HỎI và ĐÁP

Đức Thánh Linh

Đăng vào: 5 tháng trước

.


6


HỎI & ĐÁP

Nội dung dưới đây được ghi lại từ phần hỏi & đáp trực tiếp với John và Lisa Bevere. Phần này có trong phần audio và video trong loạt bài dạy của The Messenger Series về đề tài Đức Thánh Linh:

Phần Dẫn Nhập.

Lisa: Anh nói rằng một số hội thánh đã quá tập trung vào việc tạo ra bầu không khí đến nỗi họ bỏ qua sự hiện diện của Đức Thánh Linh. Nhiều hội thánh muốn biết cách nào để mời sự hiện diện của Thánh Linh trở lại – mà không làm cho buổi nhóm “lạ đời” hay kéo dài không cần thiết. Họ có thể làm như thế nào?

John: Đơn giản là hãy cầu xin Chúa. Như tôi đã nói trước, Đức Thánh Linh là một Đấng lịch sự. Ngài để cho chúng ta chủ động.

Nhiều lần, khi tôi đang giảng trong các hội thánh và người ta tiến lên phía trước để tiếp nhận Chúa, tôi hay nói, “Đức Thánh Linh ôi, xin hãy đụng chạm họ.” Chỉ mất vài phút thì sự hiện diện của Ngài bày tỏ và tất cả mọi người trong hội thánh bật khóc. Tôi luôn thích điều đó, bởi vì Kinh Thánh nói về việc nếm biết ân tứ của thiên đàng (xem Hê-bơ-rơ 6:1-6), và tôi thấy tín đồ ít sa ngã hơn nếu họ đã nếm biết ân tứ của thiên đàng – sự bày tỏ về sự hiện diện của Đức Thánh Linh.

Một lần nọ tôi nhóm trong một hội thánh lớn, hộithánh này đã không còn giữ hình thức nhóm lại theo kiểu của các hội thánh Ngũ Tuần truyền thống. Một trong những buổi nhóm này, Thánh Linh đã bày tỏ sự hiện diện của Ngài. Người ta bật khóc trong nhà thờ; sự hiện diện của Đức Chúa Trời rất là thực hữu. Chúa nói với tôi, “Giờ là lúc bảo họ dâng lời tạ ơn và ngợi khen Chúa.” Tôi đã làm theo và sau đó kết thúc buổi nhóm. Sau đó, vị mục sư nói, “Chà, tôi tự nhủ, hội thánh lại phải nhóm thêm một giờ nữa. Hội thánh sẽ chứng kiến nhiều điều “kì lạ” xảy ra như trước đây.” Ông nói tiếp, “Tôi thích cách Chúa dẫn dắt ông. Khi anh nói Chúa đã làm xong công việc của Ngài, thực sự tôi cũng cảm thấy vậy, quả là Ngài đã hoàn thành mục đích của Ngài. Đó là lúc anh nói, ‘Chúng ta hãy kết thúc buổi nhóm.’” Tôi đã thấy Thánh Linh Đức Chúa Trời bày tỏ sự hiện diện trong hai phút và tác động đến tín hữu rất sâu xa.

Lisa: John và tôi gần đây đã nói chuyện nhau về điều này. Đôi khi chúng ta chỉ có 30 phút để giảng trong một buổi nhóm, những sự thật thì hội thánh nghe chúng tôi giảng đến ba mươi lăm phút. Và thay vì giảng 35 phút –

John: Giảng 30 phút.

Lisa: Giảng 30 phút. Hãy để cho Đức Thánh Linh có khoảng lặng giữa sứ điệp của bạn. Hãy để Đức Thánh Linh thật sự có chỗ để thực hiện ý muốn của Ngài. Đôi khi người diễn giả cố gắng giảng quá nhiều vấn đề nên họ quên mất để cho Đức Thánh Linh hành động.

Lisa: Anh đã chia sẻ rất nhiều về ý nghĩa thế nào được Đức Thánh Linh đầy dẫy, nhưng còn khi Ngài ngăn cấm chúng ta thì sao? Điều đó anh có thể miêu tả thế nào?

John: Sách Cô-lô-se hướng dẫn chúng ta, “Hãy để sự bình an của Đấng Christ cai trị trong lòng anh chị em” (xem Cô-lô-se 3:15). Sau đó Rô-ma chương 8 nói, “Vì ai được Đức Thánh Linh Đức Chúa Trời hướng dẫn đều là con Đức Chúa Trời” (câu 14). Chữ con trong câu này – nói cả về con trai và con gái – là chữ huios trong tiếng Hy-lạp, có nghĩa “con trưởng thành.” Không phải Cơ Đốc Nhân nào cũng đều được Thánh Linh dẫn dắt. Nhiều người bị cảm xúc, lý trí, hay hoàn cảnh dẫn dắt. Chúa nói rằng con trai và con gái trưởng thành đều được Thánh Linh dẫn dắt. Đức Thánh Linh dẫn dắt chúng ta như thế nào? Ngài làm chứng với tâm linh chúng ta (câu 16). Nói cách khác, giả thử tôi muốn đến một thành phố nọ, và tôi cảm thấy bị day dứt, khó chịu trong tâm linh –

Lisa: Chuyện đó đã xảy ra chưa, rằng anh thực sự đã đến nơi nào đó mà đáng lẽ anh không nên đi?

John: Vâng.

Lisa: Kết quả là gì?

John: Kết quả là vầy, “Tôi sẽ không tái phạm nữa!” Đó là một thảm họa. Tôi đã học được rằng nếu tôi bị ngăn trở như vậy, tôi cần dừng lại.

