Chương 4: Cùng Nhau Chung Sống Trọn Đời

Tình Yêu, Tình Dục và Hôn Nhân

Đăng vào: 4 tháng trước

.

Chương 4: Cùng Nhau Chung Sống Trọn Đời

Ai là người đã đặt ra câu thành ngữ “hãy ở với nhau cách hòa thuận” khi ámchỉ về hôn nhân chắc hẳn phải vừa nói đùa vừa mỉa mai. Chúng ta nhận biếtrằng một số hôn nhân thật sự là những chiến trường. Còn những cuộc hôn nhânkhác thì ở trong tình trạng ngừng bắn khó thở.Dường như những người còn ởlại với nhau là những người biết xấu hổ, có tư cách và do sự ràng buộc củacon cái. Nhưng đôi khi, tình yêu chẳng còn nữa.

Những cặp vợ chồng Cơ Đốc cũng đang ở trong mối nguy hiểm tương tự. Họkhông được miễn trừ khỏi sự căng thẳng và xung đột của đời sống hôn nhân.Hôn nhân của họ không phải tự nhiên mà trở thành hạnh phúc hoặc hài hòa,hay tràn đầy tình yêu thương vì sức mạnh của từ ngữ “Cơ Đốc Nhân”. Có nhiềulúc đau đớn sâu xa, đầm đìa nước mắt và sự chán ghét rồi chúng ta tự hỏichẳng biết còn gì đáng sống hay không.

Những nan đề và những điều phiền muộn trong hôn nhân xuất phát từ nhiềunguồn gốc. Chúng tôi muốn nói đến ba nguyên nhân trong những nguyên nhânnày: 1) Những cặp vợ chồng lập gia đình nhưng không hiểu biết rõ ràng hônnhân là gì, 2) người chồng và người vợ mặc lấy địa vị mới mà không biết vaitrò của mình là gì 3) Những cặp vợ chồng có khuynh hướng không quan tâm đếnĐức Chúa Trời trong đời sống hôn nhân.

Hôn nhân là gì? Lời mô tả rõ ràng nhất về hôn nhân nằm trong lời hứa nguyệncủa ngày cưới. Suy gẫm những lời hứa nguyện này và xem lại mối quan hệ giữahai người trước ngày cưới là điều rất ích lợi.

Hôn nhân là một sự hứa nguyện. Trước hết,đó là một sự hứa nguyện yêu nhau.Nhiều khi trong phạm vi thân mật của đời sống hôn nhân, yêu thương nhauthật chẳng dễ dàng chút nào. Có những giây phút bạn cảm thấy ghét hơn làyêu thương vợ hoặc chồng của mình. Những đòi hỏi vô lý, ích kỷ,vô tâm khôngcó khuynh hướng giúp cho chúng ta được yêu. Có lẽ vì lý do này mà chúng taphải hứa nguyện yêu nhau. Loại tình yêu này vượt quá tình cảm bình thườngcủa chúng ta. Phải để cho tình yêu của Đấng Christ chiếm hữu chúng ta, làĐấng khi chúng ta còn là những tội nhân và cố ý chống đối Ngài, Ngài vẫnyêu bằng cách chết thay cho chúng ta. “Tình yêu mặc dầu” phong phú này phảilà đặc điểm của mỗi cuộc hôn nhân Cơ Đốc.

Kinh Thánh răn dạy rằng: “Hỡi người làm chồng, hãy yêu vợ mình như ĐấngChrist đã yêu Hội Thánh và phó chính mình vì Hội Thánh…Người nam phải yêuvợ mình như chính thân mình. Người nào yêu vợ mình là yêu chính mình vậy.”

