Bài 26: CÁCH ĐỂ HUẤN LUYỆN TÂM LINH CON NGƯỜI

Ngưỡng Cửa Đức Tin

Đăng vào: 5 tháng trước

.

 

Bài 26: CÁCH ĐỂ HUẤN LUYỆN TÂM LINH CON NGƯỜI

Kinh Thánh:Gios 1:8Gia 1:22Ch 4:20-22.

Lẽ Thật Trọng Tâm: Đức Chúa Trời dùng chính tâm linh của chúng ta để hướng dẫn chúng ta.

Cũng như tâm trí con người, về phương diện tri thức, có thể được huấn luyện, thì tâm linh con người, về phương diện tâm linh, cũng có thể được huấn luyện.Tâm linh cũng có thể gây dựng mạnh mẽ như thân thể.

Trong bài học này chúng ta sẽ xem bốn cách để hoàn thành việc này:

  1. Suy gẫm Lời Đức Chúa Trời.
  2. Thực hành Lời Đức Chúa Trời.
  3. Để Lời Đức Chúa Trời chiếm vị trí trước tiên.
  4. Tức thì vâng theo tiếng nói của tâm linh chúng ta.

Khi chúng ta áp dụng bốn nguyên tắc này vào đời sống hàng ngày, chúng ta có thể đi đến chỗ biết được ý muốn của Đức Chúa Trời thậm chí trong từng chi tiết nhỏ nhặt của đời sống.

Đức Chúa Trời thông công với tâm linh chúng ta, chứ không phải với khả năng lý luận của chúng ta. Khi chúng ta liền vâng theo tâm linh chúng ta, chúng ta sẽ thấy chúng ta đang vâng theo Đức Thánh Linh. Đức Chúa Trời phán trong Lời của Ngài, “Linh tánh loài người vốn một ngọn đèn của Đức Giêhôva, dò thấu các nơi ẩn bí của lòng” (Ch 20:27). Điều này có nghĩa là Đức Chúa Trời dùng chính tâm linh chúng ta để hướng dẫn chúng ta. Tâm linh con người là ngọn đèn của Chúa.

  1. Nguyên Tắc 1: Suy Gẫm Lời Đức Chúa Trời

Gioss 1:8

8Quyển sách luật pháp này chớ xa miệng ngươi, hãy suy gẫm ngày và đêm, hầu cho cẩn thận làm theo mọi điều đã chép ở trong; vì như vậy ngươi mới được may mắn trong con đường mình và mới được phước.

Khi Đức Chúa Trời xức dầu cho Giôsuê để lãnh đạo dân Ysơraên sau cái chết của Môise, thì Ngài bảo ông ngay từ đầu về tầm quan trọng của việc suy gẫm Lời Chúa. Một bản dịch khác dịch nhóm từ cuối của Gios 1:8 nói, “ngươi có thể xử lý cách khôn ngoan trong những vấn đề của cuộc sống.” Chắc chắn chúng ta sẽ không thành công mỹ mãn nếu chúng ta không xử lý cách khôn ngoan những vấn đề của cuộc sống. Đức Chúa Trời bảo Giôsuê nếu ông suy gẫm Lời Chúa, thì Ngài sẽ khiến đường lối ông được thịnh vượng và ông sẽ thành công mỹ mãn.

Những người nam người nữ rất sâu nhiệm về thuộc linh mà tôi được biết là những người đã để thì giờ suy gẫm. Một người không thể phát triển sự khôn ngoan thuộc linh mà lại không suy gẫm Lời Đức Chúa Trời.

Lần nọ có một vị mục sư nói với tôi là ông cố gắng để làm cho Hội Thánh ông thành công. Ông đã bay khắp đất nước, thăm nhiều Hội Thánh lớn, nghiên cứu những phương pháp, và cố gắng khám phá điều gì khiến họ thành công. Ông mang về cho hội thánh những chương trình và quan điểm của họ, nhưng dường như nó không hữu hiệu.

Sau khi nghe tôi dạy về việc suy gẫm Lời Đức Chúa Trời, ông quyết định thử. Thay vì xin Chúa làm nhiều việc, ông để một thời gian nhất định mỗi ngày để suy gẫm trong Lời Chúa.