Tôi rơi vào một hoàn cảnh đó là tôi đã đồng ý giảng cho một buổi nhóm nhưng sau đó cảm thấy như thể Chúa không muốn tôi đi, nhưng tôi đã lỡ hứa rồi. Tôi nói, “Chúa ơi, Lời Ngài nói rằng con phải là người nếu có hứa nguyện thì dù tổn hại vẫn không thay đổi. Con phải giảng cho buổi nhóm này. Con cần Ngài bảo vệ con.” Chúa không quở tôi về chuyện đó. Nhưng chuyến đi hầu việc Chúa đó không được phước lắm, nhưng tôi cảm nhận sự bảo vệ của Ngài.

Nhưng tốt hơn hết là trước tiên tôi phải nhận ra sự cản trở đó : Đừng làm điều đó. Ngài không muốn đi đến đó. Thật là kỳ diệu – bạn có thể nhận ra sự cản trở đó, nó rất rõ ràng. Khi bạn càng theo Chúa lâu thì bạn càng nhạy bén với sự ngăn trở đó.

Lisa: Anh nói về tiến sỹ Cho và những điều kỳ diệu mà ông đã làm, ông ta được đầy dẫy Thánh Linh bằng cách cầu nguyện trong Thánh Linh. Tôi cũng biết rằng một trong những chìa khóa mà nhiều người không hiểu đó là tiến sỹ Cho nói “không” với nhiều thứ khác để ông có thể giữ thì giờ với Đức Thánh Linh. Đức Thánh Linh sẽ phán “không” với chúng ta với những điều tự nhiên để Ngài có thể làm những điều siêu nhiên trong cuộc đời chúng ta.

John: Bạn để ý trong sách Công Vụ, họ được đầy dẫy Thánh Linh ở chương hai, nhưng sau đó Phi-e-rơ “được đầy dẫy Thánh Linh” khi giảng cho những người quản lý trong Công Vụ 4:8, và những tín hữu “được đầy dẫy Thánh Linh” trong Công Vụ 4:31. Được đầy dẫy Thánh Linh không phải là sự kiện chỉ xảy ra một lần. Chúa phán, “Đừng say rượu, nhưng hãy liên tục đầy dẫy Đức Thánh Linh” (xem Ê-phê-sô 5:18). Không phải là chúng ta bị rò rỉ mà là chúng ta muốn được bảo hòa Thánh Linh liên tục. Có những lúc trong hôn nhân chúng tôi tràn ngập bởi tình yêu dành cho nhau. Rồi cũng có lúc chúng tôi xa nhau và chúng tôi phải được ngập tràn trở lại.

Lisa: Anh phải chủ ý làm điều đó.

John: Phải chủ ý làm. Nên phải duy trì sự đầy dẫy. Được đầy dẫy Thánh Linh là một việc liên lục. Và khi bạn được đầy dẫy Thánh Linh, nó sẽ bày tỏ qua những bài thi thiên, thánh ca và bài hát thiêng liêng (xem Ê-phê-sô5:18-20). Bạn sẽ thấy mình cứ ca hát luôn. Tuần này tôi đã hát rất nhiều –

Lisa: Tắt ti vi đi.

John: Vâng, tắt ti vi đi.

Lisa: Hãy hạn chế những điều nào làm bạn kiệt quệ.

Lisa: Có phải tất cả tín hữu đều có thể vận hành trong các ân tứ thuộc linh, hay chỉ có người hầu việc Chúa thôi?

John: Tôi tin mọi tín hữu đều có khả năng vận hành trong bất cứ ân tứ thuộc linh nào. Nếu ai đó cần một phép lạ lớn lao, thì ân tứ làm các phép lạ có thể đến với bất cứ tín hữu nào. Đức Chúa Trời cũng đặt các ân tứ cụ thể trong đời sống của một số người, và những ân tứ này vận hành bất cứ nơi nào họ đi.

Lisa và tôi biết một người có ân tứ chữa bệnh, và ân tứ này cho phép ông giúp đỡ chữa lành đặc biệt là bệnh tim. Người gặp vấn đề về tim từ khắp nơi trên nước Mỹ đến các buổi nhóm của ông, và họ được chữa lành. Ân tứ chữa lành trong đời sống ông giúp hoàn thành chức vụ mà ông được kêu gọi.

Tôi cũng nghĩ về một người bạn khác, anh có người con trai bị chết chìm trong cái bồn tắm. Cháu bị điện giật và chết sau 45 phút. Bạn tôi nói, “Mục sư John ơi, tôi đã cầu nguyện 30 phút mà không có điều gì xảy ra cả. Công tác cấp cứu rất là tệ. Sau đó có cái gì đó đập vào đầu tôi. Có ai khác nhìn xuyên qua đôi mắt tôi, và tôi nói với con trai, “Con sẽ sống và chẳng chết đâu.” Và con trai của anh đã được sống lại. Anh tin rằng đó là “ân tứ đức tin” đến trên anh. Ân tứ đức tin là cần thiết vào lúc đó.

Lisa: Và lúc đó anh này không phải là người hầu việc Chúa.

John: Anh ấy là nhân viên cảnh sát.

Lisa: Anh ấy không phải là người hướng dẫn buổi nhóm.

John: Anh ấy vừa mới về nhà từ buổi nhóm mà anh giảng lần đầu trong đời.

Lisa: Điều tôi muốn làm rõ là –

John: Các tín hữu, bất cứ tín hữu nào.

Lisa: Bất cứ tín hữu nào được đầy dẫy Thánh Linh, bất cứ lúc nào trong cuộc đời của họ.

