Chương 5: Tài Liệu Kinh Thánh Có Đáng Tin Cậy Không?

Vì Sao Chúng Ta Tin?

Đăng vào: 11 tháng trước

.

Chương 5: Tài Liệu Kinh Thánh Có Đáng Tin Cậy Không?

Nhiều năm trước có một tờ tạp chí lớn nọ đăng một bài báo chỉ ra hàng ngàn lỗi sai trong Kinh Thánh. Câu hỏi được đặt ra là: “Làm sao chúng ta biết bản Kinh Thánh chúng ta có ngày hôm nay, sau khi được dịch đi dịch lại nhiều lần qua nhiều thế kỷ, đã không phải chỉ phản ảnh lờ mờ nguyên văn mà thôi?” Có gì bảo đảm cho chúng ta là những câu bị gạch bỏ, những câu trau chuốt cho văn hoa, đã không hoàn toàn che mờ sứ điệp nguyên thủy của Kinh Thánh? Sự chính xác về mặt lịch sử của Kinh Thánh đem lại sự khác biệt gì? Chắc chắn điều quan trọng là sứ điệp!

Nhưng Cơ Đốc giáo đã bắt nguồn trong lịch sử. Người ta đã ghi tên Chúa Giê-xu Christ trong bản điều tra dân số của người La Mã. Nếu những tài liệu lịch sử của Kinh Thánh không có thật, thì chúng ta có thể hỏi những câu hỏi quan trọng khác. Những phần thuộc linh của sứ điệp có đúng khi nó được bao bọc trong những sự kiện lịch sử không? Có phải những cuốn sách được liệt kê trong Kinh Thánh về căn bản cũng là những tài liệu mà người ta có 2000 năm về trước không? Làm sao chúng ta biết có cuốn sách nào khác được thêm vào hay không? Những câu hỏi này và những câu khác cần được giải đáp.

Trong khi tìm ra câu trả lời cho những câu hỏi này, trước hết chúng ta cùng nhắc lại một số chân lý căn bản mà chúng ta xây dựng từ những chương trước.

Có một hệ thống chân lý hợp lý cho niềm tin của chúng ta vào Đức Chúa Trời và Chúa Giê-xu Christ. Không nên từ bỏ óc phán đoán của chúng ta.

Đức Chúa Trời hiện hữu và là một Đức Chúa Trời có thân vị, đầy hiểu biết. Ngài mong trò chuyện với chúng ta là tạo vật của Ngài.

Đức Chúa Trời đã đến thế gian qua sự giáng thế và sự phục sinh của Đức Chúa Giê-xu Christ để thiết lập mối quan hệ với chúng ta.

Đức Chúa Trời đã sử dụng trung gian ngôn ngữ, là Kinh Thánh để bày tỏ chính Ngài, cá tính của Ngài và chương trình của Ngài.

Bây giờ chúng ta quay sang xem xét cuốn sách này về sự chứng thực và mức độ đáng tin cậy của nó. Kinh Thánh mô tả những sự kiện trải qua nhiều thế hệ, và nội dung của nó được hơn 40 trước giả viết ra. Tính chính xác và chân thật của những tư liệu này là hết sức quan trọng, và tiến trình thiết lập sự chính xác không phải là chuyện nhỏ. Xem xét những cuốn sách trong Kinh Thánh và nguyên gốc của nó được gọi là khoa học phê bình kinh văn (textual criticism). Công việc nầy liên hệ đến mức độ đáng tin cậy của nội dung, đó là, những văn bản hiện tại của chúng ta so với những văn bản gốc và những bản chép tay cổ xưa được sao chép chính xác đến mức độ nào.

