Chương 4: Đấng Christ Có Sống Lại Từ Cõi Chết Không?

Vì Sao Chúng Ta Tin?

Đăng vào: 12 tháng trước

.

Chương 4: Đấng Christ Có Sống Lại Từ Cõi Chết Không?

Cả bạn lẫn thù của Cơ Đốc giáo đều nhận thức rằng sự phục sinh của Đấng Christ là vầng đá nền tảng cho đức tin. Trong Hội Thánh Cô-rinh-tô, một vài người thắc mắc, ngay cả phủ nhận khả năng sống lại từ cõi chết. Nghe điều này, sứ đồ Phao-lô đưa ra một lời kết luận đầy khôn ngoan: “Lại nếu Đấng Christ đã chẳng sống lại thì sự giảng dạy của chúng tôi ra luống công, và đức tin anh em cũng vô ích” (ICo1Cr 15:14). Bằng vài lời ngắn ngủi Phao-lô đã khép lại vấn đề liên quan đến sự sống lại của thân thể Đấng Christ một cách đầy đủ. Hoặc là Chúa Giê-xu đã từ chết sống lại hoặc là Ngài không hề sống lại? Nếu Ngài đã sống lại, thì đây là một sự kiện gây rúng động trong cả lịch sử và chúng ta có những câu trả lời dứt khoát cho những vấn đề sâu xa của cuộc sống như:

Chúng ta từ đâu đến ?

Tại sao chúng ta lại ở đây?

Số phận tương lai của chúng ta ra sao?

Nếu Đấng Christ đã sống lại, chúng ta biết chắc rằng Đức Chúa Trời có hiện hữu, Ngài như thế nào và Ngài thật sự quan tâm đến mỗi cá nhân chúng ta ra sao. Từ đó vũ trụ sẽ có ý nghĩa và mục đích của nó, và chúng ta có thể kinh nghiệm Chúa hằng sống trong cuộc sống hiện đại này. Nếu Đức Chúa Giê-xu Christ người Na-xa-rét đã từ kẻ chết sống lại, thì việc này và nhiều vấn đề mở rộng khác nữa đều là sự thật.

Không phải làm ơ tưởng

Mặt khác, nếu Đấng Christ không hề sống lại từ cõi chết, Cơ Đốc giáo chẳng có gì hơn là một vật trưng bày trong bảo tàng viện – không hơn không kém. Nó sẽ không có giá trị khách quan, cũng không có thật. Mặc dù đó là một tư tưởng được người ta mơ ước, thật ra nó không còn đáng cho chúng ta bận tâm nhiều như vậy. Những thánh tuận đạo trong những thế kỷ đầu tiên vừa đi vừa hát không ngập ngừng khi bước vào hang sư tử! Còn ở thế kỷ này, những kiều bào và giáo sĩ ở những châu lục khác tận hiến cuộc đời của mình sẽ vô ích và là những người ngu dại bị lừa gạt.

Những kẻ thù tấn công vào Cơ Đốc giáo thường tập trung nhiều nhất vào sự phục sinh. Người ta đã xem xét sự kiện nầy như một vấn đề chủ chốt cho toàn bộ niềm tin của Cơ Đốc nhân. Một kế hoạch tấn công đáng kể được chuẩn bị vào đầu những năm 1930 do một luật sư trẻ tuổi người Anh thực hiện. Ông đã tin quyết rằng ý tưởng về sự sống lại chỉ là một câu chuyện ngụ ngôn và tưởng tượng. Vì biết rằng đây là nền tảng của niềm tin, ông quyết định giúp đỡ thế giới bằng cách phơi bày sự giả dối và mê tín này. Là một luật sư, ông cảm thấy rằng mình có đủ khả năng phán đoán để chấp nhận hay phủ nhận mọi chứng cớ không đáp ứng thỏa đáng điều kiện của tòa án ngày nay.

Tuy nhiên, trong khi Frank Morison đang nghiên cứu những vấn đề này, một việc kỳ diệu đã xảy ra. Vấn đề không đơn giản như ông tưởng. Kết quả là chương đầu tiên trong quyển sách của ông “Ai Đã Lăn Tảng Đá? ” (Who Moved The Stone?) có tựa là: “Quyển Sách Bị Từ Chối Được Viết Ra ” (The Book That Refused to Be Written). Trong đó ông kể lại thế nào khi đang xem xét những chứng cớ, ông bị thuyết phục trái với ý muốn về sự kiện sự sống lại của thân thể.

Những dữ kiện để xem xét

Sau đây là một vài dữ kiện cần xem xét để trả lời cho câu hỏi: “Đấng Christ có sống lại không?”

Trước hết là sự kiện về những hội thánh Cơ Đốc đầu tiên. Giáo hội này đã lan tràn khắp nơi trên thế giới. Lịch sử của nó có thể quay ngược lại vào khoảng năm 32 S.C tại Palestine. Sách Công Vụ kể lại câu chuyện toàn bộ cộng đồng đã được xoay chuyển như thế nào bởi sứ điệp về Chúa Giê-xu và sự phục sinh của Ngài. Những kẻ tin ban đầu được gọi là Cơ Đốc nhân tại thành An-ti-ốt. Tại thành Tê-sa-lô-ni-ca, những lời giảng dạy của Phao-lô đã thuyết phục một số người Do Thái, một số đông những người Hy Lạp kính sợ Đức Chúa Trời và một số lượng không ít những phụ nữ nổi bật. Sứ điệp rõ ràng đã “làm đảo lộn thế giới thời đó” (Cong Cv 17:6). Họ liên tục liên hệ đến sự phục sinh như là căn bản cho những sự dạy dỗ, giảng đạo, sống và quan trọng hơn nữa – chết.

Tiếp theo là sự kiện về ngày của Cơ Đốc nhân. Chúa nhật là ngày thờ phượng của Cơ Đốc nhân. Lịch sử của nó cũng có thể được quay về vào khoảng năm 32 S.C. Một sự thay đổi như vậy trong lịch quả là khác thường. Phải có một việc gì trọng đại lắm đã xảy ra để thay đổi ngày thờ phượng của người Do Thái, từ ngày Sa-bát, ngày thứ bảy trong tuần sang ngày Chúa nhật, ngày đầu tiên trong tuần. Trong 20:7 đề cập một cách đơn giản “Ngày thứ nhất trong tuần lễ chúng ta nhóm lại” và thiết lập khuôn mẫu từ đó về sau. Cơ Đốc nhân nói rằng sự thay đổi xảy ra là do lòng mong muốn được kỷ niệm ngày Chúa Giê-xu sống lại từ cõi chết. Sự thay đổi này còn đáng lưu ý hơn nữa khi chúng ta nhớ lại rằng Cơ Đốc nhân đầu tiên là người Do Thái. Nếu sự phục sinh không là nguyên nhân cho sự thay đổi này thì còn điều gì khác nữa?

Còn có quyển sách Cơ Đốc, tức là Kinh Thánh Tân Ước. Những trang giấy chứa đựng những lời chứng độc lập với nhau về cùng sự kiện phục sinh. Ít nhất có ba người trong số đó được chứng kiến tận mắt: Giăng, Phi-e-rơ, và Ma-thi-ơ. Phúc Âm Lu-ca đưa ra bằng chứng trên cương vị một nhà sử học với bối cảnh được biết khi đi du lịch với Phao-lô và nghe ông giảng về sự phục sinh (IITi 2Tm 4:11). Phao-lô, khi viết cho các Hội Thánh trong những ngày đầu, liên hệ đến sự kiện phục sinh theo cách chứng tỏ rằng đối với ông và các độc giả của ông sự kiện đó quá quen thuộc và được chấp nhận không chút nghi ngờ. Có lý nào những con người đã góp phần thay đổi cơ cấu đạo đức của xã hội như thế lại là những người nói dối hay những tên điên bị lường gạt? Những nghi vấn này còn khó tin hơn cả sự kiện Chúa Giê-xu, Đức Chúa Trời thành nhục thể, sống lại từ kẻ chết. Không có một bằng cớ hiển nhiên nào hậu thuẫn cho một quan điểm nào khác.

Đối với cả các tín hữu hay những người không tin Chúa, có hai sự kiện về sự phục sinh cần được giải thích. Đó là ngôi mộ trống và những lần xuất hiện chắc chắn của Chúa Giê-xu sau khi Ngài bị chôn.