John: Bạn không cần chờ đợi để có ân tứ chữa lành. Chúa Giê-su phán, “Những dấu lạ này sẽ theo sau kẻ tin: trong Danh Ta . . . họ sẽ đặt tay trên kẻ đau” (xem Mác 16:17-18). Điều này đề cập đến việc bạn cầu nguyện lời cầu nguyện đức tin để chữa lành cho ai đó. Chúa sẽ tôn trọng điều đó bởi vì Ngài tôn trọng lời Ngài.

Lisa: Bạn không cần phải chờ đợi cho đến khi mục sư đặt tay trên bạn tại nhà thờ. Bạn không cần chờ đợi đến khi bạn gặp ai đó ngay cổng nhà thờ. Bạn có thể đem quyền năng của Đức Chúa Trời, lời hứa của Chúa vào thế giới thực mỗi ngày. Và nếu bạn cảm thấy được Thánh Linh dẫn dắt để nói với ai đó, hay đụng chạm ai đó, cầu nguyện cho ai đó, hay dâng hiến cho ai đó – như có lẽ chúng ta nên bắt đầu dâng hiến rời rộng hơn – những điều này thì tuyệt thôi. Chúng ta có thể làm được điều đó.

John: Và đó là một trong số các ân tứ – ân tứ dâng hiến rời rộng.

Lisa: Chúng ta biết rằng Đức Thánh Linh đến để khải thị Chúa Giê-su. Nên khi chúng ta nói về những sự bày tỏ chúng ta đã thấy trong vài thập kỷ qua – nào là lắc lư, bật cười, lăn trên sàn nhà và ngã xuống – những điều này khải thị Chúa Giê-su như thế nào?

John: Ồ, Kinh Thánh nói về những dấu kỳ khác thường, nhưng thường nó chỉ tạm thời thôi. Có lúc các dấu kỳ và điều phi thường xảy ra, và nó thu hút sự chú ý của người ta và chỉ cho họ về Chúa Giê-su. Điều mà tôi thấy cực kỳ khó chịu đó là khi người ta quá tập trung vào những sự bày tỏ hơn là tập trung vào “Đấng Bày Tỏ.”

Một lần nọ khi tôi ở Singapore, một nhà truyền giảng chữa lành đến hội thánh nơi tôi đang giảng. Ông có một ân tứ được bày tỏ bằng cách là người ta cười một cách cuồng loạn. Trong buổi nhóm của chúng tôi, tôi có thể cảm thấy sự hiện diện của Chúa sắp sửa đổ xuống trong hội thánh lớn đó. Thình lình, người ta bắt đầu cười, giống như ai cũng bắt chước cười theo – đó là cách tôi cảm nhận trong tâm linh.

Lisa: Tôi nói, “Hãy dừng lại! Quí vị đã “dậm chân” ở dấu lạ. Quí vị không bước theo Thánh Linh của Chúa. Đó không phải là điều Ngài sắp làm tại đây. Ngài sắp đụng chạm mọi người cách sâu nhiệm với sự kính sợ Chúa. Bây giờ, chúng ta sẽ hy vọng rằng Thánh Linh Đức Chúa Trời quay trở lại và bày tỏ.” Sau đó tôi mời họ cầu nguyện lại. Thánh Linh Đức Chúa Trời bước vào và mọi người trong tòa nhà đó bắt đầu than khóc.

Những gì xảy ra trong hội thánh này trở thành một thảm họa vì tín đồ hầu như bắt đầu phô trương những dấu lạ này. Vợ chồng sẽ không thể hiện sự thân mật ngay trước mặt mọi người. Cũng vậy, nhiều người muốn phô trường sự thân mật Chúa ban cho họ rồi họ lại rêu rao, “Hãy xem kìa! Chúng tôi là những người thuộc linh.” Tôi thấy rằng càng biết Đức Thánh Linh, tôi càng muốn bảo vệ Ngài (các ân tứ, khả năng và quyền năng của Ngài) theo một cách tôn trọng và kính trọng – không phải là dập tắt Ngài. Kinh Thánh nói về việc dập tắt Thánh Linh trong 1Tê-sa-lô-ni-ca 5:19-21. Việc dập tắt Đức Thánh Linh xảy ra khi bạn dập tắt quyền năng và các ân tứ của Ngài. Đừng làm điều đó! Hãy tôn trọng Ngài. Đừng bày tỏ Ngài như thể Ngài là một ảnh hưởng hay sức mạnh rẻ mạt.

Lisa: Tôi muốn nói rằng chúng ta xin và mời Đức Chúa Trời làm bất cứ điều gì mà Ngài muốn. Tôi thấy Đức Thánh Linh đôi khi sẽ làm việc theo một cách thức hay vào một thời điểm không thuận tiện, nhưng Ngài không bao giờ ép buộc, không bao giờ áp đặt, không bao giờ làm chúng ta bực mình. Công việc của Ngài sẽ không bao giờ thu hút sự chú ý vào con người mà sẽ thu hút sự chú ý vào Đức Chúa Trời – và thường thì phải có một bầu không khí và sự hiện diện của Thánh Linh.

Gần đây tôi có gặp một nhóm tín hữu đến từ mọi giáo phái khác nhau. Tôi nghe một số người trong số họ chế nhạo những sự bày tỏ của Đức Thánh Linh mà tôi tin rằng điều đó là thật, và họ cứ hy vọng rằng Chúa sẽ tiếp tục chúc phước như Ngài đã từng chúc phước cho họ trước đây. Hình thức nhóm lại thì vẫn như củ nhưng nội dung thì đã không còn nữa vì nhóm tín hữu này chế nhạo ân tứ của Thánh linh. Chúng ta không được chế nhạo bất kỳ một sự bày tỏ nào của Chúa. Chúng ta khao khát mọi sựmà Đức Thánh Linh có, nhưng chúng ta khao khát bởi đức tin. Chúng ta muốn sự bày tỏ phải trong trật tự, và chúng ta muốn sự bày tỏ phải kèm theo sự hiện diện của Chúa.

