Chương 10: Cơ Đốc Giáo Khác Gì Với Các Tôn Giáo Khác?

Vì Sao Chúng Ta Tin?

Đăng vào: 11 tháng trước

.

Chương 11: Cơ Đốc Giáo Khác Gì Với Các Tôn Giáo Khác?

Một đề tài thường được bàn luận trong thế giới ngày càng thu hẹp của chúng ta là điểm khác biệt có ý nghĩa giữa Cơ Đốc Giáo và các tôn giáo khác trên thế giới. Chúng ta chứng kiến những cuộc giao lưu của các nền văn hóa, các dân tộc, các chủng tộc và các tôn giáo trên một cấp bậc chưa từng có trong lịch sử. Từ phi trường địa phương của chúng ta, không cần hơn 24 tiếng đồng hồ là chúng ta có thể đến bất cứ nơi nào trên trái đất. Ti-vi đem đến trong phòng khách chúng ta một Dalai Lama được nhìn thấy ở Pakistan, những nghi lễ hồi giáo ở Iran hay những cuộc chiến tranh chủng tộc và tôn giáo ở Châu Phi.

Hơn 563.000 sinh viên và những học giả sau bậc tiến sĩ từ hơn 212 nước trên thế giới đã đến Mỹ trong những năm 1996-1997 để học trong hơn 2.428 trường cao đẳng và đại học trong mỗi bang của toàn bộ 50 tiểu bang. 1 Những chiếc váy sặc sỡ của các phụ nữ Ấn Độ duyên dáng và những khăn trùm đầu độc đáo của những tín đồ Hồi giáo không còn là một cảnh tượng xa lạ trong những cửa hàng địa phương hay những trường cao đẳng tỉnh lẻ nữa. Thêm vào đó, hàng ngàn những nhà doanh nghiệp, nhà ngoại giao và khách du lịch đến Mỹ mỗi năm.

Những người mới đến này, đã được mời đến những buổi họp phụ huynh, những câu lạc bộ phục vụ, và nhà thờ để nói về bối cảnh văn hóa và tôn giáo của họ. Họ rất chân thành, có giáo dục, và thông minh. Họ thường chú ý tìm hiểu về Cơ Đốc giáo, và chúng ta cũng được học hỏi nơi họ.

Có ph i C ơ Đ c giáo đ c nh t vô nh ?

Khi làm quen với những người bạn phương xa, thì tự nhiên niềm tin tôn giáo của họ thường đặt nghi vấn cho tất cả chúng ta là có phải Cơ Đốc giáo là tôn giáo chân chính không. Có phải Cơ Đốc giáo là độc nhất vô nhị trên thế giới không? Hay phải chăng chỉ có sự khác biệt về chủ đề căn bản chạy xuyên suốt các tôn giáo? Hay nói một cách khác: “Có phải những tín đồ Hồi giáo, Phật giáo, Ấn Độ giáo hay Do Thái giáo cùng thờ phượng một Đức Chúa Trời chung nhưng dưới những tên gọi khác nhau?” Hay, nói thẳng ra: “Có phải Chúa Giê-xu Christ là con đường duy nhất để đến với Đức Chúa Trời không?”

Khi Kinh Thánh nhấn mạnh rằng Chúa Giê-xu Christ là con đường duy nhất đến với Đức Chúa Trời và ngoài Ngài không có một sự cứu chuộc nào khác, điều này có thể gây ấn tượng là Cơ Đốc nhân rất cố chấp và hẹp hòi, bảo thủ trong suy nghĩ. Hay tệ hơn, Cơ Đốc nhân nghĩ rằng họ tốt hơn bất cứ người nào khác. Dường như những Cơ Đốc nhân có một hội bảo thủ riêng, giống như một giáo đoàn riêng biệt với chủ trương phân biệt chủng tộc. Thật ra trong mỗi lãnh vực của cuộc sống, rất dễ khôn khéo tạo ra ấn tượng rằng chúng ta đang hỏi: “Sao bạn không bình thường giống như tôi?”

Chúng ta thường nghe lời nhận xét như sau: “Cứ để cho mọi người tin vào Đức Chúa Trời. Việc gì phải đem Chúa Giê-xu vào đó?” “Đồng ý về Đức Chúa Trời và như vậy là đủ rồi.” Nhưng Cơ Đốc giáo có thể hòa lẫn với các tôn giáo khác và bỏ đi tính cá biệt này không?

Đi m then ch t c a s đi p

Về cơ bản, đối với Cơ Đốc nhân không thể có sự dung nạp về mặt thần học. Hòn đá góc nhà của sứ điệp Tin Lành là Đức Chúa Giê-xu Christ – Đức Chúa Trời giáng thế. Không có nền tảng này, bất cứ phần nào khác đều thiếu ý nghĩa. Có vô số câu trong Tân Ước đưa ra tư tưởng căn bản này. Tôi sẽ trích ra ba câu trong số đó: “Chẳng có sự cứu rỗi trong đấng nào khác; vì ở dưới trời chẳng có danh nào khác ban cho loài người, để chúng ta phải nhờ đó mà được cứu” (Cong Cv 4:12). Sứ đồ Giăng nói: “Chẳng ai thấy Đức Chúa Trời; chỉ con một ở trong lòng Cha, là Đấng đã giãi bày Cha cho chúng ta biết” (GiGa 1:18). Chúa Giê-xu tuyên bố lời kết luận tổng quát: “Ta là đường đi, lẽ thật và sự sống; chẳng bởi ta thì không ai đến được cùng Cha” (14:6).

