Đăng vào: 12 tháng trước
5
NGÔN NGỮ CỦA THÁNH LINH
Vì người được ơn nói tiếng lạ không nói với loài người, nhưng nói với Đức Chúa Trời, bởi không ai hiểu được, vì người ấy nói các huyền nhiệm trong Thánh Linh.
1Cô-rinh-tô 14:2
Ngày 1
Tôi thích cách bản dịch Kinh Thánh The Message miêu tả sự gặp gỡ cá nhân với Đức Chúa Trời. Lối diễn tả về ngôn ngữ tiếng lạ là một sự tương tácđầy quyền năng xảy ra “chỉ giữa bạn và Đức Chúa Trời.”
Trong chương trước, chúng ta đã xem bốn loại tiếng lạ khác nhau được nói đến trong Tân Ước: Tiếng lạ như là một dấu lạ cho người không tin, tiếng lạ có sự thông giải trong hội thánh, tiếng lạ dùng để cầu nguyện riêng và tiếng lạ dùng để cầu thay. Hai loại tiếng lạ đầu dùng cho chức vụ công khai (giữa hai hay nhiều người), hai loại sau dùng cách riêng tư. Trong chương này, chúng ta sẽ tiếp tục xem xét các chức năng và bản chất sự tương tác cá nhân của chúng ta với Thánh Linh Đức Chúa Trời, bao gồm cả việc cầu nguyện bằng tiếng lạ lẫn cầu nguyện bằng trí hiểu. Hai sự thể hiện này tạo thành ngôn ngữ của Thánh Linh.
Một lần nữa, để làm rõ: khi nói đến “riêng tư,” tôi không có ý nói nó chỉ được cầu nguyện khi người đó ở một mình. Trái lại, sự cầu nguyện riêng tư trong ngôn ngữ thiên đàng phải dùng cách cẩn trọng khi có mặt những người mà Kinh Thánh gọi là “thiếu hiểu biết” hay “người không tin.” Những sự thể hiện này có thể xuất hiện khi một người ở một mình hay ở giữa vòng tín hữu có sự hiểu biết về sự bày tỏ này của Đức Thánh Linh. Nó tương tự như cách tôi nói chuyện riêng tư với gia đình tôi mà tôi không nói trước một nhóm người mới quen biết, vì những người mới quen biết này sẽ không hiểu tôi nói gì (xem 1Cô-rinh-tô 14:22-25).
Chú ý Phao-lô nói đến việc dùng tiếng lạ trong 1Cô-rinh-tô 14:2 là “tiếng lạ dùng riêng tư.” Thật đáng buồn, có rất nhiều hội thánh đã hiểu nhầm hay hoàn toàn bỏ mất ân tứ lạ lùng đó là nói tiếng lạ trong lúc cầu nguyện riêng tư bởi vì họ không nhận ra rằng sự thân mật cần thời gian và địa điểm phù hợp.
Có thời gian và địa điểm riêng tư cho một cặp vợ chồng để họ vui hưởng sự thân mật. Có phải đó là lúc họ chưa kết hôn? Không. Có phải nơi thích hợp là chốn công cộng? Chắc chắn là không. Có thể chỗ này chúng ta thấy nhiều điều đẹp đẽ và thánh thiện nhưng ở chỗ khác thì nó lại không thích hợp và gây khó chịu. Chúa dự định việc “quan hệ tình dục” là ở chốn riêng tư, chỉ có điều là sau khi hai người thề nguyện lấy nhau. Cũng vậy, có những loại tiếng lạ chỉ nên được thể hiện trong chỗ riêng tư bởi vì nó được định cho mục đích thân mật giữa chúng ta với Chúa. Sự thể hiện phù hợp của sự thân mật thuộc linh, giống sự thân mật thuộc thể, cần thời gian và địa điểm cụ thể của nó. Cơ Đốc Nhân có nên kiêng món quà tình dục bởi vì loài người đã làm hỏng thiết kế và mục đích ban đầu của Chúa về tình dục không? Tất nhiên là không! Cũng một thể ấy, chúng ta không thể xem nhẹ hay coithường ân tứ tiếng lạ.
Tôi biết nhiều người trong hội thánh đã thấy những khía cạnh của ân tứ nói tiếng lạ bị dùng sai hay bị lạm dụng. Tuy nhiên, chúng ta không được phép bỏ qua việc dạy cho hội thánh Chúa về ân tứ này chỉ bởi vì một số người đã hiểu sai và dùng không đúng cách. Đó là lý do trong chương này, tôi muốn giải thích bản chất thân mật của ngôn ngữ thiên đàng và muốn giúp bạn phát triển một sự hiểu biết sâu nhiệm hơn về mục đích và tầm quan trọng của ân tứ này trong cuộc sống chúng ta.
Bạn hãy nhớ, Đức Thánh Linh là Thần Lẽ Thật. Khi bạn đầu phục sự khôn ngoan của Lời Chúa, thì Đức Thánh Linh sẽ khải thị mọi lẽ thật cho bạn. Hãy để ít thì giờ tĩnh lặng và mời Ngài vào thì giờ bạn đang học bài này. Xin Ngài cất khỏi tâm trí bạn bất cứ ý tưởng hay niềm tin nào trái ngược với Lời Ngài. Bạn không bao giờ có thể kinh nghiệm sự đầy trọn của Đức Chúa Trời nếu bạn để sự hiểu biết hữu hạn của mình định nghĩa và “đóng hộp” sự vĩ đại vô hạn của Ngài.
Tổng thống và ông vua
Là một công dân của nước Mỹ, tôi sẽ cảm thấy rất vinh dự khi nhận lời mời ăn tối với tổng thống. Tổng thống Mỹ là một trong số những người có quyền lực và được biết đến nhiều nhất trên thế giới. Xem xét nhiều cơ quan dưới quyền của ông, thì ông gần như có mọi thông tin mà ông cần. Sự hiểu biết của tổng thống về những vấn đề của đất nước sẽ trỗi vượt hơn tôi nhiều: ông là tổng tư lệnh quân đội, tôi là một công dân không nắm chức vụ nào trong chính phủ. Chính vì vậy, khi nói về những vấn đề của đất nước, thì tổng thống nói chuyện với tôi theo mức độ hiểu biết của tôi. Nếu ông không làm vậy, tôi không thể nào liên hệ với ông, bởi vì sự đàm thoại thành công cần cómột nền tảng chung.
Tương tự, khi tôi nói chuyện với Vua của vũ trụ, tôi không thể nào nói chuyện với Ngài theo mức độ của Ngài. Tổng thống Mỹ có thể biết nhiều về những vấn đề của đất nước, nhưng Đức Chúa Trời biết mọi sự. Không có điều gì có thể giấu khỏi Ngài. Khi tôi cầu nguyện với Chúa theo sự hiểu biết riêng của mình, thì tôi bị giới hạn bởi những gì tôi thấy và biết. Chúa không thỏa lòng khi có mức độ thân mật giới hạn này với con cái của Ngài. Chính vì vậy Ngài đã tạo điều kiện để chúng ta thông công với Ngài ở mức độ của Ngài. Ngài đã thực hiện điều này qua ân tứ của Thánh Linh Ngài. Giống như Đức Chúa Trời phán rằng, “Ta không muốn nói chuyện với con cái của Ta ở mức độ thấp hơn sự tri thức, hiểu biết và khôn ngoan của Ta. Ta muốn chúng có khả năng bước vào sự giao hảo sâu nhiệm với Ta. Nên Ta sẽ ban cho con cái của Ta một Đấng Giúp Đỡ: Thần của Ta.” Sự hiện diện và thông công của Đức Thánh Linh khiến cho chúng ta có thể kinh nghiệm sự thân mật sâu nhiệm với Đấng Tạo Hóa.