Tr ướ c khi có máy in

Dĩ nhiên, những bản chép tay cổ xưa không có trang như chúng ta bây giờ. Đối với Cựu Ước, những bản đất sét và phiến gỗ chiếm ưu thế. Những loại giấy bằng lau sậy và bằng da cũng được sử dụng và cuốn thành những cuộn. Những mảnh sứ và những mảnh kim loại đập dẹp cũng được tìm thấy. Mực không hề được đề cập đến, nhưng chỉ có những bút trâm bằng sắt hay bút tranh được mài nhọn bằng dao. Vì không phải ai cũng biết đọc hay có một cuộn da riêng, nên có một chỗ ưu tiên dành riêng cho việc đọc và nghe những tài liệu này. Điều này giúp chúng ta hiểu được việc nhấn mạnh về sự “lắng nghe lời của Đức Chúa Trời” trong Cựu ước. 1

Mãi cho đến khoảng năm 1456 S.C. Gutenberg mới sáng chế ra loại máy in đầu tiên di chuyển được và in cuốn sách đầu tiên của ông, Kinh Thánh bằng tiếng La-tinh. Từ đó, việc tiếp xúc và đọc sách bắt đầu phát triển.

Hiển nhiên là công tác của những người chép Kinh Thánh (thư ký – Scribes) là một nghề chuyên môn cao quí và được thực hiện hết sức cẩn thận. Công việc đó phải do những người Do Thái đầy nhiệt tâm với lòng tận hiến cao độ. Vì tin rằng mình đang làm việc với Lời của Đức Chúa Trời, nên người ấy ý thức sâu sắc nhu cầu phải vô cùng thận trọng và cực kỳ chính xác. Chúng ta có thể thấy sự tận hiến của họ qua thói quen như lau sạch ngòi bút trước khi viết tên của Đức Chúa Trời, chép từng ký tự một, đếm số ký tự ở bản gốc và cả bản sao chép lại. Trong một vài trường hợp, khi thấy không nhất quán, toàn thể bản sao bị hủy bỏ.

Bản sao chép đầy đủ sớm nhất và được sử dụng rộng rãi nhất của toàn bộ Cựu Ước Hê-bơ-rơ là vào khoảng năm 900 S.C. Được gọi là bản Masoretic, đây là sản phẩm của những người sao chép Do Thái nổi tiếng là những Masoretes (nghĩa đen có nghĩa là “những người truyền tin”), họ cũng là những người trông giữ những văn bản Hê-bơ-rơ trong khoảng năm 500-1000 S.C. Bản văn Hê-bơ-rơ trong Cựu Ước được sử dụng ngày nay gọi là văn bản Masoretic, công nhận giá trị của công việc được hoàn tất hơn một ngàn năm trước. Tất cả những văn bản sao chép của bản văn Hê-bơ-rơ chúng ta dùng ngày nay đều có một sự nhất quán đáng kinh ngạc với văn bản này. Việc sao chép và chỉnh sửa bản in quả là một công việc đầy khéo léo. Sự công nhận về tính chính xác của văn bản này được kiểm tra bằng cách so sánh nó với những bản sao chép bằng tiếng La-tinh và tiếng Hy Lạp trong cùng thời điểm đó.

Cu n Bi n Ch ế t

Vào năm 1947, thế giới hay tin về cái gọi là khám phá vĩ đại nhất của khảo cổ học trong thế kỷ. Trong một cái hang dưới thung lũng của Biển Chết, người ta khám phá được những cái chum cổ đựng những cuốn sách hiện nổi tiếng, gọi là Những Cuộn Biển Chết. Nhờ những cuộn sách này, người ta biết rõ rằng có một nhóm những người Do Thái nhiệt tình đã sống ở một nơi gần Biển Chết gọi là Qumran vào khoảng năm 150 T.C đến năm 70 S.C. Qumran là một cộng đồng những người kính sợ Chúa, họ sống giống như một tu viện. Ngoài việc trồng trọt họ còn để thì giờ nghiên cứu và sao chép những bản Kinh Thánh. Vào năm 70 S.C, họ biết những người La Mã sẽ đến và chiếm đất của họ nên họ cất những cuộn da nầy trong những chiếc chum và giấu trong những hang đá trên dốc núi về hướng tây của Biển Chết.

