Đăng vào: 1 năm trước
4
ĐƯỢC THÁNH LINH BAN QUYỀN NĂNG
Ngày 1
Chúng ta hãy tưởng tượng một lát về một vị vua từ thời Trung Cổ. Hãy cố gắng hình dung môi trường của vị vua đó: lâu đài và pháo đài, hiệp sỹ và nữ tì, trận chiến, vương quốc và vinh hiển của vua.
Chức vụ hay dòng dõi của vua thường được coi là do Chúa sắp đặt. Nên các vị vua rất được những người ở dưới sùng kính và họ sống trong sự giàu có dư dật. Lời của vua là luật pháp và sự phán xét của vua là bản án. Một vị vua tốt hiểu rằng trách nhiệm của ông là bảo vệ những ai sống trong biên giới vương quốc của ông: ông cũng lo việc theo đuổi những quyền lợi của vương quốc bằng cách mở rộng biên giới và đảm bảo an ninh cho các nguồn tài nguyên.
Có rất nhiều trách nhiệm lớn lao khi ở vị trí này, thế nên vua được trao thêm quyền lực – có lúc là quyền lực tuyệt đối. Hãy nhớ rằng tôi không mô tả một kẻ bù nhìn (tiêu biểu là thời đại chúng ta thì chế độ cộng hòa và dân chủ là hình thức chính quyền thường thấy nhất). Tôi đang mô tả một chế độ quân chủ. Bây giờ hãy tưởng tượng xem vị vua này bỏ qua hay hoàn toàn không biết gì về quyền lực của một vị vua. Chuyện gì sẽ xảy ra vớivương quốc của ông? Nước ông sẽ sớm bị xâm chiếm, cư dân bị bắt làm nô lệ, và tài nguyên đất nước bị tịch thu. Vua mà chỉ nắm địa vị là “vua” (có nghĩa chỉ vui hưởng cuộc sống trong cung điện và lối sống sang trọng ) thì không đủ. Ông phải thực hiện chức năng của quyền làm vua là điều chỉ có thể thực hiện bởi quyền lực ở địa vị của ông. Địa vị thẩm quyền của vua sẽ không có hiệu quả nếu ông không thi hành sức mạnh kèm theo.
Là con cái Chúa, chúng ta trở thành người đồng kế tự với Đấng Christ. Trong Rô-ma chúng ta đọc, “Nếu chúng ta là con cái, chúng ta cũng là những người thừa kế, những người thừa kế của Đức Chúa Trời và những người đồng thừa kế với Đấng Christ, nếu thật sự chúng ta chịu khổ với Ngài để chúng ta cũng có thể được vinh hiển với Ngài, (Rô-ma 8:17). Địa vị này được nói rõ trong Ê-phê-sô 2:6: “(Đức Chúa Trời) Ngài đã cho chúng ta được đồng sống lại với Đấng Christ và cùng được ngồi trên trời với Đấng Christ,” Trong và qua Đấng Christ, chúng ta được đặt vào đúng địa vị của mình. Chúng ta không còn là con cái thế gian này, nhưng chúng ta là con cái hoàng gia ( người thừa kế) trong vương quốc thiên đàng. Là người thừa kế trong vương quốc, chúng ta đã được giao trách nhiệm thực hiện sứ mạng của Chúa. Sự chiến thắng và vương quốc của Ngài đã trở thành của chúng ta bởi vì chúng ta đã được nhận vào dòng dõi của Ngài. Thật là một chân lí bức phá! Nhưng giống như vị vua thế gian mà chúng ta đã minh họa, nếu muốn hiệu quả với địa vị của chúng ta trong Đấng Christ, chúng ta phải khám phá và thực thi quyền lực được ban kèm theo địa vị. Trong chương này chúng ta sẽ nghiên cứu kỹ cách chúng ta được ban cho quyền năng để hoàn thành vai trò trong việc mở rộng Vương Quốc của Ngài. Phi-e-rơ công bố:
Nhưng anh em là dòng giống được tuyển chọn, làdòng tư tế hoàng gia, là dân tộc thánh, là dân thuộc riêng về Đức Chúa Trời, để anh chị em có thể rao truyền những việc diệu kỳ của Ngài, Đấng đã gọi anh chị em ra khỏi nơi tối tăm để vào ánh sáng diệu kỳ của Ngài. (1Phi-e-rơ 2:9)
Trước khi tiếp tục nghiên cứu thêm, chúng ta cần lưu ý: địa vị luôn luôn đi trước quyền năng. Chúng ta phải được đặt trong Đấng Christ trước khi chúng ta có thể làm bất cứ điều gì cho Vương Quốc.
Chúng ta cần quyền năng
Trong khi nhóm với họ, Ngài truyền cho họ, “Đừng rời Giê-ru-sa-lem, nhưng phải chờ điều Đức Chúa Trời đã hứa, đó là điều các ngươi đã nghe Ta nói, vì Giăng đã làm báp tem bằng nước, nhưng ít ngày nữa các ngươi sẽ được báp-tem bằng Đức Thánh Linh. (Công Vụ 1:4-5)
Chúa Giê-su không có đề nghị các sứ đồ nên chờ Lời Hứa, Ngài cũng không ra lệnh họ chú ý sự dạy dỗ của Ngài. Ngài yêu cầu họ không ra khỏi Giê-ru-sa-lem cho đến khi nhận được điều Cha hứa. Chúa Giê-su được thôi thúc đặt tầm quan trọng vào sự dạy dỗ này bởi vì sự ban cho quyền năng của Đức Thánh Linh là cần thiết cho mọi công việc của vương quốc. Ngài biết các môn đồ rất háo hức chia sẻ tin mừng về sự sống lại của Ngài và không sờn lòng khi chờ đợi lời hứa về Đức Thánh Linh. Trong Công Vụ 1:3 chúng ta học được rằng họ đã ở nhiều ngày với Chúa Giê-su, nghe Ngài giảng về Vương Quốc Đức Chúa Trời. Kinh Thánh nói rằng các môn đồ đã nhận lãnh “bằng chứng xác quyết” về sự sống lại của Ngài. Họ không cần phải được thuyết phục về sự đúng đắn về chínhnghĩa của họ bởi vì chính họ đã trực tiếp có bằng chứng về sự đắc thắng của Đấng Christ đối với sự chết. Nói cách khác, họ đã sẵn sàng để ra đi!
Nhưng Chúa Giê-su nhìn họ và phán, “Đừng bắt đầu chức vụ, đừng bắt đầu rao giảng Phúc âm trên khắp thế giới, và đừng bắt đầu mở hội thánh cho đến khi các ngươi được mặc lấy quyền năng của Thánh Linh (Lu-ca 24:49, diễn ý của tác giả). Tôi tin Kinh Thánh chỉ rằng Chúa Giê-su dạy những lời này cho gần 500 người (xem 1Cô-rinh-tô 15:6). Nhưng trong Công Vụ 1:15, chúng ta thấy rằng số lượng người trên phòng cao đã thu nhỏ lại còn 120. Chuyện gì đã xảy ra với 380 người còn lại? Cá nhân tôi tin rằng khi mỗi ngày trôi qua, trong số ban đầu 150 người ngày càng nhiều người bỏ đi cho đến khi chỉ còn lại 120. Có thể 380 người đã bỏ đi tự nhủ, Chúng ta hãy quay trở lại nhà hội, mở hội thánh và chia sẻ tin thời sự nóng về sự sống lại của Chúa Giê-su. Suy cho cùng, lãng phí một ngày không chia sẻ tin mừng này quả thật là một điều không đúng. Chỉ có 120 người sẵn lòng chờ đợi theo như Thầy ra lệnh.
Tại điểm này, có thể bạn sẽ nghĩ, Ồ, mục sư John ơi, tất nhiên các sứ đồ cần chờ đợi Đức Thánh Linh. Họ chưa nhận lãnh Đức Thánh Linh. Nhưng đối với chúng ta bây giờ thì khác, chúng ta đã nhận lãnh Thánh Linh lúc được cứu.
Chúng ta xem Giăng 20:21-22:
“Bình an cho các ngươi! Như Cha đã sai Ta, Ta cũng sai các ngươi. Nói xong Ngài hà hơi trên họ và phán với họ, ‘Hãy nhận lãnh Đức Thánh Linh.’”
Chúa Giê-su hà hơi trên các môn đồ và phán, “Hãy nhận lãnh Đức Thánh Linh.” Từ nhận lãnh trong tiếngHy-lạp có nghĩa “nhận ngây lập tức hay ngây bây giờ.” Đây không phải là một hình bóng về những điều sẽ xảy ra. Các sứ đồ thật đã nhận Thánh Linh trước khi Chúa Giê-su thăng thiên về trời. Nhưng họ chưa được mặc lấy quyền năng cho đến khi họ được đầy dẫy Thánh Linh vào Ngày Lễ Ngũ Tuần.