Cơ Đốc nhân tin như vậy, không phải vì họ đã lập ra luật lệ riêng cho họ, nhưng vì chính Chúa Giê-xu và Kinh Thánh, là nền tảng của họ, tuyên bố những điều đó. Thật sự, sứ điệp trọng tâm này được đan dệt xuyên suốt cả Cựu Ước và Tân Ước. Cơ Đốc nhân không đưa ra lý thuyết của riêng mình nhưng giải thích những sự kiện của Kinh Thánh.

Nếu nói rằng chúng ta muốn thay đổi chân lý này và bỏ phiếu để có cái tổng quát hơn, thì đây là nan đề của chúng ta. Chúng ta sẽ thay đổi điều mà con người không thể nào thay đổi được. Nó là điều cố định và hoàn toàn thật hay hoàn toàn giả dối. Đây là “chân lý thật” (true truth) theo cách Francis Schaeffer nói.

Ø Có một số luật lệ và chân lý mà chúng ta có thể thay đổi được. Chẳng hạn, mức phạt cho việc lái xe vượt đèn đỏ được luật lệ của xã hội quyết định. Luật định ấy không gắn liền với sự kiện. Mức phạt có thể là $50 hay $10, hay luật pháp có thể dẹp bỏ nó hoàn toàn.

Những luật lệ khác, như trọng lực là những chân lý không thể hủy bỏ mà chúng ta không thể thay đổi được. Nó không do xã hội quyết định bằng bầu cử hay do văn hóa. Chân lý mang tính vững bền, cố định và chắc chắn. Mức phạt cũng không do xã hội quyết định. Người ta có thể nhất trí bỏ phiếu giảm bớt trọng lực trong vòng một tiếng đồng hồ, nhưng không một người bình thường nào dám lên nóc nhà nhảy xuống để thử cả! Không, vì sự trừng phạt đối với kẻ vi phạm luật trọng lực gắn liền với chính hành động đó, và cho dù được mọi người nhất trí, nhưng người nào vi phạm luật trọng lực chắc chắn sẽ bị thịt nát xương tan!

Ø Nếu có những quy luật vật lý mang tính nội tại cố hữu thì cũng có những quy luật thuộc linh mang tính nội tại cố hữu. Một trong các định luật đó là Đức Chúa Trời khởi đầu và tự bày tỏ chính Ngài qua việc Chúa Giê-xu Christ xuống thế gian. Một luật khác là sự chết của Đấng Christ là con đường dẫn đến sự tha thứ tội lỗi và sự khởi đầu của mối quan hệ cá nhân với Đức Chúa Trời. Khi rao truyền độc quyền chuộc tội của Đấng Christ, Cơ Đốc nhân không hề có thái độ tự tôn. Không có chỗ cho sự ngạo mạn. Trái lại, đó là một người đã được sự can thiệp và ân điển của Đức Chúa Trời đụng chạm mình. D. T. Niles mô tả cách Cơ Đốc nhân làm chứng về kinh nghiệm cá nhân của mình: “Nó giống như việc một người ăn xin nói cho một người ăn xin khác chỗ tìm được thức ăn.”

Chân thành đã đ ch ư a?

Một nhận định tổng quát về chân lý có thể giúp ích cho chúng ta, đó là chân lý thuộc linh không được quyết định bằng đa số phiếu, chân thành tin vào một điều gì đó sẽ không biến việc ấy thành sự thật, chẳng hạn bất kỳ ai cũng có thể thí nghiệm bằng cách bốc nhầm một lọ thuốc trong tủ thuốc trong bóng tối. Trước kia chúng ta đã nói rằng đức tin cũng không giá trị hơn đối tượng đặt để niềm tin. Đức tin đó có chân thành hay mạnh mẽ bao nhiêu cũng không quan trọng. Một cô y tá nhỏ axit cacbon vào mắt một đứa trẻ mới sanh, dù cô ta chân thành nghĩ rằng mình đang nhỏ nitrat bạc, thì sự chân thành đó không thể nào cứu em bé khỏi mù.

Những nguyên tắc tương tự này cũng được áp dụng cho những vấn đề thuộc linh. Tin tưởng một điều gì không hề khiến cho nó trở thành sự thật cũng như không tin vào một chân lý không làm cho nó trở nên điều giả dối. Sự kiện là sự kiện, bất chấp người ta có thái độ nào đối với nó. Trong những vấn đề tôn giáo, câu hỏi căn bản luôn là: “Những sự kiện này có thật không?”

Ravi Zacharias đưa ra một sự giải thích hữu ích trên quy luật logic. Đầu tiên, là nguyên tắc hoặc có hoặc không, luật không mâu thuẫn. Chúa Giê-xu hoặc là Đức Chúa Trời hoặc không phải là Đức Chúa Trời, đúng hoặc không đúng. Nếu Chúa Giê-xu Christ là Đức Chúa Trời, Brahma hay một trong số 330 triệu thần khác không thể thực sự là Đức Chúa Trời. Nếu Chúa Giê-xu Christ là tác giả của sự sáng tạo, theo điều Kinh Thánh dạy, thì không phải là Brahma. Nó chỉ có thể là cái này hoặc cái kia mà thôi. Hãy suy nghĩ lại: axit cacbon hoặc là độc hại hoặc là không!

Logic này cũng giống như câu tôi nói: “Không có chiếc xe buýt nào đang chạy tới. Tôi sẽ băng qua đường.” Nhưng bạn sẽ nói: “Có một chiếc xe buýt đang chạy tới. Tôi sẽ không băng qua đường.” Chúng ta sẽ biết sự thật là gì khi tôi băng qua đường. Một cái phải là thật và cái kia không phải.