Sau 30 ngày trôi qua, lúc kết thúc sứ điệp buổi sáng chủ nhật, vô số linh hồn tiến lên tin Chúa. Nhiều người được cứu trong buổi nhóm đó hơn là số người được cứu trước đây trong hai năm. Dân sự được phấn hưng và vị mục sư này bắt đầu thành công mỹ mãn.

Lời chứng của vị mục sư này cũng có thể là lời chứng của bất kỳ tín hữu nào theo gương ông để thì giờ suy gẫm Lời Đức Chúa Trời. Hãy đóng chặt với thế gian. Nếu bạn có kỳ vọng làm việc gì đáng giá, tôi đề nghị bạn bắt đầu để mười hay mười lăm phút mỗi ngày suy gẫm. Hãy bắt đầu phát triển tâm linh bạn.

  1. Nguyên Tắc 2: Thực Hành Lời Đức Chúa Trời

Gia 1:22.

22Hãy thực hành Lời Chúa, đừng tưởng chỉ nghe là đủ mà tự lừa dối.

Việc thực hành Lời Chúa là điều mà Phao Lô gọi là “làm theo Lời Chúa.” Một số người nghĩ rằng làm theo Lời Chúa là giữ Mười Điều Răn. Tuy nhiên, dưới Giao Ước Mới, chúng ta có một mạng lịnh: mạng lịnh yêu thương.

Nếu bạn yêu ai đó, bạn sẽ không ăn trộm của người đó. Bạn sẽ không nói dối với người đó. Phao Lô nói tình yêu thương là làm trọn luật pháp. Nếu bạn bước đi trong tình yêu thương, bạn sẽ không vi phạm bất cứ luật nào ban ra nhằm ngăn chặn tội lỗi.

Trong câu Kinh Thánh này, Giacơ đang khuyến khích các tín hữu làm theo những gì được viết trong các thơ tín: hành động theo Lời Chúa.

Chẳng hạn, Phao Lô viết cho Philíp, “Đừng lo lắng gì cả, nhưng trong mọi việc hãy cầu nguyện, nài xin và cảm tạ mà trình các nhu cầu của mình cho Đức Chúa Trời” (Phi 4:6).

Bảng Kinh Thánh diễn ý nói, “Đừng lo lắng hay bận tâm về bất cứ điều gì, nhưng trong mọi hoàn cảnh và trong mọi sự phải nhờ sự cầu nguyện và sự nài xin (cầu xin cụ thể) với sự cảm tạ liên tục mà trình dâng nhu cầu cho Đức Chúa Trời.”

Thường thì chúng ta chỉ thực hành một phần của câu này. Chúng ta không quan tâm đến việc thực hành phần bảo chúng ta cầu nguyện, nhưng nếu chúng ta thực hành phần này mà bỏ phần kia, thì chúng ta không thực hành lời Chúa. Chúng ta không phải là người làm theo lời Chúa.

Trước hết, Chúa nói đừng lo lắng. Nếu chúng ta lo lắng hay bận tâm, thì cầu xin cũng vô ích thôi. Nếu Đức Chúa Trời nói đừng lo lắng, thì điều này có nghĩa rằng chúng ta sẽ không phải lo lắng. Đức Chúa Trời là một Đức Chúa Trời công chính, Ngài không yêu cầu chúng ta làm điều gì mà chúng ta không thể làm.

Có đôi lúc tôi tin rằng tôi có thể dâng những nhu cầu của mình cho Đức Chúa Trời, nhưng tôi thấy khó mà tin rằng tôi không còn phải lo lắng.

Tuy nhiên Đức Chúa Trời phán chúng ta không phải lo lắng. Vì vậy tôi nói, “Tôi sẽ từ chối không lo lắng hay bận tâm về bất cứ điều gì.” Tôi trình dâng nhu cầu của tôi cho Ngài và sau đó tôi cảm tạ Ngài. Điều này sẽ làm vơi đi tâm linh lo lắng vì ma quỷ cố gắng làm cho tôi lo. Nếu sự bất an bên trong cứ bám víu thì tôi quay trở lại câu Kinh Thánh này nói một lần nữa. Tôi cứ tiếp tục tuyên bố câu Kinh Thánh này.