Nhơ sự bảo vệ của Đức Chúa Trời, những cuộn này đã được tồn tại nguyên vẹn cho đến khi được một anh chăn cừu trẻ tuổi người Bedouine tình cờ phát hiện vào khoảng tháng hai hay tháng ba năm 1947. Tiếp theo việc khám phá bất ngờ nầy là một cuộc thám hiểm cẩn thận khu vực này, họ xem xét toàn bộ 11 hang đá khác chứa đựng những cuộn sách này. Những nhà khám phá tìm ra được bản chép tay sớm nhất của toàn bộ sách Ê-sai, và một cuộn khác bao gồm một phần ba cuốn sách Cựu Ước. Những khám phá tiếp theo bao gồm những phần rời rạc của mỗi sách trong Cựu Ước ngoại trừ sách Ê-xơ-tê.

Thêm vào đó, có những cuộn sách rời chép phần lớn các đoạn từ đoạn 38 đến đoạn 66 của sách Ê-sai. Người ta cũng tìm được các phần của Samuên trong một bản sao đã bị rách nát, đồng thời với trọn hai đoạn của sách Ha-ba-cúc. Người ta cũng còn tìm thấy một số những tài liệu ngoài Kinh Thánh, bao gồm những luật lệ của cộng đồng thời xưa.

Đối với những người thắc mắc về tính chính xác của văn bản Cựu Ước, thì ta rất dễ thấy tầm quan trọng của những gì được tìm ra. Nhờ một khám phá lạ lùng, người ta đã san bằng được hố sâu ngăn cách hơn một ngàn năm các bản Kinh Thánh cổ với những bản hiện giờ chúng ta đang sở hữu. Tương tự với việc người ta cho bạn biết rằng bức tranh mà bạn đang sở hữu không phải là 200 tuổi, nhưng gần một ngàn tuổi. Một sự so sánh đầy hào hứng giữa những cuộn Biển Chết với những bản Masoretic đưa đến kết quả là sự phát hiện ra tính chính xác đáng kinh ngạc trong quá trình sao chép. Giai đoạn gần một thiên niên kỷ được khép lại.

Chúng ta thật sự đã phát hiện ra điều gì? Thật thú vị khi so sánh giữa những bản Qumran trong Ê-sai 38-66 với bản chúng ta có hiện nay. Các học giả đã tìm thấy:

Văn bản rất sát với văn bản Masoretic của chúng ta. Phần đối chiếu với EsIs 53:1-12 cho thấy chỉ có 17 ký tự khác với bản Masoretic của chúng ta. 10 ký tự trong số này chỉ là những khác nhau trong việc đánh vần, như chữ “honor” hay “honour” và không gây ra một sự thay đổi nào về nghĩa cả. Bốn ký tự khác là những thay đổi rất nhỏ, như là sự xuất hiện của từ nối, vốn chỉ là vấn đề về văn phong. Ba ký tự khác là từ Hê-bơ-rơ “ánh sáng” được thêm vào sau “họ sẽ nhìn thấy” trong câu 11. Trong số 166 chữ của phân đoạn này, chỉ có một chữ này được đặt nghi vấn, và nó không hề thay đổi ý nghĩa của phân đoạn. Đây là một điển hình của toàn bộ bản sao chép. 2

Ba b n d ch quan tr ng

Người Hê-bơ-rơ di cư quanh vùng Đông Á do du lịch hay chiến tranh. Người ta đã tìm thấy những cuộn sách khác ở Ai Cập hay La Mã. So sánh những bản này với nhau giúp chúng ta thêm lòng tin vào tính chất lịch sử của những sự kiện trước kia trong Cựu Ước.