Ngược lại với logic là nguyên tắc cả hai/và. Quan điểm đa thần sẽ nói rằng cả Brahma và Chúa Giê-xu đều là Đức Chúa Trời thật cả. Cùng đi với quan điểm này là lời nói: “Muốn có bao nhiêu Đức Chúa Trời tùy bạn “. 2

Ứng dụng nguyên tắc cả hai/và dẫn tới sự bế tắc trong suy nghĩ của chúng ta. Xem xét sự sáng tạo chẳng hạn. Đức Chúa Trời nào hay thần nào sáng tạo thế giới? Đức Chúa Trời nào sẽ nói cho tôi biết chân lý về cuộc sống? Tôi nên cầu nguyện với thần nào? Làm sao tôi biết được thần nào tốt và thần nào không tốt? Có thể nào có Chúa Giê-xu cùng với nhiều thần khác?

Hãy lấy sự kiện thần tánh, sự chết và phục sinh của Chúa Giê-xu Christ làm ví dụ. Cơ Đốc giáo khẳng định những việc này là trọng tâm của sứ điệp. Ngược lại, Hồi giáo phủ nhận thần tánh, sự chết và sự phục sinh của Đấng Christ. Ngay ở điểm mang tính quyết định này, một trong những quan điểm đối lập là không có thật và sai. Cả hai không thể đồng thời là sự thật được, bất kể mỗi phe đều được vô số người tin một cách chân thành như thế nào.

Người ta đã nói nhiều về những điểm tương đồng giữa các tôn giáo trên thế giới. Nhiều Cơ Đốc nhân ngây thơ cũng phỏng đoán rằng đại khái thì các tôn giáo đều cũng giống nhau cả, vì tất cả đều tuyên bố những điều giống nhau và cơ bản cũng thực hành những điều Cơ Đốc nhân làm nhưng chỉ có ngôn ngữ hơi khác nhau. Dường như thái độ như thế sử dụng nguyên tắc cả hai/và như vậy làm cho tất cả những tôn giáo giống nhau, chẳng hạn: “Cả Hồi giáo và Cơ Đốc giáo đều đúng hết” (mặc dù tín đồ Hồi giáo kịch liệt phản đối điều này).

“Thêm một Chúa Trời khác” sẽ là một ứng dụng khác cho nguyên tắc cả hai/và. Có thể có một vài sự tương tự giữa những tôn giáo nhưng sự khác biệt giữa chúng quan trọng hơn nhiều.

Ch theo lu t vàng có đ không?

Một trong những điều tương đồng là niềm tin vào Luật Vàng, vốn có trong hầu hết các tôn giáo. Từ thời Khổng Tử, chúng ta đã được nghe nhiều lời tuyên bố trong nhiều dạng khác nhau như: làm cho người khác điều mình muốn họ làm cho mình. Đôi khi điều này cũng được xem như tính chất chủ yếu của Cơ Đốc giáo. Nếu tất cả những gì Chúa Giê-xu làm là đưa ra Bài Giảng Trên Núi và những Luật Vàng, thì có lẽ Ngài chỉ làm tăng sự thất vọng của chúng ta. Rất ít người trong chúng ta có thể kiên trì giữ những luật lệ này. Vấn đề của chúng ta không phải là chúng ta không biết điều chúng ta nên làm. Trái lại, vấn đề của chúng ta là thiếu năng lực, là không có khả năng để làm những điều chúng ta biết là ích lợi, đạo đức, tốt lành, chính trực, thành thật và nhân từ.

Chúa Giê-xu Christ không những dạy Luật Vàng nhưng Ngài còn đến để giúp chúng ta giữ những điều đó. Đây là sự khác biệt cơ bản lớn nhất giữa Cơ Đốc giáo và những tôn giáo khác. Ngài ban cho chúng ta năng lực để sống như chúng ta nên sống, ban cho chúng ta sự tha thứ như là quà tặng miễn phí. Ngài ban cho chúng ta một cuộc sống “mới”, đó là sự công chính của Ngài. Chúng ta có thể làm lại cuộc đời mình từ đầu. Ngài làm cho chúng ta những điều chúng ta không thể tự mình làm được.

C ơ Đ c Giáo căn b n

Nếu danh sách những hành động của Đức Chúa Trời dường như rất tốt, thì nhìn khái quát về đặc điểm của Đức Chúa Trời là điểm khởi đầu cho Cơ Đốc giáo căn bản. Mark Mittelberg và Bill Hybels trong quyển Trở Thành Một Cơ Đốc Nhân Có Ảnh Hưởng (Becoming a Contagious Christian) giải thích 3 đặc tính có ảnh hưởng sâu xa của Đức Chúa Trời:

Trước hết, Đức Chúa Trời yêu thương. Do lòng nhân từ đó Ngài tạo dựng chúng ta và ao ước có được mối giao thông với chúng ta. Ngài tiếp tục kiên nhẫn gia tăng tình yêu của Ngài đối với chúng ta. Nhiều người thích dừng lại tại điểm này, nhưng còn nhiều điều khác cần nói.

Thứ hai, bạn thấy đó, Đức Chúa Trời thánh khiết. Điều này có nghĩa là Ngài hoàn toàn trong sạch và cách biệt khỏi tất cả những gì không trong sạch.

Phẩm tính thứ ba của Đức Chúa Trời là công bình. Nói một cách khác, Ngài giống như một thẩm phán công bằng không bỏ qua một vi phạm luật nào: hơn thế nữa Ngài phải thi hành công lý. 3

Vấn đề khó hiểu nhất cho chúng ta là Đức Chúa Trời hoàn toàn cách biệt với chúng ta so với tiêu chuẩn thánh khiết của chúng ta. Khi chúng ta nổi giận trước những hành động vô ý và tàn bạo đối với một người bất lực, chúng ta từng trải một ý niệm mơ hồ về sự ghê tởm của Ngài đối với tội lỗi. Kinh Thánh xác nhận: “Thậm chí Ngài không thể nhìn vào tội lỗi”. Sự thánh khiết vô hạn của Đức Chúa Trời vượt xa chúng ta, giống như so sánh khoảng cách giữa một ngọn cây cao nhất là tiêu chuẩn thánh khiết của chúng ta với mặt trăng là tiêu chuẩn thánh khiết của Đức Chúa Trời.

