Chương 10: Sự Hiện Diện Của Đức Chúa Trời Trong Gia Đình

Tình Yêu, Tình Dục và Hôn Nhân

Đăng vào: 4 tháng trước

.

Chương 10: Sự Hiện Diện Của Đức Chúa Trời Trong Gia Đình

Vấn đề không phải là treo trên tường một câu khẩu hiệu với mấy chữ “ĐứcChúa Trời chúc phước cho gia đình chúng tôi” thì sẽ giữ được sự hiện diệncủa Đấng Christ. Cũng không phải là dán những câu Kinh Thánh thích hợptrong mỗi căn phòng và nghĩ thế là đủ. Có thể những câu ấy sẽ khiến bạn lưuý, nhưng điều thiết yếu hơn là suy nghĩ cách cân nhắc và thường xuyên thựchiện tinh thần và thái độ của Đấng Christ trong đời sống nhàm chán mỗi ngàygiữa vòng những người mà chúng ta xưng là thân thiết. Đó là một công táckhông dễ dàng chút nào.

Một số những lãnh đạo Cơ Đốc cấp cao giữa vòng chúng ta thành công tronghầu hết mọi nỗ lực của họ ngoại trừ trong nơi riêng tư là chính gia đìnhmình. Đôi khi người đã gây ấn tượng nơi chúng ta về hình ảnh tin kính vàtrầm lặng lại hoàn toàn khác hẳn với hình ảnh mà chúng ta thấy họ tiếp xúcvới vợ và con. Những cặp vợ chồng nào hay phô trương trước mặt chúng ta nhưhọ là người rất hào phóng trong việc chia xẻ những phước hạnh vật chất vớingười chung quanh có thể là những người bóc lột, lợi dụng và cư xử tồi tệvới người giúp việc của mình. Dường như việc kỷ luật tốt lành cho con trẻ ởhội thánh lại quay ngược thành những điều khinh suất và làm cho hư hạitrong gia đình.

Khi sống trong gia đình, chúng ta không còn quan tâm đến bộ mặt của mìnhngoài xã hội nữa. Chúng ta đã cất bỏ cái mặt nạ thanh nhã và ân cần thânmật thường được trau chuốt, nhưng trở về với chính con người không kiênnhẫn, thiếu yêu thương, thô bạo và không biết điều của mình.Những ông chồngnổi tiếng là chịu đựng giỏi trong văn phòng có thể đang nhiếc móc vợmình… Những cô vợ có gương mặt dịu dàng ngoài xã hội nay được tự do xỉ vảngười giúp việc hoặc người phụ giúp công việc nhà bằng những từ ngữ khôngngờ.

Nơi chính yếu bày tỏ tinh thần của Đấng Christ chính là trong gia đình. Cóngười nói rằng, gia đình là vùng đất để thử luyện tâm tánh của một người.Tôi hoàn toàn đồng ý. Còn hơn là sự thử nghiệm nữa,gia đình bày tỏ conngười thật của tôi và con người thật của bạn. Vậy, chúng ta hãy cố gắngnhìn vào chính mình, nào là những tư tưởng, những lời nói, những hành độngvà những phản ứng của chúng ta trong sự thân mật của gia đình. Tự xem xétchính mình theo góc độ này một cách chân thật là điều rất quan trọng. Vìcông việc ấy sẽ khiến chúng ta ý thức được nhu cầu cần Đấng Christ giúpchúng ta đắc thắng những tánh xấu ấy.

Những bậc cha mẹ Cơ Đốc được Chúa kêu gọi để thiết lập gia đình theo ý Chúavà đẹp lòng người ta. Tuy nhiên, kinh nghiệm cho chúng ta thấy rằng tinhthần Cơ Đốc không tự động đến với gia đình chúng ta vì chúng ta là Cơ ĐốcNhân đâu. Nhưng tinh thần ấy đòi hỏi chúng ta phải có sự tu dưỡng những tâmtánh Cơ Đốc một cách có mục đích, trước hết trong đời sống riêng tư củachúng ta và sau đó là đời sống của những người chúng ta yêu mến.