Giải thích về ngôi mộ trống

Lời giải thích sớm nhất là tiếng đồn cho rằng các môn đệ đã trộm xác Ngài! Trong Mat Mt 28:11-15, chúng ta có phần ký thuật về phản ứng của những thầy tế lễ cả và những trưởng lão khi bọn lính báo một tin làm điên tiết và hết sức bí ẩn rằng Chúa Giê-xu đã biến mất. Những nhà lãnh đạo tôn giáo này bèn đưa tiền cho bọn lính và bảo họ hãy đồn rằng các môn đệ đã đến lấy trộm xác Ngài khi họ ngủ gục. Câu chuyện dối trá đến nỗi Ma-thi-ơ đã không ký thuật lại. Có quan tòa nào tin bạn nếu bạn khai rằng người hàng xóm của bạn đột nhập vào nhà và ăn trộm ti-vi của bạn khi bạn ngủ không? Trong lúc ngủ mê, có ai biết được chuyện gì xảy ra? Lời chứng kiểu như vậy sẽ bị cười chê trước bất kỳ tòa án nào.

Hơn nữa, chúng ta đang đối diện với một sự việc không thể nào xảy ra được về mặt tâm lý và đạo đức. Trộm xác Chúa là một việc hoàn toàn xa lạ đối với tính cách của các môn đệ và tất cả những gì chúng ta biết về họ. Điều đó có nghĩa là họ đã phạm tội cố ý nói dối và phải chịu trách nhiệm về sự sai lầm cùng sự chết của hàng ngàn người. Chúng ta cũng không thể mường tượng được rằng có một vài môn đồ âm mưu riêng với nhau để thực hiện việc trọm xác đó mà không tiết lộ chút xíu nào với những người khác.

Mỗi môn đệ đều đối diện với sự thử thách là tra tấn, và tất cả trừ Giăng đều tuận đạo vì sự giảng dạy và niềm tin của họ. Người ta sẳn sàng chết cho điều người ta tin là thật, dù thực tế có thể là giả dối. Tuy nhiên họ không bao giờ hy sinh cho điều họ biết là dối trá. Nếu có ai chịu nói sự thật, thì chính là lúc người ấy đang hấp hối. Nếu các môn đồ đã trộm xác Chúa và Đấng Christ vẫn còn chết, thì chúng ta giải thích thế nào về những lần hiện ra của Ngài?

Giả thuyết thứ hai là những nhà cầm quyền Do Thái hoặc La Mã, đã đem cái xác đi chỗ khác. Nhưng tại sao họ phải làm như vậy? Họ đã cắt lính La Mã canh gác đặc biệt tại ngôi mộ rồi thì người La Mã được lợi chi khi dời xác đi chỗ khác? Lời giải đáp thuyết phục cho luận điểm này là những nhà cầm quyền yên lặng trước sự giảng dạy mạnh dạn của các sứ đồ về sự phục sinh tại Giê-ru-sa-lem. Những cấp lãnh đạo tôn giáo đó giận sùng sục và chắc phải làm mọi cách có thể để ngăn chặn sự lan truyền của sứ điệp này và tiêu diệt nó (Cong Cv 4:1-37). Họ bắt giam Phi-e-rơ và Giăng, đánh đập và hăm dọa hai ông là cố ý muốn bịt miệng họ.

Dù là nhà cầm quyền Do Thái hay La Mã đi chăng nữa, có một cách giải quyết rất đơn giản đối với vấn đề. Nếu bất kỳ bên nào giữ xác Đấng Christ, họ chỉ cần đem xác Ngài diễu hành khắp đường phố Giê-ru-sa-lem. Trong nháy mắt họ sẽ thành công trong việc bóp chết Cơ Đốc giáo từ trong trứng nước. Họ đã không làm việc này, đó là một lời chứng hùng hồn cho việc họ không hề giữ cái xác đó.

Một giả thuyết khá nổi tiếng khác, gọi là giả thuyết ngôi mộ sai, cho rằng mấy người đàn bà vì quá sầu muộn bị đãng trí nên đã đi lạc đường lúc trời còn tờ mờ sáng. Trong lúc bối rối họ tưởng tượng ra rằng Đấng Christ đã sống lại vì họ gặp ngôi mộ trống không.

Tuy nhiên, giả thuyết này cũng sụp đổ vì cùng một sự kiện này lại đánh tan giả thuyết trước. Nếu những người đàn bà đã vào nhầm ngôi mộ, thì tại sao những thầy tế lễ cả và kẻ thù lại không vào đúng ngôi mộ và lôi cái xác ra? Hơn nữa, không thể tưởng tượng lại có chuyện tất cả những môn đệ của Chúa Giê-xu cũng phạm cùng một sai lầm. Tất nhiên là Giô-sép người A-ri-ma-thê, chủ ngôi mộ, đã có thể giải quyết được vấn đề. Thêm vào đó, nên nhớ rằng đây là phần mộ tư nhân chứ không phải là một nghĩa địa công cộng như chúng ta tưởng tượng. Cũng không hề có một ngôi mộ nào khác ở gần đó đến nỗi họ phải lầm lẫn như vậy.

Giả thuyết bất tỉnh cũng được đề xuất để giải thích cho ngôi một trống. Theo quan điểm này thì Chúa Giê-xu không thật sự chết. Ngài bị họ báo cáo nhầm là đã chết nhưng thật ra Ngài chỉ ngất xỉu vì kiệt sức, đau đớn và mất máu. Khi Ngài được đặt nằm trong điều kiện mát lạnh của mộ phần, Ngài tỉnh lại. Ngài ra khỏi mộ và xuất hiện trước các môn đồ khiến họ nhầm tưởng rằng Ngài đã sống lại từ cõi chết.

Đây là một giả thuyết của thời hiện đại. Nó xuất hiện lần đầu tiên vào cuối thế kỷ 18. Có một điều đáng chú ý là từ xưa đến nay không có một giả thuyết nào thuộc loại này trong số những cuộc tấn công mãnh liệt nhất vào Cơ Đốc giáo. Tất cả những điều ghi chép từ ban đầu đều nhấn mạnh vào sự chết và đổ huyết của Chúa Giê-xu.

Nhưng nếu chúng ta tạm nhận là Chúa Giê-xu chỉ bất tỉnh và bị chôn sống, thì khó có thể tin được rằng Ngài vẫn sống sót được sau ba ngày trong một ngôi mộ ẩm thấp, mà không hề có thức ăn, nước uống hay bất cứ sự chăm sóc nào? Ngài có thể sống sót được trong khi bị liệm trong bảy mươi lăm cân vải liệm tẩm thuốc thơm được chăng? Ngài có thể có đủ sức để tự gỡ những tấm vải liệm ra, đẩy tảng đá ra khỏi cửa mồ, đánh bại những lính gác La Mã và đi bộ hàng dặm trên đôi chân đã bị đóng đinh? Và rồi, ngay tại điểm đó, Ngài có thể có đủ sức mạnh để hiện ra như một Đức Chúa Trời đầy vinh hiển và uy nghiêm để được thờ phượng? Một niềm tin như vậy còn quái dị hơn là tin vào một sự kiện đơn giản là sự phục sinh.

Đến cả nhà phê bình người Đức David Strauss, người không hề tin vào sự phục sinh cũng phủ nhận tư tưởng quái dị này. Ông nói rằng:

Không thể nào một Đấng mới vừa ra khỏi mồ mả, sống dở chết dở, lết thết vì yếu đuối và bệnh hoạn, đang cần sự chữa chạy của thuốc men, băng bó, phục hồi sức khỏe và sự chăm sóc dịu dàng, một Đấng cuối cùng cũng ngã quỵ không chịu đựng nổi, lại có thể gây một ấn tượng mạnh mẽ trên các môn đệ của Ngài rằng Ngài là Đấng đắc thắng sự chết và phần mộ; rằng Ngài là Chúa của Sự Sống. Điều này phải là một phần quan trọng trong chức vụ tương lai của họ. Một sự hồi sinh như thế chỉ làm giảm sút ấn tượng mà Ngài gây ra trên họ qua đời sống và sự chết của Ngài – hoặc cùng lắm chỉ đem lại cho họ một bản anh hùng ca đầy bi thương nhưng không thể nào biến sự sầu muộn của họ thành ra sự nhiệt thành hay nâng cao sự tin kính của họ thành sự thờ phượng. 1

Điều cuối cùng, nếu giả thuyết này đúng, thì chính Đấng Christ dính líu vào một sự dối trá công khai. Môn đệ của Ngài tin và rao giảng Ngài đã từ cõi chết sống lại. Chúa Giê-xu không làm gì để hủy bỏ niềm tin này, nhưng còn khuyến khích nó nữa. Giả thuyết duy nhất giải thích hợp lý về ngôi mộ trống là sự phục sinh của Chúa Giê-xu Christ từ cõi chết. Với những giáo chủ khác, mộ của họ trở thành những điện thờ. Tuy nhiên, với Đấng Christ, ngôi mộ trống là nơi Cơ Đốc nhân vui mừng hân hoan.