Nếu chúng ta làm theo lời khuyên của Phao Lô và “đừng lo lắng hay bận tâm về bất cứ điều gì,” chúng ta có thể tin Đức Chúa Trời hứa phần còn lại của câu này: “Sự bình an của Đức Chúa Trời, là bình an vượt trên mọi hiểu biết, sẽ bảo vệ tấm lòng và tâm trí anh chị em trong Đức Cơ Đốc Jêsus.” (Phi 4:7).

Nhiều người muốn những gì câu bảy này nói đến, nhưng họ không muốn làm những điều câu sáu nói phải làm để nhận. Tuy nhiên, để nhận “sự bình an… là bình an vượt trên mọi hiểu biết,” chúng ta phải “Đừng lo lắng gì cả, nhưng trong mọi việc hãy cầu nguyện, nài xin và cảm tạ mà trình các nhu cầu của mình cho Đức Chúa Trời.” (câu 6).

Bảng dịch Kinh Thánh diễn ý dịch câu bảy như thế này “Sự bình an của Đức Chúa Trời… sẽ canh giữ tấm lòng và tâm trí của anh em.”

Việc huấn luyện tâm linh đến từ việc thực hành lời Chúa. Có thể nào bạn gặt hái những kết quả và có được sự bình an mà không làm theo lời Chúa không? Không, bạn thực sự không thể nào nhận được. Hãy trở nên người làm theo lời Chúa, thì bạn sẽ tăng trưởng về thuộc linh.

  1. Nguyên tắc 3: Để lời Chúa chiếm vị trí hàng đầu

Ch 4:20-22

20 Hỡi con, hãy chăm chỉ về các lời Ta, khá nghiêng tai nghe những bài giảng huyết Ta.

21Các lời ấy chớ để xa khỏi mắt con, hãy giữ lấy nơi lòng con.

22Vì lời ấy là sự sống cho người nào tìm được nó và sự khỏe mạnh cho toàn thân thể của họ.

Có rất nhiều tiếng nói khác nhau ngay trong chúng ta nên khó mà ngừng lại để lắng nghe tiếng phán của lời Đức Chúa Trời. Gia đình và bạn bè lúc nào cũng khẩn cầu nói cho chúng ta về quan điểm và lời khuyên của họ. Tuy nhiên, phần cốt yếu của phần huấn luyện con người thuộc linh là học để lắng nghe những gì lời Đức Chúa Trời phán với chúng ta. Thật hãy để lời Chúa chiếm vị trí hàng đầu trong đời sống chúng ta.

Trong các câu trích ở trên, Đức Chúa Trời bảo chúng ta làm ba điều liên quan đến lời của Ngài: (1) lắng nghe lời Chúa; (2) đọc lời Chúa; và (3) học thuộc lời Chúa. Chúng ta đọc trong câu 20, “khá nghiêng tai nghe những bài giảng thuyết ta.”

Bất cứ khi nào chúng ta nghe đọc Kinh Thánh lớn tiếng-tại Hội Thánh, tại thì giờ nhóm lễ bái gia đình, hay trên chương trình trên đài phát thanh và phát hình Tin Lành-thì hãy để ý cẩn thận lời Chúa.

Câu 21 cho chúng ta biết, “Các lời ấy chớ để xa khỏi mắt con.” Nói cách khác, hãy để thì giờở riêng đọc lời Đức Chúa Trời. Hãy để lời Chúa ghi khắc sâu vào trong ý tưởng và trong tấm lòng của bạn. Hãy học thuộc lòng lời Chúa, như câu 21 cho chúng ta biết, “Hãy giữ lấy nơi lòng con.”

Nếu chúng ta thực hành ba điều này, chúng ta sẽ thấy được rằng lời Đức Chúa Trời là “sự sống cho người nào tìm được nó, và sự khỏe mạnh cho toàn thân thể của họ” (câu 20). Chúng ta sẽ bước vào một đời sống sung mãn trong Christ Jêsus . Chúng ta sẽ tìm thấy được sự chữa lành thân thể. Điều duy nhất chúng ta cần làm là để lời Chúa chiếm vị trí hàng đầu trong đời sống chúng ta.