Bản Septuagint, nghĩa là “Bản Bảy Mươi”, là bản dịch tiếng Hy Lạp của Cựu Ước, bản xưa nhất và quan trọng nhất. Khi người Do Thái bành trướng cả khu vực Trung Đông, đồng thời khi A-lịch-sơn Đại Đế xuất hiện vào khoảng 250 T. C đã Hy Lạp hóa nền văn hóa. Kết quả là nhiều người Do Thái không hề biết tiếng Hê-bơ-rơ, chỉ biết tiếng Hy Lạp, nên họ đã không tham dự vào những buổi lễ thờ phượng. Bản Bảy Mươi do 72 học giả Do Thái trong thế kỷ thứ ba T.C. phiên dịch, bản dịch tiếng Hy Lạp này trở nên một nhịp cầu để nhiều người biết về lịch sử và thần học trong Cựu Ước.

Bản dịch Syriac được viết bằng tiếng Aramaic của xứ Syri là bản dịch xưa nhất và quan trọng nhất sau bản Septuagint. Nó vẫn còn được sử dụng kèm theo để tra cứu từ bản Bảy Mươi.

Bản dịch Sa-ma-ri là một tài liệu cổ xưa khác tương tự với những bản kia. Bản này bao gồm cả Ngũ Kinh Hê-bơ-rơ, một thuật ngữ được sử dụng cho 5 cuốn sách đầu tiên trong Cựu Ước. Chắc chắn nó được tách ra từ sự chia cắt giữa những người Do Thái Giê-ru-sa-lem với những người Sa-ma-ri. Những bản sao chép của những cuộn giấy da của Ngũ Kinh vẫn còn ở Nablus (Shechem), Palestine cho đến ngày nay.

Những bản dịch này và những văn bản khác hiện hữu từ năm 200 T.C. Chúng ta có thể kết luận với R. Laird Harris:

Bây giờ chúng ta có thể chắc chắn rằng những người sao chép Cựu Ước đã làm việc với sự cẩn thận và chính xác cao độ, ngay cả từ trước năm 225 T.C. Mặc dù giữa những bản văn nầy có một vài điểm khác nhau, nhưng rất nhỏ nên chúng ta vẫn có thể kết luận rằng những người sao chép đã cẩn thận và trung tín trong việc chuyển tải văn bản Cựu Ước. Thật vậy, người ta sẽ cho là hoài nghi và thiếu suy nghĩ, nếu phủ nhận chúng ta đang có một cuốn Cựu Ước ở dạng rất sát với văn bản được E-xơ-ra sử dụng khi ông dạy luật pháp cho những người trở về từ cuộc lưu đày xứ Ba-by-lôn -vào khoảng 457 T.C. (Exo Er 9:1-10:44). 3

Tài li u Tân Ướ c

Không hơn một phần ngàn trong toàn bộ Tân Ước chịu ảnh hưởng do khác biệt về cách đọc. Đây là kết luận của học giả nổi tiếng F. J. A. Hort, người đã để cả cuộc đời nghiên cứu những bằng chứng tài liệu cổ xưa. Ông còn nói thêm rằng Tân Ước chỉ có một vài thay đổi không quan trọng về mặt ngữ pháp hay chính tả giữa các tài liệu khác nhau. 4

Nguyên gốc Tân Ước được viết bằng tiếng Hy Lạp, người ta biết được con số mới nhất của những bản chép tay hiện nay là khoảng 5.500; một số bản hoàn chỉnh, một số khác là những phần nhỏ rời rạc. Một trong những phần nhỏ này đã được khẳng định là bản chép tay xưa nhất trong tất cả các bản được biết đến. Nó được chép ra trong Giăng 18 và chỉ có 5 câu – 3 câu bên phía này và 2 câu bên phía kia- với kích cỡ của một miếng bìa 3×5. Bởi vì mảnh này xuất phát từ Ai Cập, được sao chép lại và lưu hành từ Bát-mô, Tiểu Á, nơi sứ đồ Giăng bị lưu đày, nên một nhóm học giả ước đoán rằng nó được chép lại ít nhất là vào khoảng năm 90-100 S.C. 5 Khác với Cựu Ước, Tân Ước được viết ra bằng mực và bút, phần nhiều là trên những bản giấy bằng vỏ cây (từ thực vật) hay những cuộn da (từ da động vật). Mực được tìm thấy trong IIGi 2Ga 1:12 và IIIGi 3Ga 1:13. Sứ đồ Phao-lô trong lá thư gửi đến các bạn mình, bảo họ đem chiếc áo choàng ông để quên lại cùng với “cuộn giấy của tôi, đặc biệt là những cuộn giấy da.” Có thể giả định rằng những cuộn da mà ông đề cập đến là những bản Cựu Ước được viết trên da động vật. (IITi 2Tm 4:13).