Những lần hiện ra của Đấng Christ

Thông tin thứ hai mà cả người tin lẫn chưa tin phải giải thích là những lần hiện ra của Đấng Christ được ghi chép lại. Mười lần hiện ra riêng biệt đã được ghi chép lại. Những lần hiện ra này bắt đầu từ buổi sáng phục sinh cho đến lúc Ngài thăng thiên kéo dài suốt bốn mươi ngày sau. Những lần hiện ra nầy đa dạng về cả thời gian, địa điểm và con người. Hai lần hiện ra cho cá nhân, Phi-e-rơ và Gia-cơ. Nhưng lần hiện ra khác là cho một nhóm các môn đệ và một lần cho một nhóm năm trăm anh em tín hữu. Mỗi lần ở một địa điểm khác nhau. Một vài lần ở trong vườn gần nơi mộ Ngài; một vài lần ở nơi Phòng Cao. Một lần trên đường từ Giê-ru-sa-lem đến Em-ma-út, và một vài lần khác ở cách xa Ga-li-lê. Mỗi lần hiện ra đều được đánh dấu bằng những hành động và lời lẽ khác nhau của Chúa Giê-xu.

Những điều dối trá hay những truyền thuyết không thể nào giải thích về ngôi mộ trống, hay phủ nhận những lần hiện ra trên nền tảng những bằng chứng như vậy. Chính những lời chứng của những người tận mắt chứng kiến – những người đã ở đó, đã nhìn thấy và nói chuyện với Ngài, khiến cho lời nói của họ trở nên xác quyết và trung thực.

Người ta cũng có rất có lý khi đề xuất trường hợp ảo giác để phủ nhận những bằng cớ được nhiều người chứng kiến tận mắt về sự hiện ra của Chúa Giê-xu sau sự đóng đinh. Lúc đầu, điều này có vẻ hợp lý cho biến cố siêu nhiên kia. Nó vẫn hữu lý cho đến khi chúng ta nhớ lại những định luật thông thường của y học hiện đại có thể ứng dụng cho hiện tượng tâm lý này. Khi chúng ta liên hệ những nguyên tắc này với bằng cớ nắm vững, chúng ta có thể thấy những điều tưởng chừng như hợp lý thật ra lại là điều không thể nào xảy ra được.

Thông thường ảo giác chỉ xuất hiện ở những người hay tưởng tượng và nhạy cảm. Nhưng Đấng Christ đã hiện ra cho đủ hạng người. Thật ra cũng có một vài người nhạy cảm, nhưng cũng có những người cứng đầu như ngư phủ Phi-e-rơ và những người có tính tình khác nhau.

Ảo giác hoàn toàn có tính chủ quan và cá nhân. Do đó, không hề có hai người kinh nghiệm một sự việc giống nhau. Trong trường hợp của sự phục sinh, Đấng Christ xuất hiện không chỉ với cá nhân mà còn với cả nhóm người, bao gồm có một lần với một nhóm hơn năm trăm người. Phao-lô nói rằng hơn phân nửa số người này vẫn còn sống và có thể kể lại sự kiện này (ICo1Cr 15:1-58).

Ảo giác thường xuất hiện vào một thời gian và địa điểm nhất định nào đó và thường kết hợp với những biến cố tưởng tượng. Tuy nhiên, những lần hiện ra của Chúa Giê-xu xảy ra ở trong nhà lẫn ngoài trời, vào buổi sáng cũng như buổi trưa, buổi chiều.

Nói chung, những kinh nghiệm tâm lý này xuất hiện trong một thời gian dài và đều đặn. Còn những lần hiện ra này lại xảy ra trong khoảng thời gian bốn mươi ngày và chấm dứt một cách đột ngột. Không ai nói rằng những việc này lại xảy ra lần nữa. Có lẽ bằng chứng thuyết phục nhất về những yếu tố của thuyết ảo giác nầy là sự kiện thường bị bỏ qua.

Để có thể kinh nghiệm những điều này, một người phải mong muốn mãnh liệt đến nỗi hướng mình đến những suy nghĩ không có thật rồi gán ghép thực tại với tưởng tượng đó.

Chẳng hạn, một người mẹ có đứa con bị tử trận nhớ lại rằng con mình thường đi làm về lúc 5:30 mỗi buổi chiều. Chiều nào bà cũng ngồi trên ghế xích đu mơ mộng và suy gẫm. Cuối cùng, bà tưởng là mình thấy con về đến cửa và nói chuyện với nó. Cho đến giờ phút đó, bà đã mất hết mọi liên lạc với thực tại.

B ị thuy ế t ph ụ c ng ượ c l ạ i v ớ i ý chí

Một người nghĩ rằng ảo giác là điều xảy ra với những môn đệ hướng tâm trí đến sự phục sinh. Sự thật là điều ngược lại – họ bị thuyết phục ngược lại với ý chí của họ rằng Chúa Giê-xu đã sống lại từ cõi chết.

Ma-ri đến mộ vào sáng Chúa Nhật đầu tiên của Lễ Vượt Qua với thuốc thơm trong tay. Tại sao? Để tẩm cho xác của vị Chúa mà bà yêu mến. Rõ ràng bà không hề trông đợi sẽ thấy Ngài sống lại từ cõi chết. Thật sự, khi mới nhìn thấy Chúa Giê-xu bà đã nhầm tưởng Ngài với người làm vườn! Bà chỉ nhận ra Ngài sau khi Ngài nói chuyện và kêu tên bà.

Khi những môn đệ khác nghe chuyện, họ đã không tin. Đối với họ, câu chuyện giống như là “một câu chuyện hoang đường.”

Cuối cùng khi Chúa Giê-xu phục sinh hiện ra cho các môn đồ, họ đã rất sợ hãi và tưởng rằng mình đang gặp ma! Họ tưởng rằng mình đang gặp ảo giác và điều đó khiến họ kinh hãi, rụng rời. Nhưng để thuyết phục họ Ngài phán: “Hãy rờ đến ta và hãy xem; ma quỷ thì không có thịt xương, mà các ngươi thấy ta có.” Ngài hỏi họ có đồ ăn gì không, và họ đưa cho Ngài một miếng cá nướng. Lu-ca đã không ghi thêm sự kiện hiển nhiên này – ma quỷ thì không ăn cá được (LuLc 24:36-43)!

Sau chót, một trường hợp cổ điển mà đến bây giờ chúng ta vẫn thường nhắc đến – Thô-ma kẻ nghi ngờ. Ông không có ở đó khi Chúa Giê-xu hiện ra với các môn đồ lần thứ nhất. Họ thuật lại cho ông sự kiện đó, nhưng ông chế giễu và không tin. Để nhấn mạnh thêm ông còn nói: “Tôi là người hay hồ nghi. Tôi sẽ không tin trừ khi tôi thấy tận mắt. Tôi là một người theo chủ nghĩa kinh nghiệm. Nếu tôi chưa đặt ngón tay tôi vào nơi dấu đinh và bàn tay tôi vào bên hông Ngài, tôi sẽ không tin.” Ông không hề có ảo giác đâu!

Giăng thuật lại cho chúng ta một câu chuyện rất sinh động (GiGa 20:1-31) về sự hiện ra của Chúa Giê-xu cho các môn đệ tám ngày sau đó. Ngài đã mời Thô-ma khám nghiệm chứng tích trên tay và hông Ngài. Thô-ma nhìn Ngài và quỳ sụp xuống tôn vinh rằng: “Lạy Chúa tôi và là Đức Chúa Trời tôi” (20:28).

Nếu một người muốn giải thích sự hiện ra của Đấng Christ bằng thuyết ảo giác thì phải hoàn toàn bỏ qua các bằng chứng này.

