Chương 7: Vấn Nạn Tiền Bạc

Tình Yêu, Tình Dục và Hôn Nhân

Đăng vào: 4 tháng trước

.

Chương 7: Vấn Nạn Tiền Bạc

Tôi sờ tay vào mấy củ hành không được ngon lắm chuẩn bị nấu chung với mộtnhúm đậu. Lòng tôi chùng xuống. Không có đủ thức ăn cho bữa trưa hôm nay.Tôi lại vừa mới vét thùng gạo để nấu lấy nước pha bình sữa cuối cùng chođứa bé hai tháng. Quả là một ngày “sạch sẽ”, điều này thật sự đã xảy đếncho tôi. Không có thức ăn, không có sữa cho con mà cũng chẳng còn tiền. Tôibiết. Tôi đã lộn hết tất cả các túi của tất cả các giỏ xách mà chẳng cóđồng nào rớt ra.

Gia đình nào cũng bị vấn đề tiền bạc chi phối khi này khi khác, nếu khôngnói hầu như mọi lúc. Trong nhiều gia đình tiền bạc là nguyên nhân của nhữngbực tức và những cuộc cãi vã vặt vãnh thường xuyên giữa vợ chồng. Sở dĩ nhưvậy vì từ những ngày đầu trong đời sống hôn nhân, hai người đã không vạchra một phương hướng để đối phó với những cơn khủng hoảng đó.

Thời còn con gái, tôi vẫn thường có đủ tiền để chi dùng, vì thế trong nămđầu tiên của thời kỳ hôn nhân lòng tôi rất âu lo mỗi khi chúng tôi chẳng cóđồng nào suốt mấy ngày liền. Nhưng nhà tôi là Mục sư đã sớm dạy dỗ tôi. Anhnói, “khi chúng ta có tiền, hãy ngợi khen Chúa,và khi không có tiền, hãykiên nhẫn. Nhưng vẫn cứ ngợi khen Ngài như khi có tiền vậy.” Tôi học tập đểcũng biết yêu thích triết lý của nhà tôi, là triết lý mà sau bao nhiêu nămtháng tôi vẫn khám phá ra rằng đây là thái độ yên nghỉ tuyệt vời. Cũngkhông cảm thấy mình có nhu cầu nào nữa.

Tuy nhiên, tôi không có ý nói rằng tiền bạc là không quan trọng. Tiền bạcrất quan trọng. Chúng ta cần tiền bạc để sống động trong nền kinh tế chuyênsử dụng tiền này. Tiền bạc có khuynh hướng trở thành chủ đề chính của nhữngbuổi chuyện trò, cãi vã, hoặc những niềm vui mừng của chúng ta, nghe thậtđau đớn nhưng điều đó là thật và ngay cả trong chức vụ hầu việc Chúa cũngvậy.

Những người sung túc chung quanh chúng ta đang bị cám dỗ để tích lũy sựgiàu sang chỉ vì niềm vui được giữ nó. Một số người lại sử dụng tiền bạccủa mình để sai khiến hay kiểm soát những cá nhân hay những nhóm người. Cònkhông thì dùng tiền bạc chất chứa mọi thứ xa xí phẩm khiến cho những ngườihàng xóm kém may đang mắn quằn quại trong nỗi đau đớn nghèo thiếu thấy đượckhoảng cách giữa hai cuộc đời giàu, nghèo. Còn chúng ta là người phải xoayxở một cách khó khăn lắm để giải quyết khoảng cách ấy lại rất đau đầu vềvấn đề tài sản đến nỗi lấy việc “làm giàu” làm mục đích chính của đời sốngmình.