Ngày Lễ Ngũ Tuần
Khi Ngày Lễ Ngũ Tuần đến, tất cả họ đồng lòng nhóm lại tại một chỗ. Thình lình có tiếng từ trời xuống như tiếng gió thổi rất mạnh, ùa tràn vào căn nhà họ đang ngồi. Họ thấy có cái gì giống như những lưỡi bằng lửa bay ra và đậu trên mỗi người. Tất cả được đầy dẫy Thánh Linh và bắt đầu nói những ngôn ngữ khác, theo như Thánh Linh ban cho họ nói. (Công Vụ 2:1-4)
Tôi biết nhiều người trong số chúng ta đã thấy bức tranh về câu chuyện này trong các lớp học Trường Chúa Nhật. Điển hình, những tín hữu khi nhóm họp được miêu tả là có những lưỡi nhỏ bằng lửa đậu trên đầu của họ. Chắc chắn đây không phải là sự miêu tả chính xác nhất về những gì đã xảy ra. Trong Cựu Ước lửa thường hình bóng cho sự hiện diện của Đức Chúa Trời. Những gì mà tác giả sách Công Vụ miêu tả là “lưỡi bằng lửa,” tức bày tỏ sự hiện diện của Đức Chúa Trời. Những người đi theo Chúa Giê-su, cả nam và nữ, được chìm ngập và báp-tem trong sự hiện diện của Đức Chúa Trời. Điều này khải thị sự hiện diện cũng được thấy trong “tiếng gió thổi ào ào.” Như chúng ta đã lập luận ở chương Một, Đức Thánh Linh không phải là “cơn gió mạnh.” Ngài là một Thân vị. Tuy nhiên, sự bày tỏ về sự hiện đến của Ngài trên phòng cao trong hình thức là cơn gió mạnh.
Từ Hy-lạp “được đầy dẫy” trong Công Vụ 2:4 theo nghĩa đen là được thỏa mãn. Theo từ điển, được thỏa mãn nghĩa là được “cung cấp đến dư dật.” Những ai ở trên phòng cao được đầy dẫy đến độ tràn đầy Thánh Linh. Tất cả họ kinh nghiệm một mức độ bày tỏ sự hiện diện của Đức Chúa Trời lớn lao hơn trong đời sống họ. Ngoài sự bày tỏ là lửa và gió, một dấu hiệu khác của việc đầy dẫy Thánh Linh đó là sự kiện họ bắt đầu nói tiếng lạ.
Ngày 2
Tại sao là tiếng lạ?
Tiếng lạ đơn giản là một ngôn ngữ. Nếu tôi ở Tây Ban Nha và gặp ai đó mà họ không biết nói tiếng Tây Ban Nha, tôi có thể hỏi, “Tiếng bản xứ của bạn là gì?” hay “Tiếng mẹ đẻ của bạn là gì?” Chúng có cùng nghĩa với nhau. Ngược lại tôi không cần hỏi một người nói tiếng Anh rằng ngôn ngữ bản xứ của họ là gì, bởi vì, là một người tiếng Anh, tôi có thể nhận ra ngôn ngữ họ nói. Chính vì vậy, tiếng Anh là một thứ tiếng mà tôi biết trong khi tôi xem một ngôn ngữ khác là không biết. Chúng ta sẽ nói thêm về điều này.
Vào Ngày Lễ Ngũ Tuần, người Do-thái từ nhiều quốc gia tụ họp về Giê-ru-sa-lem để kỷ niệm ngày lễ tôn giáo của họ. Là cư dân của các vùng và đất nước khác nhau, những người Do-thái này nói rất nhiều “tiếng bản xứ.”
Lúc ấy tại Giê-ru-sa-lem đang có những người Do-thái tin kính từ mọi nước trên đất. Nghe tiếng ồn ào, họ kéo đến thành một đám đông và lấy làm lạ, vì mỗi người đều nghe các môn đồ nói tiếng bản xứ của họ. Họ ngạc nhiên và sửng sốt nói với nhau,“Tất cả những người đang nói đó chẳng phải là người Ga-li-lê sao? Thế sao mỗi chúng ta đều nghe họ nói tiếng bản xứ của chúng ta?” (Công Vụ 2:5-8)
Chú ý Kinh Thánh nói, “Nghe tiếng ồn ào, họ kéo đến thành một đám đông.” Những tiếng nói đã kéo nhiều người đến với những người nói tiếng lạ. Đám đông ngạc nhiên vì những người Ga-li-lê (nhiều người trong số đó không được học hành hay giáo dục) nói tiếng lạ. Sự biểu hiện này của Thánh Linh Đức Chúa Trời là một dấu lạ cho những ai chưa phải là môn đồ Chúa Giê-su.
“Chúng ta thảy đều nghe họ nói những việc quyền năng diệu kỳ của Đức Chúa Trời trong ngôn ngữ của chúng ta…mọi người đều sửng sốt và nói hoang mang với nhau, ‘Việc này có nghĩa gì?’” (Công Vụ 2:11-12)
Sự tuôn đổ này của Đức Thánh Linh đã tạo cơ hội cho Phi-e-rơ trả lời bằng một trong những bài giảng nổi tiếng nhất trong Kinh Thánh, ông nói, “Đức Chúa Giê-su này đã được Đức Chúa Trời làm cho sống lại, và tất cả chúng tôi đây là các nhân chứng cho việc ấy. Vậy sau khi được cất lên ngồi bên phải Đức Chúa Trời và đã nhận lãnh Đức Thánh linh mà Đức Chúa Cha đã hứa, Ngài đã tuôn đổ Đức Thánh Linh ra như anh chị em đã thấy và nghe” (Công Vụ 2:32-33). Mọi người đều thấy và nghe bằng chứng về quyền năng của Đức Thánh Linh.
Trong một vài câu sau, đám đông đáp lại:
Bấy giờ khi nghe như thế, họ cảm thấy đau nhói trong lòng; họ nói với Phi-e-rơ và các vị sứ đồ còn lại, ‘Thưa anh em, chúng tôi phải làm gì?’” (Công Vụ 2:37)
Phi-e-rơ nói với họ:
“Hãy ăn năn, mỗi người trong anh em phải chịu phép báp-tem trong Danh Đức Chúa Giê-su Christ để được tha tội, và anh chị em sẽ nhận món quà là Đức Thánh Linh. Vì lời hứa ấy đã dành cho anh chị em, cho con cháu của anh chị em, và mọi người ở xa, tức mọi người mà Chúa, Đức Chúa Trời của chúng ta sẽ gọi.” (Công Vụ 2:38-39)
Khi Phi -e-rơ công bố tin mừng của sự cứu rỗi đã dành sẵn cho tất cả những ai kêu cầu danh Chúa (xem Rô-ma 10:13), ông cũng nói rõ rằng món quà là Đức Thánh Linh được dành sẵn cho những ai tin. Thật là diệu kỳ! Lời hứa này dành cho mọi tín hữu – ở quá khứ, hiện tại, và tương lai.
Bốn Trường Hợp
Trong sách Công Vụ, có thêm bốn trường hợp nói về những người được đầy dẫy Thánh Linh sau Ngày Lễ Ngũ Tuần. Khi chúng ta xem xét qua bốn câu chuyện này, tôi muốn bạn đặc biệt chú ý tới hai điều. Đầu tiên, trong cả bốn câu chuyện ngoại trừ một câu chuyện trong số đó, sự đầy dẫy Đức Thánh Linh là một sự kiện ngoài kinh nghiệm sự cứu rỗi. Thứ hai, những ai kinh nghiệm sự đầy dẫy Đức Thánh Linh đều thấy và nghe bằng chứng về sự hiện diện của Đức Thánh Linh trong các tín hữu mới.
Phi-líp và người Sa-ma-ri
Chúng ta tìm thấy câu chuyện đầu tiên trong Công Vụ 8. Phi-líp được sai đến thành Sa-ma-ri để chia sẻ Phúc âm của Chúa Giê-su Christ. Khi Phúc âm được công bố ra, cảthành phố đã kinh nghiệm sự phấn hưng. Người què được lành, tà linh bị đuổi ra, và nhiều người nhận tin tức tốt lành về sự cứu rỗi của Đức Chúa Trời.
Nhưng khi họ nghe Phi-líp giảng về tin mừng của vương quốc Đức Chúa Trời và danh của Đức Chúa Giê-su Christ, họ tin và chịu phép báp-tem, cả nam lẫn nữ. Ngay cả Si-môn cũng tin: sau khi chịu báp-tem, ông luôn bên cạnh Phi-líp; mỗi khi ông thấy những dấu kỳ và phép lạ lớn lao xảy ra, ông cứ lấy làm kinh ngạc. (Công Vụ 8:12-13)
Khi người Sa-ma-ri tin Phúc âm của Chúa Giê-su Christ, họ có được tái sanh không? Chắc chắn rồi. Khi một người tin nhận Phúc âm, người đó tiếp nhận Chúa Giê-su Christ và trở thành con cái của Đức Chúa Trời. Những tín hữu mới này sau đó được làm báp-tem trong nước như là một dấu hiệu đức tin của họ trong Đấng Christ. Chúng ta thấy trong những câu Kinh Thánh sau đó, những lãnh đạo của hội thánh đầu tiên biết rằng còn có một điều khác nữa – ngoài việc tin Chúa và làm báp-tem, những tín hữu mới cần nhận báp-tem trong Đức Thánh Linh.