Điều gì đã thay đổi một nhóm môn đệ sợ hãi, nhút nhát thành những người đàn ông can đảm với lòng tin chắc chắn? Điều gì đã thay đổi Phi-e-rơ, một đêm trước khi Chúa chịu đóng đinh, vì quá lo sợ cho mạng sống mình mà ba lần chối bỏ công khai rằng ông thậm chí không biết Chúa Giê-xu. Khoảng năm mươi ngày sau đó ông trở thành một con sư tử gầm thét, liều bỏ mạng sống mình để làm chứng rằng chính ông đã thấy Chúa Giê-xu từ kẻ chết sống lại. Phải nhớ rằng Phi-e-rơ giảng bài giảng nảy lửa này vào ngày lễ Ngũ tuần tại Giê-ru-sa-lem, nơi các biến cố quan trọng đã xảy ra và nơi mạng sống của ông đang bị đe dọa. Không phải ông đang ở Ga-li-lê, cách xa hàng dặm nơi không ai có thể xác minh được những sự kiện, và những tuyên bố của ông không hề gặp một sự phản đối nào cả.

Chỉ có sự phục sinh về phần xác của Đấng Chirst mới làm nên sự thay đổi này.

Ma-ri Ma-đơ-len GiGa 20:15-18

Phi-e-rơ ở Giê-ru-sa-lem 24:34

Bảy môn đồ đang đánh cá IGi1Ga 21:1-23

Hơn năm trăm người ICo1Cr 15:5

Nh ng l n hi n ra sau s ph c sinh

Nh ng ch ng c hi n t i

Cuối cùng, có những chứng cớ hiện tại và cá nhân về sự phục sinh. Nếu Chúa Giê-xu sống lại từ cõi chết, Ngài vẫn đang sống hiện nay, sẵn sàng bước vào đời sống và thay đổi những ai mời Ngài vào trong cuộc sống của họ. Hàng ngàn người hiện giờ đang sống đồng thanh làm chứng về đời sống đã được biến cải nhờ Đức Chúa Giê-xu Christ. Ngài đã biến hóa họ như Ngài đã hứa. Ăn bánh thì chúng ta biết là ngon hay không. Lời mời gọi vẫn còn đó: “Khá nếm thử xem Đức Giê-hô-va tốt lành dường bao!” (Thi Tv 34:8). Con đường chấp nhận lời mời gọi nối kết với Đấng Christ hằng sống vẫn rộng mở cho tất cả mọi người.

Tóm lại, chúng ta có thể đồng ý với Canon B. F. Westcott, một học giả xuất sắc ở Cambridge, nói rằng: “Lẽ dĩ nhiên khi gom tất cả các bằng chứng lại, thì bảo rằng không có một sự kiện lịch sử nào được hậu thuẫn nhiều hơn qua rất nhiều cách khác nhau bằng sự phục sinh của Đấng Christ. Chỉ có một giả định trước đó cho rằng sự phục sinh là giả dối mới có thể đưa ra ý kiến cho rằng các bằng cớ về sự phục sinh còn thiếu.” 2

Đ c thêm

Green, Micheal. The Empty Cross of Christ. Downers Grove, Ill.: InterVarsity Press, 1984.

Morrison, Frank. Who Moved the Stone? Grand Rapids, Mich: Zondervan, 1987.

Wegner, Paul D. God Crucified: Monotheism and Chirstanity in the New Testament. Grand Rapids, Mich.: Eerdmans, 1999.

Kinh Thánh Có Phải Là Lời Đức Chúa Trời Không?

Tôi nghe kể về một gia đình Cơ Đốc đã cầu nguyện lớn tiếng chung với nhau nhiều lần mỗi ngày. Một ngày kia người con trai út nhìn lên bức tranh vẽ Chúa Giê-xu được treo trên bức tường nhà bếp, ngó chăm chăm vào đó và nói một cách suy tư: “Giê-xu, Giê-xu, Giê-xu. Đó là tất cả cái gì tôi nghe được. Nhưng Ngài chẳng đáp lại điều gì cả!”

May mắn cho chúng ta là Ngài có đáp lại – trong Kinh Thánh. Sứ đồ Phi-e-rơ cho chúng ta biết “mọi điều thuộc về sự sống và sự tin kính, khiến chúng ta biết Đấng lấy vinh hiển và nhân đức mà gọi chúng ta” (IIPhi 2Pr 1:3). Khi chúng ta nghĩ rằng Kinh Thánh chứa đựng tất cả những gì Đức Chúa Trời muốn chúng ta biết về sự tin kính, thì quan điểm của chúng ta sẽ thay đổi. Đây không phải là một cuốn sách vô giá trị. Đấng sáng tạo nhắc nhở chúng ta “hãy đọc những lời hướng dẫn”. Tuy nhiên khi hỏi, Kinh Thánh có phải là lời Đức Chúa Trời không vẫn là điều hợp lý. Làm sao chúng ta biết được Kinh Thánh hoàn toàn là điều Đức Chúa Trời phán bảo? Kinh Thánh muốn trình bày điều gì? Có sự thống nhất giữa một phân đoạn với toàn bộ cuốn sách không? Kinh Thánh bao gồm thơ văn, lịch sử, tiên tri và những lời dạy dỗ. Có phải tất cả đều là do Đức Chúa Trời phán dạy không? Đằng sau những câu chuyện, đàng sau lịch sử có sự can thiệp của Đức Chúa Trời không?

Đây là những câu hỏi quan trọng, và khởi điểm để trả lời những câu hỏi này nằm ở chỗ chúng ta phải tìm ra sứ điệp rộng lớn và tổng quát của Kinh Thánh. Đọc cẩn thận sẽ cho thấy một Đức Chúa Trời liên quan đến những sự kiện. Câu chuyện bắt đầu với sự tạo dựng thế giới chúng ta. Rồi Đức Chúa Trời phán với loài người, Ngài bắt đầu trước. Những từ ngữ được thường xuyên sử dụng là “Đức Chúa Trời phán”. Đây không phải là lời của loài người nói với Đức Chúa Trời; mà là Đức Chúa Trời nói về Ngài.

Hãy định thần một chút tưởng tượng rằng qua cuốn sách này Đức Chúa Trời của các từng trời đem sứ điệp đến cho mỗi người chúng ta. Khi đọc, hãy để chính cuốn sách tạo cho bạn sự ham thích . Một khởi đầu tốt sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quát về cuốn sách đầu tiên, đó là sách Sáng Thế Ký, thuật lại câu chuyện tạo dựng thế giới chúng ta. Sau đó bạn hãy đọc lướt qua Tân Ước. Ở đây sự xuất hiện của Đức Chúa Giê-xu Christ được làm sáng tỏ. Những hành động lạ lùng của Ngài, những mối quan hệ tốt đẹp của Ngài với những người xung quanh, những lời định nghĩa về Ngài, và cuối cùng sự chết trẻ tiếp theo bằng sự sống lại của Ngài.

Bốn sách Phúc Âm là “những lời bất khả xâm phạm của niềm tin Cơ Đốc,” như Macolm Muggeridge đã viết: “Vì sự vinh hiển của những lời này nhiều tòa nhà nguy nga đã được xây dựng, Bach sáng tác những bản nhạc, El Greco vẽ tranh, St. Augustine cặm cụi viết cuốn Thành phố của Đức Chúa Trời (City of God) và Pascal viết cuốn Tư Tưởng (Pensées). Và nhờ những lời đó mà Bunyan tìm cảm hứng cho mình trong cuốn Thiên lộ lịch trình (The Pilgrim’s journey#) qua những vùng hoang dã của thế giới này. 1

Nhưng làm sao chúng ta có thể giải đáp cho câu hỏi có ảnh hưởng sâu rộng, cuốn sách này có thật là cuốn sách thánh, từ chính Đức Chúa Trời hay không? Để bắt đầu, chính Kinh Thánh tuyên bố rằng đó là Lời của Thượng Đế được linh cảm. Mặc dù những lời tuyên bố này chưa hẳn là những bằng chứng quyết định, nhưng đó vẫn là hệ thống thông tin rất ý nghĩa không thế nào bỏ qua được. Hệ thống tòa án của chúng ta phải xét những bằng chứng tối quan trọng khi một người ra tòa bào chữa cho sự vô tội của mình là một ví dụ hợp lý về trường hợp nầy. Kinh Thánh trưng dẫn nhấn mạnh vô số lần những lời của Kinh Thánh là lời của Đức Chúa Trời, đó là một yếu tố quan trọng cần phải được xem xét.