Đường lối và ý tưởng của Chúa trỗi vượt hơn sự hiểu biết hữu hạn của chúng ta – nhưng khi chúng ta cầu nguyện trong Thánh Linh, chúng ta không cầu nguyện theo sự hiểu biết riêng của chúng ta mà chúng ta cầu nguyện theo ý muốn của Thánh Linh Ngài. Bạn có hiểu được không? Khi chúng ta cầu nguyện trong Thánh Linh, thì chúng ta cầu nguyện theo ý muốn trọn vẹn của Đức Chúa Trời!
Ngôn ngữ để chiến trận
Vì không phải chúng ta chiến đấu với loài có thịt và máu, nhưng với những quyền lực vô hình, những quyền lực thống trị, những quyền lực tối tăm của thế gian này, và những quyền lực của cáctà linh trên trời. (Ê-phê-sô 6:12)
Đôi khi chúng ta rất dễ quên rằng Satan đã tuyên bố một chiến tranh tổng lực đối với con người. Chiến thuật của nó không thay đổi: chia cắt chúng ta khỏi Đấng Tạo Hóa, ấy là nguồn sự sống của chúng ta. Nhưng Đức Chúa Trời biết mánh khóe của kẻ thù. Trong sự khôn ngoan vô hạn của Ngài, Chúa đã phát triển một chiến thuật để phá đổ những kế hoạch của Satan. Phao-lô miêu tả người thay đổi cục diện này trong 1Cô-rinh-tô 2:7-8: “Nhưng chúng tôi rao giảng sự khôn ngoan của Đức Chúa Trời, là huyền nhiệm vốn được giữ kín, mà Đức Chúa Trời đã định trước từ muôn đời cho vinh hiển của chúng ta. Đó là điều không nhà lãnh đạo nào ở đời nầy biết được, vì nếu họ biết, họ đã không đóng đinh Chúa vinh hiển của chúng ta trên thập tự giá”. Phao-lô miêu tả quyền năng của thập tự giá, một sự mầu nhiệm “được giấu kín” nhưng đã được khải thị sau khi Chúa Giê-su chịu chết và sống lại. Sự hy sinh của Chúa Giê-su trên thập tự giá khiến chúng ta có thể bước vào một mối quan hệ gần gũi với Đức Chúa Trời, qua đó mà ngăn trở kế hoạch lâu đời của kẻ thù.
Kế hoạch của Đức Chúa Trời dành cho thập tự giá không chỉ là sự mầu nhiệm đã được giấu kín khỏi những kẻ cai trị đời này. Có nhiều khía cạnh về sự khôn ngoan của Đức Chúa Trời (lời Ngài) đã được giấu kín và chỉ có thể được khám phá và phân biệt bởi Thánh Linh Ngài. Là tín hữu, chúng ta đã được ban cho cánh cửa để bước vào những sự mầu nhiệm qua sự thông công với Đức Thánh Linh. Như tôi đã nói trước đây trong sách này, Chúa không chỉ muốn “cứu chúng ta.” Ngài cũng ban cho chúng ta địa vị trong Đấng Christ và giao thẩm quyền và quyền năng cho chúng ta đối với chính kẻ thù trước đây từng làm thống khổ tâm hồn chúng ta. Bây giờ chúng ta là những người thừa kế và là chiến binh trong vươngquốc Đức Chúa Trời, và mục đích của chúng ta là mở rộng chính nghĩa của Đấng Christ. Trong sự khôn ngoan của Ngài, Đức Chúa Trời đã mở rộng một con đường qua đó Ngài có thể bí mật truyền thông kế hoạch trọn vẹn của Ngài cho những ai chiến đấu vì chính nghĩa của Ngài.
Trong lúc chiến sự, quân đội sẽ phát triển cả một hệ thống “ngôn ngữ” để truyền thông ngầm các kế hoạch và thông tin. Họ thường phát triển những mật mã phức tạp và truyền thông qua những tần số được bảo vệ. Tại sao họ thực hiện điều này? Sự bí mật là cấp thiết cho sự an toàn mạng sống và thành công của các chiến dịch. Nếu kẻ thù phát hiện ra các kế hoạch của họ, chúng có thể lên kế hoạch đưa ra một sự xác nhận giả mạo nhằm phản công lại. Là con cái Chúa, chúng ta được ban cho cách để bước vào những bí mật của thiên đàng, chủ yếu là qua Đức Thánh Linh – cho phép chúng ta khám phá những sự mầu nhiệm về các chiến thuật của Đức Chúa Trời mà không phải để lộ cho kẻ thù kế hoạch của Vị Tổng Tư Lệnh. Phao-lô nói tiếp:
Hãy dùng mọi cách cầu nguyện và nài xin mà cầu nguyện mãi trong Thánh Linh. Với ý tưởng đó, hãy hết sức kiên trì thức canh, và cầu nguyện cho tất cả các thánh đồ. (Ê-phê-sô 6:18)
Có một lý do khi Chúa truyền bảo chúng ta hãy cầu nguyện. Là những chiến binh của Chúa ở trên đất, chúng ta là những người chiến trận với các thế lực của bóng tối. Một trong những vũ khí gây nguy hiểm nhất của chúng ta là cầu nguyện trong Thánh Linh. Nó khiến kẻ thù không biết những kế hoạch và mục đích phía sau những chiến lược của Đức Chúa Trời.
Có lúc Đức Chúa Trời sẽ hành động trong tấm lòng của một người mẹ để bắt đầu cầu thay cho con trai của mình. Có thể bà không có biết chuyện gì đang xảy ra chongười con, nhưng bà biết bởi Thánh Linh thôi thúc nên bà bắt đầu cầu nguyện. Khi bà cầu thay trong tiếng lạ thì thật ra bà đang ra lệnh trong lĩnh vực thuộc linh và cầu nguyện theo ý muốn trọn vẹn của Chúa cho người con. Vì lý do này chúng ta được dạy, “Phải bàn luận trước, rồi mới lập lên kế hoạch, phải có mưu lược cao, rồi mới có thể tuyên chiến xuất quân” (Châm Ngôn 20:18).
Ngôn ngữ thiên đàng trỗi vượt hơn sự hiểu biết của chúng ta và nó không bị giới hạn bởi thời gian và không gian. Khi chúng ta cầu nguyện trong Thánh Linh, chúng ta không còn phụ thuộc vào sự hiểu biết riêng của mình và dựa vào sự khôn ngoan vô hạn lớn lao của Ngài. Đây là một trong các lý do mà Phao-lô nói, “Tôi ước ao hết thảy anh chị em nói tiếng lạ.”