Thái độ trần tục này không chỉ cột trói những người không tin Chúa mà thôi.Nhưng nó còn là một bằng chứng rất hiển nhiên giữa vòng những người xưngnhận rằng mình là kẻ trung thành với Đấng Christ. Chẳng hạn như có một sốnhà truyền giáo không chịu dời đến bất cứ một căn nhà nào nếu nhà ấy khôngđược trang bị đầy đủ theo sở thích của họ. Có một vài Mục sư và những ngườihầu việc Chúa đặt sự phục vụ của họ vào một số cách mua bán đấu giá, bằngcách tuyên bố rằng nhóm truyền giáo nào có thể chi tiền trợ cấp một cách“ngon lành” nhất thì họ sẽ đến đó thi hành chức vụ. Và những tín hữu bìnhthường trong Hội Thánh cũng không thuộc trường hợp ngoại lệ. Sự tham lam vàchủ nghĩa vật chất đã đầu độc quá nhiều người trong chúng ta, đến nỗi chúngta không còn bị dằn vặt bởi mặc cảm tội lỗi nữa. Trừ khi chúng ta để choĐức Thánh Linh đặt để sự nhạy bén vào lòng chúng ta một lần nữa, nếu khôngchúng ta sẽ chẳng khác với những người không biết gì về sự tốt lành củaDCT. Sứ đồ Phao Lô nói rằng lòng yêu mến tiền bạc là bước đầu tiên dẫnngười ta đến với mọi loại tội lỗi. Thậm chí có người đã bỏ DCT cũng chỉ vìham mê tiền bạc, và hậu quả là phải mang lấy nhiều điều đau đớn. (ITi 6:10)

Đối với những cặp vợ chồng mới lập gia đình, cách tốt nhất là nên ngồi lạivới nhau, cùng cầu nguyện và đồng ý với nhau về thái độ đối với tiền bạccũng như cách chúng ta sẽ sử dụng chúng. Hết sức cởi mở trong khi bàn bạcvới nhau và có phương cách điềm đạm, bình tĩnh khi suy nghĩ đến vấn đề tàichánh là điều rất quan trọng. Nhờ vậy chúng ta sẽ tránh được những sự xíchmích và hiểu lầm không cần thiết trong tương lai.

Tiền bạc, cũng như đời sống, tài năng,thì giờ và mọi thứ tốt đẹp khác củađời này mà chúng ta đang sở hữu đều là những món quà từ DCT. Và chúng tachỉ là những người quản lý món quà này mà thôi. Một người quản lý không xemnhững gì mình đang giữ là của mình. Tất cả những thứ ấy đều thuộc về ngườichủ của chúng. Vấn đề giữa DCT và con người cũng vậy. DCT là Đấng sở hữutình trạng của chúng ta cũng như những gì chúng ta đang có. Nhưng Ngài chochúng ta đặc ân được trông nom những tặng phẩm mà Ngài đã cho chúng ta, baogồm cả tiền bạc. Ngài muốn những người quản lý tài sản của Ngài phải khôngchỗ trách được, trung tín và đáng tin cậy.

Khi chúng ta ý thức được rằng số tiền chúng ta nhận lấy dầu ít hay nhiềuđều đến từ Chúa, chúng ta sẽ rất cẩn trọng trong cách sử dụng tiền. Chúngta xem tiền bạc như một điều gì đó được Chúa ủy thác, vì lý do đó cần phảihỏi ý Ngài về cách sử dụng nó. Và dường như bao giờ DCT cũng cung cấp tiềnbạc cho chúng ta để đáp ứng nhu cầu chứ chẳng phải để thỏa mãn đời sốnghoang phí. Nếu người vợ lấy tiền chợ của gia đình để mua chiếc áo khoác hếtsức đắt tiền, và gia đình phải chịu đói thì không phải lỗi của DCT.Và tôinghĩ, trong trường hợp này xin Chúa tiếp trợ là điều không phải lẽ.

Để có được một ngân sách khôn ngoan về số tiền mình kiếm được chúng ta cầnđể thì giờ lập một kế hoạch chu đáo và có tính toán. Ngay từ những ngày đầumới cưới, vợ chồng nên bàn thảo để có những phương hướng thỏa thuận. Đôikhi ông chồng chỉ nói, “Em muốn sử dụng sao tùy ý.Trách nhiệm của anh làđem tiền về. Em cứ làm theo cách em thấy là tốt nhất.”Cô vợ cảm thấy nhẹnhàng khi nghe một câu nói như thế. Nhưng đôi khi điều tốt nhất cho chínhchúng ta lại không phải là điều tốt nhất cho gia đình. Và trầm trọng hơnnữa là trong thực tế nhiều cô vợ lại không biết cách sử dụng tiền bạc.Nếutôi là cô vợ ấy, tôi sẽ nói, “Nhưng em thích chúng ta cùng ngồi lại vớinhau để lập một ngân sách hơn. Anh hãy nhớ rằng đây là đồng tiền của Chúa.Em rất cần sự giúp đỡ của anh để sử dụng tiền bạc thật khôn ngoan.”