Không phải là một cuốn sách bình thường

Rõ ràng Kinh Thánh không phải là một cuốn sách giáo khoa thông thường hay một luận văn triết học như của Socrates hay Plato. Kinh Thánh sử dụng ngữ “Lời của Đức Chúa Trời” 394 lần trong Cựu Ước để nói về chính nó, cộng với vô số các từ ngữ đồng nghĩa khác như luật pháp, quy định, lời giáo huấn, mạng lệnh, quy chế, điều răn. 2 Tân Ước thường trích dẫn trong Cựu Ước như là “Lời của Đức Chúa Trời.” Tiêu biểu là lời tác giả Thi Thiên đã trình bày trong đoạn Thi Tv 119:11 “Tôi giấu lời Chúa trong lòng tôi để tôi không phạm tội cùng Chúa.” 119:1-176 này là một kiểu mẫu của tuyệt tác văn chương với mỗi ký tự trong chữ đầu tiên của những đoạn 8 câu là một mẫu tự trong 22 mẫu tự Hê-bơ-rơ, tổng cộng là 176 câu. Chỉ trừ một hay hai câu còn tất cả đều nhắc đến “Lời của Đức Chúa Trời” dưới dạng này hay dạng khác.

Mặc dù được viết do gần bốn mươi trước giả khác nhau, cuốn sách lạ lùng này đưa ra một chủ đề duy nhất, Đức Chúa Trời liên hệ với con người và sự phản ứng của con người. Sợi chỉ này được đan dệt xuyên suốt qua từng sách từ đầu đến cuối. Cuốn sách sớm nhất được viết vào khoảng 1100 S.C. và cuốn sách cuối cùng, Khải Huyền được hoàn tất khoảng 100 năm sau Chúa Giê-xu giáng sinh. Tất cả bốn mươi trước giả đều đưa ra cái nhìn khái quát về một quan điểm duy nhất, ý định và chương trình của Đức Chúa Trời cho loài người.

Beethoven không phải là người được “Đức Chúa Trời linh cảm”

Kinh Thánh mô tả về chính mình theo cách này: “Cả Kinh Thánh đều là bởi Đức Chúa Trời soi dẫn, có ích cho sự dạy dỗ, bẻ trách, sửa trị, dạy người trong sự công bình ” (IITi 2Tm 3:16)

Không nên lẫn lộn từ ngữ Đức Chúa Trời hà hơi (hay linh cảm) với cách dùng thông thường của từ ngữ này, như khi chúng ta dùng là Shakespeare đã cảm hứng và viết nên những vở kịch vĩ đại hay Beethoven cảm hứng và sáng tác những bản hòa tấu trứ danh. Sự linh cảm, theo cách dùng của Kinh Thánh rất đặc biệt. Đức Chúa Trời là tác giả chủ chốt của Kinh Thánh. Kinh Thánh không nói về bốn mươi trước giả nhưng nói về chính những lời được viết ra. Đây là một điểm quan trọng chúng ta phải nắm bắt.

Sự hà hơi của Đức Chúa Trời rõ ràng nói cho chúng ta biết nguồn gốc của sứ điệp. “Chẳng hề có lời tiên tri nào là bởi ý một người nào mà ra, nhưng ấy là bởi Đức Thánh Linh cảm động mà người ta đã nói bởi Đức Chúa Trời” (IIPhi 2Pr 1:21). Kinh Thánh là một sản phẩm của chính Đức Chúa Trời. Đây không phải là những ý tưởng của con người nhưng là tính cách và ý định thiên thượng của Đức Chúa Trời được bày tỏ qua từ ngữ của con người. Những trước giả Kinh Thánh không phải là những máy đánh chữ. Chúa không nhấn vào họ như là một phím trên bàn phím để viết ra sứ điệp của Ngài. Ngài cũng không đánh vần từng chữ như một số quan điểm Kinh Thánh về sự linh cảm thường được phác họa. Chúng ta thấy khá rõ ràng rằng mỗi trước giả có một phong cách viết riêng của mình. Giê-rê-mi không viết như Ê-sai, và Giăng không viết như Phao-lô. Đức Chúa Trời làm việc qua phương tiện là tính cách của con người nhưng hướng dẫn và kiểm soát con người để những gì họ viết cũng là những gì Ngài muốn viết.

Dấu hiệu của nguồn gốc siêu nhiên

Kinh Thánh là Lời của Đức Chúa Trời bất chấp ý kiến của một người nào . Chỉ tin vào Kinh Thánh không làm cho nó trở thành sự thật. Không tin vào Kinh Thánh cũng không làm cho nó trở nên điều không có thật. Toàn bộ cuốn sách là những lời gợi ý cho lời tuyên bố của Kinh Thánh về nguồn gốc siêu nhiên của nó.

1. Những tiên tri và những trước giả khác đều hoàn toàn ý thức được rằng họ là người phát ngôn của Đức Chúa Trời. “Lời của Đức Chúa Trời đến với tôi ” là từ ngữ xuất hiện thường xuyên trong Cựu Ước. Đa-vít nói: “Thần của Đức Giê-hô-va đã cậy miệng ta mà phán” (IISa 2Sm 23:2). Giê-rê-mi nói: “Đức Giê-hô-va giang tay ra rờ miệng tôi. Đức Giê-hô-va lại phán cùng tôi rằng: Nầy, ta đã đặt lời ta trong miệng ngươi” (Gie Gr 1:9).

Rồi sau đó khi trước giả Kinh Thánh trích dẫn những phần của Kinh Thánh đã được ghi chép trước đó, họ thường trích dẫn chúng như là những lời phán từ miệng Đức Chúa Trời hơn là từ một tiên tri cụ thể nào đó. Chẳng hạn, Phao-lô viết: “Kinh Thánh cũng biết trước rằng Đức Chúa Trời sẽ xưng dân ngoại là công bình bởi đức tin, nên đã rao truyền trước cho Áp-ra-ham Tin Lành nầy: Các dân sẽ nhờ ngươi mà được phước” (GaGl 3:8).

2. Có một vài phân đoạn nói về Đức Chúa Trời như thể Ngài là Kinh Thánh. Ví dụ như: “Chúa là Đấng.. đã phán bởi môi miệng tổ phụ chúng tôi tức là đầy tớ Ngài, là vua Đa-vít rằng: Vì sao các dân nổi giận; lại vì sao các nước lập mưu vô ích?” (Cong Cv 4:24, 25, trích dẫn Thi Tv 2:1). Benjamin Warfield vạch ra rằng trong một số các ví dụ, Kinh Thánh được đề cập đến như là Đức Chúa Trời và một vài chỗ khác đề cập đến Đức Chúa Trời như là Kinh Thánh. Đây chỉ có thể là kết quả từ một thói quen đồng nhất hóa trong tâm trí của trước giả rằng bản văn của Kinh Thánh là lời Đức Chúa Trời phán. Do đó nó trở nên tự nhiên khi họ dùng thành ngữ “Kinh Thánh chép” và dùng thành ngữ “Đức Chúa Trời phán” khi thật sự điều họ muốn nói là “Kinh Thánh, Lời của Đức Chúa Trời chép…” Cả hai phần này chung lại với nhau chứng tỏ một sự đồng nhất hoàn toàn của Kinh Thánh với Đức Chúa Trời phán. 3

3. Những trước giả Tân Ước cũng tuyên bố rõ ràng như vậy rằng họ cũng có những uy quyền tiên tri như các trước giả Cựu Ước. Chúa Giê-xu đã nói Giăng Báp-tít là một tiên tri và còn hơn là một tiên tri (Mat Mt 11:9-15). Theo như cách Gordon Clark đã nói: “Những tiên tri thời Tân Ước cũng được linh cảm không kém gì các tiên tri thời Cựu Ước.” 4

Phao lô tuyên bố về uy quyền tiên tri của mình: “Nếu ai tưởng mình là tiên tri hay là được Đức Thánh Linh soi sáng, thì người ấy hãy biết rằng điều tôi viết cho anh em đây là mạng lịnh của Chúa” (ICo1Cr 14:37).

Phi-e-rơ nói về những bức thư của Phao-lô bị một số người “giải sai ý nghĩa, cũng như họ giải sai về các phần Kinh Thánh khác, chuốc lấy sự hư mất riêng về mình” (IIPhi 2Pr 3:16). Khi Phi-e-rơ đề cập đến thơ tín của Phao-lô ngang hàng với những phần Kinh Thánh khác cho thấy rằng ông xem những bức thơ ấy cũng có những uy quyền tiên tri như Kinh Thánh vậy.