Nầy Ta ban cho các ngươi quyền để giày đạp rắn độc, bọ cạp và mọi quyền lực của kẻ thù. (Lu-ca 10-19)
Chúng ta là tín hữu được trang bị để mở mang vương quốc của Đức Chúa Trời trên đất (xem Ma-thi-ơ 11:12). Hội thánh là Thân Thể của Đấng Christ trên đất. Như đã xác định trước đây, Chúa Giê-su không còn sống trong thân xác trên đất này. Chúng ta là những đại sứ và chiến binh của vương quốc Đức Chúa Trời – chúng ta là người đem lại và bày tỏ quyền năng biến đổi của Ngài cho những ai cần sự phục hồi, sự tự do và sự cứu chuộc. Nhưng chúng ta sẽ không bao giờ thành hội thánh của Chúa cho thế giới hư mất nếu không mặt lấy quyền năng của Đức Thánh Linh. Satan và đồng bọn của nó không sợ bạn, nhưng chúng kinh khủng bạn khi bạn biết địa vị của mình trong Đấng Christ và khi bạn dùng tới quyền năng của con trai và con gái của Đấng Chí Cao.
Ngày 2
Ngôn ngữ để thân mật
Vợ tôi và tôi đã sống với nhau đủ lâu để có thể phát triển ngôn ngữ riêng của mình. Tôi đơn giản nói, “CBOI,” thì vợ tôi sẽ hiểu tôi muốn nói gì liền. Bạn thấy đó, khi chúng tôi mới lấy nhau, dường như mỗi chức vụ mới đều có chữ “Outreach International” trong tên chức vụ, nên Lisa và tôi đã quyết định mở Cuddle Bunny Outreach International (CBOI). Chúng tôi nhìn nhau và nói, “CBOI,” và cả hai chúng tôi đều biết rằng đã đến lúc ôm nhau hay hôn nhau. Bất cứ ai nghe chúng tôi nói như vậy có thể thắc mắc, Anh chị đang nói điều gì vậy? Đó là một ngôn ngữ giản dị, nhưng là ngôn ngữ thân mật chỉ có tôi và vợ tôi biết mà thôi. Đây chỉ là một thí dụ trong số nhiều phương pháp truyền thông thân mật mà chúng tôi cùng phát triển với nhau.
Cũng vậy, cầu nguyện tiếng lạ cho phép chúng ta truyền thông một cách thân mật với Đức Chúa Trời. Có người nói, “Nhưng mục sư John ơi, tôi không hiểu mình đang cầu nguyện điều gì. Kinh Thánh thậm chí cũng nói, ‘Vì nếu tôi cầu nguyện tiếng lạ, ấy là tâm linh cầu nguyện, nhưng tâm trí tôi không kết quả’ (1Cô-rinh-tô 14:14)” Vâng, điều đó đúng. Nhưng đây là lý do mà câu Kinh Thánh trước đó nói, “Ai cầu nguyện tiếng lạ hãy cầu nguyện để được thông giải tiếng ấy” (câu 13). Khi tôi cầu nguyện hay thông công với Đức Chúa Trời trong tiếng lạ, tôi xin Ngài ban cho tôi sự thông giải cho lời cầu nguyện. Bạn có biết chuyện gì xảy ra không? Những ý tưởng, sự khôn ngoan, và khải thị sẽ được khơi dậy trong tâm linh tôi. Cách tốt nhất tôi có thể miêu tả điều đó là những sự hiểu biết này nổi lên giống như không khí bị nén lại dưới biển được thổi lên từ đáy biển. Nó được phóng thích từsâu thẳm con người bề trong của tôi và hiện ra trong tâm trí hay sự hiểu biết của tôi.
Tôi cho bạn một ví dụ. Khi tôi thấy một câu Kinh Thánh và tôi suy nghĩ, Mình không hiểu điều này, tôi sẽ nói, “Thánh Linh ơi, xin Ngài dạy con.” Sau đó tôi bắt đầu cầu nguyện tiếng lạ. Sự khải thị có thể sẽ không đến ngay; thực ra nó đến sau trong lúc tôi lái xe, đi tắm, thư giản hay chơi gôn. Thình lình, sự khải thị đến với tôi! Những sự khải thị này là kết quả của việc tôi thân mật với Đức Thánh Linh – tôi đã cầu xin sự hiểu biết của Ngài. Chúa khải thị những sự mầu nhiệm của Ngài cho người khiêm nhường; khi chúng ta hạ mình xuống (xin sự hướng dẫn của Đức Thánh Linh), chúng ta sẽ kinh nghiệm sự thân mật sâu nhiệm hơn với Ngài và nhận sự khải thị thuộc linh lớn lao hơn.
Điều này cũng đúng với quyền năng thuộc linh. Phao-lô viết những lời này, lời được phán trực tiếp từ Thánh Linh:
“Ân sủng của Ta đã đủ cho ngươi rồi, vì quyền năng của Ta được thể hiện trọn vẹn trong sự yếu đuối.” Vậy tôi rất vui mừng tự hào về những yếu đuối của tôi, để quyền năng của Đấng Christ có thể ngự trên tôi. (2Cô-rinh-tô 12:9)
Ân sủng của Đức Chúa Trời, quyền năng của Ngài, cũng được ban cho những ai khiêm nhường (điều mà Phao-lô nói đến khi ông nhận biết sự “yếu đuối” của mình). Quyền năng của Chúa sẽ đến trên bạn ở mức độ lớn hơn khi bạn hạ mình xuống bằng cách đầu phục sự khôn ngoan vô hạn của Thánh Linh Ngài. Sau cùng, đây cũng là kết quả của sự thân mật với Đức Thánh Linh.
Xã hội phương Tây của chúng ta chú trọng đến kết quả. Thường thì, nếu chúng ta không thấy kết quả nhanhcho những sự nỗ lực hay sự đầu tư, thì chúng ta liền mất đi quyết tâm. Điều chúng ta cần phải hiểu là khi chúng ta cầu nguyện trong Thánh Linh là chúng ta đang đầu tư vào tương lai. Đôi khi phải mất một thời gian rồi khải thị mới trào dâng trong tâm linh và hiện ra trong sự hiểu biết của chúng ta. Cầu nguyện trong Thánh Linh đòi hỏi đức tin bởi vì nó bắt đầu từ chỗ hiểu biết tự nhiên của chúng ta phải chết đi. Nó làm gia tăng đức tin và khả năng hiểu được khôn ngoan của Đức Chúa Trời.
Cầu nguyện bằng sự hiểu biết
Trọng tâm của chương này là cầu nguyện trong Thánh Linh, tuy nhiên, cầu nguyện bằng sự hiểu biết cũng rất ích lợi. Phao-lô nói rõ rằng chúng ta nên cầu nguyện cả bằng Thánh Linh lẫn bằng sự hiểu biết.