Bấy giờ các sứ đồ ở tại Giê-ru-sa-lem nghe rằng tại Sa-ma-ri người ta đã tin nhận đạo của Đức Chúa Trời, họ phái Phi-e-rơ và Giăng đến thăm. Hai vị đó xuống và cầu nguyện cho các tân tín hữu để họ có thể nhận lãnh được Đức Thánh Linh. Vì Ngài chưa ngự xuống trên người nào trong bọn họ, bởi họ chỉ được báp-tem trong danh Đức Chúa Giê-su. Khi hai vị sứ đồ đặt tay trên họ, họ nhận được Đức Thánh Linh. (Công Vụ 8:14-16)
Khi nghe tin người Sa-ma-ri đã tin nhận Phúc âm, các sứ đồ quyết định gửi Phi-e-rơ và Giăng đến với các tân tín hữu tại đó. Tại sao các sứ đồ gửi hai trong số những thành viên được kính trọng nhất của họ để cầu nguyện cho người Sa-ma-ri? Người Sa-ma-ri đã nhận sự cứu rỗi và được báp-tem nước. Phi-e-rơ và Giăng được phái đến để cầu nguyện “cho họ nhận lãnh Đức Thánh Linh” (câu 15). Hãy nhớ rằng Giê-ru-sa-lem cách Sa-ma-ri hơn 60km. Khoảng cách có thể không giống như ngày nay, nhưng các sứ đồ không có xe hơi hay là phương tiện giao thông công cộng hiện đại. Họ phải đi bộ 60km, hay trên lưng súc vật, một hành trình mất ít nhất một hay hai ngày. Đây không phải là chuyến đi tốc hành.
Một lần nữa, điều quan trọng cần chú ý là các tân tín hữu đã được báp-tem trong danh Chúa Giê-su. Bây giờ họ đã là con cái của Đức Chúa Trời. Tuy nhiên, có một yếu tố liên quan đến món quà cứu rỗi mà họ chưa nhận lãnh. Có thể bạn sẽ nghĩ, Mục sư John ơi, tôi nghĩ Thánh Linh của Chúa Giê-su Christ làm cho lòng chúng ta thành nhà của Ngài ngay khi chúng ta nhận món quà sự cứu rỗi. Thật vậy, đây chính là vấn đề. 1Cô-rinh-tô 12:3 nói, “Không ai có thể nói, ‘Đức Chúa Giê-su là Chúa!’ nếu không bởi Thánh Linh thúc giục.’” Chúng ta không thể xưng nhận quyền làm Chúa của Giê-su nếu không có tác động của Đức Thánh Linh, thế nhưng điều này khác với việc được Ngài đầy dẫy.
Kinh Thánh nói rõ ràng: Tất cả những ai ở trong Đấng Christ được thánh hóa và được đóng ấn bởi Đức Thánh Linh (xem 1 Phi-e-rơ 1:2; Ê-phê-sô 1:13). Nên việc nhận lãnh sự hiện diện của Thánh Linh trong lòng chúng ta, một phần của sự cứu rỗi là điều không nghi ngờ gì. Khi Đức Chúa Trời nhìn bạn, Ngài thấy Thánh Linh của Con Ngài. Hãy nhớ rằng, khi bạn tiếp nhận sự cứu rỗi, bạn được đặt vào địa vị của mình ở trong Đấng Christ –
bạn trở thành một phần cơ nghiệp của Ngài và Vương Quốc của Ngài. Tuy nhiên, bạn không được đầy dẫy quyền năng của Thánh Linh cho đến khi bạn cầu xin Cha. Chúa Giê-su phán:
Vậy nếu các ngươi vốn là xấu mà còn biết cho con cái mình những vật tốt, huống chi Cha các ngươi trên trời , Ngài há không ban Đức Thánh Linh cho người xin Ngài sao! (Lu-ca 11:13)
Chúa Giê-su gọi Đức Chúa Trời “Cha các ngươi trên trời”; vì vậy, rõ ràng là Ngài đang nói về các tín hữu. Chúng ta biết điều này bởi trong Giăng, Chúa Giê-su nói về “Thần lẽ thật, mà thế gian không thể nhận lãnh, bởi thế gian không thấy cũng không biết Ngài” (Giăng 14:17). “Thế gian” tượng trưng những ai sống ngoài vương quốc Đức Chúa Trời. Rõ ràng, ai không đầu phục dưới quyền làm Chúa của Chúa Giê-su thì không thể nhận lãnh Đức Thánh Linh. Cho nên sự dạy dỗ là hãy xin “Cha các ngươi” ban Đức Thánh Linh không nói về sự cứu rỗi. Nhưng nó nói về sự đầy dẫy Đức Thánh Linh theo sau đó, Đấng chỉ có thể được nhận lãnh bởi những người đã được cứu.
Bây giờ chúng ta quay trở lại chương 8:
Khi hai vị sứ đồ đặt tay trên họ, họ nhận được Đức Thánh Linh. Khi Si-môn thấy Đức Thánh Linh được ban cho qua sự đặt tay của các vị sứ đồ, ông lấy tiền đến biếu hai vị sứ đồ, và nói, ‘Xin ban cho tôi quyền phép ấy, để người nào tôi đặt tay cũng có thể nhận được Đức Thánh Linh!” (Công Vụ 8:17-19).
Phi-e-rơ và Giăng đặt tay trên các tín hữu và họ nhận lãnh Đức Thánh Linh. Sự đầy dẫy Thánh Linh này là rõràng, ngay cả với các giác quan vật lý bởi vì Kinh Thánh nói, “Si-môn thấy Đức Thánh Linh được ban cho qua sự đặt tay của các vị sứ đồ.” Si-môn, là một tín hữu, rất ngạc nhiên bởi sự bày tỏ quyền năng của Đức Thánh Linh trong các tín hữu đến nỗi ông định trả tiền cho hai vị sứ đồ để họ dạy ông cách để chuyển giao quyền năng này. (Sự đáp ứng này là không thể chấp nhận, Phi-e-rơ đã quở Si-môn.)
Qua sách Công Vụ, sự đầy dẫy Đức Thánh Linh theo sau sự bày tỏ bên ngoài có thể thấy và nghe – chủ yếu là qua việc nói tiếng lạ và nói tiên tri. Đây là lý do hai vị sứ đồ thường nói rằng Đức Thánh Linh “giáng trên” các tín hữu. Câu chuyện này tại Sa-ma-ri là một trong số những câu chuyện mà Kinh Thánh không nói cụ thể là tiếng lạ và tiên tri theo sau sự đầy dẫy Thánh Linh. Tuy nhiên, chúng ta có thể suy luận rằng sự bày tỏ nói tiếng lạ và tiên tri thật đã có xảy ra; nếu không Si-môn, trước đây là một phù thủy, đã không thấy bằng chứng về sự hiện diện của Đức Thánh Linh trong các tín hữu.
Ngày 3
Sau-lơ người Tạt-sơ
Câu chuyện về sự tin Chúa của Sau-lơ là một trong những đoạn Kinh Thánh hay nhất trong Kinh Thánh. Tôi muốn tập trung vào khía cạnh ít nổi bật hơn về sự gặp gỡ kỳ diệu này. Trong Công Vụ 9, chúng ta thấy Sau-lơ đang trên đường đi bắt bớ các tín hữu tại Đa-mách:
Trong khi Sau-lơ đi đường gần đến thành Đa-mách, thình lình một ánh áng từ trời chiếu sáng xung quanh ông. Ông té xuống đất và nghe cótiếng nói với ông, “hỡi Sau-lơ, Sau-lơ sao ngươi bắt bớ Ta?” Ông đáp, “lạy Chúa Ngài là ai?” Ngài phán, “Ta là Giê-su mà ngươi đang bắt bớ. Hãy đứng dậy và vào thành, sẽ có người bảo cho ngươi những gì phải làm.” (Công Vụ 9:3-6)
Chú ý Sau-lơ gọi Giê-su là “Chúa.” Khi Giê-su Christ trở thành Chúa của cuộc đời chúng ta, ngay lập tức chúng ta được tái sanh. Tôi tin rằng Sau-lơ đã trở thành một tín hữu trong chính giây phút ông để Chúa Giê-su làm Chúa.
Sau sự gặp Chúa này, Sau-lơ đã để ba ngày tiếp theo kiêng ăn trong thành và chờ đợi sự hướng dẫn. Sau đó Chúa bảo một môn đồ tên là A-na-nia đến gặp Sau-lơ. A-na-nia cảm thấy lo lắng vì sự hướng dẫn này bởi vì ông đã nghe nhiều câu chuyện về việc Sau-lơ bắt bớ tín hữu. Chúa phán với ông, “Hãy đi, vì Ta đã chọn người ấy làm một đồ dùng của Ta, để đem danh Ta đến với các dân ngoại, các vua, và các con cái Is-ra-ên” (Công Vụ 9:15). Khi đến nhà nơi Sau-lơ đang ở, A-na-nia đặt tay lên Sau-lơ và nói, “Hỡi anh Sau-lơ, Chúa là Đức Chúa Giê-su, Đấng đã hiện ra cho anh trên đường anh đến đây, đã sai tôi đến gặp anh để anh được sáng mắt lại và được đầy dẫy Đức Thánh Linh” (Công Vụ 9:17). A-na-nia rõ ràng biết rằng Sau-lơ đã nhận sự cứu rỗi, vì ông gọi là “Anh Sau-lơ.” Thế nhưng dù Sau-lơ đã là một tín hữu, Đức Chúa Trời vẫn sai A-na-nia để cầu nguyện cụ thể cho Sau-lơ nhận sự chữa lành và sự đầy dẫy Thánh Linh.