Quan điểm của Chúa Giê-xu về Kinh Thánh

Tuy nhiên, điều quan trọng hơn cả là quan điểm của Chúa Giê-xu về Kinh Thánh. Ngài đã nghĩ sao về nó? Ngài sử dụng nó như thế nào? Nếu chúng ta trả lời được những câu hỏi này tức là chúng ta đã giải đáp được vấn đề Lời nhập thể của Đức Chúa Trời, Đấng mà toàn bộ Kinh Thánh nói đến.

Chúa Giê-xu có thái độ rất cởi mở với Cựu Ước. Ngài từng nhấn mạnh: “Quả thật ta nói cùng các ngươi, đương khi trời đất chưa qua đi, thì một chấm một nét trong luật pháp cũng không qua đi được cho đến khi mọi sự đều được trọn” (Mat Mt 5:18). Ngài đã trưng dẫn Kinh Thánh như là thẩm quyền tối hậu, thường giới thiệu lời tuyên bố với câu “Có lời chép rằng” như sự cám dỗ của Sa-tan trong đồng vắng (4:1-25). Sau khi sống lại Ngài nói về chính Ngài và những sự kiện xung quanh cuộc đời của Ngài như là việc ứng nghiệm lời Kinh Thánh:

Nếu vậy, thế nào cho ứng nghiệm lời Kinh Thánh đã chép rằng việc này tất phải xảy đến?… Nhưng mọi điều ấy phải xảy đến, hầu cho những lời các đấng tiên tri đã chép được ứng nghiệm (Mat Mt 24:54-56).

Khi Chúa Giê-xu khởi sự giảng dạy, Ngài ngồi trong nhà hội ở Na-xa-rét nơi Ngài đã lớn lên. Người ta đưa cho Ngài một cuộn sách tiên tri Ê-sai. Chúa Giê-xu mở cuộn sách, tập tài liệu có 800 tuổi, và bắt đầu đọc. Ngài đọc trong EsIs 61:1-2, đưa lại cho họ và ngồi xuống. Mọi cặp mắt đều đổ dồn vào Ngài, chú ý vào lời nói tiếp theo của Ngài: “Hôm nay đã được ứng nghiệm lời Kinh Thánh mà các người mới vừa nghe đó. ”

Hãy tưởng tượng có một luồng điện chạy qua sau khi Ngài tuyên bố Ngài đã làm ứng nghiệm lời tiên tri đã được chép ra từ 800 năm về trước. Lu-ca ghi lại: “Ai nấy… đều lấy làm lạ về các lời đầy ơn lành từ miệng Ngài ra” (LuLc 4:22). Đám đông đang theo dõi đó mong muốn Ngài làm phép lạ, nhưng họ vẫn cảm thấy một sự tôn kính dành riêng cho Ngài khi Ngài đọc những lời này:

Thần của Chúa ngự trên ta;

Vì Ngài đã xức dầu cho ta đặng truyền Tin Lành

cho kẻ nghèo;

Ngài đã sai ta để rao cho kẻ bị cầm được tha,

Kẻ mù được sáng,

Kẻ bị hà hiếp được tự do;

Và để đồn ra năm lành của Chúa (4:18-19).

Có lẽ chỗ Ngài xác tín và chấp nhận Cựu Ước dứt khoát nhất khi Ngài tuyên bố quả quyết rằng “Kinh Thánh không thể bỏ được ” (GiGa 10:35). Vậy, nếu chúng ta đã nhận Chúa Giê-xu là Chúa và là Đấng Cứu Chuộc, nhưng phủ nhận Kinh Thánh là Lời của Đức Chúa Trời, đó là một sự mâu thuẫn lớn ngay trong lời nói, và không tương xứng cách kỳ dị. Như thế chúng ta đến chỗ bất đồng với Đấng Cứu Chuộc mà chúng ta nhận biết là Đức Chúa Trời đời đời, và Đấng sáng tạo toàn vũ trụ.

Có người gợi ý rằng trong quan điểm của Chúa Giê-xu về Cựu Ước, Ngài tự đặt mình vào địa vị và thành kiến của những thính giả đương thời của Ngài. Nói một cách khác, Ngài đồng tình với quan điểm văn hóa của thời đó về một số vấn đề. Về mặt lý thuyết, vì những thầy thông giáo trong nhà hội chấp nhận thẩm quyền của Cựu Ước, nên Ngài cũng chấp nhận Cựu Ước như vậy để sự dạy dỗ của Ngài có hiệu quả hơn.

Theo sự việc tại Na-xa-rét ở trên cho thấy, có những khó khăn nghiêm trọng cho luận điểm này. Việc Chúa Giê-xu thừa nhận và sử dụng thẩm quyền của Cựu Ước không phải là một việc làm giả tạo hay nông cạn. Nó tiếp tục trở thành trọng tâm trong lời giảng dạy của Ngài liên quan đến con người và công việc của Ngài. Nếu không thì Ngài sẽ mắc tội lừa dối nghiêm trọng trong sự giảng dạy của Ngài. Hơn nữa, tại sao Ngài lại phải điều chỉnh ở một số điểm này mà lại không ở một số điểm khác? Đây rõ ràng là một lập luận không thể đứng vững được.

Những định nghĩa hữu ích

Một vài định nghĩa có thể giúp soi sáng sự hiểu biết của chúng ta về Kinh Thánh vốn là Lời Đức Chúa Trời.

Có phải sự chấp nhận Kinh Thánh là lời của Đức Chúa Trời giống với việc xem xét toàn bộ Kinh Thánh theo nghĩa đen không? Câu hỏi: “Bạn có tin Kinh Thánh theo đúng nghĩa đen không?” cũng giống như câu hỏi: “Ông đã thôi đánh đập vợ của mình chưa?” Câu trả lời “có” hay “không” đều buộc tội người trả lời. Bất cứ khi nào câu hỏi được đặt ra, từ ngữ “nghĩa đen” cũng cần được định nghĩa một cách cẩn thận.

Theo quan điểm hiểu Kinh Thánh theo nghĩa đen không có nghĩa là chúng ta bỏ qua những lời nói bóng được dùng trong Kinh Thánh. Khi Ê-sai nói rằng “mọi cây cối ngoài đồng sẽ vỗ tay” (EsIs 55:2), và tác giả Thi Thiên nói “núi nhảy như chiên đực” (Thi Tv 114:4, 6), thì không có ai nhìn những hình ảnh này theo nghĩa đen. Có những dạng thơ, văn xuôi và các thể loại khác được sử dụng. Cần xem xét theo nghĩa đen của bất kỳ phân đoạn nào theo cách mà trước giả muốn độc giả của mình hiểu. Nó cũng giống y nguyên tắc áp dụng khi đọc một tờ báo, là loại rất dễ cho chúng ta phân biệt giữa nghĩa bóng và nghĩa đen – nhất là những trang thể thao!

Ngược lại, nếu chúng ta không hiểu Kinh Thánh theo nghĩa đen, chúng ta dễ bỏ qua ý định rõ ràng của những trước giả. Quan niệm như vậy sẽ xem những sự kiện trong Kinh Thánh (như sự sa ngã của loài người hay những phép lạ) là những câu chuyện được ghi chép lại chỉ để minh họa và trình bày một chân lý thuộc linh.

Những người có lập trường nầy sẽ nói khi so sánh với câu: “Đừng giết những con gà đẻ trứng vàng”, thì sự thật không nằm ở tính chất thực tế về sự hiện hữu của con gà hay quả trứng vàng trong chuyện ngụ ngôn của Aesop. Vậy, quan điểm này nói rằng chúng ta không cần nhấn mạnh về bản chất lịch sử của những sự kiện và những ghi chép trong Kinh Thánh để thưởng thức và nhìn thấy chân lý được trình bày. Vài tác giả còn áp dụng nguyên tắc này cho thập tự giá và sự phục sinh của Chúa Giê-xu Christ. Như vậy, câu nói “xem xét Kinh Thánh theo nghĩa đen” rất mập mờ và phải được định nghĩa cẩn thận để tránh sự hiểu lầm tai hại.