Tôi sẽ cầu nguyện bằng tâm linh và tôi cũng cầu nguyện bằng tâm trí, tôi sẽ ca ngợi bằng tâm linh và tôi cũng ca ngợi bằng tâm trí. (1Cô-rinh-tô 14:15)
Khi tôi cầu nguyện bằng tâm trí (sự hiểu biết) thì nó trực tiếp gây dựng tâm trí tôi. Nó thúc đẩy tình cảm và lòng nhiệt huyết lớn lao. Nó kết nối tôi với bất cứ ai mà tôi cầu nguyện cho : vợ con, bạn bè, nhân viên,… Tương tự khi tôi nói bằng sự hiểu biết của mình nhằm công bố sự vĩ đại của Cha, tôi được tràn ngập lòng cảm tạ và biết ơn.
Cũng có lúc tôi cầu nguyện bằng sự hiểu biết theo sự hướng dẫn của Đức Thánh Linh. Thực ra đây là một hình thức khác của việc cầu nguyện trong Thánh Linh. Nhưng thường thì tôi cầu nguyện trong Thánh Linh trước, và sau đó Chúa ban cho tôi sự thông giải hay sự hiểu biết về những gì tôi cầu nguyện. Những lời hiểu biết tuôn ra khỏimôi miệng tôi như một dòng sông.
Khi tôi viết về tầm quan trọng của cầu nguyện trong Thánh Linh, tôi không có ý coi nhẹ nhu cầu cầu nguyện bằng trí khôn. Tôi hy vọng chia sẻ cho bạn hiểu rằng một đời sống cầu nguyện lành mạnh bao gồm cả cầu nguyện trong Thánh Linh và cầu nguyện bằng trí hiểu. Cả hai đều quan trọng đối với đời sống thuộc linh của chúng ta.
Nguồn sự sống
Châm ngôn 20:27 nói, “Linh tánh con người là ngọn đèn của Chúa, dò xét những nơi sâu thẳm nhất của lòng người.” Những điều diệu kỳ của Thánh Linh sẽ được soi sáng và khải thị trước nhất trong tâm linh chúng ta, không phải tâm trí. Đây là lý do tại sao, khi chúng ta cầu nguyện trong Thánh Linh, chúng cũng nên tin và cầu xin sự thông giải. Sự khải thị Đức Thánh Linh ban cho trong tâm linh chúng ta sau đó sẽ được phóng thích và hiện ra cho trí hiểu của chúng ta.
Châm Ngôn 20:5 nói, “Ý định trong lòng người ta như giếng sâu. Nhưng người thông sáng biết cách múc lên.” Qua quyền năng của thập tự giá, Chúa đã ban cho chúng ta một tấm lòng mới (xem Ê-xê-chi-ên 36:26). Bây giờ chúng ta có thể múc sự tư vấn (Đức Thánh Linh được gọi là Đấng Tư Vấn) từ nơi sâu thẳm trong tấm lòng đã được đổi mới của chúng ta. Lời Chúa Giê-su trong Giăng 7:38-39 xác chứng điều này:
Ai tin Ta thì sông nước hằng sống sẽ từ trong lòng người ấy tuôn ra, y như Kinh Thánh đã chép. Ngài nói điều ấy để chỉ về Đức Thánh Linh mà những ai tin Ngài sẽ nhận được; vì lúc đó Thánh Linh chưa được ban xuống, vì Chúa Giê-su chưa được vinh hiển.
Câu này làm chúng ta nhớ lại Ê-sai 12:3,
“Các ngươi sẽ vui mừng múc nước từ giếng cứu rỗi.”
Giăng nói rõ “nước hằng sống” mà Chúa Giê-su nói sẽ tuôn ra từ lòng chúng ta là “Đức Thánh Linh.” Tại sao Chúa Giê-su lại so sánh Thánh Linh với nước? Nước mang lại sự sống và sự sinh tồn; không có nước, sẽ không còn sự sống trên đất. Bằng cách nói Thánh Linh như “nước hằng sống,” Chúa Giê-su đang nói rằng Đức Thánh Linh là cốt lõi của sự sống.
Đức Chúa Trời phán, “Dân Ta bị tiêu diệt vì thiếu sự tri thức” (Ô-sê 4:6). Đức Chúa Trời nói về tri thức gì? Chúa đang nói đến tri thức về đường lối và mục đích của Ngài. Tin diệu kỳ ấy là Đức Chúa Trời đã sai Thánh Linh của Ngài đến với chúng ta để chúng ta có thể sống đầy tràn sự sống đến bởi hiểu biết về tấm lòng của Ngài.
Không thể nào hầu việc Chúa mà trước hết không hiểu biết Ngài là ai, ngay cả các thành viên trong chức vụ của tôi cũng không thể phục vụ tôi tốt nếu trước hết không có hiểu tấm lòng của tôi. Khi chúng ta đọc Lời Chúa và dành thời gian trong sự cầu nguyện, thì Đức Thánh Linh sẽ khải thị tấm lòng của Đức Chúa Trời cho chúng ta. Đây là quyền năng cần thiết để sống một đời sống vui mừng. Nê-hê-mi 8:10 nói, “Niềm vui của Chúa là sức mạnh của anh chị em.” Nói cách khác, khi chúng ta khoái lạc nơi Ngài (kinh nghiệm sự tươi mới của Thánh Linh) thì chúng ta được ban cho sức mạnh đối diện những điều phía trước. Tôi không biết bạn sao, nhưng tôi không bao giờ muốn sống một ngày nào mà không có sự vui mừng của Ngài.
Những sự mầu nhiệm của Chúa
Từ những câu Kinh Thánh trong Châm Ngôn và Giăng, chúng ta có thể thấy rằng dòng nước tuôn ra từ lòng của chúng ta chứa đựng sự mầu nhiệm hay sự khôn ngoan giấu kín của Đức Chúa Trời. Chúng ta cũng biết rằng Chúa khải thị những sự hiểu biết và mầu nhiệm này bởi Thánh Linh của Ngài. Bây giờ chúng ta xem thêm những gì Phao-lô nói trong 1Cô-rinh-tô 2:7, “Chúng tôi rao giảng sự khôn ngoan của Đức Chúa Trời, là sự huyền nhiệm vốn được giấu kín.”
Từ Hy-lạp được dịch là huyền nhiệm không có nghĩa là “bí ẩn” hay “mơ hồ.” Thực ra nó có nghĩa “được giấu và chưa được bày tỏ hết.”
Bạn hãy hình dung như thế này, bạn đang ở trong một nhà hàng rất là đẹp. Vị đầu bếp đến bàn của bạn để hỏi thực đơn. Sau đó ông dọn cho bạn một bữa ăn theo khẩu vị của bạn. Khi thức ăn đã sẵn sàng, người bồi bàn đến và dọn một bữa ăn nhẹ trước mắt bạn. Vì đó là một nhà hàng sang trọng, nên thức ăn được đậy một tấm khăn cho đến lúc người ta mở ra. Bạn biết trước mắt mình là thức ăn, nhưng vẫn có sự huyền nhiệm xung quanh những đĩa thức ăn này.