Lisa: Có thể nào một người thực sự cảm nhận là họ có bình an về một điều gì đó nhưng điều đó lại không đến từ Chúa không?

John: Vâng, chắc chắn rồi. Nếu bạn xem Ê -xê-chi-ên chương 14, Chúa nói về những người đến với Ngài mà mang theo các hình tượng trong lòng. Hình tượng là gì? Hình tượng của Tân Ước đó là sự tham lam (xem Cô -lô-se 3:5), khát khao điều gì đó để dùng cho mục đích sai trật. Ngay cả người có hình tượng trong tấm lòng sẽ đến gặp một tiên tri và nói, “Xin hãy cầu nguyện cho tôi và nói lời Chúa cho tôi.” Chúa phán, “Ta sẽ trả lời kẻ tìm đến, vì nó đã thờ quá nhiều hình tượng” (xem Ê-xê -chi-ên 14:4). Khi tôi ở trong sự hiện diện của Đức Chúa Trời và cầu xin điều gì đó, tôi phải đảm bảo rằng lòng mình trung lập. Nhưng có những lúc tôi lại không giữ được như vậy. Bởi vì lòng tôi không trung lập, tôi vẫn có sự bình an nhưng không đến từ Chúa, và điều đó gây cho tôi rất nhiều đau buồn.

Đó là lý do tôi rất vui mừng khi Lisa và tôi ở trong hai thành phố khác nhau trong ngày đầu chúng tôi mới hẹn hò. Chúng tôi để 30 ngày cầu nguyện để xem chúng tôi có nên tiến tới trong mối quan hệ, tôi đã bị cô ấy cuốn hút đến nỗi tôi đã mất khoảng 25 ngày để không cho sự thu hút đó cai trị tôi. Tôi đã đi đến chỗ, trong 30 ngày đó tôi biết rằng nếu Chúa nói, “Không,” tôi vẫn không sao cả. Tôi biết điều đó có nghĩa Ngài có người nữ khác dành cho tôi và một người nam khác cho cô ấy. Một khi tôi đạt đến điểm trung lập đó thì tôi thật sự bắt đầu nghe tiếng Chúa.

Nếu tôi bước vào phòng cầu nguyện và cảm thấy rằng mình không có trung lập, tôi phải xử lý nó – bằng Lời Chúa và sự cầu nguyện – cho đến khi tôi trung lập. Tôi cần phải có khả năng nghe câu trả lời “được” hay là “không được,” bởi vì nếu tôi dựa vào cách này hay cách khác, tôi sẽ có sự bình an giả tạo.

Lisa: Chúng ta đã rơi vào chuyện này rất nhiều lần trong đời, chúng ta nghĩ, Mọi việc sẽ như thế này, thế nọ, thế kia – và rồi chúng ta nhận ra rằng không có gì xảy ra. Chúng ta phải trở nên như “tờ giấy trắng” và thưa với Chúa, “Chúa ơi, Ngài muốn gì cũng được.”

Anh nói về sự nhận biết đến từ Đức Thánh Linh. Khi tôi nghiên cứu để viết cuốn sách Nurture, tôi tra cứu chữ trực giác. Chữ này gồm hai chữ Latinh – in tueor, kết hợp lại có nghĩa “người hướng dẫn bên trong.” Đức Thánh Linh là Đấng hướng dẫn bên trong của chúng ta. Ngài ban cho chúng ta một tấm lòng mới (xem Ê-xê-chi-ên 36:26) và Ngài bắt đầu dạy dỗ chúng ta.

Lisa: Có những trường hợp trong cuộc sống – tiếp xúc với con người hay hoàn cảnh – khi mà mọi thứ trông có vẻ đúng, nhưng lại cảm thấy không đúng. Anh có thể nói về điều đó không?

John: Mỗi lần tôi không nghe Đấng hướng dẫn bên trong khi mọi sự trong tâm linh tôi rối bời mà bề ngoài nhìn thì suôn sẻ – thì đó là một cái bẫy cho tôi.

Lisa: Có phải thường anh phản ứng lại lúc đầu nhưng anh lại lý luận ngược lại không?

John: Vâng, thường sự đáp ứng ban đầu là Thánh Linh Đức Chúa Trời. Cùng vấn đề đó cũng phát sinh khi anh không để ý tới lời khuyên của em, Lisa à. Để tôi nói điều này cho các ông chồng và bà vợ. Khi Lisa và tôi mới cưới nhau, tôi cầu nguyện khoảng một tiếng rưỡi một ngày. Tôi quan sát thấy Lisa cầu nguyện 10 phút trong lúc tắm.

Lisa: Tôi làm việc trọn thời gian!

John: Có nhiều lần tôi hay nói, “Lisa ơi, anh nghĩ chúng ta nên làm điều này. Anh cảm thấy chúng ta nên làm điều kia.” Rồi cô ấy nói, “Em không có cảm thấy như vậy” và nửa trong số đó thì cô ấy đúng! Tôi rất thất vọng. Một ngày nọ tôi nói, “Chúa ơi, con cầu nguyện mộttiếng rưỡi mỗi buổi sáng. Lisa cầu nguyện mười phút trong lúc tắm. Thế nhưng cô ấy lại đúng hơn phân nửa những điều con cảm thấy.”