Một lần nữa, trong câu chuyện này chúng ta thấy sự đầy dẫy Đức Thánh Linh xuất hiện sau khi nhận món quà cứu rỗi. Trong Công Vụ 9, bạn sẽ không thấy Kinh Thánh nói Sau-lơ (còn gọi là Phao-lô) nói tiếng lạ. Tuy nhiên, chúng ta biết Phao-lô nói tiếng lạ bởi vì sau đó ông viết, “Tôi tạ ơn Đức Chúa Trời vì tôi nói tiếng lạ nhiều hơn mọi người trong anh chị em” (1Cô-rinh-tô 14:18). Vềcá nhân, tôi tin Phao-lô bắt đầu nói tiếng lạ khi A-na-nia cầu nguyện cho ông. Phao-lô phải nhận sự đầy dẫy Đức Thánh Linh ngay cả khi ông đã được cứu, bởi vì sự mặc lấy quyền năng của Đức Thánh Linh rất là quan trọng trong các nỗ lực công bố Chúa Giê-su cho các dân ngoại, vua và dân Y-sơ-ra-ên của Phao-lô (xem Công Vụ 9:15).
Phi-e-rơ và Cọt-nây
Trong Công Vụ 10 chúng ta có một cái nhìn thoáng qua về tính hài hước của Đức Chúa Trời. Câu một giới thiệu Cọt-nây, một quan chức La-mã. Kinh Thánh nói Cọt-nây là một người sốt sắng và kính sợ Chúa, ông yêu thương người nghèo và thường cầu nguyện với Đức Chúa Trời. Tại thời điểm này, Phúc âm về sự cứu rỗi chưa được giảng ra cho các dân ngoại, nên Đức Chúa Trời sai một thiên sứ đến thăm Cọt-nây. Tuy nhiên, thiên sứ không khải thị kế hoạch của Đức Chúa Trời về sự cứu rỗi cho Cọt-nây; mà thiên sứ bảo Cọt-nây sai người tìm Phi-e-rơ. Ông Cọt-nây phấn khởi và lập tức sai người đi tìm Phi-e-rơ tại nơi mà thiên sứ đã chỉ.
Tiếp theo chúng ta biết Phi-e-rơ đang ở tại Gióp-bê lúc ông ngất trí và nhận một khải tượng từ thiên đàng. Trong khải tượng này, Đức Chúa Trời đã dùng các hình thức tưởng tượng khác nhau để nói chuyện với Phi-e-rơ rằng ông không nên gọi những gì Chúa gọi thánh sạch là ô uế (xem Công Vụ 10:9-15). Rõ ràng, Đức Chúa Trời biết rằng Phi-e-rơ sẽ thấy khó hiểu ý nghĩa của những gì ông thấy bởi vì Ngài ban cho ông cùng khải tượng đó lặp lại tới ba lần. Khi Phi-e-rơ ngẫm nghĩ về ý nghĩa khải tượng, người của Cọt-nây đến nhà ông. Đức Thánh Linh bảo Phi-e-rơ đi với họ. Đức Chúa Trời không nói cho Phi-e-rơ biết tại sao Ngài sai ông đến gặp Cọt-nây, ngay cả khi điều này nghịch với phong tục vào thời đó, người Do-tháisùng đạo không được giao du với các dân ngoại. Khi đến nhà Cọt-nây, Phi-e-rơ nói:
“Chắc quý vị biết rằng người Do-thái không được phép giao du hay vào nhà người trong các dân ngoại. Nhưng Đức Chúa Trời đã tỏ cho tôi biết rằng tôi không được coi ai là ô uế hay không thanh sạch. Vì thế khi quý vị sai người đến mời, tôi đã không phản đối gì mà đến đây. Vậy bây giờ tôi xin hỏi, tại sao quý vị cho mời tôi đến đây?” (Công Vụ 10:28-29)
Phi-e-rơ bắt đầu thấy sự liên hệ giữa khải tượng và việc ông gặp một người ngoại bang sùng kính này, nên ông bắt đầu giảng Phúc âm cho Cọt-nây. Thình lình, trong lúc Phi-e-rơ đang chia sẻ sứ điệp, Thánh Linh của Đức Chúa Trời bày tỏ, và những người dân ngoại bắt đầu nói tiếng lạ. Phi-e-rơ bị sốc bởi vì điều này chưa bao giờ xảy ra trước đó.
Đức Chúa Trời biết Phi-e-rơ và những người bạn Do-thái sẽ thấy khó hiểu với sự thật là món quà sự cứu rỗi cũng được dành cho dân ngoại. Nên Đức Chúa Trời đổ Thánh Linh của Ngài trên các dân ngoại trước khi Phi-e-rơ kịp có cơ hội cầu nguyện với họ hay báp-tem họ bằng nước. Điều này chứng minh những người không thuộc quốc gia Y-sơ-ra-ên cũng bao gồm trong kế hoạch cứu chuộc.
Những tín hữu đã được cắt bì đi cùng với Phi-e-rơ đều ngạc nhiên, vì Đức Thánh Linh cũng được ban cho và tuôn đổ trên các dân ngoại, bởi những người ấy nghe họ nói tiếng ngoại quốc mà tôn ngợi Đức Chúa Trời. Bấy giờ Phi-e-rơ lên tiếng, “Ai có thể cấm cản những người này được nhận phép báp-tem bằng nước, tức những người đã nhận được Đức Thánh Linh giống như chúng ta đã nhận chăng?” Đoạn ông truyền cho họ nhận phép báp-tem trong Danh Đức Chúa Giê-su Christ. (Công Vụ 10:45-48)
Người Do-thái không thể phủ nhận bằng chứng về sự cứu rỗi của Đức Chúa Trời giữa các dân ngoại bởi vì họ thấy và nghe sự bày tỏ của quyền năng Đức Chúa Trời giữa vòng họ (sự đầy dẫy của Đức Thánh Linh). Những tín hữu Do-thái này bị sốc. Chúa không chỉ dành sự cứu rỗi cho các dân ngoại, Ngài còn ban sự đầy dẫy Đức Thánh Linh trái với thông lệ thông thường là phải xưng nhận Chúa cách công khai và chịu báp-tem nước trước. Đây là câu chuyện duy nhất trong Kinh Thánh mà bạn thấy Đức Chúa Trời vận hành theo cách này.
Trong mỗi câu chuyện khác về sự tuôn đổ của Thánh Linh Đức Chúa Trời đều xuất hiện sau khi một người tin Chúa. Tôi tin Đức Chúa Trời thực hiện điều này bởi vì Ngài biết người Do-thái cần một dấu hiệu đặc biệt để biết rằng Chúa mở rộng món quà sự cứu rỗi của Ngài cho các dân ngoại nữa.
Người Ê-phê-sô
Câu chuyện thứ tư tôi muốn xét đến trong Công Vụ 19. Phao-lô đang nửa chừng chuyến hành trình của mình khi ông đến Ê-phê-sô. Khi đến nơi, Kinh Thánh nói rằng ông đã gặp một số môn đồ của Giăng Báp-tít. Câu hỏi đầu tiên ông hỏi họ là, “Khi anh em tin, anh em có nhận lấy Đức Thánh Linh chưa?” (Công Vụ 19:2). Nếu đây là điều đầu tiên ông hỏi những người Ê-phê-sô này, thì chúng ta cũng nên hỏi các tân tín hữu câu đó trước tiên.
Một lần nữa, tại sao vấn đề này lại quan trọng đối với các lãnh đạo hội thánh đầu tiên? Bởi vì sự mặc lấy quyềnnăng của Đức Thánh Linh là quan trọng cho sứ mạng của chúng ta ở trong Đấng Christ. Tại sao chúng ta lại muốn sống cả tiếng đồng hồ mà không có quyền năng để tiếp năng lượng cho sứ mạng đó (xem Công Vụ 1:8)? Để hiệu quả trong Vương Quốc của Cha, chúng ta phải được đặt vào địa vị trong Đấng Christ (sự cứu rỗi) và được mặt lấy quyền năng của Đức Thánh Linh (sự đầy dẫy Thánh Linh).
Phao-lô khám phá ra rằng dầu những người Ê-phê-sô này là các môn đồ của Giăng Báp-tít, nhưng họ chưa nghe tin mừng cứu rỗi qua Chúa Giê-su, nên ông bắt đầu chia sẻ Phúc âm với họ.