Khi đến giờ ăn, người bồi bàn nói, “Voila!” và mở tấm khăn ra khỏi đĩa thức ăn. Bây giờ bạn có thể thấy thức ăn mà vị đầu bếp đã chuẩn bị cho bạn. Trước khi chiếc khăn được lấy ra thì không có nghĩa là không có thức ăn, nó vẫn ở đó trước khi bạn biết thức ăn đó là gì. Người bồi bàn bày ra sự huyền nhiệm về bữa tối đó. Vị đầu bếp thì luôn biết món ăn đó là gì, nhưng nó được che khỏi bạn cho đến khi người ta lấy tấm khăn đi.
Bởi Đức Thánh Linh, Đức Chúa Trời cất đi cái màn khỏi kế hoạch kín giấu của Ngài – sự mầunhiệm của Ngài. Qua sự cộng tác của chúng ta với Đức Thánh Linh, bây giờ chúng ta có thể nói về sự khôn ngoan của Đức Chúa Trời trong sự huyền nhiệm (hay lời khuyên bảo) để chúng ta có thể nhận biết những ân tứ Đức Chúa Trời ban cho chúng ta. Chúng ta nói những lời ấy không dựa vào những lời lẽ khôn ngoan do loài người dạy bảo, nhưng dựa vào sự dạy dỗ của Đức Thánh Linh, dùng những lời lẽ thuộc linh giải bày những việc thuộc linh. (1Cô-rinh-tô 2:7, 12-13)
Cũng trong thư tín này sau đó Phao-lô viết, “Vì người được ơn nói tiếng lạ không nói với loài người, nhưng nói với Đức Chúa Trời, bởi không ai hiểu được, vì người ấy nói các huyền nhiệm trong Đức Thánh Linh” (1Cô-rinh-tô 14:2). Bạn có thấy sự tương quan không? Khi chúng ta nói tiếng lạ, chúng ta nói những sự huyền nhiệm của Đức Chúa Trời. Chúng ta biết rằng những sự huyền nhiệm được giấu kín trong nơi sâu thẳm của tấm lòng chúng ta (xem Châm Ngôn 20:5) và được múc lên khi nước hằng sống là sự khôn ngoan của Đức Thánh Linh tuôn chảy từ trong chúng ta (xem Giăng 7:38-39). Chính vì vậy, cầu nguyện tiếng lạ gây dựng chúng ta bởi vì nó múc “nước hằng sống”, cốt lõi của sự sống, lên để chúng ta có thể hiểu lời khuyên bảo sâu nhiệm của chính Đức Thánh Linh!
Như tôi đã nói trước đó, nhiều lần tôi đã gặp những câu Kinh Thánh vượt quá sự hiểu biết của tôi. Khi chuyện này xảy ra, tôi cầu nguyện trong Thánh Linh, và sau đó sự hiểu biết theo sau. Nhiều lúc khi tôi đang viết sách thì tự nhiên ý tưởng nảy ra. Dường như tôi không còn gì để nói. Điều duy nhất tôi có thể làm khi đến mức này đó là bước ra xa máy tính và bắt đầu cầu nguyện tiếng lạ. Khi tôi làm vậy, tôi thấy sự khải thị mới xảy ra bất thình lình. Chuyện gì xảy ra trong những lúc tôi cầu nguyện? Nướchằng sống của Thánh Linh Đức Chúa Trời tuôn chảy từ trong tấm lòng của tôi!
Nếu bạn không ở trong sự thông công với Đức Chúa Trời, thì những sự huyền nhiệm vẫn sẽ bị giấu kín khỏi tâm trí tự nhiên của bạn. Những sự huyền nhiệm này có thể bao gồm cả nơi bạn nên đi nhóm lại, ai là người bạn nên lấy, công việc bạn nên làm, nhà nào bạn nên mua, cách cầu nguyện cho lãnh đạo của bạn, cách để trở thành một người phối ngẫu tốt hơn, cách để xử lý một sự thách thức bạn đang đối điện với con cái của bạn, cách để thành công trong công việc, và thêm nữa. Bạn há không vui khi Đức Chúa Trời không bỏ chúng ta tự lo liệu cho bản thân bởi sự hiểu biết riêng của chúng ta hay sao? Qua Đức Thánh Linh, chúng ta có thể khám phá những kế hoạch của Ngài (những điều tốt nhất) cho đời sống chúng ta, và chúng ta có thể vui hưởng sự bình an mà Ngài đã hứa.
Ngày 3
Bình an: Món quà thân mật
Ga-la-ti 5 cho chúng ta biết sự bình an là bằng chứng về sự hiện diện và sự đồng ý của Đức Thánh Linh trong đời sống chúng ta. Đây là một phước hạnh lạ lùng với nhiều ứng dụng thực tế trong cuộc sống mỗi ngày.
Khi tôi còn độc thân, hình ảnh về người vợ tương lai đối với tôi là một sự huyền nhiệm. Lúc đó, tôi đang hẹn hò với một phụ nữ có tên Lisa Toscano. Tôi biết mình thật sự thích cô ấy. Tôi thích tính cách của cô ấy và tôi bị cô ấy cuốn hút. Nhưng tôi chỉ muốn cưới người con gái nào mà Chúa đã chọn cho tôi. Lisa lúc đó đang sống ở Arizona, tôi thì ở Texas. Cả hai chúng tôi đều muốn sự hướng dẫn của Chúa liên quan đến mối quan hệ tươnglai của chúng tôi. Tôi nói với Lisa, “Chúng ta hãy cầu nguyện tiếng lạ ba mươi phút mỗi ngày trong ba mươi ngày tới. Hãy lắng nghe lòng của em. Nếu em cảm thấy day dứt hay bất an, thì Chúa đang nói với chúng ta rằng trong mối quan hệ của chúng ta không nên đi xa hơn nữa. Nhưng nếu em có sự bình an, thì Đức Thánh Linh đang khích lệ chúng ta thực hiện bước tiếp theo trong mối quan hệ.” Khi chúng tôi cầu nguyện, cả hai chúng tôi đều cảm nhận một sự bình an ngập tràn cùng với sự mong chờ và vui mừng. Sau ba mươi ngày, chúng tôi thảo luận cởi mở những gì mình cảm nhận đang khi cầu nguyện và khám phá ra rằng cả hai chúng tôi đều kinh nghiệm điều tương tự. Chúng tôi tiến tới và cuối cùng là cưới nhau. Đã ba mươi năm rồi, và tôi rất biết ơn Chúa vì cả hai chúng tôi đều kinh nghiệm sự bình an đó!
Rô-ma 8:14 nói, “Vì ai được Thánh Linh Đức Chúa Trời dẫn dắt là con cái của Đức Chúa Trời.” Đoạn Kinh Thánh này tiếp tục giải thích cách Đức Thánh Linh dẫn dắt con cái Đức Chúa Trời: “Chính Đức Thánh Linh làm chứng với tâm linh chúng ta rằng chúng ta là con cái Đức Chúa Trời” (8:16). Đây là cách chủ yếu Đức Thánh Linh dẫn dắt chúng ta – qua sự bình an hay lời chứng.