Chúa nói với tôi, “Con hãy vẽ một vòng tròn.” Nên tôi vẽ một cái vòng tròn lên một miếng giấy. Chúa nói, “Hãy viết chữ x vào khắp vòng tròn.” Tôi bắt đầu viết chữ x bên trong vòng tròn. Ngài phán, “Bây giờ hãy vẽ một đường thẳng từ trên xuống ngay giữa vòng tròn.” Tôi đã vẽ một đường ngay giữa vòng tròn.

Ngài nói, “Con có thấy một nửa chữ x nằm một bên và một nửa còn lại nằm phía bên kia không? John, khi con độc thân, con trọn vẹn ở trong Ta và trong chính con. Nhưng con đã trở nên một thịt với Lisa nên vòng tròntượng trưng cho con và Lisa. Con là nửa trái, vợ con là nửa phải.”

Sau đó Chúa nói, “Con có biết những dấu chữ x là gì không? Nó tượng trưng cho thông tin mà con cần từ nơi Ta để có thể đưa ra những lựa chọn khôn ngoan. Vấn đề là con đưa ra quyết định mà chỉ dựa vào một nửa thông tin mà Ta đưa ra. Con cần học cách “múc” từ vợ con những gì mà Ta tỏ bày cho Lisa, để con, là chủ gia đình, có thể đưa ra những quyết định với tất cả mọi thông tin.”

Khi có đươc sự hiểu biết liên quan đến trực giác, giả dụ nếu tôi cảm thấy có sự ngăn trở lúc đầu nhưng lại bỏ qua rồi sau đó tôi lại nghĩ đến chuyện đó. Nhưng cũng có lúc Lisa nói điều này, điều kia nhưng tôi làm lơ, ngay cả khi tôi biết từ trong sâu xa rằng những lời của cô ấy là đến từ Đức Thánh Linh – bởi vì Thánh Linh làm điều gì? Ngài làm chứng.

Lisa cũng nói nhiều điều và chuyện này chỉ xảy ra trong vài năm thôi, tôi biết Những lời đó không nói bởi đức tin, chỉ nói trong sợ hãi. Tôi sẽ không làm theo. Nhưng đa số khi Lisa nói thì trong tâm linh tôi biết rằng cô ấy đúng. Nếu tôi bỏ qua lời chứng đó, tôi là người sẽ trả giá.

Lisa: Tôi nghĩ John rất là rời rộng, nhưng tôi muốn mọi người hiểu rằng khi Đức Chúa Trời nói điều gì đó với họ thì họ có thể tin tưởng điều đó. Các nhà nghiên cứu nói rằng tâm linh nhạy bén hơn là những gì chúng ta hiểu được. Khi chúng ta để lý trí xen vào và bắt đầu đoán già đoán non, chúng ta không phải nghi ngờ bản thân mà chúng ta nghi ngờ Chúa. Khi Chúa bắt đầu nói điều gì đó với chúng ta, chúng ta cần làm theo.

Mới đây tôi có một kinh nghiệm với một nhóm người trên xe buýt – và tôi phải nói rằng tôi ghét xe buýt. Nhóm của chúng tôi ngồi trên xe buýt tại sân bay trongthời gian rất lâu, và một người trong nhóm dường như không thể tìm đường tới chỗ đón tất cả chúng tôi. Chúng tôi cứ gọi cho cô nhưng không thấy cô đâu cả.

Cuối cùng tôi thấy có một người nhảy lên nhảy xuống và vẫy tay, người đó ở đàng xa vì bị taxi cản đường, không đến đúng chỗ đón chúng tôi. Tôi muốn bực mình với cô này, nhưng vừa khi tôi thấy cô, tôi tự nhủ, Mình phải yêu quí cô ấy. Có một sự kết nối tấm lòng ngay tức thì. Ngay khi vừa thấy cô, tôi yêu quí cô ấy, và chúng tôi trở nên thân tình nhau từ dạo ấy.

Chúa sẽ ban cho bạn những kết nối như thế. Về tự nhiên không biết tại sao tôi lại cảm thông cho cô ấy. Nhưng tôi yêu quí thật. Hôm nay tôi đã nhận một thư điện tử dài từ cô ấy. Cô nói, “Tôi hiểu mục sư ngay, và việc mục sư cảm thông tôi khiến tôi cảm nhận tình yêu của Chúa trong những lúc cuộc đời tôi rất cô đơn.” Những điều như thế đến với chúng ta qua những kết nối tấm lòng, thay vì chúng ta để cho hoàn cảnh điều khiển chúng ta.

Có những lúc John nói với tôi, “Lisa, anh cảm thấy không bình an về người đó.” Tôi đáp, “Em ơi, anh đâu phải là phụ nữ. Anh đâu có hiểu sự việc như em hiểu.” Anh cảnh báo tôi như vậy ba bốn lần, và có những lúc tôi không nghe, thế là chuyện này cứ trở lại làm tôi khó chịu.

John: Để tôi nói điều này: trong Công Vụ 15, Phao-lô và Ba-na-ba đối diện với sự tranh cãi về việc liệu những tín hữu ngoại bang có phải làm theo luật pháp của Môi-se không. Hội thánh gởi họ đến Giê-ru-sa-lem để gặp các sứ đồ và trưởng lão. Tại sao Ba-na-ba và Phao-lô không tự mình đưa ra quyết định? Tại sao họ phải đi xuống Giê-su-sa-lem và nhóm họp với tất cả những người khác? Bởi vì quyền năng và sự hướng dẫn kèm theo sự hiệp một. Vì lý do này, người chồng và người vợ nên làm mọi việc theo sức của mình để giữ sự hiệp một. Tình trạng hiệp một khiến chúng ta có thể nhận câu trả lời rõ ràng từ Đức Chúa Trời.

Lisa: Đâu là sự khác biệt giữa các ân tứ của Đức Thánh Linh và bông trái của Thánh Linh?