Các nguồn tài liệu phong phú mang tính tư liệu khiến chúng ta thắc mắc không biết Tân Ước đã được viết ra khi nào. Theo F. F. Bruce, sự kiện Chúa Giê-xu chịu đóng đinh, thường được chấp nhận là xảy ra khoảng năm 30 S.C., điều này đã được so sánh cẩn thận với ngày tháng của hoàng đế Tiberius đang trị vì cùng với hệ thống quyền lực của chính quyền La Mã. Tân Ước đã được hoàn tất hay về căn bản hoàn tất vào khoảng năm 100 S.C. Điều này có nghĩa là phần lớn những sự ghi chép được thực hiện trước thời gian này vì những người sống cùng thời với Đấng Christ đã nhìn thấy, đã nghe, và nhớ những gì Ngài nói và làm. 6

Đứng trên quan điểm nghiên cứu lịch sử, thời gian trôi qua giữa những sự kiện thực tế và việc ghi lại trong sách không cách nhau quá xa. Vài thư tín của Phao-lô được viết ra sớm hơn cả các sách Phúc Âm. Một lần nữa, dựa trên những bằng chứng, văn bản mà chúng ta đọc hiện nay không khác gì mấy về mặt căn bản so với bản gốc do tay con người viết. 7

Thucycides/ 1300 năm sau thời ông sống 460-400 T.C. 9 Aristole (Poetics)/ 1400 năm sau thời ông sống 343 T.C. 5 Caesar (Gallic Wars)/ 900 năm sau thời ông sống 58-50 T.C. 9-10 Bảng 6.1 – Niên đại và số lượng những bản văn của các tác giả cổ xưa Những lời khẳng định thêm Có những nguồn hỗ trợ khác cho tính đáng tin cậy của Tân Ước, đặc biệt khi Hội Thánh phát triển. Đó là những lời được trích dẫn hay đề cập từ trong các sách của Tân Ước được cả phía bạn và thù với Cơ Đốc giáo sử dụng. Những nhà lãnh đạo Hội Thánh đầu tiên viết phần lớn vào giữa năm 90 đến năm 160 S.C đã chứng tỏ rất quen thuộc với hầu hết các sách trong Tân Ước. Trường của phái Duy Trí ở Valentinus (Gnostic school of Valentinus – các học giả của trường phái nầy tìm kiếm sự cứu chuộc qua học thức) cũng rất quen thuộc với hầu hết các sách của Tân Ước. 9 Ø Versions là những bản dịch từ tiếng Hy Lạp sang các thứ tiếng khác. Thêm vào bản dịch tiếng Sy-ri là những bản dịch tiếng Hy Lạp, tiếng Cốp (người Ai Cập con cháu của người Ai Cập cổ) và tiếng La-tinh. Những mảnh nhỏ của những bản sao chép trên giấy vỏ cây của các sách Tân Ước có niên đại từ thế kỷ thứ tư S.C hay sớm hơn nữa. Qua việc nghiên cứu cẩn thận những bản dịch này, những chứng cớ quan trọng được khám phá liên quan đến bản Hy Lạp nguyên gốc hình thành các bản dịch.

Ø Lectionaries, những bài đọc được sử dụng trong các buổi thờ phượng công cộng là một nguồn tài liệu khác. Hơn 1800 bài đọc loại này đã được phân loại. Có những bài giảng dạy về các sách Phúc Âm, Công Vụ và các Thư Tín. Mặc dù những bài nầy không xuất hiện trước thế kỷ thứ sáu, nhưng nhìn chung trong đó trích dẫn những bản văn có từ trước và có giá trị cao. Dầu có rất nhiều thay đổi trong các bản sao chép của Tân Ước, nhưng hầu hết chỉ là những lỗi nhỏ. Tính đáng tin cậy của Tân Ước là rất xứng đáng cho chúng ta tôn trọng.