Bạn đã từng muốn làm điều gì đó mà tưởng chừng như là quyết định đúng, hợp lô-gic, nhưng khi mỗi lần bạn nghĩ về nó, bạn kinh nghiệm một cảm giác day dứt, không thoải mái? Bạn thắc mắc, Có chuyện gì vậy? Tại sao mình lại có cảm giác thế này? Mọi sự về quyết định này dường như là đúng mà. Nếu bạn đang thông công với Đức Thánh Linh, thì cảm giác không thoải mái đó tức là Ngài đang nói với bạn, “Con đừng đi theo hướng đó.” Tôi đã kinh nghiệm điều này rất nhiều lần. Đôi khi quyết định đi theo sự dẫn dắt của Đức Thánh Linh của tôi thật khó hiểu cho đến nhiều năm sau đó. Trong những hoàn cảnh này tôi đã học để tin cậy Ngài. Hãy nhớ rằng, sựkhôn ngoan của Ngài không giới hạn theo không gian và thời gian, có nghĩa Ngài luôn xem xét tương lai của bạn khi Ngài hướng dẫn hiện tại của bạn.
Những lúc khác tôi lại có sự bình an lớn lao liên quan đến một quyết định mà dường như là một sự mạo hiểm. Đó là sự bình an của Đấng Christ cai trị lòng tôi. Hãy nghe lời của sứ đồ Phao-lô:
Nguyện xin sự bình an của Đấng Christ ngự trị trong tâm hồn anh chị em, đó là sự bình an mà anh chị em đã được gọi đến để thành một thân thể. (Cô-lô-se 3:15)
Tôi thích cách bản dịch The Amplified Bible so sánh Đức Thánh Linh với một người trọng tài. Một người trọng tài tốt sẽ thổi còi mà không hề suy nghĩ một giây nào. Tương tự, Đức Thánh Linh sẽ giải quyết tất cả những thắc mắc (những quyết định, những lo lắng…) xuất hiện trong tâm trí chúng ta một cách chính xác. Ngài sẽ chia sẻ sự khôn ngoan của Ngài với bạn nếu bạn để Ngài thổi còi. Nhiều lúc “còi” của Ngài chính là sự truyền thông qua sự bình an mà sự hiểu biết con người không hiểu nổi; đây là sự làm chứng của Đức Thánh Linh. Kinh Thánh nói,Sự bình an của Đức Chúa Trời, vượt quá mọi khả năng hiểu biết, sẽ gìn giữ lòng và trí của anh chị em trong Đức Chúa Giê-su Christ. (Phi-líp 4:7)
Chúng ta đã được đặt trở lại địa vị trong Chúa Giê-su Christ, có nghĩa chúng ta có sự bình an, một điều rất khó tìm trong thời đại của chúng ta. Chúa Giê-su là Vua Bình An, cho nên những ai ở trong Ngài thì đã được hứa ban cho sự bình an. Khi chúng ta mời Đức Thánh Linh vào trong tiến trình đưa ra quyết định thì Ngài sẽ luôn làm chứng qua sự bình an của Chúa Giê-su Christ.
Bình an và việc đưa ra quyết định
Là lãnh đạo của chức vụ Messenger International, tôi đã đưa ra nhiều quyết định mà hoàn toàn được xác chứng bởi sự bình an của Ngài. Nhiều mục tiêu đang đắn đo dường như là không thể thực hiện, nhưng sự bình an của Chúa đã khiến tôi không giới hạn tiềm năng của chức vụ Messenger International chỉ ở mức hiểu biết riêng của tôi.
Có nhiều lúc tôi nghe Thánh Linh phán rất rõ với tôi. Ví dụ, khi tôi chuẩn bị viết cuốn sách này, thực ra tôi đang lên kế hoạch viết về một chủ đề hoàn toàn khác. Trong suốt thời gian kiêng ăn và cầu nguyện, Đức Thánh Linh hướng dẫn tôi viết về sự tuyệt vời của Đức Thánh Linh thay vì viết về một chủ đề khác.
Hầu hết những quyết định của tôi được hướng dẫn bởi sự bình an của Chúa (luôn luôn nhất quán với Lời Chúa), chứ không phải bởi sự hướng dẫn rõ ràng. Tuy nhiên, có những lúc thì Đức Thánh Linh phán với tôi. Tôi thấy điều này thường xuất hiện khi Đức Chúa Trời đang thiết lập một hướng đi hoàn toàn mới dành cho tôi. Tôi cho bạn một thí dụ.
Mục tiêu chính của Messenger International là xây dựng hội thánh địa phương. Chúng tôi tin rằng hội thánh địa phương là cách thức có chiến lược nhất của Đức Chúa Trời nhằm hướng tới những người hư mất, đem hy vọng và tiếp trợ cho những ai có nhu cầu, và môn đồ hóa các nước. Hơn 20.000 hội thánh tại Bắc Mỹ hiện đang sử dụng chương trình giảng dạy của chúng tôi. Trong nhiều năm, trọng tâm chính của chúng tôi đó là hướng tới các hội thánh tại Mỹ, Canada, Úc và Vương Quốc Anh.
Rồi ngày 31 tháng 5 năm 2010, Chúa phán với tôi khi tôi đang đọc sách Đa-ni-ên: “Con đã trung tín hướng tới hội thánh địa phương trong thế giới nói tiếng Anh. Bây giờ ta sai con tới toàn bộ các quốc gia trên thế giới.” Đóthật là một giây phút tuyệt vời. Tôi không biết rồi chuyện đó sẽ xảy ra như thế nào. Nên tôi đã triệu tập một cuộc họp các giám đốc trong chức vụ của chúng tôi. Tôi chia sẻ khải tượng mà Chúa đặt để trong lòng và nói cho họ rằng trong suốt năm 2011, tôi muốn dâng hiến 250.000 cuốn sách cho các lãnh đạo trong các quốc gia đang phát triển. Mọi người đều sốc. Chúng tôi chưa bao giờ dâng hiến bất cứ điều gì nhiều gần bằng số lượng sách này trong một năm. Tổng giám đốc điều hành và các trụ sở phòng ban khác liên tục hỏi tôi về sứ mạng này. Tổng giám đốc điều hành cuối cùng hỏi tôi rằng tôi có đem mục tiêu đó dâng lên Chúa trong sự cầu nguyện hay không.
Tôi đã nghe rõ ràng từ Chúa rằng chúng tôi sẽ hướng tới các mục sư và lãnh đạo hội thánh trên toàn thế giới, nhưng Chúa không nói cụ thể với tôi rằng bước đầu tiên để tiến tới mục tiêu là dâng hiến 250.000 cuốn sách trong suốt năm tới. Nên tôi đã đem mục tiêu này dâng lên Chúa trong sự cầu nguyện. Tôi có sự bình an. Đức Thánh Linh không cần phải nói thành lời với tôi bởi vì tôi biết mục tiêu này hợp với sự hướng dẫn ban đầu của Ngài. Tôi cảm nhận sự xác chứng của Thánh Linh kèm theo. Khi tôi báo cáo điều này cho cả nhóm, họ lập tức ủng hộ khải tượng. Đức Chúa Trời đã vận hành rất lạ lùng, và chúng tôi có thể dâng hiến hơn 270.000 cuốn sách cho các mục sư và lãnh đạo hội thánh trong 47 quốc gia trong năm đó.