John: Ân tứ của Đức Thánh Linh là điều Đức Chúa Trời đặt để trên đời sống của một ai đó. Nó không cần được vun đắp hay phát triển. Ân tứ tự động vận hành. Điều duy nhất cần được phát huy là cách người nhận ân tứ đó vận hành ân tứ mà mình đã nhận. Ngược lại, bông trái của Thánh Linh thì cần được vun đắp. Cho nên, các ân tứ thì được ban cho, bông trái thì cần vun đắp.

Bông trái của Đức Thánh Linh là kết quả của một đời sống được Thánh Linh dẫn dắt. Khi bạn bước đi trong Đức Thánh Linh, bông trái được vun đắp đó là việc bạn trở thành người có niềm vui, bình an, kiên nhẫn, tình yêu… lớn lao hơn. (xem Ga-la-ti 5:22-23). Tình yêu, niềm vui hay bình an đó sẽ tỏa ra từ trong bạn bởi vì bạn bước đi với Đức Thánh Linh. Bông trái liên quan đến đời sống cá nhân của bạn. Bông trái của Thánh Linh là nền tảng giữ bạn an toàn trong đời sống chức vụ. Các ân tứ của Đức Thánh Linh, ngược lại, liên quan đến đời sống chức vụ của bạn – và không may nhiều người đã theo đuổi các ân tứ hơn là bông trái.

Tôi đã cầu nguyện, “Chúa ơi, con không bao giờ muốn các ân tứ Ngài đặt trên cuộc đời con thay thế bông trái mà Ngài đặt để trong con.” Tôi cầu nguyện để tôi có thể hoàn tất xuất sắc cuộc đua của mình, bởi vì điều thường xảy ra đó là người ta bắt đầu theo đuổi các ân tứ. Kinh Thánh nói, “Hãy theo đuổi tình yêu thương, và khát khao các ân tứ thuộc linh” (1Cô-rinh-tô 14:1). Người ta theo đuổi các ân tứ, nhưng bỏ qua bông trái (tình yêu thương).

Ân tứ không có phẩm chất để mang người ta đi xahơn và kết cuộc nó có thể tiêu diệt họ. Giu-đa đã đuổi quỷ, đã chữa bệnh, nhưng Giu-đa hiện ở dưới địa ngục. Chúa Giê-su phán, “Thà nó đừng sinh ra thì hơn” (Ma-thi-ơ 26:24) . Giu -đa có các ân tứ của Đức Thánh Linh vận hành trong đời sống ông, những rõ ràng ông không có phát huy bông trái.

Lisa: Một số người vận hành trong các ân tứ rất quyền năng, thế nhưng bông trái đời sống họ thì hoàn toàn ngược lại với quyền năng của các ân tứ đó. Chuyện này xảy ra thế nào?

John: Chúng ta xem Ba-la-am. Ba-la-am có ân tứ nói tiên tri. Lời tiên tri của ông được ghi trong Kinh Thánh! Lời ông nói ra là Lời Đức Chúa Trời. Thế nhưng Chúa bảo dân Y-sơ-ra-ên dùng gươm giết ông vì ông quá gian ác và không chịu vâng lời Chúa. Vua Sau-lơ nổi khùng. Ông là một người điên. Có lúc, ông đã truy lùng Đa-vít, người được xức dầu của Chúa, để giết Đa-vít. Dầu vậy trong lúc như thế ông lại nói tiên tri cùng với các tiên tri khác (xem 1Sa-mu-ên 19).

Sự thật các ân tứ Thánh Linh vận hành trong đời sống của một người không nhất thiết chỉ ra rằng Chúa ủng hộ họ. Chúa Giê-su phán, “Ngày đó sẽ có nhiều người nói với Ta rằng, ‘lạy Chúa, lạy Chúa, chúng tôi há chẳng từng nhân danh Chúa mà nói tiên tri, hoặc nhân danh Chúa mà đuổi quỷ, hoặc nhân danh Chúa mà làm nhiều phép lạ sao? Bấy giờ Ta sẽ đáp với chúng, ‘ Ta không hề biết các ngươi, hỡi bọn làm việc gian tà, hãy đi ngay cho khuất mắt Ta.” (xem Ma-thi-ơ 7:22-23). Ngày nọ Chúa phán với tôi, “Con có chú ý thấy là họ không có nói, ‘trong danh Chúa chúng tôi cho kẻ nghèo ăn. Trong danh Chúa chúng tôi tới thăm các trại tù sao’ sao? Ai làm điều này là vun đắp bông trái Thánh Linh.” Sự vun đắp bôngtrái Thánh Linh là một sự bảo vệ, đặt chúng ta vào địa vị để hoàn thành xuất sắc cuộc đua.

Tôi học được điều này lần đầu khi làm việc cho một hội thánh lớn, một trong những hội thánh được biết đến nhiều nhất trên thế giới. Những diễn giả nổi tiếng nhất cũng như các diễn giả không ai biết tên tuổi đã đến thăm hội thánh này – toàn bộ những người hầu việc Chúa Cơ Đốc. Công việc của tôi là đón họ ở sân bay và tiếp đãi họ trong suốt thời gian ở hội thánh. Tôi thấy khi những người hầu việc Chúa (không phải tất cả) đó bước vào xe, thì bạn cảm nhận như thể Chúa Giê-su đang ngồi cạnh bạn. Họ đứng lên và giảng, bạn cảm nhận như Chúa Giê-su đứng lên và giảng.