Vì thế, chính cha mẹ là người phải bắt đầu từ điểm này. Một người cha aoước bầu không khí tin kính trong gia đình mình thì phải quan tâm đến đờisống tin kính của chính mình. Như Chúa đã phong chức cho người cha làm đầugia đình thể nào thì trách nhiệm của anh không phải chỉ về mặt kinh tế vàthể xác nhưng chủ yếu là về mặt thuộc linh và đạo đức.Trong những lời dạydỗ của Chúa Jêsus, Ngài đặt những gánh nặng trách nhiệm lớn lao hơn trênnhững người được đặt vào vị trí nắm quyền hành. Ngài nói trong Mat 10:24,25rằng, :“Môn đồ không hơn thầy, tôi tớ không hơn chủ. Môn đồ được như thầy,tôi tớ được như chủ, thì cũng đủ rồi.” Phẩm chất thuộc linh trong gia đìnhcủa chúng ta chỉ có thể được đo lường tùy theo mức độ thuộc linh mà chínhbậc cha mẹ đã đạt đến. Vì chúng ta không thể sống vượt quá mức độ thật củamình. Một người cha không đặt Chúa lên trên mọi phúc lợi trong đời sốnghàng ngày không thể nào mong đợi những thành viên trong gia đình đặt Chúalên hàng ưu tiên. Một bà mẹ lúc nào cũng than phiền về tiền bạc và côngviệc sẽ không thể có được những đứa con biết cách tin cậy nơi Chúa. Nhữnggiờ lễ bái gia đình đều đặn sẽ góp phần rất lớn vào sự tăng trưởng với Chúatrong đời sống riêng tư của mỗi cá nhân.

Nhóm họp cả gia đình lại với nhau vào một thì giờ cụ thể trong ngày để suygẫm về những gì Chúa đã thực hiện trên đời sống mình là truyền thống củangười Philippine. Tôn giáo truyền thống đã dạy chúng ta “đọc kinh” vào mỗicuối ngày hoặc “vừa đọc kinh vừa lần tràng hạt.” Với ý định được truyềnthông với Đức Chúa Trời như là một đơn vị của xã hội. Tuy nhiên, giống nhưviệc thực hành bất cứ truyền thống nào, công việc ấy đã bị thoái hóa chỉcòn là một nghi thức chiếu lệ chẳng có ý nghĩa gì và cũng chẳng còn thíchhợp với những người Philippine tân thời.

Buổi nhóm gia đình lễ bái nào tập trung vào lời Chúa có thể trở thành mộtnguồn phước hạnh thuộc linh dồi dào và sự hài hòa trong gia đình khi côngviệc ấy được thực hiện với một thái độ trông mong lời Chúa sẽ phán hay dạydỗ cho cả gia đình. Thì giờ này có thể trở nên một cơ hội được chia xẻ vớinhau cách đầy ý nghĩa. Cách Đức Chúa Trời đáp lời hiệp nguyện của cả giađình sẽ nâng đỡ đức tin chúng ta trong đời sống với Đấng Christ. Phần KinhThánh mà chúng ta đọc với nhau sẽ nhắc nhở khi những thành viên trong giađình gặp sự cám dỗ hoặc có vấn đề cần quyết định.

Tuy nhiên, câu hỏi ở đây là có bao nhiêu bậc cha mẹ chịu dành thì giờ để cảgia đình quây quần bên Lời Chúa? Người ta chưa từng nghiên cứu chính xác,nhưng con số phỏng đoán cho biết rằng không có quá 30% các gia đình Cơ Đốcthực hiện công việc này.

Tình trạng nhạt nhẽo và vô vị của buổi lễ bái gia đình có thể vì nhiều yếutố. Một nguyên nhân quan trọng có thể là vì đời sống tâm linh cằn cỗi củachính bậc cha mẹ. Nếu chúng ta không thấy tươi mới trong sự gặp gỡ Đức ChúaTrời, và lời cầu nguyện của chúng ta chỉ vì những mục đích khẩn cấp màthôi, thì chúng ta có thể chia xẻ gì với những người khác trong gia đình?Điều gì sẽ giúp họ thấy được sự thực hữu của DCT?