Trước hết, hãy khẳng định xem gia đình bạn kiếm được bao nhiêu tiền mỗitháng, mỗi tuần hoặc bất cứ cách tính nào tiện lợi nhất cho bạn khi nói đếnviệc lập ngân sách. Sau đó liệt kê xuống những chi phí căn bản. Chi phí cănbản là những điều mà bạn không thể sống nếu thiếu nó,như thức ăn, tiền thuênhà, tiền điện, quần áo, thuốc men, vv…Nếu đã trừ ra hết mọi thứ cầnthiết rồi, mà bạn thấy mình may mắn còn dư tiền, hãy để riêng ra đó chonhững nhu cầu khẩn cấp. Khi viết xuống một ngân sách, phải nhớ rằng số chikhông được trội hơn số thu. Tôi thừa nhận là trong thời buổi này càng ngàycàng khó làm cho mức chi luôn ở dưới mức thu. Nhưng lợi điểm của việc cómột ngân sách giúp bạn khẳng định những thứ tự ưu tiên trong gia đình. Ítnhất bạn cũng được an ủi là không biết đã làm gì mà hết trơn tiền. Và thỉnhthoảng chồng có hỏi,“Ba trăm ngàn anh đưa em tuần trước đâu rồi?” Bạn luônluôn có một danh sách để “trình diện”. Và đừng quá tức giận chỉ vì một chúttò mò của chồng.

Như tôi đã đề cập đến vấn đề này, đừng mắc nợ ai chi hết là một nguyên tắcrất hay của Thánh Kinh mà bạn phải giữ trong hôn nhân. Gây nên những món nợkhông cần thiết là làm căng thẳng ngân sách lẫn tâm trí gia đình, nhất làkhi bạn không thấy được phương cách cụ thể nào để giải quyết nó. Những hànghóa đẹp mắt, trang thiết bị ngày càng tiến bộ luôn lôi kéo lòng dạ củanhững bà nội trợ như chúng ta. Nhìn thấy những hình ảnh quảng cáo đẹp đẽtrên màn ảnh hoặc báo chí khiến chúng ta ao ước được thuộc về nhóm tinhhoa, tức những người “đẹp đẽ”. Chắc chắn, chúng ta ngồi trầm ngâm,cái bànnày có vẻ không hợp với chiếc đàn piano ở bên góc hay bộ ti vi đằng kia.Hoặc cách tốt nhất để giải quyết cái nóng trong những ngày hè này là mộtchiếc tủ lạnh trả góp. Dường như hai triệu rưỡi, ba triệu hay hơn nữa cũngkhông đáng là bao. Và rồi chẳng cần suy nghĩ, chúng ta biến ngay ao ướcthành hành động.

Bất cứ lúc nào quyết định một việc gì đó, chúng ta đều có vài lý do vì saomình thực hiện. Và việc mua hàng theo lối”mua trước trả sau” cũng vậy.Nhưng đối với những cặp vợ chồng Cơ Đốc xem chức việc quản lý tài sản củaDCT là một vấn đề hệ trọng thì tốt hơn nên chậm rãi và suy xét đến nhữnghậu quả sau đó.

Chúng ta có thật sự cần món hàng thời trang ấy không? Hay chỉ vì người hàngxóm đang có một cái. Liệu mức thu nhập có cho phép chúng ta trả toàn bộ sốtiền ấy theo đúng thời hạn qui định mà không làm tê liệt ngân sách gia đìnhhay không? Liệu chúng ta có nên ăn cá khô và “cá rô cây” trong vòng 25tháng tới chỉ với mục đích được nhìn thấy các “Siêu sao”trên Tivi không? Dĩnhiên nhấn mạnh quá đáng đến việc ăn uống là điều không nên.Nhưng giữa vấnđề sức khỏe và sự giải trí (và có lẽ luôn với uy tín có được chiếc Tivi đờimới nhất) sức khỏe vẫn là vấn đề cơ bản hơn. Có phải mua hàng theo lối trảgóp là cách tốt nhất để tích lũy những trang thiết bị gia đình không? Saochúng ta không kiên nhẫn đợi cho đến lúc có đủ tiền rồi hãy mua. Mua nhưvậy mới rẻ hơn nhiều chứ. Và rồi đến câu hỏi quan trọng, chúng ta có chắclà Chúa muốn chúng ta có món hàng ấy không?