Khi đối diện với những tư liệu được xuất bản đề cập đến những “lỗi” của Kinh Thánh, chúng ta có thể yên tâm với lời kết luận của Sir Frederic Kenyon, một học giả lừng danh thế giới trong lĩnh vực những văn bản cổ đại:

Vì thế, khoảng cách thời gian tương đối ngắn và không đáng kể giữa niên đại của những nguyên bản và những bản sao sớm nhất, và nền tảng sau cùng cho bất cứ một sự nghi ngờ nào về bản Kinh Thánh được lưu truyền đến chúng ta có đúng như nó đã được viết không, căn bản đã bị xóa bỏ. Cả mức độ đáng tin cậy lẫn tính trung thực tổng quát của các sách trong Tân Ước có thể được xem là đã thiết lập dứt khoát. 10

V n đ Kinh đi n

Một vấn đề liên quan với tính cách đáng tin cậy của các bản văn hiện có của chúng ta là: “Làm sao chúng ta biết những sách nào được đưa vào Kinh Thánh và những sách nào không nên đưa vào?” Đây là dạng câu hỏi về tiêu chuẩn, liên hệ đến kinh điển (canon) tức là danh sách những sách trong Kinh Thánh được nhìn nhận là do Đức Chúa Trời linh cảm. Có những câu hỏi rõ ràng được nêu lên cho cả Cựu Ước và Tân Ước.

Ba mươi chín sách trong Kinh Thánh Hê-bơ-rơ được chia thành 3 nhóm:

Ø Sách Luật Pháp: Sáng Thế Ký đến Phục Truyền, là năm sách đầu tiên trong Kinh Thánh, cũng được gọi là kinh Tora hay Ngũ Kinh.

Ø Sách Tiên Tri: “Những tiên tri thời trước” (Giô-suê, Các-quan-xét, 1-2 Sa-mu-ên, 1-2 Các Vua), “Những tiên tri thời sau” (Ê-sai, Giê-rê-mi, Ê-xê-chi-ên), và “Cuốn sách của 12 tiên tri” (Ô-sê đến Ma-la-chi).

Ø Sách Lịch Sử và Văn Thơ: các sách còn lại của Cựu Ước (Ru-tơ, 1-2 Sử ký, E-xơ-ra, Nê-hê-mi, Ê-xơ-tê, Gióp, Thi Thiên, Châm Ngôn, Nhã Ca, Truyền Đạo, Ca Thương và Đa-ni-ên).

Kinh Thánh Tin Lành (Protestant Bible) bao gồm những sách Cựu Ước mà Do Thái giáo công nhận. Giáo hội Công giáo La Mã còn thừa nhận thêm 7 sách khác nữa, gọi là bộ Thứ Kinh hay những sách theo tiêu chuẩn Phục Truyền (deuterocanonical), nguyên tác được viết bằng tiếng Hy Lạp và được bao gồm trong bộ Bảy Mươi. Thứ tự các sách trong Cựu Ước của Kinh Thánh tiếng Anh theo đúng thứ tự của Bản Bảy Mươi.

Những cuốn sách nầy được thừa nhận là có thẩm quyền vì được công nhận là những lời công bố của những nhân vật đã được Đức Chúa Trời hà hơi để mạc khải lời Ngài. Như E. J. Young nói:

Lời của Đức Chúa Trời được viết ra, nó trở thành Kinh Thánh, vì do chính Đức Chúa Trời phán ra nên lời đó được hưởng thẩm quyền tuyệt đối từ Ngài. Vì vậy đó là lời của Đức Chúa Trời và đạt tiêu chuẩn về kinh điển. Do đó, tính tiêu chuẩn về kinh điển của cuốn sách được khẳng định nhờ vào sự kiện là chính cuốn sách được Đức Chúa Trời hà hơi. 11