Những người khác cũng đến, và bạn sẽ tự nhủ, Chuyện gì vừa mới xảy ra vậy? Tại sao mình lại cảm thấy dơ bẩn? Tại sao họ nói chuyện quá dâm đãng? Sau đó họ đứng lên bục giảng và người ta được cứu, chữa lành và được giúp đỡ. Đó không phải là sự cứu rỗi hay chữa lành giả tạo; đó là quyền năng của Đức Thánh Linh. Tôi nghĩ, Chúa ơi, con không hiểu điều này! Chuyện gì đang xảy ra vậy? Tại sao họ có thể hành động với con như vậy mà lại bước lên bục giảng và chứng kiến người ta được cứu, được chữa lành? Đó là lúc Chúa chỉ cho tôi rằng Giu-đa đã công bố về vương quốc, đuổi quỷ, chữa bệnh và làm phép lạ – thế nhưng Giu-đa hiện ở dưới địa ngục. Ba-la-am đã nói tiên tri, nhưng Chúa để cho ông chết bởi gươm. Sau-lơ đã nói tiên tri, nhưng kết cục của ông không tốt đẹp gì. Chúa nói với tôi, “Sự xức dầu của Đức Chúa Trời – các ân tứ của Chúa làm việc trong đời sống của một người – không nhất thiết chỉ ra rằng Chúa ủng hộ họ.” Bạn sẽ biết họ qua bông trái của họ (xem Ma-thi-ơ 7:16).

Lisa: Rốt cuộc anh nói ân tứ là điều đến trên đời sống của một người, còn bông trái là điều được phát triển bên trong đời sống họ – bản tính bên trong phải không?

John: Vâng, đó là một cách diễn tả tuyệt vời.

Lisa: Anh nói về việc Thánh Linh dẫn dắt bởi sự bình an bên trong, và anh cũng nói về việc cảm nhận sự ngăn trở – cảm giác day dứt và khó chịu khi Đức Thánh Linh cấm cản anh. Nhưng một số người thách thức chuyện Chúa vẫn còn phán với chúng ta ngày nay. Có thể họ tin là Chúa chỉ phán qua Kinh Thánh. Anh có tin ngày nay Chúa vẫn còn phán, và Ngài chỉ phán những gì hợp Lời Ngài?

John: Trước hết, Phao-lô nói với hội thánh Cô-rinh-tô, “Anh chị em đã bị lôi cuốn và dẫn dụ thờ lạy những thần tượng câm (không biết nói)” (xem 1Cô-rinh-tô 12:2). Chữ câm bây giờ với chúng ta nó nghĩa “những thần tượng “ngu dốt” đúng không? Ý nghĩa thật sự của chữ câm trong bối cảnh này là “câm.” Nói cách khác, các thần mà người Cô-rinh-tô phục vụ không thể nói. Phao-lô nói, “sự khác biệt là Đức Chúa Trời của chúng ta thì nói.” Và Ngài nói cách rõ ràng.

Chúa phán như thế nào? Tân Ước cho thấy nhiều cách khác nhau mà Chúa phán với chúng ta. Đầu tiên đó là lời chứng bên trong, cảm giác bình an. Đó là cách số một mà Ngài phán với chúng ta.

Lisa: Thường là qua lời Ngài?

John: Không, Lời Ngài luôn luôn khế hiệp với sự làm chứng trong lòng. Nếu bạn có sự bình an mà không phù hợp với Lời Chúa, thì bạn đừng nghe. Rõ ràng là bạn có động cơ sai lầm trong tấm lòng rồi, đầu tiên phải trở về trạng thái trung lập. Lời Chúa có thẩm quyền tuyệt đối.

Lisa: Lời Chúa phải luôn là nền tảng và nội dung.

John: Vâng, đúng vậy. Sự làm chứng bên trong là số một. Số hai đó là tiếng nói nhỏ nhẹ mà Kinh Thánh nói đến. Chúa Giê-su phán, “Chiên Ta biết tiếng Ta” (xem Giăng 10:27). Thánh Linh của Đức Chúa Trời nói những gì Ngài nghe Chúa Giê-su nói, và đó là tiếng nói nhỏ nhẹ

Một số người đã bị trói buộc bởi vì họ bắt đầu đi theo những tiếng nói mà không có bất cứ sự xác chứng bên trong nào. Bất cứ lúc nào chúng ta nghe tiếng nói của Chúa, thì có sự làm chứng kèm theo, và cả hai đều khế hiệp với Lời Chúa. Chúng ta xây dựng một nền tảng ở đây: Lời Chúa, lời chứng và tiếng nói trong lòng. Khi bạn nghe Lời mà không có sự xác chứng thì bạn đừng nghe tiếng nói đó. Tôi đã có mặt tại các buổi nhóm, ở đó người ta nói tiên tri cho tôi nhưng tôi không kinh nghiệm sự hiện diện của Đức Chúa Trời, không có sự làm chứng bên trong. Tôi không để ý vào lời họ nói.

Cách tiếp theo mà Tân Ước nói rằng Đức Chúa Trời phán với chúng ta qua những giấc mơ. Công Vụ 16 kể lại chi tiết câu chuyện Phao-lô có một giấc mơ. Một người Ma-xê-đoan đến với Phao-lô trong giấc mơ và nói, “Hãy đến giúp chúng tôi.” Đức Thánh Linh dùng giấc mơ để nói với Phao-lô, “Hãy đi qua Ma-xê-đoan.” Đức Chúa Trời phán với một số người qua những giấc mơ nhiều hơn những người khác. Chúa phán với vợ tôi qua những giấc mơ một cách rất quyền năng. Chúa thường phán với tôi qua sự làm chứng bên trong và qua tiếng nói nhỏ nhẹ.