Tóm lại, trước hết, sự áp dụng lý luận này bỏ qua ý định rõ ràng của từ ngữ theo đúng ngữ pháp và cú pháp. Nó bỏ qua sự nhất quán tổng quát bắt đầu từ giao ước của Đức Chúa Trời trong Sáng Thế Ký để giải cứu “toàn thế giới” và được ứng nghiệm theo nghĩa đen qua Chúa Giê-xu Christ. Thứ hai, sự áp dụng nguyên tắc này làm cho những sự kiện Kinh Thánh như thập tự giá hay sự phục sinh của Chúa Giê-xu trở thành những câu chuyện không có thật chẳng có gì quan trọng. Thứ ba, quan điểm này dẫn tới một sự giải nghĩa tự chọn mang tính chủ quan mà bỏ qua bất cứ suy nghĩ nào về sự linh cảm tối thượng. Cho nên câu nói: “Hiểu Kinh Thánh theo nghĩa đen” rất mập mờ và phải được định nghĩa một cách cẩn thận để thêm sự hiểu biết.

“Kinh Thánh không thể sai lầm được” là một lời dạy dỗ khác cần phải được định nghĩa một cách cẩn thận. Từ ngữ “không thể sai lầm được” có nghĩa gì và không có nghĩa gì? Từ này cũng có thể bị hiểu lầm. Một định nghĩa tổng quát là: Trong nguyên văn thủ bản, tư tưởng Đức Chúa Trời muốn viết đã được viết ra. Những từ ngữ được các trước giả sử dụng cũng được Đức Chúa Trời kiểm duyệt. Tiêu chuẩn của thế kỷ 20 về sự chính xác theo tính khoa học, lịch sử mà các trước giả Kinh Thánh áp dụng không thể áp dụng cho những bản viết cổ xưa này được. Chẳng hạn, Kinh Thánh mô tả những sự kiện theo đúng hiện tượng xảy ra nghĩa là, theo như điều được trông thấy. Kinh Thánh bảo mặt trời lặn và mặt trời mọc. Dĩ nhiên, chúng ta biết rằng mặt trời thật sự không lặn hay mọc nhưng là trái đất quay. Nhưng chính chúng ta cũng vẫn nói mặt trời lặn hay mặt trời mọc, cả trong thời đại mà khoa học đã soi sáng cho chúng ta rồi, vì đây là lối nói thích hợp để mô tả những gì dường như đang xảy ra. Kết quả là chúng ta không nên đả kích Kinh Thánh là sai lầm khi nó được trình bày theo cách hiện tượng. Kinh Thánh phải chép như thế để mọi người ở mọi thời đại và mọi nền văn hóa có thể hiểu được.

Tiêu chuẩn tương tự về sự chính xác trong vấn đề lịch sử cũng không được áp dụng trong thời đại xa xưa. Những minh họa liên quan đến chiến tranh, triều đại và sự trị vì của các vua trong Kinh Thánh được sử dụng số gần đúng hơn là con số chính xác. Ngày nay chúng ta cũng làm như vậy. Khi cảnh sát ước lượng con số của đám đông, chúng ta biết con số đó không chính xác nhưng gần đúng với mục đích của họ.

Một vài lỗi sai rõ rệt có thể là lỗi ở bản ghi chép trong quá trình sao chép lại bằng tay. Gutenberg sáng chế ra máy in và in bản Kinh Thánh đầu tiên bằng tiếng La Tinh vào những năm 1450. Dù rất mệt, nhưng việc sao chép bằng tay là phương pháp được sử dụng để làm ra Kinh Thánh suốt những thế kỷ trước thời của Gutenberg. Đáng kinh ngạc là những bằng chứng cho thấy sự chính xác tổng quát từ bản sao chép này sang bản sao chép khác trải qua các thời đại, có rất ít những lỗi sai nhỏ, đó là do sự cẩn thận tối đa đối với từng bản sao chép.

Khi so sánh hàng ngàn tài liệu Kinh Thánh này, vài vấn đề vẫn chưa được giải thích thỏa đáng. Chúng ta có thể thẳng thắn thừa nhận điều này, hãy nhớ rằng nhiều lần trong quá khứ, khi có sự không nhất quán trong một tài liệu thì vấn đề sẽ được giải quyết khi có thêm nhiều thông tin hơn. Do đó, quan điểm hợp lý sẽ là, khi có những lãnh vực dường như có vẻ mâu thuẫn nhau, hãy trì hoãn vấn đề lại. Chúng ta có thể thừa nhận rằng hiện nay chúng ta không thể giải thích, và chờ đợi cho đến khi có thêm những thông tin mới. Sự hiện diện của những nan đề không hề ngăn cản chúng ta trong việc chấp nhận Kinh Thánh là Lời siêu phàm của Đức Chúa Trời.

E. J. Carnell giải thích dựa trên khoa học:

Có một sự tương đồng chặt chẽ giữa khoa học và Cơ Đốc giáo, nhưng điều đáng ngạc nhiên là dường như ít người để ý đến. Nếu Cơ Đốc giáo khẳng định rằng toàn bộ Kinh Thánh đều mang tính siêu nhiên, thì những nhà khoa học cũng khẳng định rằng tất cả những gì trong thiên nhiên đều hợp lý và có trật tự. Cả hai đều dựa trên giả thuyết, căn cứ không phải trên tất cả những bằng chứng hiển nhiên, nhưng trên “phần lớn” những bằng chứng hiển nhiên.

Khoa học triệt để chủ trương rằng toàn bộ vũ trụ đều mang tính máy móc, mặc dù, trên thực tế, những hạt electron bí mật cứ nhảy lòng vòng lung tung, như được diễn tả trong thuyết gọi là nguyên tắc về sự không chắc chắn của Heisenberg (Hetsenberg principle of uncertai-ty).

Làm sao khoa học có thể minh chứng giả thuyết rằng toàn bộ vũ trụ đều mang tính máy móc trong khi ở nhiều lãnh vực khác nó lại nhìn nhận rằng có nhiều phần của vũ trụ dường như không hề chuyển động theo khuôn mẫu này? Câu trả lời, vì người ta nhận thấy có sự chuyển động đều đặn trong “phần lớn” vũ trụ, nên giả thuyết ôn hòa nhất là khẳng định rằng toàn bộ vũ trụ đều giống như vậy. 5

Những lời tiên tri đáng kinh ngạc #

Một sự xác nhận nữa cho Kinh Thánh là Lời của Đức Chúa Trời, ấy là số lượng lớn những lời tiên tri ghi lại trong đó được ứng nghiệm.

Những lời tiên tri này không phải là những lời đoán chung chung mơ hồ của mấy thầy bói thời hiện đại đưa ra, chẳng hạn: “Một người đàn ông đẹp trai, một người đàn bà xinh đẹp sẽ sớm bước vào cuộc đời của bạn.” Những lời tiên đoán như vậy rất dễ bị giải nghĩa sai. Nhiều lời tiên tri trong Kinh Thánh đã nói rõ đến từng chi tiết, và được cả tính thành thực và uy tín của những nhà tiên tri hậu thuẫn. Chính Kinh Thánh cũng nói rõ rằng một lời tiên tri được ứng nghiệm là một trong những bằng chứng chứng tỏ nguồn gốc siêu nhiên trong lời nói của tiên tri đó (Gie Gr 28:9).

Một lời tiên tri không ứng nghiệm sẽ lột mặt nạ vị tiên tri giả. Phục Truyền nói rằng: “Nếu ngươi nói trong lòng rằng: Làm sao chúng ta nhìn biết được lời nào là lời Đức Giê-hô-va không có phán? Khi kẻ tiên tri nhơn danh Đức Giê-hô-va nói, ví bằng lời người nói không xảy đến và không ứng nghiệm, ấy là lời mà Đức Giê-hô-va chẳng có phán. Kẻ tiên tri đó bởi sự kiêu ngạo mà nói ra: chớ sợ người” (PhuDnl 18:21-22).