Chúng ta có thể thấy ý niệm này được khai triển trong các tác phẩm của Môi-se. Các luật lệ do ông và các tiên tri về sau ban bố đều có ý dạy người ta phải kính trọng chúng như là những luật lệ do chính Đức Chúa Trời ban ra. Chính họ và những thế hệ tiếp theo đều xem nó như đến từ Đức Chúa Trời. Thỉnh thoảng luật pháp bị quốc gia Y-sơ-ra-ên chối bỏ, nhưng những nhà lãnh đạo thuộc linh của họ vẫn công nhận uy quyền của luật pháp. Sự công nhận sâu sắc này đã làm vua Giô-si-a run rẩy khi ông nhận thức Luật Pháp bị chối bỏ trong thời gian khá lâu: “Vua vừa nghe các lời của sách luật pháp, liền xé quần áo mình” (IIVua 2V 22:11).

Đầu kỷ nguyên Cơ Đốc, từ ngữ Kinh Thánh có nghĩa là một bộ các tác phẩm đã được Đức Chúa Trời linh cảm và được hoàn toàn công nhận là có uy quyền. Điều thú vị là đã không có một cuộc tranh luận nào giữa Chúa Giê-xu và những người Pha-ri-si về thẩm quyền của Cựu Ước. Sở dĩ có sự tranh cãi vì những người Pharisi đặt truyền thống lên ngang hàng với thẩm quyền của Kinh Thánh. Ở vài phương diện, chúng ta cần phải biết khi nào thì truyền thống trở nên đầu đề cho những cuộc tranh luận ngày nay. Căn bản của đức tin ngày nay phải phân biệt giữa chân lý và truyền thống thuần túy.

Hội nghị Giáo hội ở Jamnia, vào năm 90 S.C. đã đưa ra một cuộc tranh luận không chính thức về tiêu chuẩn kinh điển. Người ta vẫn còn đặt vấn đề là không biết đã có những quyết định về hình thức và tính cách bó buộc nào không. Tuy nhiên, có một sự khẳng định chắc chắn tại Hội Đồng Giáo Hội ở Carthage vào năm 397 S.C. tiêu chuẩn kinh điển của Tân Ước đã được thiết lập.

Nh ng cu n sách Th Kinh

Những cuốn sách Thứ Kinh (Apocryphal có nghĩa là “được giấu kín”) bao gồm 7 cuốn sách và 7 hay 8 cuốn khác thêm vào cuốn sách hiện có đã bị loại ra khỏi tiêu chuẩn kinh điển của người Do Thái. Mặc dù bản Kinh Thánh dịch ra tiếng La-tinh vào những năm cuối thế kỷ thứ tư được gộp chung vào bản Vulgate, nhưng tình trạng của những cuốn sách đó đã bị tranh luận trong vòng Hội Thánh đầu tiên. Thậm chí Jerome, dịch giả của cuốn Vulgate cho rằng những cuốn sách được dịch ra trong tiếng Hy Lạp thì ít có giá trị hơn những cuốn sách trong Cựu Ước được truyền lại cho chúng ta từ nguyên bản tiếng Hê-bơ-rơ hay tiếng Aramaic. Đáng lưu ý rằng Tân Ước cũng không trích dẫn trực tiếp bất kỳ câu nói nào từ bộ Thứ Kinh nầy.

Những cuốn sách trong bộ Thứ Kinh không hề được tuyên bố là có sự hà hơi hay là những tác phẩm của các tiên tri. Nhưng tình trạng của bộ sách ấy trong Kinh Thánh của Hội Thánh, đặc biệt là do sự ghép chung trong bản Vulgate, vốn đã được hình thành tốt đẹp từ thế kỷ V, nhưng vẫn bị những nhà Cải Chánh đặt lại vấn đề. Những nhà Cải Chánh đứng về phía những người Do Thái trong việc công nhận tính tiêu chuẩn kinh điển chỉ dành cho những sách có nguồn gốc từ tiếng Hê-bơ-rơ hay tiếng Aramaic. Ngược lại Giáo hội nghị ở Trent, lại công nhận tính tiêu chuẩn kinh điển của bộ Thứ Kinh cho giáo hội Công Giáo La Mã.