Cách tiếp theo Kinh Thánh nói về việc Chúa phán với dân sự của Ngài đó là qua khải tượng. Phao-lô cũng có khải tượng. Khi miêu tả khải tượng, Phao-lô nói, “Tôi không biết tôi ở trong thân thể hay ở ngoài thân thể”

(2Cô-rinh-tô 12:2). Trong một khải tượng, bạn không biết bạn ở trong hay là ngoài thân thể, nhưng đúng là bạn có thể nhìn thấy thế giới tâm linh. Khi mục sư của tôi phóng thích tôi và Lisa vào chức vụ năm 1989, ấy là qua một khải tượng. Mục sư bước vào buổi họp với nhân sự và nói, “Tối qua tôi có một khải tượng. Cứ như thể tôi đang xem nó trên màn hình ti vi vậy. Một trong số quý mục sư đây sẽ không còn nằm trong đội ngũ nhân sự của chúng ta nữa. Quý vị sẽ đi đây đó, và sẽ là một phước hạnh cho hội thánh.” Sau đó ông nói, “Người đó là anh, John Bevere.” Chúa đã nói điều tương tự với tôi trong sự cầu nguyện khoảng tám tháng trước đó, đó là một sự xác chứng đối với tôi.

Cách cuối cùng Tân Ước nói Đức Chúa Trời phán với chúng ta là qua sự ngất trí. Phi-e-rơ đã kinh nghiệm sự ngất trí trong Công Vụ 10. Ngất trí là lúc các giác quan của bạn tạm lắng xuống. Điều này khác với khải tượng, bởi lẽ trong một khải tượng, các giác quan của bạn vẫn không bị ảnh hưởng – bạn vẫn có thể di chuyển. Khi Phao-lô và Giăng lên thiên đàng tức là họ di chuyển. Trong sự ngất trí, bạn thấy điều gì đó và bạn nghe tiếng của Đức Chúa Trời. Tất cả những giác quan khác tạm lắng xuống.

Rồi có người nói, “Thế còn việc xin dấu hiệu (thử lốt chiên) thì sao?” Xin dấu hiệu là một phương pháp cũ của Cựu Ước nhằm nghe Đức Chúa Trời. Bạn phải lấy tất cả những gì trong Cựu Ước và sàng lọc qua thập tự giá. Thập tự giá sẽ để yên, sửa lại hay xóa bỏ phương pháp trong Cựu Ước. Tôi lấy những trường hợp “xin dấu hiệu” và và sàng lọc qua thập tự giá, tôi thấy thập tự giá xóa bỏ phương cách này. Kinh Thánh nói, “Hễ ai được Thánh Linh dẫn dắt . . . ,” không phải, “Hễ ai được dấu hiệu bên ngoài dẫn dắt . . .” (xem Rô-ma 8:14). Dân chúng trong Cựu Ước không có Đức Thánh Linh ở trong họ, nên ĐứcChúa Trời phán với họ qua những dấu hiệu bên ngoài. Bản thân tôi không khích lệ, ủng hộ tín hữu trong Tân Ước dùng dấu hiệu để nghe Chúa. Tôi tin xin dấu hiệu cũng không có vấn đề gì, nhưng hãy đảm bảo rằng bạn được dẫn dắt bởi Lời Chúa và sự làm chứng bên trong. Xin dấu hiệu ở trong lĩnh vực vật lí, và bạn không muốn trở nên thất vọng nếu áp dụng cách này. Chúng ta được kêu gọi sống và bước đi bởi Đức Thánh Linh.

Lisa: Tôi muốn thêm vào những gì anh nói. Tất cả những câu trả lời này là theo lĩnh vực thuộc linh. Chúng ta cũng có một sự ủy thác rõ ràng rằng nếu mình thấy một người anh chị em có nhu cầu, thì đừng đóng lòng mình lại (xem 1Giăng 3:13-18). Đôi khi bạn không cần một tiếng nói từ thiên đàng. Đôi khi bạn chỉ cần thấy và nghe một nhu cầu. Khi chúng tôi nghe về chuyện các sách vở của chúng tôi được nhiều người tìm đọc – nhiều người xé từng trang và chuyền cho nhau để đọc – chúng tôi nói, “Làm sao chúng ta có thể đóng lòng mình lại được?” Chúng tôi chưa hề thấy chuyện này, nhưng khi chúng tôi nghe, chúng tôi trả lời, “Mình phải ra tay thôi.”

John: Khi tôi nghe chuyện những cô gái bị bán, Chúa không phán với tôi, nhưng tôi nói, “Lisa ơi, chúng ta phải giúp đỡ.”

Lisa: Tôi đọc tin này trong một tạp chí. Tôi đã chứng kiến khi tôi đi ra nước ngoài. Đôi khi người ta chờ đợi một dấu hiệu hay sự ngất trí hay thấy khải tượng hay giấc mơ, trong khi đó Kinh Thánh nói, “Nếu các ngươi thấy.”

John: “Nếu các ngươi thấy anh chị em mình túng thiếu.”

Lisa: Và chúng tôi bắt đầu giúp những anh chị em đang túng thiếu. Đúng vậy chúng ta bắt đầu với các Cơ Đốc Nhân. Chúng ta bắt đầu với những người mà chúng ta thấy, những người mà chúng ta thật sự có thể rờ chạm, những người có tiếng nói mà chúng ta thật sự có thể nghe và chúng ta không thể chặt dạ được. Tôi thấy rằng mỗi lần chúng ta phản ứng với những gì chúng ta thấy trong lĩnh vực tự nhiên, thì Chúa tin tưởng giao thác cho chúng ta nhiều hơn nữa những điều trong lĩnh vực tâm linh, bởi vì Ngài phán, “Ta đã thấy con trung tín với điều này. Ta có thể tin tưởng và ban cho con thêm nữa trong lĩnh vực đức tin.”