,“Tôi thấy chẳng nhưng gì cả, đủ rồi đủrồi, các con không phải là những tín hữu tốt đâu.” Ông đập cây xuống đất vàquay đi lẩm bẩm trong hơi thở…

Tata Ewing là một nông dân già đã 70 tuổi.Ông sinh được mười người con vàhẳn nhiên ông rất hãnh diện về thành quả này. Đối với ông, bàn bạc về việcgiới hạn số lượng con cái hoặc phải có khoảng cách giữa những đứa con làchuyện hoàn toàn vô nghĩa và không thuộc linh chút nào.

Chẳng lẽ Tata Ewing không đúng sao? Mạng lệnh của DCT trong Sa 1:27 là quárõ rồi, phải không? Không phải Vua Đavít đã la lên rằng, “Kìa, con cái làcơ nghiệp bởi Đức Giêhôva mà ra; bông trái của tử cung là phần thưởng. Contrai sanh trong buổi đang thì, khác nào mũi tên nơi tay dõng sĩ?” hay sao?Thật ra, tại sao một cặp vợ chồng Cơ Đốc nên quan tâm đến việc kế hoạch hóagia đình?

Trước hết, chúng ta hãy xét đến bối cảnh mà Chúa truyền mạng lệnh hãy làmcho đầy dẫy người trên đất. Mạng lệnh ấy được truyền cho Ađam và Êva là haingười đầu tiên trên mặt đất trong buổi sáng tạo.Nan đề lúc bấy giờ là thiếudân cư trên mặt đất. DCT hình dung một thế giới mà ở đó con người sẽ cầmquyền cai quản trên những tạo vật khác và hết lòng sống cho Ngài. Nhưng vìcớ sự xuất hiện của tội lỗi, những sự kiện xảy ra sau đó đã làm cản trở kếhoạch của Ngài. Tuy nhiên, mạng lệnh hãy làm cho đầy dẫy đất chỉ được banhành trong buổi đầu tiên mà thôi.

Dầu sao đi nữa, chữ “làm đầy dẫy” theo nguyên gốc không chỉ có nghĩa là“làm cho đầy người hoặc súc vật”; nhưng nó còn có nghĩa là “làm cho hoànhảo”, cho “tốt đẹp” và “làm cho đầy dẫy nguồn của sức mạnh và sự tốt lành.”Như thế, để giải thích Sáng Thế Ký 1:27;, chúng ta nên vượt quá ý chính chỉgia tăng về mặt dân số mà thôi, nhưng cũng gia tăng dân số ấy với một tinhthần trách nhiệm sâu xa để đất này vẫn duy trì được sức mạnh và sự tốt lànhcủa nó.

Nếu nan đề của thời Ađam và Êva là thiếu dân số thì đó không phải là nan đềcủa thời đại này. Thế giới ngày nay đang rên siết với sự gia tăng dân sốvượt trội như muốn nổ tung. Văn chương của thế giới ngày nay đầy ứ nhữnglời khuyến cáo và tiên báo nguy cơ nếu thế giới cứ tiếp tục theo đà tăngtrưởng hiện hành. Việc gia tăng dân số gây nên những cơn khủng hoảng về xãhội và kinh tế, là những nan đề mà thời xưa không phải đối diện.

Một mình dân Philippine thôi đã tăng trưởng với tỷ số 3,6% mỗi năm, mộttrong những tỉ số cao nhất thế giới. Gần đây,các chuyên gia về dân số củaPhilippine đã khẳng định rằng với đà tăng dân số này, hai mươi năm nữa consố 40.000.000 hiện giờ sẽ tăng lên gấp đôi. Thảm kịch ở đây là điều kiện vềkinh tế không thể đuổi kịp. Chẳng cần tính toán chúng ta cũng biết sự khôngcân xứng này sẽ đem lại nghèo nàn, khổ sở và đói khát. Và đó là điều mà nhànước chúng tôi phải làm việc cực nhọc để ngăn chận. Để nhấn mạnh đến nan đềhai mặt trên khắp thế giới này, kể từ năm 1974 người ta đã công bố Dân SốThế Giới Hàng Năm.

Lương tâm của một CDN có tinh thần xã hội khiến người ấy phải thận trọngsuy xét đến hành động của mình trong lãnh vực sinh sản để không làm ảnhhưởng đến chính dân tộc mình. Người ấy biết rõ rằng phúc lợi của xã hộiViệt Nam cũng là phúc lợi của chính mình. Người ấy không chỉ là bậc cha mẹcó tinh thần trách nhiệm; nhưng còn phải là công dân có trách nhiệm nữa.Tức là một công dân có sự hiểu biết sâu xa về nan đề của xã hội mình đangsống và những trách nhiệm của cá nhân mình về vấn đề ấy. Vì thế, người ấyphải thực hiện việc kỷ luật và bày tỏ sự trưởng thành trong những quyếtđịnh của mình bao gồm việc kế hoạch hóa gia đình.

Sau cùng, Thánh Kinh trình bày rất quân bằng giữa sự tự do của Cơ Đốc Nhânvới trách nhiệm của người ấy. Thật DCT đã cho chúng ta đặc ân được góp phầnvào trong quá trình sinh sản. Nhưng đồng thời Ngài cũng tạo nên chúng tanhư những con người có trách nhiệm và phải khai trình với Ngài về mọi hànhđộng của mình. Việc sinh và dưỡng dục con cái cũng là một phần trong sựkhai trình này.