  1. Nguyên tắc 4: Tức thì vâng theo Tiếng của Tâm linh chúng ta

Tâm linh con người có một tiếng nói. Chúng ta gọi tiếng nói đó là lương tâm. Đôi lúc chúng ta gọi là bản năng, hoặc chúng ta gọi nó là một tiếng hướng dẫn nội tâm. Ấy là chính tâm linh của chúng ta nói cho chúng ta.

Tâm linh của mỗi người đều có một tiếng nói hoặc là người đó được cứu hay chưa được cứu. Nhưng Sự Tái Sanh là sự sanh lại về tâm linh con người. Tâm linh của bạn sẽ nhận thông tin khi bạn suy gẫm lời Chúa. Hãy học vâng theo tâm linh của bạn.

Tâm linh của bạn có sự sống và bản tính của Đức Chúa Trời ở trong nó, bởi vì Đức Thánh Linh cư ngụ bên trong bạn. Ma quỷ sẽ không đưa cho bạn những thông tin, bởi vì nó không ở trong bạn; nó ở bên ngoài bạn.

Đức Chúa Trời thông công với bạn qua tâm linh của bạn, bởi vì đó là nơi Ngài ngự. Ngài không ở trong cái đầu của bạn. Ngài không ở trong khả năng lý luận của bạn. Ngài ở trong tâm linh của bạn. Tâm linh của bạn nhận thông tin qua Ngài. Hãy học vâng theo tâm linh của bạn.

Một số người nói lương tâm không phải là sự hướng dẫn an toàn, nhưng điều này không phải lúc nào cũng đúng. Lương tâm là sự dẫn dắt an toàn đối với tín hữu được đầy dẫy Đức Thánh Linh bởi vì Đức Chúa Trời cư ngụ trong tín hữu đó. Lương tâm của tín hữu, tiếng phán của tâm linh người đó, trở thành tiếng phán của Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời đang phán với người đó. Phao Lô nói ông vâng theo lương tâm của ông (Cong 23:1).

“Linh tánh con người là ngọn đèn của Đức Giêhôva…” (Ch 20:27). Đức Chúa Trời sẽ dùng tâm linh của bạn để hướng dẫn bạn. Ngài sẽ dùng tâm linh để soi sáng bạn. Khi tâm linh của bạn suy gẫm và ăn nuốt lời Chúa, thì nó sẽ trở thành một sự dẫn dắt an toàn của một tâm linh được huấn luyện trong lời Chúa.

Đức Thánh Linh phán hơi khác qua chúng ta là những người có những ân tứ chức vụ. Có một nguyên tắc trong đời sống các tín hữu, tiếng nói bên trong là tiếng nói bên trong tâm linh đang nói; chớ không phải là Đức Thánh Linh.

Đức Thánh Linh thường nói với tôi về những người khác, nhưng tôi không bao giờ nghe Ngài nói vì có ích lợi cho tôi. Tại sao? Bởi vì chức vụ của một tiên tri không được ban cho vì ích lợi của người đó; mà là vì ích lợi của những người khác. Tôi phải nhận sự hướng dẫn cho chính tôi cũng giống như bất cứ tín hữu nào khác: qua tiếng nói bên trong.

Khi chúng ta học biết làm theo tiếng nói của tâm linh chúng ta, chúng ta sẽ đi đến chỗ chúng ta biết được những gì chúng ta nên làm trong mỗi giai đoạn của cuộc đời. Chúa sẽ hướng dẫn chúng ta. “Phàm trong các việc làm của con, khá nhận biết Ngài” (Ch 3:6).

  1. Câu gốc thuộc lòng:

“Linh tánh mọi người vốn một ngọn đèn của Đức Giêhôva, dò thấu các ẩn bí của lòng” (Ch 20:27).

BÀI HỌC ÁP DỤNG:

“Hãy làm theo đạo, chớ lấy nghe làm đủ mà lừa dối mình…” (Gia 1:22)

—- Hết —