Ê-sai đã buộc chặt các tiên tri giả bị lột mặt nạ với những lời tiên tri không được ứng nghiệm của họ. “Phải hãy thuật lại đi! Hãy rao cho chúng ta điều sẽ xảy đến! Hãy tỏ ra những đều đã có lúc trước, cho chúng ta để ý nghiệm sự cuối cùng nó là thế nào, hay là bảo cho chúng ta biết những sự hầu đến. Hãy rao những việc sẽ xảy đến sau này, cho chúng ta biết các ngươi là thần, cũng hãy xuống phước hoặc xuống họa đi, hầu cho chúng ta cùng nhau xem thấy và lấy làm lạ…” (EsIs 41:22-23)

Có ba loại tiên tri được nói đến trong Cựu Ước:

1. Những lời dự báo về Đấng Mết-si-a sắp đến, là Chúa Giê-xu Christ, được nói chi tiết đến khó tin. Những sứ đồ đầu tiên thường xuyên trích dẫn những lời tiên tri trong Cựu Ước để chứng tỏ rằng Chúa Giê-xu đã ứng nghiệm từng chi tiết vốn được các nhà tiên tri chép ra hơn cả trăm năm trước đó. Đa số những lời tiên tri này được chép ra bởi những nhà tiên tri hơn cả năm trăm hay một ngàn năm trước khi Đấng Christ đến thế gian. Loại chi tiết chính xác được đưa ra này không thể đặt ngang hàng với bất kỳ một tôn giáo lớn nào khác trên thế giới này

Chúng ta chỉ có thể đề cập một phần nhỏ nhưng là một số các lời tiên tri tiêu biểu. Chúa Giê-xu đề cập đến những lời tiên tri dự báo về chính Ngài vốn là một trong những nghiên cứu thú vị nhất của Kinh Thánh trong lịch sử. Sau cuộc đối thoại với hai môn đồ trên đường Em-ma-út, Ngài nói rằng: “Hỡi những kẻ dại dột, có lòng chậm tin lời các đấng tiên tri nói! Há chẳng phải Đấng Christ chịu thương khó thể ấy, mới được vào sự vinh hiển mình sao? Đoạn, Ngài bắt đầu từ Môi-se rồi kế đến mọi đấng tiên tri mà cắt nghĩa cho hai người đó những lời chỉ về Ngài trong cả Kinh Thánh” (LuLc 24:25-27).

EsIs 52:13-53:12 là một ví dụ xuất sắc về những lời tiên tri dự báo về Đấng Christ. Một sự ngẫu nhiên không thể nào được sắp xếp như vậy để cố ý tạo ra phần ứng nghiệm. Mười lăm từ ngữ hay cụm từ cụ thể ăn khớp với cuộc đời của Ngài một cách chính xác. Chúng bao gồm cuộc đời của Ngài, việc Ngài bị chối bỏ trong chức vụ, sự chết, sự chôn và phản ứng của Ngài đối với những lời buộc tội bất công trước tòa án. Những điều này đã được viết ra 800 năm trước thời Chúa Giê-xu sống!

Tân Ước gồm có ba mươi tám lần nói đến 53:1-12 và hai mươi bốn lần nói đến Thi Tv 22:1-31. 6

MiMk 5:2 là một hình ảnh đầy ấn tượng về cả lời dự báo Đấng Christ lẫn chi tiết lịch sử: “Hỡi Bết-lê-hem Ép-ra-ta, ngươi ở trong hàng ngàn Giu-đa là nhỏ lắm, song từ nơi người sẽ sanh ra cho ta một Đấng cai trị trong Y-sơ-ra-ên; gốc tích của Ngài bởi từ đời xưa, từ trước vô cùng.” Nó đã bắt buộc được Sê-sa Au-gút-tơ, một nhà vua hùng cường, phải ra một chiếu chỉ để có cuộc điều tra dân số, đem Ma-ri và Giô-sép từ Na-xa-rét đến Bết-lê-hem Ép-ra-ta nơi Chúa Giê-xu được sinh ra. Việc chỉ rõ là Bết-lê-hem Ép-ra-ta là vì có một Bết-lê-hem thứ hai về hướng bắc của Bết-lê-hem này. Lời Kinh Thánh được ứng nghiệm một cách chính xác!

2. Có những lời tiên tri liên quan đến các vị vua, đất nước và các thành phố. Một ví dụ điển hình là thành phố Ty-rơ trong Exe Ed 26:1-21. Ở đây trình bày từng chi tiết về thành phố Ty-rơ sẽ bị tiêu diệt như thế nào, một sự sụp đổ hoàn toàn, và sự kiện là nó không bao giờ được xây dựng lại (câu 4). Việc thế nào lời tiên tri này được ứng nghiệm theo từng giai đoạn qua cuộc tấn công của Nê-bu-cát-nết-sa và sau đó là qua cuộc công kích dữ dội đầy tàn ác của A-lịch-sơn Đại Đế là một minh họa mang tính hiện tượng về sự chính xác và tính thực hữu của những lời tiên tri được dự báo trong Kinh Thánh.

3. Có những lời tiên tri về dân tộc Do Thái và dân Y-sơ-ra-ên. Một lần nữa, một vài lời tiên tri đáng kinh ngạc này sẽ được trích dẫn.

Từ sự tan tác đến việc bị các dân tộc chinh phục đã được Môi-se và Ô-sê tiên báo. “Đức Giê-hô-va sẽ khiến ngươi bị những kẻ thù nghịch mình đánh bại. Ngươi sẽ do một đường ra đánh chúng nó, rồi do bảy đường chạy trốn trước mặt chúng nó; ngươi sẽ bị xô đùa đây đó trong khắp các nước của thế gian (PhuDnl 28:25). “Đức Chúa Trời ta sẽ bỏ chúng nó, vì chúng nó không nghe Ngài; và chúng nó sẽ đi dông dài trong các nước” (OsHs 9:17). Gie Gr 31:1-40 viết về sự dự báo đáng kinh ngạc về sự hồi phục của Y-sơ-ra-ên thành một dân tộc. Hàng ngàn thế kỷ, điều này được xem như một điều không thể nào nghĩ đến được.

Tuy nhiên, một vài sự kiện trong chính giai đoạn của chúng ta, ít ra đã được phần nào đó ứng nghiệm.Tất cả những người quan sát đều nhất trí rằng việc lập quốc của Y-sơ-ra-ên vào năm 1948 là một trong những hiện tượng chính trị kinh ngạc nhất trong thời đại của chúng ta.

Được sinh ra ở thành Bết-lê-hem MiMk 5:2 LuLc 2:4-7 Bị bán với 30 nén bạc XaDr 1:13 Mat Mt 26:15 Bạc được dùng để mua ruộng của thợ gốm XaDr 11:13 Mat Mt 27:6 Yên lặng khi bị buộc tội EsIs 53:7 Mat Mt 27:12-14

Khát cháy cổ lúc chết Thi Tv 22:15 GiGa 19:28

Bị đâm sau khi chết EsIs 53:5 LuLc 23:46

Bảng 5.1. Những sự kiện được dự báo và ứng nghiệm trong cuộc đời Chúa Giê-xu

Đức Chúa Trời phán qua cuốn sách của Ngài

Như thế, đã có nhiều bằng cớ hiển nhiên để ta căn cứ được vào đó mà tin cách rất hợp lý rằng Kinh Thánh là Lời của Đức Chúa Trời . Khi đọc Kinh Thánh, chính Đức Thánh Linh xác nhận điều nầy bằng cách biến đổi người ấy từ sự nghi ngờ sang niềm tin rằng Kinh Thánh là lời của Đức Chúa Trời. Càng theo dõi bằng chứng hiển nhiên khi đọc Kinh Thánh – nói theo cụm từ của Gordon Clark – “nó soi sáng tâm trí người đó”, nghĩa là Kinh Thánh là Lời của Đức Chúa Trời. 7 Sự lãnh hội này là công việc của Đức Thánh Linh Đức Chúa Trời và không bao giờ vô giá trị nhưng luôn hướng tới một mục đích nào đó. Khi một người đọc, tâm trí được soi sáng, tấm lòng được đụng chạm và một sự nhận thức sâu sắc đầy thuyết phục về sứ điệp của Kinh Thánh.

Sau khi chuyện trò với Đấng Christ phục sinh, hai môn đệ trên đường Em-ma-út đã bảo nhau: “Lòng chúng ta há chẳng nóng nảy sao?” (LuLc 24:32). Kinh nghiệm ấy cũng sẽ là của chúng ta, nếu nhờ Đức Thánh Linh, chúng ta cũng tin quyết rằng Kinh Thánh là Lời của Đức Chúa Trời. Chúng ta dùng Kinh Thánh để nuôi dưỡng mình và qua Kinh Thánh chúng ta được vào trong sự hiện diện của chính Tác Giả thiên thượng.

Đọc thêm

Lewis, C.S. “Modern Theology and Bibilical Criticism in Christian Reflections.

Grand Rapids, Mich.: Eerdmans; London: Geoffrey Bles, 1994.

Van Buren, Paul M. According to the Scriptures: The Origin of the Gospel and of the Church’s Old Testament. Grand Rapids, Mich.: Eerdmans, 1998.