Con cái thật sự là một phước hạnh. Nhờ con cái mà chúng ta trở nên nhữngngười tốt đẹp hơn biết bao. Chúng đem lại thật nhiều ý nghĩa cho đời sốnggia đình qua những tiếng khóc điếc tai và chiếc miệng nói liên tục. Con cáidạy chúng ta tình yêu vô điều kiện, tin cậy mà chẳng cần thắc mắc, quênmình mà chỉ muốn lo cho người khác. Các cặp vợ chồng không con hiểu đượcnỗi đau đớn mỗi khi trở về với căn nhà trống. Quá yên lặng, quá sạch sẽ vàquá ngăn nắp. Không có những vết tay dơ bẩn trên tường hay đồ chơi vung vãidưới đất. Và dĩ nhiên cũng không có những tiếng la hứng thú xé nát khônggian, “Ba về! Ba về!”

Sự tranh cãi chống lại việc kế hoạch hoá gia đình hay còn gọi là sinh đẻ cókế hoạch vẫn còn diễn tiến, xuất phát từ một tư tưởng truyền thống đã hằnsâu vào ký ức cho rằng mục đích cơ bản của hôn nhân là để quan hệ tình dụcvà rồi có con cái. Điều này được phản ảnh qua một thanh niên nhiệt tình,phấn khởi loan báo rằng anh và người yêu sắp lập gia đình. Tôi nói với anh,“Tuyệt quá, anh định lập những kế hoạch nào cho gia đình đây?”

“Tại sao lại không có một đứa con càng sớm càng tốt. Đó chẳng phải là mụcđích của hôn nhân sao?”

Tôi thấy tội cho anh thanh niên ấy quá.Anh thật có một ý niệm hẹp hòi về cơchế của hôn nhân. Theo cái nhìn của Kinh Thánh, hôn nhân là cái gì đó có ýnghĩa hơn là việc sinh con đẻ cái. Đó là nơi bày tỏ tình bạn. Khi DCT nhìnthấy nỗi cô đơn của Ađam, Ngài nói rằng, “ L
oài người ở một mình thì không tốt: Ta sẽ làm nên một kẻ giúp đỡ giống như nó.”
(2:18)

Hôn nhân cũng là nơi của sự trọn vẹn. Chính trong phạm vi của hôn nhân conngười đạt được sự hiệp nhất tức là sự trọn vẹn.“Bởi vậy cho nên người namsẽ lìa cha mẹ mà dính díu cùng vợ mình, và cả hai sẽ nên một thịt.” (2:24).Chủ đề chính của sách Nhã Ca là kinh nghiệm quí báu về sự tái hiệp một củanhững người yêu nhau và sự dằn vặt của nỗi đau bị phân cách.

Mục đích của hôn nhân còn là sự khoái lạc nữa. Có một niềm vui lớn laotrong sự chia xẻ sâu đậm giữa hai tấm lòng, tâm trí và thân xác của vợchồng. Bên cạnh tư tưởng cho rằng quan hệ tình dục là mục đích để có concái, nó còn là một phần của niềm khoái lạc trong hôn nhân. Đối với ngườinữ, DCT tuyên bố rằng, ”…dục vọng ngươi phải xu hướng về chồng” và đối
với người chồng, những người khôn ngoan được Chúa hà hơi đã nói, “Hãy ởvui vẻ cùng vợ mình yêu dấu…” (Tr 9:9)

Sinh sản là một trong những mục đích vừa kể trên của hôn nhân. Điều chúngta phải hiểu một cách rõ ràng là Kinh Thánh không nói sanh sản là mục tiêutối hậu của hôn nhân. Tình dục trong hôn nhân mang nhiều chức năng hơn làmục đích thêm một bé nữa vào một gia đình đã đông đảo.Đó là cách để khẳngđịnh tình yêu. Cũng có thể là cách bày tỏ sự trọn vẹn. Và đôi khi mối quanhệ này chỉ là niềm vui được có nhau.

Hôn nhân được nhìn theo quan điểm này sẽ trở nên thú vị hơn và đầy đủ ýnghĩa hơn. Quan điểm này cũng buộc chúng ta đi đến chỗ quyết định rằng concái được sinh ra vì cớ chúng ta muốn sinh chúng, chứ không phải vì sự giaohợp của vợ chồng. Những cặp vợ chồng Cơ Đốc phải ghi nhớ rằng họ được DCTtin cậy để làm người quản lý con cái mình. Vì chúng là phước hạnh Chúa bancho, nên chúng cũng là trách nhiệm mà bậc Cha mẹ phải xem xét để dầu có mộtcon hay nhiều con thì trong gia đình chúng đều phải được chăm sóc một cáchphải lẽ về thức ăn, quần áo, học hành và được huấn luyện để trở thành nhữngcông dân ích lợi của xã hội và những chứng nhân của Đấng Christ nữa.

Lời phân tích sau cùng là DCT cho chúng ta quyền lựa chọn. Việc sinh controng tinh thần trách nhiệm làm vinh hiển danh Chúa hơn là sanh ra cả tá màchẳng hề suy nghĩ hoặc kiểm soát. Lời nhắc nhở của Phao lô “dầu anh em hoặcăn, hoặc uống hay là làm sự chi khác hãy vì sự vinh hiển của DCT mà làm”cũng bao gồm luôn cả việc xử lý vấn đề tình dục trong hôn nhân với tinhthần trách nhiệm. Cuối cùng, mối quan hệ này chỉ là một trong nhiều sinhhoạt khác nữa mà các cặp vợ chồng trong hôn nhân tham dự vào.