Bài 2: ĐỨC TIN LÀ GÌ ?

Ngưỡng Cửa Đức Tin

Đăng vào: 5 tháng trước

.

Bài 2: ĐỨC TIN LÀ GÌ ?

Kinh Thánh: He 11:1Mac 11:23,24Gi 20:24-29Ro 4:17-21.

Lẽ Thật Trọng Tâm: Đức tin là bắt lấy những điều chưa thực hữu của hy vọng và đem nó vào lĩnh vực thực hữu.

Câu Kinh Thánh chính dùng để nghiên cứu về đức tin là câu rất quen thuộc được tìm thấy trong He11:1“Đức tin là thực chất của những điều ta hy vọng, là bằng chứng của những việc ta không xem thấy.”

Bản dịch Moffatt dịch câu này như sau: “Bây giờ đức tin nghĩa là chúng ta tin quyết về những điều chúng ta hy vọng và được thuyết phục về những điều chúng ta không xem thấy.”

Một bản khác dịch, “Đức tin cung cấp thực thể cho những điều ta hy vọng.” Một bản khác nữa dịch, “Đức tin là giấy bảo đảm, là điều mà chúng ta hy vọng cuối cùng rồi cũng sẽ thuộc về chúng ta.” Ở đây Đức Chúa Trời đang nói cho chúng ta biết đức tin là gì.

Có một số loại đức tin. Mọi người, dù được cứu hay không được cứu, đều có niềm tin thiên nhiên, niềm tin con người. Tuy nhiên, câu Kinh Thánh trên đang nói về một đức tin siêu nhiên, một đức tin mà tin trong lòng hơn là tin theo những gì giác quan vật lý nói cho chúng ta. Nói cách khác, đức tin là bắt lấy những điều chưa thực hữu của hy vọng và đem nó vào lĩnh vực thực hữu. Đức tin tăng trưởng từ Lời Đức Chúa Trời.

Mạch văn Kinh Thánh của chúng ta mô tả đức tin “là bằng cớ của những việc chẳng xem thấy.” Ví dụ, bạn hy vọng có tiền để trả nợ. Đức tin đảm bảo cho bạn rằng bạn sẽ có tiền khi bạn cần. Bạn hy vọng có sức lực để làm công việc bạn phải làm. Đức tin nói, “Đức Giê-hô-va là đồn lũy của mạng sống tôi: tôi sẽ hãi hùng ai?” (Thi 27:1). Đức tin sẽ nói với mình mọi sự mà Lời Đức Chúa Trời nói, vì đức tin nơi Đức Chúa Trời chỉ đơn giản là đức tin nơi Lời Ngài.

Tôi đã học được một bài học quan trọng về đức tin ngay sau khi tôi vùng dậy khỏi giường bịnh cách đây nhiều năm. Tôi đang cần một công việc, nhưng vì lúc này là thời kỳ khủng hoảng trầm trọng nên rất khó tìm việc làm. Tôi có thể tìm được công việc phụ giúp nhổ cây đậu. Có những cậu bé khác cùng nhổ chung. Chúng tôi nhổ những cây mới hai tuổi rồi sau đó lấp đất lại. Đây quả là công việc khó nhọc, đặc biệt vì tôi đã nằm trên giường bịnh suốt mười sáu tháng và mới khỏe được một vài tháng nay thôi.

Mỗi ngày số công nhân càng ít hơn, và ngày nào cũng có người nói với tôi. “Sao, tôi tưởng hôm nay anh không đi làm chớ. Anh không biết là hôm qua có hai ba người đã bỏ làm rồi sao.”

Tôi trả lời “Nếu không vì cớ Chúa thì tôi không ở đây,”. “Anh biết không sức mạnh của Ngài là sức mạnh của tôi. Kinh Thánh nói, ‘Chúa là sức mạnh của đời sống tôi…’ Điều này bao gồm cả đời sống thể xác và tâm linh của tôi và Chúa là sức mạnh của đời sống tôi.”