Tiêu chu n c a Tân Ướ c

Hai mươi bảy sách trong Tân Ước được tiếp nhận như một phần của tiêu chuẩn kinh điển do sự cảm thúc chứ không phải do bỏ phiếu. Đa số những tài liệu trong Tân Ước đều tuyên bố về uy quyền sứ đồ. Phao-lô và Phi-e-rơ rõ ràng là viết với uy quyền này trong tư tưởng của họ. Phi-e-rơ đặc biệt đề cập đến những thư tín của Phao-lô như là lời Kinh Thánh (IIPhi 2Pr 3:1-16).

Giu-đe (câu 18) nói rằng 3:3 là lời đến từ các sứ đồ. Những giáo phụ của hội thánh đầu tiên như Polycarp, Ignatius và Clement nhắc đến nhiều sách trong Tân Ước như là có uy quyền.

Lần xác nhận cuối cùng về tính tiêu chuẩn kinh điển của Kinh Thánh như chúng ta thấy ngày nay đã được thực hiện vào thế kỷ IV. Bức thư của Athanasius vào năm 367 S.C. đã phân biệt giữa những tác phẩm trong tiêu chuẩn kinh điển, được mô tả như là những nguồn mạch duy nhất cho sự hướng dẫn tôn giáo, và những sách khác mà tín đồ được phép đọc. Trong cùng năm đó, Hội Đồng Giáo Hội được tổ chức tại Carthage đưa ra quyết định về những tiêu chuẩn kinh điển.

Nói chung có ba tiêu chuẩn được sử dụng trong suốt giai đoạn này để xác định những tài liệu được viết ra để xem có phải là những bản tường trình giọng nói và sứ điệp của những nhân chứng sứ đồ không.

Ø Các sứ đồ có phải là tác giả của cuốn sách không? Đặc biệt Phúc Âm Mác và Lu-ca không đáp ứng tiêu chuẩn nầy nhưng được chấp nhận như là tác phẩm của những nhân vật đã từng cộng tác mật thiết với các sứ đồ.

Ø Những cuốn sách đó có được Hội Thánh thừa nhận rộng rãi không? Điều này nhấn mạnh vào vấn đề sử dụng của hội thánh? Những cuốn sách tiêu chuẩn này được hội thánh sử dụng hay chỉ một phần lớn các hội thánh sử dụng?

Ø Những lời dạy dỗ trong sách có tuân theo những tiêu chuẩn của những giáo điều căn bản được rao giảng trong giáo hội không?

Các dữ kiện nầy rất hữu ích và thú vị, nhưng nếu phân tích cho cùng, như căn cứ vào vấn đề được hà hơi của Kinh Thánh, thì tính tiêu chuẩn kinh điển là vấn đề về bằng chứng của Đức Chúa Trời dành cho mỗi cá nhân để khẳng định chân lý trong lòng những người đọc.

Trong thời đại đầy đổi thay , Kinh Thánh và phẩm chất của Đấng hà hơi là tảng đá vững chắc cho chúng ta dựa nương, cả về tâm trí lẫn tâm linh! Đức Chúa Trời phán rằng: “Trời đất sẽ qua đi, nhưng lời Ta sẽ chẳng bao giờ qua đi!” (LuLc 21:33).

Đ c thêm

Bruce, F.F The New Testament Documents: Are they reliable? Downers Grove, III: InterVarsity, 1981.

_______, The Canon of Scripture, Downers GroveIII: InterVarsity, 1988.

Lewis, C.S “Modern Theology and Biblical Criticism”, in Christian Reflections, Grand Rapids, Mich.: Eerdmans, 1994.

Wegner, Paul D. The Origin and Development of the Bible. Grand Rapids, Mich.: Baker 1999.