Như tôi đã đề cập trước đây, việc nhận lãnh địa vị của chúng ta trong Đấng Christ sẽ luôn đi trước sự mặc lấy quyền năng của Đức Thánh Linh. Ngay cả trong trường hợp của Cọt-nây, sự bày tỏ ra bên ngoài của quyền năng (sự đầy dẫy Thánh Linh) đi trước sự xưng nhận sự cứu rỗi bằng môi miệng (dưới hình thức báp-tem nước). Sự cứu rỗi luôn đi trước sự mặc lấy quyền năng.
Chính vì vậy, sau khi nghe lời của Phao-lô, những người Ê-phê-sô trước hết “được báp-tem trong Danh Chúa Giê-su” (Công Vụ 19:5). Nói cách khác, họ nhận sự cứu rỗi chỉ trong và qua Giê-su Christ mà thôi. Nhưng sự gặp gỡ không dừng lại ở đó: “Khi Phao-lô đặt tay trên họ, Đức Thánh Linh ngự xuống trên họ, họ nói tiếng lạ và nói tiên tri” (Công Vụ 19:6).
Sự đầy dẫy Thánh Linh xuất hiện sau khi các tân tín hữu được báp-tem trong Danh của Chúa Giê-su. Trước khi họ gặp Phao-lô, những người này biết rất ít về Chúa Giê-su. Nhưng khi họ được đầy dẫy Thánh Linh, thì họ nói tiên tri, có nghĩa họ công bố sứ điệp về Giê-su Christ. Sự mặc lấy quyền năng để nói tiên tri về những điều mà họ chưa biết chỉ vài phút trước đó thì bởi Thánh Linh điều này lại xảy ra. Một tín hữu không thể công bố bằng thẩm quyền những sự mầu nhiệm của Đức Chúa Trời nếu trướchết không biết Thánh Linh (xem 1Cô-rinh-tô 2).
Tôi rất biết ơn vì tôi chưa bao giờ phải giảng mà không có sự mặc lấy quyền năng của Đức Thánh Linh. Bởi sức riêng của tôi, tôi không phải là một người nói giỏi trước công chúng. Tương tự, tôi cũng không phải một người viết giỏi. Tôi dở tiếng Anh đến nỗi thi trượt SAT. Điểm chính xác của tôi là 370 trên 800. Không ai biết rõ hơn tôi là ngày nay tôi được như vậy ấy là bởi ân sủng của Đức Chúa Trời và quyền năng của Đức Thánh Linh. Không có quyền năng của Đức Thánh Linh, tôi không thể viết cuốn sách này. Ngài là nguồn khả năng và sức mạnh của tôi. Không có Ngài tôi không thể làm công việc của vương quốc. Đức Thánh Linh là “Đấng Bày Tỏ” ân sủng Đức Chúa Trời cho tôi.
Ngày 4
Tiếng lạ đã chấm dứt chăng?
Tình yêu thương sẽ trường tồn mãi mãi. Ơn nói tiên tri sẽ dứt, ơn nói tiếng lạ sẽ ngưng, ơn hiểu biết sẽ bị đào thải. Vì chúng ta chỉ hiểu biết phần nào, và chúng ta nói tiên tri chỉ phần nào, nhưng khi sự vẹn toàn đến, những gì bất toàn sẽ bị loại bỏ. (1Cô-rinh-tô 13:8-10)
Đến giờ chúng ta đã xem xét các trường hợp về sự đầy dẫy Thánh Linh từ sách Công Vụ, tôi muốn trả lời một câu hỏi mà nhiều người trong số bạn đã hỏi. Tôi thường nghe người ta nói tiếng lạ đã chấm dứt. Những người này đang nói về câu Kinh Thánh trong đoạn 1Cô-rinh-tô 13. Những người đưa ra ý tưởng này tin rằng Phao-lô đang nói tới Kinh Thánh chính là “điều vẹn toàn” đó khi ông nói, “Khi sự vẹn toàn đến, những gì bất toàn sẽ bị loại bỏ.” Người ta lý luận rằng, bây giờ sự vẹn toàn (Kinh Thánh) đã hình thành, nên tiếng lạ đã chấm dứt.
Điều quan trọng là chúng ta cần tra xét cẩn thận đoạn Kinh Thánh này để xác định xem Phao-lô đang nói đến điều gì. Khi chúng ta xem xét ngữ cảnh của câu Kinh Thánh này, thì rõ ràng ý tưởng này là không đúng. Nếu tiếng lạ đã ngưng, thì tri thức và tiên tri cũng đã ngưng. Sự tri thức và tiên tri đã ngưng chưa? Chắc chắn chưa. Vậy “điều trọn vẹn” mà Phao-lô đang nói đến ở đây là điều gì? Câu trả lời được tìm thấy trong câu 12:
Bây giờ chúng ta thấy không rõ như nhìn vào tấm gương mờ, nhưng khi ấy chúng ta sẽ thấy rõ như mặt đối mặt. Bây giờ chúng ta hiểu biết chỉ có hạn, nhưng khi ấy tôi sẽ biết tận tường, như Chúa biết rõ tôi. (1 Cô-rinh-tô 13:12)
Phao-lô đang miêu tả sự gặp gỡ mặt đối mặt với Chúa Giê-su. Đây là ý nghĩa “sự trọn vẹn” mà ông nói – biết Chúa Giê-su cách đầy trọn trong vinh hiển của Ngài. Hiện tại chúng ta có kinh nghiệm gặp gỡ Chúa như thế này không? Trong suốt cuộc đời của chúng ta trên đất này, những kinh nghiệm của chúng ta với Chúa Giê-su giống như sự phản chiếu trong cái gương mờ. Nhưng trong thời đại hầu đến, chúng ta sẽ biết Chúa Giê-su như Ngài biết chúng ta. Kinh nghiệm thân mật với Chúa Giê-su này là một dấu hiệu “sự trọn vẹn” đã đến. Mặc dầu hành trình này bắt đầu trên đất, nó sẽ không được hoàn thành cho đến khi chúng ta ngắm xem Ngài mặt đối mặt trong cõi đời đời.
Bốn loại tiếng lạ
Một câu hỏi khác người ta thường hỏi tôi là, “Mục sư John ơi, tại sao 1Cô-rinh-tô 12:30 nói, ‘Có phải tất cả điều nói tiếng lạ chăng?’ Điều đó có nghĩa rằng không phải aicũng nói tiếng lạ đâu?” Vâng, đúng vậy. Tuy nhiên, trong đoạn này Phao-lô đang nói về một loại tiếng lạ cụ thể; không phải mọi tín hữu đều vận hành trong loại tiếng lạ này. Để hiểu điều này, chúng ta phải tra xem bốn loại tiếng lạ khác nhau được nói đến trong Tân Ước.
Trong giới hạn của những gì chúng ta đang bàn đến, tôi sẽ nói về những loại tiếng lạ này theo cách dùng của nó : tiếng lạ dùng cách cá nhân và tiếng lạ dùng nơi công chúng. Có hai loại tiếng lạ dành cho chức vụ công khai. Khi nói “công khai” ý tôi là hai loại này liên hệ đến ai đó đang vận hành ân tứ của Thánh Linh để bày tỏ cho một người hay một nhóm người. Ngược lại, hai loại tiếng lạ dùng cách cá nhân kết nối trực tiếp mỗi cá nhân chúng ta với Đức Chúa Trời – hoặc là bằng cách gia tăng tính thân mật của chúng ta với Ngài hoặc là giúp chúng ta cầu thay theo sự hiểu biết trọn vẹn của Ngài. Chúng ta xem xét từng loại một.
Một: Tiếng lạ là dấu lạ cho người không tin
Loại tiếng lạ này dùng để bày tỏ cách công khai.
Thế thì các tiếng lạ không phải là một dấu kỳ cho các tín hữu, nhưng cho người chưa tin. (1Cô-rinh-tô 14:22)
Loại tiếng lạ này xuất hiện khi Đức Thánh Linh lấn át khả năng hiểu biết của chúng ta và ban cho chúng ta khả năng để nói một ngôn ngữ khác thuộc thế giới này, đặc biệt là một ngôn ngữ mà xét theo kinh nghiệm hay học vấn thì chúng ta không hề biết cách để nói. Đây là loại tiếng lạ vận hành qua các sứ đồ vào Ngày Lễ Ngũ Tuần.
“Lúc ấy tại thành Giê-ru-sa-lem đang có những người Do-thái tin kính từ mọi nước dưới trời. Nghe tiếng ồn ào, họ kéo đến thành một đám đông và lấy làm lạ, vì mỗi người đều nghe các môn đồ nói tiếng bản xứ của họ. Họ ngạc nhiên và sửng sốt nói với nhau, “Tất cả những người đang nói đó chẳng phải là người Ga-li-lê sao? Thế sao mỗi chúng ta đều nghe họ nói tiếng bản xứ của chúng ta? Nào người Pạc-thi, người Mê-đi, người Ê-lam, và những người sống ở Mê-sô-pô-ta-mi-a, Giu-đê, Cáp-pa-đô-xi-a, Pôn-tơ, A-si-a, Phi-ry-gi-a, Pam-phy-li-a, Ai-cập và dân ở vùng Li-bi-a gần Sy-rê-nê, nào những khách hành hương đến từ Rô-ma, gồm người Do-thái và những người ngoại quốc theo Do-thái giáo, nào người Cờ-rết và người Ả-rập, chúng ta thảy đều nghe họ nói những việc quyền năng diệu kỳ của Đức Chúa Trời trong ngôn ngữ của chúng ta!” (Công Vụ 2:5-11).