Nếu tôi đã sống theo cảm giác của tôi, thì có lẽ tôi đã không ra khỏi giường bịnh. Tôi hành động theo Lời Chúa bởi vì tôi biết đức tin là gì. Tôi không hề nhận được sức lực nào cho đến khi tôi khởi sự làm việc.

Nhiều người muốn nhận rồi sau đó mới tin là họ nhận. Tuy nhiên, đức tin không vận hành kiểu đó.

Bạn phải tin trước rồi sau đó bạn sẽ nhận.

Vì thế mỗi sáng tôi phải kéo cái thân của tôi ra khỏi giường để đi làm, và khi tôi đi làm với lòng tin cậy nơi Lời Chúa thì tôi lấy lại sức lực. Mặc dù tôi là người ốm yếu nhất trong số nhóm công nhân, nhưng tôi lại là người sau cùng ở lại làm việc.

Chúng ta có thể nói là chúng ta biết Lời Chúa là tốt lành, nhưng chúng ta không thật sự biết cho đến khi chúng ta hành động theo Lời Chúa và gặt hái kết quả của hành động ấy. Đức tin cung cấp thực thể cho những điều ta hy vọng.

Tôi tiếp tục đi làm. Tôi hành động theo Lời Đức Chúa Trời. Tôi hy vọng có sức lực để làm công việc mà tôi phải hoàn tất, và khi tôi hành động theo Lời Chúa, đức tin của tôi cung cấp thực thể cho điều tôi đang hy vọng. Hy vọng nói, “lúc nào đó tôi sẽ có.” Đức tin nói,”tôi sẽ có bây giờ.”

  1. Đức Tin Tâm Trí khác Đức Tin Tấm Lòng

Có lần John Wesley đã nói ma quỷ đã đưa cho hội thánh một điều khác để thay thế cho đức tin; điều mà trông có vẻ giống đức tin đến nỗi ít ai có thể phân biện được. Ông gọi điều thay thế này là “sự chấp nhận ở lý trí.” Nhiều người đọc Lời Chúa và đồng ý rằng Lời Chúa là thật, vậy mà họ chỉ đồng ý ở lý trí. Nhưng chỉ đồng ý không thôi thì không nhận được kết quả gì. Chỉ đức tin tấm lòng mới nhận được từ nơi Chúa.

Mac 11:23-24.

23Thật Ta nói cùng các con, ai bảo ngọn núi nầy: Hãy cất lên và ném xuống biển, mà lòng không chút nghi ngờ, nhưng tin những gì mình nói sẽ xảy ra thì sẽ đạt được.

24Vì thế ,Ta bảo các con, bất cứ điều gì các con cầu nguyện và nài xin, hãy tin mình đã được thì các con sẽ được như vậy.

Làm sao chúng ta biết mình có đức tin tấm lòng hay chỉ đồng ý ở lý trí? Sự đồng ý ở lý trí sẽ nói, “Tôi biết Lời Đức Chúa Trời là thật. Tôi biết Đức Chúa Trời hứa sự chữa lành, nhưng không biết lý do sao mà tôi không nhận được gì cả.” Tuy nhiên, đức tin thật nơi Lời Chúa sẽ nói, “Nếu Lời Đức Chúa Trời nói như vậy, thì nó như vậy. Lời ấy là của tôi. Tôi nhận Lời hứa ấy bây giờ. Tôi đã nhận dù tôi không thấy.”

Tôi đã nghe nhiều người nói, “Nhưng mà nan đề tôi cầu nguyện chưa nhận sự đáp lời.” Nếu bạn đã nhận rồi thì bạn không phải tin, vì khi đó bạn biết rồi. Bạn phải bước một bước đức tin để đi đến chỗ biết. Xét theo góc độ nhận đáp lời, rất nhiều người muốn biết sự đáp lời, rồi sau đó mới tin. Chúng ta phải tin bởi vì Đức Chúa Trời phán sự đáp lời thuộc về chúng ta. Sau đó nó trở thành sự thật.