Về phía người vợ, cô ta bày tỏ tình yêu của mình bằng sự thuận phục. “Yêulà đầu phục theo ý muốn của Ngài”, thế là ca khúc quen thuộc trổi lên. Và ýmuốn của Ngài là người vợ phải bày tỏ lòng yêu thương chồng bằng cách thuậnphục chồng như thuận phục Chúa, hoàn toàn thuận phục giống y như Hội Thánhthuận phục chính mình cho Đấng Christ. (Eph 5:22,24)

Đối với hầu hết phụ nữ, sự thuận phục được hòa điệu cách dễ dàng trước ngàycưới hơn là những ngày sau đó. Một cô gái đã sống từ 20 đến 25 năm trong sựcưng chìu, muốn gì được nấy sẽ không sẵn sàng thuận phục một uy quyền đượcgọi là “chồng”. Bằng cách này hay cách khác, đôi khi chúng ta cảm thấy DCTkhông công bình đối với phụ nữ; đặt chúng ta dưới người khác như thử chúngta thấp kém hơn hoặc không biết tự quyết định. Để trình bày đầy đủ về điểmnày, thật ra DCT không thiết lập định chế hôn nhân để bày tỏ sự ngang bằnggiữa người nam và người nữ. Ngài đã thiết lập hôn nhân để bày tỏ sự bù trừgiữa hai tạo vật ưu mỹ nhất của Ngài.

Thứ hai, hôn nhân được hứa nguyện để an ủi. Con người cần được tái thừanhận và an ủi. Trong sự cô đơn của Ađam, DCT đã ban Êva để an ủi ông. Vàđặc biệt là sau Sự Sa Ngã, họ phải thường xuyên an ủi lẫn nhau.

Thế giới này thật tàn nhẫn và vô tình.Chúng ta đã bị xấu hổ, bị tổn thươnghoặc đã bị thất bại. Thật tuyệt vời biết bao khi bạn có thể chạy trở về vớimái ấm nồng nàn và ngã vào vòng tay yêu thương của vợ hoặc chồng để được vỗvề “dầu sao đi nữa, anh vẫn luôn luôn yêu em.”

Thứ ba, hôn nhân được hứa nguyện để tôn trọng. Phải hứa nguyện như thế vìsự tôn trọng lẫn nhau đã bị lạc mất trong quan hệ mỗi ngày của thế giớinhàm chán này. Làm ra vẻ ta đây, la hét, xấc xược,đá cửa thì dễ dàng hơn lànói “thôi mà”, “cám ơn em”, “ô, chào em” hay “anh xin lỗi, xin hãy tha thứcho anh.”

Sự tôn trọng và thái độ đàng hoàng mà người bạn đời dành cho chúng ta sẽkhiến chúng ta trở thành những người mạnh mẽ và tốt đẹp hơn. Đó là một cảmhứng khi nghĩ rằng ít nhất cũng có một người xem chúng ta là cao trọng vàsẵn lòng giao phó đời sống của cô ấy hoặc anh ấy cho ta. Với suy nghĩ ấy,chúng ta càng được chuẩn bị hơn cho những cơn khủng hoảng của cuộc đời.

Thứ tư, hôn nhân là một sự hứa nguyện để mãi có nhau trong mọi hoàn cảnh.Khi mạnh khỏe, lúc yếu đau, khi thịnh vượng cũng như lúc nghèo thiếu, đờisống tốt đẹp hơn hoặc tệ hại hơn vẫn ở với nhau cho đến khi kết thúc cuộcđời. Dường như vợ của Gióp đã quên mất lời hứa nguyện hôn nhân này. Vào lúcông cần bà nhất, bà lại quay vào ông và nói: “Ủa, ông hãy còn bền đỗ trongsự hoàn toàn mình sao? Hãy phỉ báng DCT và chết đi.” Và Gióp đã trả lời bàvới một câu nói rất hay: “Ngươi nói như một người đàn bà ngu muội.Ủa sao,sự phước mà tay DCT ban cho chúng ta, chúng ta lãnh lấy, còn sự tai họa màtay Ngài giáng trên chúng ta, lại chẳng lãnh lấy sao?”