Những người Do-thái này nghe các tín hữu nói thứ tiếng bản xứ của họ. Sự bày tỏ này là một dấu hiệu Đức Chúa Trời làm việc giữa vòng những ai tin nhận Phúc âm của Chúa Giê-su, bởi vì những người Ga-li-lê thất học không thể nào công bố những việc quyền năng diệu kỳ của Đức Chúa Trời trong nhiều thứ tiếng một cách hoàn hảo như vậy được. Nhiều người đã tin nhận Chúa Giê-su nhờ sự biểu lộ này của Đức Thánh Linh.
Vài năm trước tôi đến giảng dạy ở một hội thánh tại Colorado Springs. Trong suốt buổi nhóm một trong số các nhân viên của tôi ngồi phía sau nhà thờ. Trong suốt thời gian tôi giảng, cô cảm thấy được thôi thúc cầu nguyện vừa đủ nghe trong tiếng lạ. Khi buổi nhóm kết thúc, một quý ông, người ngồi trước cô, đến với cô và nói, “Tiếng Pháp của cô thật hoàn hảo. Cô thậm chí nói với một chất giọngchuẩn của phương ngữ tiếng Pháp. Tôi là một giáo viên tiếng Pháp, và trong suốt những năm qua, tôi chưa bao giờ gặp người nào nói tiếng Pháp giỏi như cô.”
Nhân viên của tôi đáp lại, “Tôi không có nói tiếng Pháp.” Người đàn ông đó rất ngỡ ngàng!
Ông nói, “Cô không chỉ nói Tiếng Pháp chuẩn, nhưng cô cũng trích Kinh Thánh tiếng Pháp. Sau đó mục sư John mời hội chúng mở cùng câu Kinh Thánh đó. Cô đã trích câu Kinh Thánh trước khi anh ấy nói ra.” Kinh nghiệm này là một dấu cho người đàn ông đó nhằm xác chứng sứ điệp mà Đức Chúa Trời đã phóng thích qua tôi. Mục đích chính của tiếng lạ là một dấu lạ để lôi cuốn sự chú ý của một người chưa phải là tín hữu.
Hai: Tiếng lạ để thông giải
Loại tiếng lạ thứ hai cũng được dùng cho chức vụ công khai. Không giống loại tiếng lạ như là dấu lạ, loại tiếng lạ này là các ngôn ngữ của thiên đàng, ngôn ngữ không ai trên đất này biết nói. Tiếng lạ dùng cho sự thông giải là loại tiếng lạ mà Phao-lô nói đến như là một ân tứ thuộc linh, “Người khác được ơn nói tiếng lạ, và người khác nữa được ơn thông giải tiếng lạ” (1Cô-rinh-tô 12:10). Vì loại tiếng lạ này không phải là ngôn ngữ trần gian nên cần được thông giải.
Nhiều năm trước trong lúc tôi chuẩn bị để giảng tại một hội thánh ở Singapore. Thình lình, một người đàn ông trong buổi nhóm bắt đầu nói trong tiếng lạ. Ngay lập tức tôi biết loại tiếng lạ đó không phải là ngôn ngữ của thế gian, mà là ngôn ngữ của thiên đàng. Mọi người trong phòng ngạc nhiên bởi sự bày tỏ đó của Đức Thánh Linh. Sau khi anh ta nói tiếng lạ xong, anh bắt đầu nói ra sự thông giải. Sự thông giải của anh ta hoàn toàn giống với sứ điệp Đức Chúa Trời đã ban cho tôi để giảng cho hộithánh. Tôi tự nhủ, Chúa ôi, cám ơn Ngài vì sự xác chứng lạ lùng này! Đức Chúa Trời dùng ân tứ thông giải tiếng lạ này để xác chứng lời Ngài đặt để trong lòng tôi. Đó là một dấu lạ cho tôi và cho tất cả những ai dự nhóm.
Tôi dùng chữ thông giải, không phải là thông dịch liên quan đến loại tiếng lạ này. Loại tiếng lạ của thiên đàng (chiếm ba trong bốn loại tiếng lạ mà Tân Ước nói đến) không thể thông dịch được, vì nó vượt quá sự hiểu biết của con người – nhưng nó có thể được thông giải.
Bất cứ sự bày tỏ nào của loại tiếng lạ mà nằm trong loại tiếng lạ cần thông giải thì luôn kèm theo sự thông giải. Không có sự thông giải này thì hội thánh không được gây dựng, và loại tiếng lạ này được ban cho chủ yếu dành cho việc gây dựng hội thánh. (1Cô-rinh-tô 14)
Đây là loại tiếng lạ mà Phao-lô nói đến khi ông hỏi, “Có phải tất cả đều nói tiếng lạ chăng?” Chúng ta xem câu này theo ngữ cảnh:
Đức Chúa Trời đã đặt để trong hội thánh một số người, thứ nhất là các sứ đồ, thứ nhì các tiên tri, thứ ba các giáo sư, kế đến những người được ơn làm phép lạ, rồi những người được ơn chữa lành bệnh, những người được ơn giúp đỡ, những người được ơn điều hành, những người được ơn nói tiếng lạ. Không lẽ tất cả đều là sứ đồ sao? Không lẽ tất cả đều là tiên tri sao? Không lẽ tất cả đều làm phép lạ sao? Không lẽ tất cả đều được ơn chữa bệnh sao? Không lẽ tất cả đều nói tiếng lạ sao? Không lẽ tất cả đều thông giải tiếng lạ sao? (1Cô-rinh-tô 12:28-30)
Phao-lô đang nói về những ân tứ dùng cách công khai mà Đức Chúa Trời đã định cho chức vụ trong hội thánh. Có phải tất cả đều là sứ đồ sao? Không. Có phải tất cả đều là tiên tri sao? Không. Có phải tất cả là giáo sư sao?
Không. Cũng vậy, có phải tất cả đều nói tiếng lạ và thông giải tiếng lạ một cách công khai sao? Không. Điểm mấu chốt Phao-lô muốn nói đó là chúng ta nên phát triển các ân tứ cụ thể mà Chúa đặt trong đời sống chúng ta. Không phải ai trong hội thánh cũng đều vận hành trong ân tứ nói tiếng lạ như là một chức vụ công khai.
Sự khác biệt giữa hai loại tiếng lạ dùng cho hội chúng
Sau này trong thư tín gửi cho những người Cô-rinh-tô, Phao-lô giải thích sự khác biệt giữa hai loại tiếng lạ dùng cho hội chúng:
Thế thì các tiếng lạ [tiếng lạ là dấu lạ] không phải là dấu kỳ cho các tín hữu, nhưng cho người chưa tin, còn lời tiên tri thì không phải cho người chưa tin, nhưng cho các tín hữu. Khi cả hội thánh nhóm lại với nhau và ai cũng nói tiếng lạ [tiếng lạ để thông giải], nếu có những người không biết hoặc những người chưa tin bước vào, họ sẽ chẳng bảo rằng anh chị em đã khùng cả rồi hay sao? (1Cô-rinh-tô 14:22-23)
Nếu bạn không hiểu rằng có các loại tiếng lạ khác nhau, bạn sẽ cho rằng khi viết điều này thì bản thân ông Phao-lô cũng mâu thuẫn. Đầu tiên ông nói, “Tiếng lạ là một dấu cho người không tin.” Sau đó, trong ngay câu tiếp theo, chúng ta đọc thấy, “Nếu anh chị em nói tiếng lạ người không tin sẽ nghĩ anh chị em điên rồ.” Tuy nhiên, với một sự hiểu biết tốt hơn về bốn loại tiếng lạ riêng biệt, chúng ta có thể thấy rằng Phao-lô đang viết về hai loại tiếng lạ khác nhau.
Loại tiếng lạ đầu tiên Phao-lô đề cập đến (tiếng lạ làmột dấu lạ) là loại kéo người không tin đến bởi chức năng của nó như là một dấu lạ cho họ. Loại tiếng lạ thứ hai (tiếng lạ có sự thông giải) chỉ được dành cho sự gây dựng hội thánh; các loại tiếng lạ này không phải là dấu lạ cho người không tin. Đúng vậy, Phao-lô nói nếu không có sự thông giải, việc nói loại tiếng lạ thứ hai của các tín hữu thực ra sẽ khiến người không tin và nghĩ rằng chúng ta khùng điên!
Bạn hãy tưởng tượng xem trong một buổi nhóm sáng Chúa Nhật mọi người ai cũng giảng, dạy dỗ và nói tiên tri cùng một lúc thì sẽ như thế nào? Điều đó rất là kỳ dị và không có hiệu quả. Tương tự, Phao-lô dạy hội thánh không nên tạo một môi trường lộn xộn do lạm dụng loại tiếng lạ cần có sự thông giải. Trong trường hợp dùng không đúng cách, cách bày tỏ loại tiếng lạ này sẽ là sự lộn xộn và vô nghĩa. Đầu chương 14 Phao-lô nói rõ rằng tiếng lạ không nhằm gây ra sự lộn xộn, mà để đem lại sự hiểu biết và khải thị.