Có lần trong buổi nhóm gia đình lễ bái,một bà mẹ đã cầu nguyện, :“Lạy Chúa,con biết ngày nay con đã rất hung dữ, con đã đánh Bé Huy trong cơn nónggiận và con biết Ngài không đẹp lòng. Xin Chúa hãy tha thứ cho con và dạycon biết kiên nhẫn với nó hơn.”

Không cần ai nhắc, có tiếng cầu nguyện của một đứa bé nối tiếp mẹ nó. Đó làBé Huy, thằng bé sáu tuổi. Nó cầu nguyện,“Chúa Jêsus ôi, con nghĩ là vì mẹcon rất mệt. Xin giúp con không hay chọc giận mẹ và cũng tha thứ cho connữa. Hôm nay con gây gỗ với Jojo rất nhiều. Xin giúp con biết thương em mặcdầu nó rất quậy phá. Nhơn danh Chúa Jêsus, Amen.”

Bố mẹ nhìn nhau. Người mẹ lấy làm hài lòng. Lời xưng nhận về sự yếu đuối đãkhông làm giảm giá trị của cô trước mặt con. Nó nói rất chính xác. Vì côrất mệt. Nhưng bên cạnh sự sâu sắc của nó, lời xưng nhận ấy còn khiến concô ý thức về sự bất toàn của nó trước mặt Chúa. Thế thì,điều cần thiết làphải đến với Ngài để được sự tha thứ. Gia đình đã dấy lên những con ngườitốt đẹp hơn từ những buổi lễ bái.

Một lý do nữa khiến cho buổi gia đình lễ bái không được ưa thích là vì tínhchất giảng thuyết của buổi thờ phượng. Thông thường, ông bố hay có khuynhhướng dùng bài giảng để nhắm vào những kẻ có lỗi trong gia đình để làm thỏamãn những kẻ khác cho rằng mình công bình. Một sự moral liên miên như vậyvào một người nào đó và xem người ta là con “zero” là cách tốt nhất để giếtchết lòng ham thích buổi nhóm lại của gia đình. Đặc biệt những thiếu niênsẽ tránh những buổi thờ phượng ấy như tránh dịch lệ.

Thêm vào cho sự giảng huấn là hát những bài thánh ca cũ rích, dài ngoằn,mệt mỏi mà sứ điệp của lời ca được dự định cho những người ở một vùng kháchoặc lứa tuổi khác. Cũng vì lời cầu nguyện dài nhẹ như gió của người mẹ baotrùm mọi lãnh vực của đời sống mà lại không trình dâng gì được bao nhiêu.Thông thường, điều này làm cho mọi người ở trong tình trạng buồn ngủ mêmệt.

Gia đình lễ bái là phương tiện để chúng ta có thì giờ chia xẻ và thông côngquanh Lời Chúa. Một gương mẫu thực tiễn là tập trung sự chú ý của gia đìnhvào một chủ đề hay đề tài. Những câu chuyện Kinh Thánh với những sự áp dụngthực tiễn luôn luôn là sự thu hút cho cả con nít lẫn người lớn. Những sáchhướng dẫn buổi nhóm gia đình lễ bái có bày bán rất rẻ tại các tiệm sách CơĐốc sẽ giúp chúng ta đơn giản hóa việc chọn nguyên một khúc Kinh Thánh haytừng phần. Quyển Scripture Union Notes là tài liệu rất tuyệt cho mục đíchnày.

Chúng ta có thể làm cho DC trở nên thật và Lời Ngài trở nên sống động bằngcách để cho từng người trong gia đình đóng góp ý kiến hay kinh nghiệm khingười ấy liên hệ khúc Kinh Thánh đang nghiên cứu vào đời sống của chínhmình. Bằng cách này, cả gia đình đều được giúp đỡ để ý thức rằng những chânlý của DCT rất năng động vì Lời Chúa rất thật đối với đời sống chúng ta.