Năm 2011, tôi đã gặp một mục sư người I-rắc tại Beirut, Li-băng (lúc đó tôi đang ở Trung đông giảng cho 2.500 mục sư và lãnh đạo). Anh là một người trẻ chỉ mới 36 tuổi, anh lãnh đạo hội thánh lớn nhất trong thành phố của mình. Anh nói với tôi, “Ông Bevere ơi, ông giống như một người cha đối với tôi. Có được bao nhiêu cuốn sách của ông là tôi đọc hết. Tôi thậm chí dùng thẻ tín dụng để tải các tài liệu khác từ trang mạng của ông.”
Khi anh ta nói vậy, tôi muốn chui vào một cái lỗ. Đâylà một người từ một quốc gia bị chiến tranh làm cho tan nát, không có nhiều tiền, nhưng lại làm mọi điều mình có thể có để tài liệu của Messenger International. Điều đó một lần nữa khiến tôi khóc với Chúa, xin Ngài ban sự khôn ngoan để giúp đỡ những hội thánh địa phương này bằng cách giúp đỡ lãnh đạo của họ. Qua việc cầu nguyện trong Thánh Linh, tôi đã nhận một ý tưởng về cách để dâng hiến cho các mục sư ở các quốc gia đang phát triển không chỉ sách mà toàn bộ chương trình giảng dạy. Năm tiếp theo, chúng tôi đã tặng 1.3 triệu sách vở và DVD cho các mục sư và lãnh đạo này. Kể từ đó, số lượng đã liên tục được nhân cấp lên.
Một mảng khác của toàn bộ bức tranh này là trang mạng CloudLibrary.org cũng ra đời nhờ sự cầu nguyện trong Thánh Linh, đây là một trang mạng cho phép các mục sư, lãnh đạo cùng với hội chúng có thể tải về miễn phí các tài liệu trong ngôn ngữ của họ. Cho nên số lượng hơn 270.000 sách vở tài liệu được dâng hiến năm 2011 bây giờ được nhân cấp lên theo tháng! Đây là công việc Đức Chúa Trời có thể làm trong và qua chúng ta khi chúng ta đi theo sự xác chứng bằng sự bình an của Đức Thánh Linh.
Ngày 4
Nhận sự hướng dẫn
Một lĩnh vực dường như gây phiền não cho nhiều tín hữu nhất đó là tìm sự hướng dẫn. Tôi thường nghe người ta nói, “Tôi không biết Chúa muốn tôi làm gì với đời sống của tôi!” Gia-cơ cho chúng ta biết rằng nếu chúng ta cần sự hướng dẫn: “Nếu ai trong anh chị em thiếu khôn ngoan, người ấy hãy cầu xin Đức Chúa Trời” (1:5). Từkhôn ngoan trong tiếng Hy-lạp là sophia, từ này miêu tả đầy đủ hơn về “khả năng để hiểu và kết quả, hành động một cách khôn ngoan.” Bạn hãy nghĩ như thế này: nhờ khôn ngoan của Chúa trước tiên chúng ta có thể hiểu được rồi sau đó hành động.
Ai là người ban cho chúng ta khả năng để hiểu sự khôn ngoan của Đức Chúa Trời và thực hành nó? Đức Thánh Linh. Tôi đã ở trong những hoàn cảnh thật sự cần sự hướng dẫn. Khi tôi bắt đầu cầu nguyện tiếng lạ thì sự khôn ngoan và hướng dẫn của Chúa dấy lên trong tâm linh tôi và bước vào tâm trí – sự hiểu biết của tôi. Việc cầu nguyện tiếng lạ sẽ soi sáng sự hướng dẫn của Chúa cho cuộc đời chúng ta.
Chúng ta đọc Châm Ngôn 20:5. Kinh Thánh nói, “Ý định trong tâm trí người ta như nước ở giếng sâu, nhưng người thông sáng biết cách múc lên.” Các bản dịch tiếng Anh khác dùng chữ mục đích thay vì ý định. Trong Đấng Christ, bạn đã được ban cho một công việc, hay mục đích độc nhất mà chỉ dành cho bạn mà thôi. Mục đích này sẽ quyết định hướng đi của bạn, và nó được giấu kín trong tấm lòng của bạn. Khi bạn cầu nguyện trong Thánh Linh và khám phá ra mưu định của Đức Chúa Trời, thì Ngài sẽ khải thị mục đích của bạn. Chuyện này sẽ không xảy ra trong chốc lát, nên bạn hãy kiên nhẫn. Khi bạn dành thời gian trong Lời Chúa và trong sự cầu nguyện, Ngài sẽ khải thị mục đích đó cho bạn. Một trong các con trai của tôi thích nói như vầy: Kinh Thánh là bản đồ và Thánh Linh là Đấng hướng dẫn của chúng ta.
Món quà để được hướng dẫn đã được cung ứng trong mọi lĩnh vực đời sống bạn. Nếu bạn đang gặp lúc khó khăn với con cái, hãy sống chậm lại và dành thời gian cầu nguyện trong Thánh Linh. Ngài sẽ chỉ cho bạn cách đáp ứng. Nếu bạn đang bán hàng và bạn không biết phải làm gì, hãy đóng cửa văn phòng và cầu xin sự hiểu biếttừ Đấng biết tất cả mọi sự. Ngài đã cư ngụ trong bạn rồi; bây giờ bạn chỉ đơn giản múc lên những gì chưa được khải thị cho bạn. Ngài khát khao ban cho bạn sự hướng dẫn! Ê-sai 48:17 nói, “Ta là Chúa, Đức Chúa Trời của ngươi, Đấng dạy bảo ngươi để được phước, Đấng dẵn dắt ngươi vào đường lối ngươi nên đi.” Chúa muốn bạn sống và thể hiện mục đích của vương quốc dành cho bạn, và Ngài khao khát dẫn dắt bạn trong mỗi bước đường.
Đôi khi tôi nghe người ta nói, “Mục sư John ơi, đó là điều “thiêng liêng” và rất khó nói. Chúng tôi thật sự không thể trình dâng những nhu cầu này lên cho Chúa. Ngài chỉ quan tâm đến những điều liên quan đến chức vụ mà thôi.” Đầu tiên, không có gì là khó nói về Đức Chúa Trời, cho nên không có gì là kỳ cục về sự can thiệp của Ngài trong bất kỳ lĩnh vực của đời sống chúng ta. Người ta có thể kỳ cục, nhưng Chúa thì không bao giờ kỳ cục. Cũng vậy, chúng ta không bao giờ nên xem nhẹ lời hứa của Chúa chỉ bởi vì có người đã làm méo mó hay lạm dụng những biểu hiện của Thánh Linh Chúa.