Tôi tạ ơn Đức Chúa Trời vì tôi nói tiếng lạ nhiều hơn mọi người trong anh em. Nhưng trong hội thánh, tôi thà nói năm lời bằng tâm trí để có thể dạy dỗ người khác hơn nói mười ngàn lời bằng tiếng lạ. (1Cô-rinh-tô 14:18-19)
Vấn đề rất là đơn giản: nếu dùng tiếng lạ cho hội chúng, nó phải được thông giải vì lợi ích của những người có mặt. Nếu không, tốt hơn là nói chuyện bằng tiếng mẹ đẻ.
Ngày 5
Ba: Tiếng lạ dùng cho cầu nguyện riêng
Vì nếu tôi cầu nguyện bằng tiếng lạ thì tâm linh tôi cầu nguyện, nhưng tâm trí tôi chẳng được kết quả gì. Vậy tôi phải làm gì? Tôi sẽ cầu nguyện bằng tâm linh và tôi cũng cầu nguyện bằng tâm trí; tôi sẽ ca ngợi bằng tâm linh và tôi cũng ca ngợi bằng tâm trí. (1Cô-rinh-tô 14:14-15)
Hai loại tiếng lạ đầu tiên chúng ta nói đến được dùng để bày tỏ cho hội chúng và nói ra sứ điệp của Đức Chúa Trời cho con người. Loại tiếng lạ như là dấu lạ được định để giúp người không tin; loại tiếng lạ có sự thông giải được định để giúp người tin. Trong những câu Kinh Thánh trên, Phao-lô giới thiệu loại tiếng lạ thứ ba: tiếng lạ dùng cho sự cầu nguyện riêng. Ông không còn nói về chức vụ công chúng, mà ông đang dạy dỗ về tiếng lạ dùng cho mục đích cầu nguyện riêng tư. Hình thức tiếng lạ này dùng để gây dựng cá nhân và cầu nguyện cá nhân. Phao-lô nói chúng ta có thể “cầu nguyện bằng sự hiểu biết,” đối với tôi nghĩa là cầu nguyện bằng tiếng Anh, hoặc chúng ta có thể “cầu nguyện trong Thánh Linh,” nghĩa là cầu nguyện bằng ngôn ngữ chúng ta không hề hiểu –ngôn ngữ thiên đàng. Ông cũng công bố rằng chúng ta có thể hát (thờ phượng) bằng cả hai cách.
Đầu chương 14 của thư 1Cô-rinh-tô chúng ta đọc, “Vì người được ơn nói tiếng lạ không nói với loài người, nhưng nói với Đức Chúa Trời” (câu 2). Chúng ta biết sự bày tỏ này của Đức Thánh Linh không thể là loại tiếng lạ như là một dấu lạ, bởi vào Ngày Lễ Ngũ Tuần, các môn đồ đã nói với con người – công bố những công việc quyền năng tuyệt vời của Đức Chúa Trời bằng thứ tiếng ngoạiquốc. Phao-lô cũng không phải nói về loại tiếng lạ có sự thông giải, vì ân tứ này nói về việc một tín hữu nói với hội thánh trong ngôn ngữ thiên đàng mà chúng ta không hiểu (cần được thông giải). Ở đây Phao-lô đang nói cụ thể về một người, mà trong tâm linh, người ấy “không nói với con người bèn là nói với Đức Chúa Trời.”
Nói các tiếng lạ trong sự cầu nguyện cá nhân là một sự tương giao riêng tư giữa Đức Chúa Trời và người cầu nguyện. Mục đích của nó là thêm sức cho người cầu nguyện. “Nhưng anh chị em, những người được yêu quý, hãy gây dựng chính mình trên đức tin cực thánh của mình, và cầu nguyện trong Đức Thánh Linh. Hãy giữ chính mình trong tình yêu của Đức Chúa Trời” (Giu-đe 20-21). Chú ý Giu-đe nói rằng khi chúng ta cầu nguyện trong Đức Thánh Linh (trong tiếng lạ) thì chúng ta tự gây dựng chính mình; tuy nhiên, khi chúng ta nói tiếng lạ có sự thông giải cho các tín hữu trong hội thánh, thì chúng ta gây dựng hội thánh (xem 1Cô-rinh-tô 14:5). Chúa muốn cả hai, loại nào cũng quan trọng.
Nhiều tín hữu thắc mắc, Tôi có thể được đầy dẫy Thánh Linh nhưng không cầu nguyện tiếng lạ? Vâng, tôi tin một người có thể được đầy dẫy Thánh Linh mà không có cầu nguyện tiếng lạ. Nhưng tôi cũng nói thêm rằng mỗi người đã được đầy dẫy Đức Thánh Linh đều có khả năng cầu nguyện tiếng lạ. Nhiều tín hữu không vận hành trong ân tứ này bởi vì họ chưa có đức tin để dùng ân tứ đó. Mỗi ân tứ của Đức Chúa Trời phải được nhận lãnh và kích hoạt bởi đức tin.
Hãy nghĩ theo cách này, hai người đàn ông đi ra giữa một con sông. Một người chọn đứng yên và để dòng nước chảy xung quanh mình, người kia chọn thư giãn và xuôi theo dòng chảy. Cả người đứng yên dưới dòng sông và người xuôi theo dòng sông đều ở trong nước, nhưng chỉ có người thứ hai mới có thể đi theo dòng chảy, sông chảytới đâu người đó trôi tới đó. Người cầu nguyện tiếng lạ có thể được ví sánh với người xuôi theo dòng chảy của dòng sông, một người tín hữu chưa cầu nguyện tiếng lạ cũng giống một người ở dưới dòng sông nhưng chưa xuôi theo dòng chảy của nó. (Nếu bạn muốn biết cách đầu phục Đức Thánh Linh, chúng ta sẽ nói trong chương tiếp theo.)
Sự thông công với Đức Thánh Linh là một trong số những phước hạnh được dành sẵn cho chúng ta qua sự chết và sự sống lại của Chúa Giê-su. Nhưng để kinh nghiệm sự thông công ở mức đầy trọn thì chuyện này không xảy ra tự động lúc tiếp nhận sự cứu rỗi. Đáng buồn thay, nhiều tín hữu không có vui hưởng các phương diện khác của món quà cứu rỗi. Quan trọng là hãy đeo đuổi tất cả những gì Đức Chúa Trời dành cho chúng ta. Khám phá tất cả những gì Chúa Giê-su chịu chết để ban cho chúng ta là một phần quan trọng trong hành trình của chúng ta trong Đấng Christ. Như đã nói trước đây, Đức Thánh Linh là Đấng ban quyền năng và trang bị chúng ta cho công tác của vương quốc. Nếu chúng ta bỏ các ân tứ Đức Thánh Linh dành sẵn cho chúng ta, chúng ta đã bỏ sự thân mật sâu nhiệm với Đức Chúa Trời và làm giảm thiểu quyền năng chúng ta cần để phục vụ Ngài tốt hơn.
Bốn: Tiếng lạ để cầu thay
Cũng vậy, Đức Thánh Linh giúp đỡ sự yếu đuối chúng ta, vì chúng ta không biết cầu nguyện điều gì cho đúng, nhưng chính Thánh Linh dùng những sự thở than không thể diễn tả bằng lời mà cầu thay cho chúng ta. Đấng dò xét lòng người, biết rõ ý tưởng của Thánh Linh, vì Thánh Linh theo ý muốn Đức Chúa Trời mà cầu thay cho các thánh đồ (Rô-ma 8:26-27).
Phao-lô bắt đầu đoạn này bằng cách nói “Đức Thánh Linh cũng giúp cho sự yếu đuối chúng ta.” Sự yếu đuối mà Phao-lô nói đến là gì? Câu trả lời: “Vì chúng ta không biết cầu nguyện điều gì cho đúng, nhưng chính Thánh Linh dùng những sự thở than không thể diễn tả bằng lời mà cầu thay cho chúng ta.” Sự yếu đuối đó là việc chúng ta hiểu biết có hạn về những điều xảy ra trong thế giới của chúng ta. Chính vì vậy, có những thời điểm chúng ta không biết phải cầu nguyện như thế nào. Nhưng khi chúng ta nương dựa và cầu thay trong Thánh Linh (Đấng biết mọi sự), Ngài cầu nguyện theo ý muốn trọn vẹn của Đức Chúa Trời qua chúng ta.
Khi tôi học đại học, tôi đã hướng dẫn một chương trình nghiên cứu Kinh Thánh nhắm tới hội nam sinh và hội nữ sinh trong khu Campus của Purdue. Có khoảng sáu mươi sinh viên tham dự, một số không phải là “con đạo dòng,” số khác thì đến từ các hội thánh giáo phái. Một cô gái đã từng nhóm một hội thánh giáo phái tham dự buổi học Kinh Thánh tin rằng tiếng lạ không còn nữa. Sau khi nghe tôi giảng về Đức Thánh Linh vào một tối nọ, cô đã nhận ra rằng tiếng lạ vẫn còn dành cho thời đại này! Kinh Thánh nói điều đó! Cũng đêm đó cô này được đầy dẫy Đức Thánh Linh.