Một sinh viên cao đẳng đã tốt nghiệp nói với tôi một cách nghiêm túc: “Nếu Đức Chúa Trời hạ thấp tiêu chuẩn thì tôi sẽ ổn.” Anh ta cảm thấy mình như ở mức trung bình trong cuộc sống và đạo đức. Đối với anh, Đức Chúa Trời như một giáo sư với thang điểm, và anh ta đạt được kết quả là trung bình. Để tóm tắt về trọng tâm của Cơ Đốc giáo theo Kinh Thánh, chúng ta sẽ xem xét câu Kinh Thánh được trích dẫn nhiều nhất trong Kinh Thánh – GiGa 3:16.

Ø “Vì Đức Chúa Trời yêu thương thế gian đến nỗi… ” mỗi người chúng ta là những người Ngài đã tạo dựng. Từ ngữ “yêu thương đến nỗi” nghĩa là Đức Chúa Trời yêu thương chúng ta hơn cả một người mẹ chăm sóc đứa con của mình hay một người cha làm việc cật lực để nuôi cả gia đình của mình. Đức Chúa Trời quan tâm đến mỗi người chúng ta.

Ø “đã ban Con một của Ngài, Chúa Giê-xu Christ ” đến trần gian “để “giải cứu chúng ta” và trở thành “chân lý và sự sống” của chúng ta. Tất cả những phương thuốc của đạo đức và luân lý đều đã thất bại. Chúng ta đã quay lưng khỏi con đường của Đức Chúa Trời. Chúng ta cần một Đấng Cứu Chuộc. Đây không phải là sự cố gắng của chúng ta với Đức Chúa Trời, nhưng Đức Chúa Trời cúi xuống giúp đỡ chúng ta. Ngài biết rằng có thêm luật lệ nữa cũng vô ích. Thay vào đó, Đức Chúa Trời thánh khiết và công bình đến thế gian, và được gọi là Chúa Giê-xu “chính con trai ấy sẽ cứu dân mình ra khỏi tội” (Mat Mt 1:21).

Ø “hầu cho hễ ai tin Con ấy ” – lời mời gọi đã mở rộng cho tất cả mọi người. Bất kỳ ai đến, Ngài cũng vui lòng chấp nhận hết. Bất kỳ ai nói với Ngài: “Vâng, con cần Ngài” sẽ biết Ngài thật sự đáp lời. Ngài đem lại sự giúp đỡ và sự tha thứ thiên thượng. Ngài ban một đời sống mới hoàn toàn và hàn gắn lại mối quan hệ với chính Ngài. Hãy dâng chính mình cho Ngài và bạn sẽ tìm thấy chính mình, như đúng những gì Đấng sáng tạo muốn bạn trở thành.

Ø “không bị hư mất mà được sự sống đời đời. ” Ngài giải cứu bạn, “giải cứu” bạn khỏi “bị hư mất” vì tội lỗi và những thất bại của bạn. Bạn sẽ được tha thứ, giải phóng khỏi những thói quen trói chặt, khỏi sự trống trải dằng dặc và những tội lỗi lặp đi lặp lại. Ngay cả những “tội lỗi nhỏ nhặt” của một con người khá đạo đức cũng sẽ được tha thứ. Sự sống đời đời là chính sự sống của Đức Chúa Trời mà Ngài ban cho chúng ta. Chính là “con người mới” theo cách sứ đồ Phao-lô gọi. Bất kỳ hoàn cảnh của chúng ta là gì, Ngài đón nhận chúng ta và vui mừng cứu chúng ta khỏi đại dương của sự trống trải và ngờ vực. Hãy tưởng tượng cuộc sống với bàn tay của chúng ta trong tay Ngài mỗi ngày!

Tiếp nhận Ngài vào trong cuộc sống của bạn không phải là lời đề nghị hãy tự giải quyết lấy đi. Không phải nói như kiểu: “Hãy cố gắng thật nhiều và làm theo cách này thì bạn sẽ nhận được ân điển của Đức Chúa Trời.” Đây không phải là những lời hướng dẫn phương pháp học bơi cho một người chết đuối. Trong Cơ Đốc giáo, chính Đức Chúa Giê-xu Christ đến để trở thành người cứu hộ cho chúng ta.

Món quà mi n phí

Một “người cứu hộ” là người nhảy vào, giúp đỡ và cứu. Chúa Giê-xu mô tả việc giáng thế của Ngài như là “ban sự sống cho nhiều người”. Ngài là Đức Chúa Trời giáng thế ở cùng với chúng ta để giúp đỡ. D. T. Niles giải thích rằng trong những tôn giáo khác, con người bị bỏ mặc để tự cố gắng hết sức của mình, tuân theo những luật lệ và làm “những việc thiện.” Đây là tất cả những việc “để có thể” đạt được những mục tiêu hứa hẹn riêng của chính mình (và trong mỗi tôn giáo có những điều không tưởng và những lời hứa hẹn được mời mọc). Mark Mittelberg làm sáng tỏ sự khác nhau giữa tôn giáo và Cơ Đốc giáo. “Tôn giáo đánh vần là “HÃY LÀM” – (DO), bởi vì nó bao gồm những việc con người làm để cố gắng bằng cách nào đó đạt được sự tha thứ và ân sủng của Đức Chúa Trời… May mắn là Cơ Đốc giáo được đánh vần cách khác. Nó được đánh vần là “LÀM XONG RỒI.” – (DONE) 4

Đối với những Cơ Đốc nhân, làm lành là kết quả của thái độ biết ơn đối với Đấng Cứu Chuộc đã trở thành người cứu hộ của chúng ta. Nó là một cách diễn tả thái độ biết ơn và lời cam kết đi theo sự hướng dẫn của Ngài.