Nan đề của hầu hết các gia đình không phải là không có tiền, nhưng là chúngta muốn có thêm để sắm sửa, mà đó lại là những hàng thứ yếu không thật sựcần thiết. Trong thời đại mà dường như người ta bị ép buộc để mua sắm, thậtkhôn ngoan cho các cặp vợ chồng Cơ Đốc biết bao nếu chúng ta ghi nhớ lờicảnh cáo của Phao Lô trong He 13:5, “Chớ tham tiền;hãy lấy điều mình có làm đủ rồi, vì chính DCT có phán rằng: Ta sẽ chẳng lìa ngươi đâu, chẳng bỏ ngươi đâu.”

Sự thỏa lòng không được đo lường bởi số lượng tiền chúng ta có trong nhàbăng. Cũng không nằm trong chiếc đàn piano hay chiếc xe hơi. Nhiều người cócả những thứ này nhưng lại thấy đó là gánh nặng cho mình. Sự thỏa lòng làtình trạng bình an của một người. Đó là một sự tin cậy yên tịnh của sự nốikết phải lẽ với DCT, với chính mình và với người lân cận. Sự thỏa lòng tùythuộc vào những mối quan hệ hơn là vào vật chất. Rốt lại, như vua Salômôn
nhận xét, “Thà một miếng bánh khô mà hòa thuận, còn hơn là nhà đầy thịt tếlễ lại cãi lộn nhau.” (Ch 17:1)

Thông thường, những gì chúng ta sở hữu hay số tiền chúng ta có được hay lậptức tạo nên một khoảng cách trong mối quan hệ và thông công của chúng tavới người khác. Nó làm căng thẳng mối quan hệ giữa vợ chồng, giữa cha mẹ vàcon cái, và giữa những người lân cận. Khiến cho mối thông công của chúng tatrở thành lấn cấn. Lần nọ chúng tôi đến thăm một người hàng xóm mới sắm mộtbộ Tivi. Sau khi chúng tôi đã ngồi, người đàn ông trong căn nhà ấy đá vàocái Tivi, mọi người yên lặng nặng nề và chúng tôi phải ráng ở cho trọn buổithăm viếng. Tôi nghĩ, thật là kỳ quặc. Chúng tôi đến để thăm viếng,để đượcchuyện trò vui vẻ và rồi chúng tôi nhận được gì? Một buổi tối với sự tiếpđãi lạnh nhạt và vô vị.

Những món quà DCT ban cho là phương tiện để chia xẻ. Chỉ muốn cất giữ và sửdụng tiền bạc cho chính mình mà thôi là một quan điểm hẹp hòi và ích kỷ.Chia xẻ theo khả năng của chúng ta chẳng bao giờ làm cho chúng ta nghèothiếu cả. Thay vào đó, sự ban cho còn đem lại những phước hạnh mà chúng takhông tìm kiếm nữa. Vua Salômôn nhận xét như vầy, “Ai thương xót kẻ nghèo, tức cho Đức Giêhôva vay mượn, và Ngài sẽ báo lại việc ơn lành ấy cho người!(Ch 19:17)

Đừng giữ lại những gì thuộc về Chúa. Việc để riêng tiền phần mười cho côngviệc Ngài vừa là một mạng lệnh lại là đặc ân.Luôn tự nhủ rằng những gìchúng ta có không phải của mình nhưng của Chúa là điều rất tốt. Ban chokhông thật sự là mất mát đâu. Trước hết chúng ta phải biệt riêng tiền phầnmười cho Chúa. Với lòng yêu Chúa, chúng ta nên dâng hiến nhiều hơn số phầnmười. Chúng ta cần phải đem những món quà và tình yêu mến dâng lên cho Chúanhư sự bày tỏ lòng biết ơn của chúng ta đối với Ngài.

Lòng tham tiền bạc có thể quấn lấy khải tượng của chúng ta. Nó có thể bópméo những điều chúng ta xem là giá trị và làm yếu đi lòng sốt sắng vì Chúacủa chúng ta. Chúng ta hãy thường xuyên xem xét lại thái độ của mình đốivới tiền bạc bằng cách giữ mình gần gũi với Chúa và mang lấy tâm trí củaNgài.