Ngày hôm sau, tôi bị đánh thức bởi một cuộc điện thoại lúc 6h30 sáng – còn sớm hơn cả tôi, là một sinh viên đại học muốn dậy sớm! Tôi được triệu tập để gặp cô gái từ lớp học Kinh Thánh, mà kí túc xá nữ sinh nằm phía bên kia đường so với kí túc xá nam sinh của tôi. Tôi lê ra khỏi giường và đi bộ ra chỗ cô đang đợi.
Tôi nửa tỉnh nửa mê và hơi cáu một chút vì bị làm phiền lúc sáng sớm – ngược lại, cô rất sung sướng. Tôi nói, “Có chuyện gì vậy?”
Cô đáp, “Chúa đánh thức tôi lúc 5 giờ. Tôi cảm thấy thúc dục để cầu nguyện tiếng lạ, nên tôi bắt đầu cầunguyện. Tôi cảm nhận rõ là tôi đang cầu thay. Tôi xin Chúa bày tỏ tại sao tôi lại sốt sắng cầu nguyện tiếng lạ. Chúa phán, ‘Con đang cầu nguyện và cầu thay cho sự sống của một người đàn ông cao tuổi.’ Nên tôi cứ cầu nguyện tiếng lạ.
“Rồi lúc 6 giờ, bạn cùng phòng của tôi có một cuộc gọi khẩn cấp, người ta báo cho cô biết rằng ông của cô đã bị đau tim và được đưa tới bệnh viện. Các bác sỹ đã cứu được ông ấy.”
Cô nói tiếp, “Đức Thánh Linh phán với tôi và nói, ‘Con đang cầu nguyện cho ông ấy.’” Đây là một thí dụ hoàn hảo về tiếng lạ được nói ra để cầu thay. Cô không hề biết mạng sống của người đàn ông đó đang gặp nguy hiểm, nhưng Đức Thánh Linh biết. Nếu cô chỉ có thể cầu nguyện bằng trí khôn, cô đã không thể nào cầu nguyện cho ông.
Mẹ tôi sống ở Florida, nên tôi không biết chính xác chuyện gì đang xảy ra trong cuộc đời của bà trong hiện tại. Tôi không biết chuyện gì xảy ra với chị tôi ở tại California. Nhưng Đức Thánh Linh biết ý muốn trọn vẹn của Đức Chúa Trời cho hai người này, và Ngài sẽ cầu thay qua tôi khi tôi đầu phục để hợp tác với Ngài trong sự cầu nguyện. Đức Thánh Linh dò xét mọi sự và biết mọi sự. Nếu chúng ta để sự tri thức về việc Đức Thánh Linh cầu nguyện qua chúng ta thì chúng ta sẽ có sự bình an!
Làm sáng tỏ loại tiếng lạ dùng cách riêng tư
Điều quan trọng cần lưu ý là có một ngoại lệ liên quan đến hai loại tiếng lạ mà tôi gọi là “tiếng lạ dùng riêng tư.” Đây là trường hợp khi các tín hữu được đầy dẫy Thánh Linh cùng cầu nguyện trong tiếng lạ. Trong những lúc đó, điều phù hợp là tất cả họ cùng cầu nguyện trong Thánh Linh. Có những thời điểm khác khi các tín hữu nên kiềm chế không cầu nguyện trước công chúng bằng tiếng lạ.
Phao-lô nói lời này:
Khi cả hội thánh nhóm lại với nhau và ai cũng nói tiếng lạ, nếu có những người không biết hoặc những người chưa tin bước vào, họ sẽ chẳng bảo rằng anh chị em đã khùng cả rồi hay sao? (1Cô-rinh-tô 14:23)
Trong nhóm này có hai nhóm người. Đầu tiên, Phao-lô đề cập người không tin. Điều này nói về những người chưa tin nhận Chúa Giê-su Christ làm Cứu Chúa – những người ngoại đạo. Nhóm thứ hai là những người thiếu hiểu biết. Họ là những tín hữu trong Chúa Giê-su, nhưng không được giảng dạy về ngôn ngữ của Thánh Linh. Một người thuộc về một trong hai nhóm đó sẽ thấy khó chịu trong bầu không khí khi những người khác cầu nguyện tiếng lạ. Dễ lắm mà họ nghĩ rằng những người đang nói tiếng lạ này thật khùng điên rồi?
Buồn thay, tôi đã chứng kiến một hai trường hợp vào buổi nhóm thờ phượng sáng Chúa Nhật, lúc đó nhiều người cầu nguyện tiếng lạ lớn tiếng cùng một lúc – do người lãnh đạo khích lệ cầu nguyện. Thật vậy, trong quá khứ, tôi cũng đã dẫn dân sự đi theo cách này bởi cớ thiếu sự hiểu biết. Trong những buổi nhóm đó, giống như một buổi nhóm sáng Chủ Nhật bình thường, chắc chắn là có những vị khách hiện diện, nhiều người trong số đó thuộc một trong hai nhóm người không tin hay thiếu hiểu biết. Chắc chắn họ nghĩ trong lòng rằng, những người này khùng điên rồi? Tôi quan sát là những hội thánh đó rất khó tăng trưởng và hướng đến cộng đồng. Có thể đó là lý do mà họ không theo sự khôn ngoan được nói đến trong 1Cô-rinh-tô 14:23? Tôi tin nếu họ tiếp tục thực hành như vậy, người không tin và người thiếu hiểu biết sẽ không quay trở lại hội thánh.
Nói cách khác, có thời điểm hội thánh kêu gọi buổi nhóm cầu nguyện dành cho các tín hữu (ví dụ sáng Chủ nhật hay chiều thứ Hai). Trong các buổi nhóm này tất cả người tham dự đều là người tin và có sự hiểu biết. Cầu nguyện tiếng lạ tập thể khi nhóm lại để thờ phượng Chúa hay cầu thay thì đó là một điều tuyệt vời.
Nói đơn giản, Phao-lô không nói rằng thời điểm hay nơi chốn thích hợp nào đó để tín đồ nhóm lại với nhau để nói loại tiếng lạ mà chúng ta gọi là “tiếng lạ dùng cách riêng tư” là không hề có. Ông chỉ đơn giản phân biệt rằng “ở nơi công chúng,” khi mà có những người không tin và những người thiếu hiểu biết có mặt ở đó, thì việc chúng ta cầu nguyện tiếng lạ như thế là không thích hợp trong bối cảnh đó.
Ước muốn của Chúa dành cho bạn
Thế thì, thưa anh chị em, hãy khao khát tìm kiếm ân tứ làm tiên tri và đừng ngăn cấm việc nói tiếng lạ. Nhưng hãy làm mọi sự một cách thích đáng và trong trật tự. 1Cô-rinh-tô 14:39-40
Phao-lô biết rằng hội thánh sẽ lạm dụng ân tứ diệu kỳ là tiếng lạ. Nên ông khuyên chúng ta, “Hãy dùng đúng loại tiếng lạ trong đúng bối cảnh, và đừng ngăn cấm việc nói tiếng lạ bởi vì một số tín hữu đã dùng sai ân tứ tuyệt vời này của Đức Thánh Linh.” Không may thay, hội thánh lại thiếu hiểu biết về những việc của Đức Thánh Linh. Đây là một điều tai hại, bởi vì Đức Thánh Linh là Đấng đã được sai phái để ban quyền năng cho hội thánh. Đức Chúa Trời đã chọn hội thánh của Ngài làm phương tiện để mở rộng vương quốc của Ngài. Nếu chúng ta không nhận ra rằng có quyền năng đi kèm với địa vị của chúng ta trong Đấng Christ, thì chúng ta chẳng khác gì một vịvua không thực thi quyền lực ngai vàng của mình.
Có bao nhiêu tín hữu bỏ lỡ những ân tứ diệu kỳ này của Đức Thánh Linh bởi cớ họ tin rằng tiếng lạ đã qua đi? Tấm lòng của Chúa rất rõ ràng: “Tôi muốn hết thảy anh em đều nói tiếng lạ” (1Cô-rinh-tô 14:5). Một số người lý luận, “Đó là ông Phao-lô viết, chứ không phải Đức Chúa Trời.” Tất cả Kinh Thánh được viết ra bởi sự thần cảm của Đức Chúa Trời, và câu Kinh Thánh này cũng không phải là ngoại lệ (xem 2Ti-mô-thê 3:16).
Bạn đừng quên rằng ân tứ tiếng lạ là một khía cạnh quan trọng của việc mặc lấy quyền năng của Đức Thánh Linh – nó cũng là một phần tốt đẹp trong mối quan hệ thân mật của chúng ta với Đức Chúa Trời. Ước mong của tôi dành cho bạn giống như ước mong của Phao-lô: Tôi cầu nguyện để bạn chấp nhận ân tứ đặc biệt này và tăng trưởng trong quyền năng và sự hiện diện của Đức Thánh Linh mỗi ngày.