Sự bí ẩn về tình yêu của Đức Chúa Trời và sự giáng thế của Chúa Giê-xu làm Đấng Cứu Chuộc chúng ta được tìm thấy trong sự chết của Ngài trên cây thập tự. Đấng Thần – Nhân vô tội này đã bị sát hại một cách tàn bạo và mang án phạt mà tất cả tội nhân đáng phải chịu. Chính là án phạt mà tôi và bạn đáng phải chịu. Tại thập tự giá, tình yêu và công lý của Đức Chúa Trời được hòa quyện với nhau. Nơi đây Đức Chúa Trời công bố tha thứ cho những thất bại đạo đức và yếu đuối con người của chúng ta. Thập tự giá nói lên sứ điệp của tình yêu và sự tha thứ cho dù được nhìn thấy trên nóc nhà thờ hay ở quầy bán đồ trang sức: cả tình yêu và công lý đều được thỏa mãn.

William Lane Craig kể một câu chuyện về phản ứng của ba người đàn ông khi họ nhìn thấy được sự thực hữu của Đấng Christ.

Ba người đàn ông đứng trong đám đông trước ngai của Đức Chúa Trời trong ngày Phán Xét. Mỗi người có một điều để khiếu nại với Đức Chúa Trời. Một người đàn ông than phiền cách cay đắng: “Tôi bị treo cổ vì một tội tôi không hề phạm”. Một người khác nói: “Tôi bị chết vì một căn bệnh kéo dài trong hàng tháng trời, làm cho tôi tan nát cả về thể xác lẫn tinh thần”. Người thứ ba lẩm bẩm: “Con trai của tôi bị giết trong lúc còn trẻ khi một tên say rượu lái xe đâm vào vệ đường và tông vào nó”. Người nào cũng giận dữ và nôn nóng muốn giãi tỏ ý kiến của mình với Đức Chúa Trời. Nhưng khi họ đến trước ngôi và nhìn thấy Quan án của họ với bàn tay, bàn chân mang dấu đinh và hông Ngài bị thương, thì mỗi người đều nín lặng. Họ yên lặng quỳ xuống chiêm ngưỡng Đấng Cứu Chuộc của mình. 5

Ba tôn giáo l n

Từ bức tranh này về quà tặng của Đức Chúa Trời, chúng ta sẽ đối chiếu vắn tắt với ba tôn giáo lớn khác trên thế giới. Chúng ta sẽ thấy quan niệm của họ về sự cứu chuộc và những điều họ hướng tới khá khác với bức tranh mà chúng ta đã vẽ ra nãy giờ.

Ø Phật giáo bắt đầu với Gautama Siddhartha, sinh vào năm 563 T.C. ở phía bắc Ấn Độ. Giống như những người mộ đạo khác trong thời đại của mình, ông lao vào một cuộc hành hương tìm kiếm câu trả lời cho những đau khổ và con đường đến bình an. Cuối cùng, ông cảm thấy ông đã đạt được “sự giác ngộ ” và kinh nghiệm “cõi niết bàn” hay hạnh phúc tột đỉnh (supreme blessedness). Kinh nghiệm này mài dũa tư tưởng của ông, được phổ biến rộng rãi và người ta tôn ông là “Đức Phật” và “người giác ngộ.”

Ông mô tả cõi niết bàn là trạng thái đạt được do sự loại trừ sự hiện hữu của một cá nhân qua sự hoà nhập của linh hồn vào một thể tối thượng. Đạt đến cõi niết bàn cũng giống như thổi tắt một ngọn nến (sự tự hủy diệt hoàn toàn hay sự hư vô hoàn toàn). Luận thuyết của Phật giáo là bốn “chân lý cao quí” cơ bản: (1) sự đau khổ mang tính phổ quát, (2) nguyên nhân của sự đau khổ là ham muốn – do cái tôi (self) thúc đẩy mạnh mẽ, (3) phương pháp chữa lành sự đau khổ là diệt trừ mọi ham muốn, và (4) ham muốn chỉ được loại bỏ khi nào đi theo Bát Chánh Đạo để tiến đến sự giác ngộ.

Bát Chánh Đạo, rất quen thuộc với tất cả những tín đồ Phật giáo, bao gồm tri thức đúng, cảm giác đúng, lời nói đúng, hành động đúng, sống đúng, kết quả đúng, sự sáng suốt đúng và sự suy gẫm đúng. Sự loại bỏ ham muốn là chủ đề trung tâm và mục tiêu để đem một người đến cõi niết bàn – hạnh phúc tột đỉnh đạt được qua sự hoà nhập của cá nhân vào cùng một thể tối thượng với vũ trụ – một lần nữa, cũng giống như việc thổi tắt một ngọn nến.

Ngoài ra, Phật giáo cũng chấp nhận luật nhân quả, được phổ biến như luật nghiệp báo, rằng tất cả những việc làm đều có hậu quả, hoặc tốt hoặc xấu trong kiếp này hay kiếp sau. Niềm tin vào một kiếp sau hay sự nhập hồn của linh hồn vào một cuộc sống trần gian khác sẽ quyết định bằng việc làm của chúng ta trong cuộc đời này. Đặc biệt điều nầy được ứng dụng khi nói về “một chút” của cuộc sống hay khi chết linh hồn sẽ ở trong thể xác này hay dạng khác. Mục đích của Đức Phật rõ ràng là muốn giúp đỡ những đệ tử của mình thoát khỏi cái vòng luẩn quẩn của sự đau khổ và ham muốn qua sự sinh ra và luân hồi.