Để ý trong Mac 11:24 là việc nhận lãnh đến sau khi tin: “Bất cứ điều gì các con cầu nguyện và nài xin, hãy tin mình đã được thì các con sẽ được như vậy.” Chúa Jêsus chỉ đơn giản phán, “Các con phải tin là mình có trước khi các con nhận.”

Có lẽ tôi đã không bao giờ nhận sự chữa lành cho thân thể tôi nếu trước hết tôi không tin là tôi đã nhận được sự chữa lành. Mọi triệu chứng trong thân thể tôi sẽ kêu gào, “Ngươi không được lành đâu.” Tôi đứng vững trên những gì Lời Đức Chúa Trời phán về sự chữa lành của tôi và tiếp tục tuyên bố rằng tôi đã được lành. Lúc đó kết quả sẽ tới ngay. Nhưng nếu tôi cứ ngồi đó than van, thở dài, và phàn nàn, rồi chờ cho đến khi mọi triệu chứng biến mất và cảm giác cùng đức tin của tôi không tranh chiến nữa, thì có lẽ tôi không được lành bệnh, bởi vì “đức tin là…bằng cớ của những việc ta không xem thấy.”

  1. Đức Tin của Thô-ma khác Đức Tin của Ápraham

Rất nhiều Cơ Đốc Nhân có “đức tin của Thô-ma” trong khi đáng lý họ phải có “đức tin của Ápraham.” Thô-ma nói, “Tôi sẽ không tin cho đến khi tôi thấy Ngài,” trong khi đó “Ápraham không nghi ngờ lời hứa của Đức Chúa Trời, nhưng được mạnh mẽ trong đức tin.”

Gi 20:24-29.

24 Lúc ấy, Thô-ma (còn có tên là Sinh Đôi), một trong mười hai sứ đồ, không có mặt với các môn đệ khi Đức Giê-su đến .

25 Nghe các môn đệ kia bảo họ đã thấy Chúa, ông nhất quyết: “Nếu tôi không thấy dấu đinh ở bàn tay Ngài, không đặt ngón tay tôi vào dấu đinh đó và không đặt tay tôi vào hông Ngài, thì tôi không tin!”

26Tám ngày sau, các môn đệ Chúa lại họp nhau, Thô-ma cũng có mặt. Cửa ngõ đều đóng chặt, nhưng Đức Giê-su đến đứng giữa họ, chào mừng: “Bình an cho các con!”

27Rồi Ngài bảo Thô-ma: “Hãy đặt ngón tay con vào đây và xem hai bàn tay Ta. Hãy lấy tay đặt vào hông Ta! Đừng nghi ngờ, nhưng hãy tin!

28Thô-ma thưa: “Lạy Chúa của con và Đức Chúa Trời của con.

29Đức Giê-su bảo Thô-ma; “Có phải con tin vì thấy Ta không? Phước cho những người chưa được thấy mà đã tin Ta.

Tại sao Thô-ma thấy khó để tin Chúa Jêsus sống lại? Thomas biết những dấu đinh đã đâm vào tay Chúa Jêsus và mác đã đâm vào hông Ngài. Các giác quan vật lý của ông cho biết Chúa Jêsus đã chết rồi. Thô-ma đang vận dụng tri thức của cái đầu, thay vì đức tin tấm lòng.

Bây giờ hãy so sánh đức tin của Ápraham. Ro 4:17-21

17Như Thánh Kinh chép: “Ta đã lập ngươi làm cha nhiều dân tộc” Trước mặt Đức Chúa Trời, Đấng người đã tin. Đấng làm cho kẻ chết sống lại và định những điều chưa có như có rồi.

18Người vẫn tin trong hy vọng dù không còn gì để hy vọng, nên người trở thành cha của nhiều dân tộc như lời đã phán: “Dòng dõi ngươi sẽ như thế;

19Người không giảm sút đức tin khi thấy thân thể mình cũng như dạ bà Sara như đã chết, vì người đã gần một trăm tuổi;

20 Người không vì lòng vô tín mà nghi ngờ lời hứa của Đức Chúa Trời, nhưng được mạnh mẽ trong đức tin tôn vinh Đức Chúa Trời .