Thứ năm, hôn nhân không hứa hẹn được trưởng thành trong những ngày đầu đầytrữ tình của tuần trăng mật. Thật dễ yêu nhau khi mọi sự đầy màu hồng vàtươi sáng. Nhưng những tình cảm mặn mà và sự cảm thông sâu đậm hơn sẽ tăngtrưởng trong vùng đất khô cằn của hoạn nạn và thử thách, là khi bạn khôngcòn ai để bám víu ngoài hai bạn với nhau và với Chúa.Tình yêu mà không cósự hi sinh thì không phải là tình yêu thương. Tình yêu thương tối hậu ấyđược Đấng Christ bày tỏ trên thập tự giá khi Ngài hi sinh chịu khổ vì cớnhân loại.

Thứ sáu, hôn nhân được hứa nguyện để chung thủy với nhau. Có nghĩa là từ bỏmọi người khác mà chỉ trung thành với vợ hoặc chồng của mình mà thôi. Trungthành là điều gì đó còn có ý nghĩa hơn là là sự gần gũi về thể chất hoặc sựhợp nhất trong tình dục. Nó có nghĩa là một sự pha trộn hài hòa trọn vẹngiữa ý chí, tình cảm và tâm linh như một tổng thể.

Ông Trobisch so sánh hôn nhân với một căn lều có ba cạnh hình tam giác.Theo ông, hôn nhân gồm có sự hợp pháp hay sự kết hôn, sự riêng tư hay tìnhyêu thương và mặt thể chất hay sự hiệp một trong thân xác. Mỗi lãnh vực đềucó ảnh hưởng qua lại với nhau theo sự khẳng định được tươi mới đến mãi mãilà điều làm cho hôn nhân mạnh mẽ.

Ông nói: “Thật ra, hôn nhân là một túp lều để được thông công về mặt thuộcthể. Những người yêu nhau được bảo vệ và được ẩn náu trong đó. Họ được cấtkhỏi sự sợ hãi, kinh nghiệm sự thỏa lòng vô biên và một cảm nhận về sự bìnhan thật.

“Cảm nhận về sự bình an này sau đó chuyển thành tình yêu thương. Đó là nềntảng vững chắc cho những thăng trầm của tình cảm và cảm xúc. Trong “túplều” ấy, kinh nghiệm trở nên một thịt làm cho tình yêu được mạnh mẽ và tăngtrưởng. Kinh nghiệm ấy dẫn tình yêu thương đến sự chung thủy và giúp chotình yêu được bền lâu.”

Và hành động là phản ứng của tình yêu thương. Nơi đâu tình yêu thương đượclàm cho mạnh mẽ bởi sự hiệp một của thân xác, cùng lúc ấy sự thông công vềthuộc thể càng trở nên sâu đậm, có ý nghĩa và quí báu hơn. “Sự hiệp một vềthân xác trở thành ‘hành động của tình yêu’ trong hôn nhân với ý nghĩa đầytrọn của chính từ ngữ đó. Qua sự thuận phục lẫn nhau về mặt thể xác, nhữngngười yêu nhau cứ ngày càng làm mới lại lời thề ước của họ trong ngày hônlễ.

Vì thế, Ông Trobisch đi đến một kết luận rất nghiêm trọng:

“Hôn nhân phục vụ cho tình yêu qua những lời khẳng định tươi mới thườngxuyên này. Vì lý do đó tình yêu cần hôn nhân y như hôn nhân cần tình yêuvậy. Trong những giờ phút buồn thảm khi tình yêu đang trong nguy cơ bịnguội lạnh dần, vợ chồng phải bám chặt lấy sự kiện họ đã kết hôn và nhắcnhở nhau về những lời hứa nguyện. Họ nên nói với nhau, ‘Dầu gì đi chăngnữa, anh đã cưới em…’. Như thế, hôn nhân trở nên người bảo vệ, là kẻ canhgiữ tình yêu thương.”