Ø Đối với Ấn Độ giáo, mục tiêu tối hậu cũng là niết bàn, nhưng thuật ngữ ở đây mang một ý nghĩa khác. Niết bàn là sự kết hợp cao nhất với Đế Thiên (Brahma), một lực lượng thống lãnh vũ trụ, tức là giáo chủ của Ấn Độ giáo có 330 triệu thần. Kinh nghiệm này được so sánh với việc một giọt nước trở về đại dương. Cá nhân hoàn toàn biến mất trong sự tái hợp với những thần của nó, nhưng không có sự tự huỷ diệt hoàn toàn về nhận dạng của một người như được dạy trong Phật giáo.

Suy gẫm tiên nghiệm hay yoga có mục đích là đem con người kết hợp với vũ trụ vô thân vị hay “thượng đế”. Nền tảng của những phương pháp luyện tập này là một quan niệm về thế giới cảm quan như ảo tưởng. Đối với những tín đồ Ấn Độ giáo sùng đạo, cõi niết bàn được thể hiện qua một chu kỳ liên tục là sinh ra, sống trên đời, chết đi, và đầu thai vào kiếp khác. Ngay khi bất cứ loài động vật nào, côn trùng hay con người chết đi, lập tức loài đó được đầu thai vào những hình hài khác. Hoặc người đó đi lên hay đi xuống trên bậc thang sự sống tùy theo phẩm chất của sinh hoạt đạo đức mà người ấy đã sống. Nếu sống một cuộc sống có phẩm hạnh tốt, người đó được lên một bậc thang với nhiều tiện nghi hơn và ít đau khổ hơn. Nếu ai sống một cuộc đời xấu xa, người đó bị tụt xuống một cấp bậc với nhiều sự đau khổ và nghèo đói. Nếu quá tệ, người đó sẽ không được đầu thai làm người nữa mà chỉ đầu thai làm thú vật hay côn trùng mà thôi.

Luật nghiệp báo là luật phải gặt ở kiếp sau những gì ta làm ngay trong kiếp nầy. Nó cho chúng ta biết vì sao những tín đồ Ấn Độ giáo không giết dù chỉ một con côn trùng, nói chi đến con bò quý giá, mặc dù sự cấm kỵ này dẫn đến tình trạng mất vệ sinh nghiêm trọng và những vấn đề sức khỏe công cộng. Những điều có vẻ lạ lùng và khó hiểu đối với người phương Tây lại rõ ràng là rất hợp lý đối với tín đồ Ấn Độ giáo.

Ø Đối với Hồi giáo, thiên đàng được quan niệm như là một nơi đầy hạnh phúc và sự hưởng thụ. Muốn đạt được điều đó thì khi sống trên đời nầy, người ta phải kiêng kỵ nghiêm nhặt mọi thứ hưởng thụ cá nhân khi còn trên đất này. Họ dạy Đấng Alla là một thể thống nhất tuyệt đối, là Đấng sáng tạo và là Chúa quản trị toàn vũ trụ. Ngài cũng là Đấng phán xét tối thượng của tất cả loài người. Muhhammad, tiên tri của Alla, phản đối ý tuởng Chúa Giê-xu, một con người, có thể là Đức Chúa Trời được. Chúa Giê-xu được chào đón là tiên tri vĩ đại của Đấng Alla nhưng không phải là Đức Chúa Trời giáng thế.

Năm nhiệm vụ là Năm Giới Răn Cột Trụ của Hồi giáo, bao gồm đọc kinh, đi hành hương đến Mecca, bố thí cho kẻ nghèo, cầu nguyện năm lần mỗi ngày và ăn chay trong tháng Ramadan (một tháng kiêng ăn ban ngày).

Những tôn giáo này khác với Cơ Đốc giáo trong những niềm tin cơ bản. Những điều này cũng áp dụng ý tưởng làm, mâu thuẫn với thập tự giá của Đấng Christ là giải cứu và tha thứ cho chúng ta.

Một lần nữa, ở đây không có gì bảo đảm cả. Tôi thường hỏi những tín đồ Ấn Độ giáo, Hồi giáo, và Phật giáo rằng họ có chắc chắn được vào cõi niết bàn hay vào thiên đàng sau khi họ chết không. Chưa bao giờ tôi nghe có người nào đáp có. Trái lại, họ bảo rằng sự bất toàn trong đời sống họ là một sự ngăn trở cho việc đạt được điều đó. Không hề có một sự đảm bảo nào trong hệ thống niềm tin của họ. Kết quả là sự cứu chuộc phụ thuộc hoàn toàn vào công việc của cá nhân để lấy điểm.

Trong quyển sách Sự Bãi Bỏ Của Con Người (The Abolition of Man), C. S. Lewis chỉ ra rằng trong mọi tôn giáo đều có những lời chỉ giáo đạo đức loại nào đó. Nhưng trong Cơ Đốc giáo, sự khác biệt có ý nghĩa và vô cùng quan trọng là trong chính Đấng Christ hằng sống. Bất cứ ai tin đều nhận được Linh của Ngài, một năng lực để vâng theo lời dạy của Đức Chúa Trời và Linh ấy đến với những ai tin nơi Đức Chúa Con và sẵn sàng đi theo sự dẫn dắt của Ngài.