21Và hoàn toàn tin chắc rằng điều gì Đức Chúa Trời đã hứa thì Ngài cũng có đủ quyền năng làm được.

Bạn hãy để ý sự khác nhau giữa đức tin của Thô-ma và đức tin của Apraham. Thô-ma chỉ có đức tin thiên nhiên, đức tin của con người nên nói, “Tôi sẽ không tin trừ khi tôi nhìn thấy và cảm nhận.” Tuy nhiên, Apraham tin Lời của Đức Chúa Trời, không nhìn chính thân thể mình qua các giác quan thiên nhiên của ông. Nếu Ápraham không nhìn tri thức hay cảm giác vật lý, vậy ông nhìn cái gì? (Lời Đức Chúa Trời).

Cách đây nhiều năm khi tôi được chữa lành khỏi bệnh tim, tôi đang tranh chiến với một số vấn đề về đức tin cũng như nhiều người. Triệu chứng bệnh tim sẽ trở lại. Trong khi cầu nguyện và đứng trên Lời hứa của Đức Chúa Trời, cả khi chịu đau đớn vô cùng, Chúa nhắc tôi về Apraham, người “không nhìn thân thể mình.” Ngài chỉ cho tôi không nhìn thân thể tôi, nhưng thay vào đó tôi nhìn vào Lời Ngài. Khi tôi làm điều này, tự tôi lập lại một số Lời hứa của Đức Chúa Trời trong Kinh Thánh về sự chữa lành như, “Ngài mang lấy sự đau ốm của chúng ta và cất đi bệnh tật của chúng ta.” thì mọi triệu chứng đã biến mất. Nhiều lần chúng ta chú tâm vào những điều sai. Chúng ta nhìn xem thân thể và triệu chứng thay vì nhìn Lời Đức Chúa Trời.

Một số người đã hiểu lầm cách dạy dỗ này, nghĩ rằng tôi bảo người ta chối bỏ mọi triệu chứng và cứ xem như là nó không có. Họ nghĩ rằng tôi đang dạy Khoa Học Cơ đốc. Tuy nhiên, đây không phải là Khoa Học Cơ đốc; đây là khôn ngoan Cơ Đốc. Chúng ta không chối bỏ cơn đau và các triệu chứng khác, vì nó có thật. Trái lại, chúng ta nhìn xuyên qua nó để thấy Lời hứa của Đức Chúa Trời.

Đức tin thật nơi Lời Chúa sẽ nói, “Nếu Đức Chúa Trời phán như vậy, thì nó như vậy. Nếu Ngài phán, ‘Nhờ vết thương của Ngài, anh chị em được chữa lành,’ thì tôi đã được chữa lành. Nếu Ngài phán, ‘Đức Chúa Trời tôi sẽ chu cấp mọi nhu cầu của anh em,’ thì Ngài sẽ chu cấp. Nếu Ngài phán, ‘Đức Giê Hô Va là đồn lũy của mạng sống tôi’ thì Ngài là như vậy”. Nói cách khác, đức tin thật chỉ nói về chính mình những gì Lời Đức Chúa Trời nói.

Đức tin thật được xây dựng trên Lời Chúa. Chúng ta nên suy gẫm Lời Chúa, đào sâu Lời Chúa, và ăn nuốt Lời Chúa. Rồi thì Lời Chúa trở thành một phần của chúng ta, cũng như thức ăn trở thành một phần trong cơ thể khi chúng ta ăn. Thức ăn thiên nhiên ích lợi cho con người thể xác thể nào thì Lời Đức Chúa Trời ích lợi cho con người thuộc linh thểấy. Lời Chúa xây dựng lòng tin và sự bảo đảm bên trong chúng ta.

  1. Câu Gốc Thuộc Lòng:

“Đức tin là thực chất của những điều ta hy vọng , là bằng chứng của những việc ta không xem thấy”

(He11:1).

BÀI HỌC ÁP DỤNG:

“Hãy làm theo đạo, chớ lấy nghe làm đủ mà lừa dối mình…” (Gia 1:22)