Hát thánh ca, kể chuyện, đọc Kinh Thánh, suy gẫm, chia xẻ và cầu nguyện lànhững phần mà chúng ta thực hiện trong buổi nhóm gia đình lễ bái. Dầu chúngta có kết hợp hay thí nghiệm thế nào đi chăng nữa thì cũng phải luôn nhớrằng thì giờ đó phải được sự quan tâm thích thú từ người nhỏ nhất cho đếnngười lớn nhất. Chúng ta cũng nên mời cả người giúp việc trong nhà nữa chứđừng bỏ mặc cô ta với đống bát đĩa dơ ở dưới bếp trong khi chúng ta lạiđang vật lộn với những linh hồn hư mất trong những vùng núi xa xăm tận đâuđâu.

Gia đình nào có một thời khóa biểu không cho phép họ nhóm gia đình lễ báimỗi ngày không cần phải mang mặc cảm tội lỗi nếu họ chỉ có thể nhóm lại mộttuần một lần hay một tuần hai lần. Số lần nhóm lại không quan trọng bằngtinh thần và thái độ mà chúng ta đến với sự nhóm lại. Điều thiết yếu là“đời sống bày tỏ” Chúa Jêsus trong những ngày thuận lợi cũng như trong lúcbuồn phiền hoặc thời điểm gặp cơn khủng hoảng. Đức tin Cơ Đốc được truyềnthông một cách hữu hiệu cho những người thân của chúng ta bằng cách để đứctin ấy “hấp thu” từ con người của chúng ta nhiều hơn là qua lời dạy dỗ củachúng ta. Con cái chúng ta sẽ không học biết yêu Chúa Jêsus nhiều khi bạnhình phạt vì chúng không cầu nguyện được nhưng chúng sẽ học yêu Ngài khithấy chúng ta cầu nguyện cho chúng và cho những người khác.

Điều tốt nhất chúng ta cũng phải ghi nhớ là buổi nhóm gia đình lễ bái khôngphải là một sinh hoạt mà gia đình buộc phải làm vì Hội Thánh khuyên phảinhư thế. Chúng ta cũng không nhóm lại vì đó là một điều phổ biến và mọingười đều làm như vậy. Nhưng việc tham dự buổi gia đình lễ bái phải xuấtphát từ một sự thuyết phục mạnh mẽ đặc biệt từ phía cha mẹ rằng đây là ýchỉ của DCT dành cho gia đình và chúng ta đang làm vinh hiển Ngài.Nhóm haykhông nhóm gia đình lễ bái không phải là một vấn đề để lựa chọn. Nói tómlại, tinh thần Cơ Đốc trong một gia đình không chỉ được đo lường qua nhữngbuổi lễ bái gia đình mà thôi, nhưng còn trên những phẩm chất của đời sốngđược bày tỏ bởi mỗi cá nhân nữa.

Một gia đình muốn trở thành gia đình tin kính, thành Cơ Đốc Nhân thật khôngthể tự nhiên mà có được. Người ấy phải xây dựng gia đình. Sự tin kính phảiđược bắt đầu từ những cá nhân, đặc biệt là từ cha mẹ là những người DCT đãthiết lập làm lãnh đạo của gia đình. Giôsuê trong Cựu Ước đã cảm nhận đượctinh thần lạnh lẽo đang len lỏi vào các gia đình của dân Ysơraen, đã đưa ramột lời thách thức để kêu gọi sự quyết định: “Nhưng nếu các ngươi chẳngthích phục vụ Đức Giêhôva thì ngày nay hãy chọn ai mà mình muốn phụcsự…Nhưng ta và nhà ta sẽ phụng sự Đức Giêhôva.”

Gia đình của bạn có tỏa ra niềm vui và tình thân hữu cùng mối thông côngchân thật không? Nó có thật không? Nếu cởi bỏ tất cả những sự giả mạo củađời này thì có sống với nhau được không? Người ta có thể bước vào và cảmnhận được sự khác biệt không? Thì giờ mà gia đình cùng chia xẻ với nhautrong sự hiện diện của DCT có thể nói được sự khác biệt ấy. Sự lựa chọn làcủa chúng ta.