Ý ni m v Th ượ ng Đ ế

Cả đến ý niệm cơ bản về Thượng Đế, điều chúng ta được yêu cầu đồng ý với họ, cũng tỏ ra sự khác biệt lớn. Bảo rằng chúng ta có thể hiệp một với bất kỳ ai tin nơi Thượng Đế, bất chấp Đấng đó tên gọi là gì, tức là không nhận thức được từ ngữ Thượng Đế sẽ không có nghĩa gì hết khi tách rời với định nghĩa dành cho tên gọi đó.

Trái với sự tin tưởng của mọi người, Đức Phật không bao giờ tự nhận mình có thần tánh cả. Thật vậy, ông hoàn toàn không bàn luận đến vấn đề Đức Chúa Trời có hiện diện hay không. Đức Phật còn nhấn mạnh, nếu Đức Chúa Trời hiện hữu, Ngài cũng không thể giúp cho một cá nhân nào đạt được sự giác ngộ cả. Mỗi người phải tự giác ngộ lấy.

Sự dạy dỗ của Ấn Độ giáo có tính cách phiếm thần. Phiếm nghĩa là “tất cả” và thần ám chỉ về “Đức Chúa Trời. Tín đồ Ấn Độ giáo tin rằng Đức Chúa Trời và vũ trụ là một. Ý niệm về Maya (thế giới ta bà) là trọng tâm suy nghĩ của họ. Maya là ý niệm nhị nguyên cho rằng thế giới vật chất chỉ là ảo tưởng: chúng ta nghĩ rằng chúng ta là hữu thể có thân vị (personal beings), nhưng chúng ta không phải; chúng ta chịu khổ vì chúng ta nghĩ rằng chúng ta là những con người, nhưng chúng ta không phải. Theo triết học này thì tất cả những suy nghĩ và cảm giác đều là ảo tưởng. Brahma là thực tại tối hậu, là Đại Ngã. Trái lại thực tại là thuộc linh và vô hình. Thật sự thì mỗi người – mọi vật tồn tại – đều là Tiểu Ngã vì tất cả đều là thần thánh cả.

Phật giáo cũng dạy rằng thế giới vật chất chỉ là ảo tưởng. Cho nên ta thấy rõ vì sao khoa học hiện đại có nguồn gốc từ Cơ Đốc giáo, là những người tin vào một Đức Chúa Trời có thân vị và một vũ trụ có trật tự, chứ không theo tinh thần triết học Đông phương. Điều này giải thích vì sao những tiến bộ khoa học hầu hết đến từ phương Tây hơn là phương Đông. Tại sao con người cần phải mất công khảo cứu những điều mà họ tin chỉ là ảo tưởng?

Đối với Hồi giáo và Do Thái chúng ta có một Thượng Đế hay Đức Chúa Trời gần gũi với quan niệm Cơ Đốc giáo hơn. Ở đây Đức Chúa Trời có thân vị tính và siêu việt – nghĩa là cách biệt với công trình sáng tạo của Ngài. Chắc chắn bạn sẽ nói rằng vậy thì chúng ta có thể hiệp chung với những người tin vào Đức Chúa Trời cách cá nhân.

Nhưng khi chúng ta nghiên cứu quan niệm của Hồi giáo về Đấng Alla, theo kinh Coran (Qur’an) – chúng ta thấy Alla không phải là Đức Chúa Trời và là Cha của Chúa Giê-xu Christ chúng ta, mà chỉ là một Đức Chúa Trời hoàn toàn siêu việt. Chúng ta nhận biết về Đấng Alla nhờ kinh Qur’an, và do Muhammad. Ông dạy rằng ông chính là tiên tri cuối cùng của Alla.

Bức tranh về Đức Chúa Trời trong kinh Coran (Qur’an) là về một Đấng hoàn toàn xa cách với con người, một Đức Chúa Trời vô cùng thất thường trong mọi hành động, chịu trách nhiệm về điều thiện lẫn điều ác, và dĩ nhiên chắc chắn Alla không phải là một Đức Chúa Trời “yêu thương thế gian đến nỗi đã ban Con một của Ngài.” Chính quan niệm rất xa lạ về Đức Chúa Trời nầy đã khiến cho người Hồi giáo không thể tiếp nhận được quan niệm về sự giáng thế của Chúa Giê-xu Christ. Làm thế nào vị thần oai nghiêm và cao tột độ của họ có thể tiếp xúc với con người trần tục sống trong tội lỗi và đau khổ? Sự chết của Đức Chúa Con trên thập tự giá cũng vậy không thể thuyết phục tín đồ Hồi giáo được, vì điều này có nghĩa là Đức Chúa Trời bị loài người đánh bại, mà theo họ, đó là việc không thể nào có được.

Phật giáo: cơ bản không bàn đến sự hiện hữu và phẩm tính của Đức Chúa Trời.

Ấn Độ giáo: cơ bản là phiếm thần – Đức Chúa Trời có trong mọi thứ – nhưng cũng đa thần, tất cả là 330 triệu vị thần (kể cả Chúa Giê-xu).

Hồi giáo: độc thần như Cơ Đốc giáo, nhưng phản bác Chúa Giê-xu là Đức Chúa Trời nhập thế.

Đ c Chúa Tr i c a Do Thái Giáo khá g n gũi

Quan niệm của Do Thái giáo về Đức Chúa Trời gần với Cơ Đốc giáo hơn cả. Đức Chúa Trời mà họ thờ phượng há không phải là Đức Chúa Trời của Cựu Ước mà chúng ta vẫn nhìn nhận không? Chắc chắn là chúng ta đồng ý về điều này!

Tuy nhiên, một lần nữa nếu khảo sát kỹ hơn, ta sẽ thấy rằng đa số những người theo Do Thái giáo không thừa nhận Đức Chúa Trời của họ là Cha của Chúa Giê-xu Christ. Một số người có thể tin rằng Chúa Giê-xu là một người vĩ đại, nhưng không phải là Đấng Mết-si-a (Đấng Cứu Chuộc). Thật vậy, chính vấn đề này đã gây ra tranh luận cay đắng trong thời Chúa Giê-xu. Họ nói với Chúa Giê-xu rằng chúng tôi chấp nhận Đức Chúa Trời nhưng không chấp nhận ông, vì ông là con người mà dám tự xưng là Đức Chúa Trời. Theo quan niệm của họ, đây là trường hợp phạm thượng (lộng ngôn) rõ ràng.

Trong cuộc nói chuyện với những nhà lãnh đạo tôn giáo Do Thái, Chúa Giê-xu bàn luận về câu hỏi này. Họ nói: “Đức Chúa Trời là Cha chúng tôi.” Chúa Giê-xu bảo họ: “Ví bằng Đức Chúa Trời là Cha các ngươi thì các ngươi sẽ yêu ta, vì ta bởi Đức Chúa Trời mà ra và từ Ngài mà đến… Ai ra bởi Đức Chúa Trời thì nghe lời Đức Chúa Trời; cho nên các ngươi chẳng nghe, tại các ngươi không thuộc về Đức Chúa Trời” (GiGa 8:42, 47).

Rõ ràng rằng những nhà lãnh đạo Do Thái giáo không phải là những người tìm kiếm thành tâm. Nếu con người tìm kiếm một Đức Chúa Trời chân thật, thì sự thành tâm của họ sẽ rõ ràng và công sức của họ sẽ được thưởng. Lịch sử truyền giáo đã cho chúng ta vô số ví dụ về những người đã đi theo những thần khác hay những thần vô danh nào đó nhưng khi được biết chân lý về Chúa Giê-xu Christ thì họ đáp ứng ngay. Sứ điệp của Ngài mở trí hiểu biết của họ rằng Ngài chính là Đức Chúa Trời thật, là Đấng mà họ đã tìm kiếm.

Chính Đ c Chúa Giê-xu Christ tuyên b v th n tánh c a Ngài

Trong các nhà lãnh đạo tôn giáo lớn trên thế giới, chỉ một mình Đấng Christ tuyên bố về thần tánh của mình. Thật ra nếu người ta nghĩ về Muhammad, Đức Phật hay Khổng Tử là từng cá nhân, thì không có gì hệ trọng cả. Những tín đồ của họ nhấn mạnh thêm những lời răn dạy của họ. Với Đấng Christ thì không phải như vậy. Ngài tự làm cho mình trở thành trung tâm điểm của sự giảng dạy. Câu hỏi trọng tâm Ngài đặt ra cho những người lắng nghe Ngài là: “Các ngươi nói ta là ai?” Khi có người hỏi muốn phục vụ Đức Chúa Trời thì phải làm gì, Chúa Giê-xu trả lời: “Tin Đấng mà Đức Chúa Trời sai đến, ấy đó là công việc Ngài” (GiGa 6:29).

Về câu hỏi Đức Chúa Trời là ai và là gì, bản chất của sự cứu chuộc là gì và làm thế nào để nhận lãnh được, thì rõ ràng rằng Cơ Đốc giáo khác hẳn với những tôn giáo khác trên thế giới từ căn bản. Chúng ta đang sống trong giai đoạn mà sự nhân nhượng là bí quyết. Tuy nhiên chúng ta phải hiểu rõ ý nghĩa của sự nhân nhượng. (Chân lý, theo bản chất, là sự không nhân nhượng điều sai lầm). Nếu hai cộng hai là bốn, thì đồng thời con số tổng cộng của nó không thể là hai mươi ba được. Nhưng ta không thể bảo một người là không nhân nhượng chỉ vì người đó không chấp nhận với câu trả lời này và khăng khăng cho rằng câu trả lời duy nhất đúng là bốn.

Nguyên tắc tương tự cũng được áp dụng trong những vấn đề tôn giáo. Một người phải khoan dung với những quan điểm khác và tôn trọng quyền được lắng nghe và giữ lập trường của họ. Tuy nhiên, chúng ta không thể bị ép buộc nhân danh sự nhân nhượng để đồng ý rằng tất cả mọi quan điểm đều có giá trị như nhau, bao gồm cả những cái mâu thuẫn với nhau. Điều này thật là vô lý.

Con đ ườ ng duy nh t đ ế n v i Đ c Chúa Tr i

“Bạn tin bất cứ điều gì cũng không quan trọng miễn tin là được rồi” là một câu nói sai lầm. Việc Hít-le tàn sát hơn 6 triệu người Do Thái dựa trên căn bản của một quan điểm chân thành về tính ưu thế của một chủng tộc, nhưng ông hoàn toàn sai. Những gì chúng ta tin phải đúng thì mới có thật được. Một lần nữa, Chúa Giê-xu nói: “Ta là đường đi, chân lý và sự sống. Chẳng bởi ta thì không ai đến được cùng Cha” (GiGa 14:6). Nếu chúng ta muốn biết Đức Chúa Trời hằng sống và chân thật trong kinh nghiệm cá nhân, thì phải đi qua Chúa Giê-xu Christ mà thôi.

Đ c thêm

Anderson, Norman. Christianity and World Religions. 2nd ed. Downers Grove: InterVarsity Press, 1984.

Corduan, Winfried. Neighboring Faiths. Downers Grove, Ill.: InterVarsity Press, 1988.

Enroth, Ronald M. A Guide to Cults and New Religions. Downers Grove,III: InterVarsity Press, 1984.

Sire, James W. The Universe Next Door: A Basic Worldview Catalog. Downers Grove, Ill.: InterVarsity Press, 1997.