Thứ hai, Kinh Thánh dạy chúng ta “cầu nguyện không thôi” (1Tê-sa-lô-ni-ca 5:17). Nhiều Cơ Đốc Nhân chưa hề nghiên cứu kỹ mạch văn của câu Kinh Thánh này để hiểu nó có ý nghĩa như thế nào. Rõ ràng Phao-lô không nói, “Hãy giữ cho môi miệng bạn cầu nguyện mỗi phút trong ngày.” Nói cho cùng, Kinh Thánh còn dạy chúng ta hãy chia sẻ Phúc âm và khích lệ lẫn nhau. Chúng ta không thể làm cả hai việc trên nếu chúng ta chỉ dùng môi miệng cầu nguyện liên tục không bỏ giây phút nào.
Điều Phao-lô thật sự nói đến trong câu Kinh Thánh này đó là liên tục thông công với Thánh Linh. Làm sao chúng ta có thể kinh nghiệm điều này? Phao-lô cho chúng ta câu trả lời, vì ông nói tiếp: “Đừng dập tắt Thánh Linh” (câu 19). Cầu nguyện không thôi đó là không bao giờ dập tắt sự hiện diện của Đức Thánh Linh. Nó có nghĩalà bạn ý thức về sự hiện diện của Ngài và nhạy bén với tiếng nói của Ngài. Nói cách khác, đừng có triệt tiêu sự can thiệp của Ngài trong đời sống bạn. Đức Thánh Linh muốn tham gia vào mọi khía cạnh của đời sống bạn. Ngài muốn hướng dẫn bạn. Ngài khát khao sự thông công liên tục với bạn. Sự thông công không ngừng này sẽ sản sinh sự bình an, sức mạnh và hướng dẫn của Ngài trong đời sống bạn.
Tôi không được kêu gọi để trở thành một thương gia. Nhưng nếu là thương gia, tôi sẽ dành nhiều thời gian cầu nguyện cho công việc của mình trong Thánh Linh. Sau đó tôi sẽ đưa ra quyết định theo sự bình an trong tấm lòng. Đừng bao giờ nghi ngờ khả năng nhận sự hướng dẫn từ Đấng Tạo Hóa của bạn chỉ bởi vì bạn không ở trong “chức vụ trọn thời gian.” Ngài hướng dẫn đường lối bạn, như thể Ngài hướng dẫn đường lối tôi.
Thì giờ cầu nguyện cá nhân
Tôi thấy rằng thì giờ cầu nguyện sẽ hiệu quả hơn khi bắt đầu bằng cách đọc Kinh Thánh. Lời Chúa tẩy sạch tâm trí tôi và làm thông suốt từ tâm linh tới tâm trí của tôi. Sau thì giờ đọc Kinh Thánh, tôi càng được kết nối với Đức Thánh Linh hơn, và thì giờ cầu nguyện của tôi được phong phú hơn bởi sự hiện diện tỏ bày của Ngài.
Tôi cũng học được rằng Chúa rất nhanh khải thị chính mình Ngài khi tôi ý thức tôn trọng sự hiện diện của Ngài trong đời sống của tôi. Khi tôi bắt đầu suy gẫm về sự vĩ đại và tốt lành của Ngài, thình lình Đức Thánh Linh khải thị chính Ngài. Tại sao? Tác giả Thi Thiên cho chúng ta câu trả lời: “Ngài là Đức Chúa Trời rất đáng kính sợ trong hội đồng các đấng thánh, Đấng rất đáng hãi hùng đối với những kẻ ở quanh Ngài” (Thi Thiên 89:7). Nếu bạn muốn kinh nghiệm sự hiện diện của Chúa, bạn phảiđến với Ngài bằng sự kính sợ. Cách nhanh nhất để dập tắt sự hiện diện của Chúa là không có tôn trọng Ngài và xem thường Thánh Linh của Ngài.
Khi Chúa Giê-su dạy các môn đồ bài cầu nguyện mẫu cho các sứ đồ (bao gồm chúng ta), Ngài bắt đầu bằng cách nói, “Lạy Cha chúng con ở trên trời, Danh Cha được tôn thánh” (Ma-thi-ơ 6:9). Nói cách khác, khi chúng ta đến với Chúa Cha, trước hết chúng ta phải bước vào sự hiện diện của Ngài bằng sự tôn kính thánh. Khi thực hiện điều đó, Đức Thánh Linh sẽ bày tỏ sự hiện diện của Ngài, vì Ngài biết Ngài đang được tôn trọng. Sự hiện diện của Ngài sẽ cho chúng ta cái nhìn, khôn ngoan, tri thức và quyền năng. Ngài thật sự là nguồn sống của chúng ta! Tại sao chúng ta lại muốn tách mình ra khỏi Ngài?
Cầu thay trong Thánh Linh
Trước đây tôi thường cầu nguyện với một mục sư bạn của tôi. Trong lúc chúng tôi cầu nguyện, chúng tôi thường cầu nguyện tiếng lạ. Một lần nọ chúng tôi biết rằng mình đang công bố và đưa ra chỉ thị cho một số khu vực tại Trung Đông. Ngày tiếp theo chúng tôi thấy có một trận động đất lớn tại Thổ Nhĩ Kỳ. Tôi tin mình và người bạn đang cầu thay cho đất nước đó. Chúng tôi kết nối với họ qua Thánh Linh, bởi vì cùng một Đức Thánh Linh đó cư ngụ trong tất cả chúng ta. Chúa đang phán ý muốn của Ngài cho những ai tại Thổ Nhĩ Kỳ qua chúng tôi.
Hành động cầu thay thuộc linh này rất là quan trọng trong việc mở rộng vương quốc của Chúa trên đất. Kẻ thù ghét việc chúng ta có thể công bố ý muốn của Chúa cho những anh chị em xa xôi. Mục đích của nó là chia rẽ và tách biệt hội thánh, và nó thích giới hạn sự cầu thay của chúng ta chỉ ở mức độ của những gì chúng ta biết bởi sự hiểu biết riêng của mình.
Có thể bạn chưa bao giờ nhận thấy sự kết nối gần gũi giữa bạn với những tín hữu khác trên toàn thế giới. Bạn hoàn toàn có thể cầu thay một cách chính xác cho những tín hữu ở những đất nước khác, ngay cả khi bạn không có sự liên lạc tự nhiên nào với họ.
Tôi từng một lần gặp một người đàn ông từ bộ lạc Masai khi ở Kenya. Người này đã đến thăm nước Mỹ và ở với mấy người bạn của tôi tại Pennsylvania. Ông đã ở lại với họ hơn một tháng. Trong một vài lần, ông đã cho người chủ nhà biết tình hình mới nhất về gia đình của ông tại Châu Phi. Cuối cùng, bà chủ nhà hỏi, “Làm sao ông biết có chuyện gì xảy ra với gia đình ông? Họ không có liên lạc điện thoại gì cả.” Ông đáp, “Phao-lô biết chuyện gì đang xảy ra tại hội thánh Cô-lô-se và Cô-rinh-tô khi ông đi xa. Khi tôi cầu nguyện trong Thánh Linh, Chúa chỉ cho tôi chuyện gì xảy ra với các thành viên gia đình của tôi.” Câu Kinh Thánh mà ông này nói đến là Cô-lô-se 2:5: “Vì tôi tuy xa cách trong thân xác, nhưng tôi vẫn hiện diện với anh chị em trong tinh thần, và tôi thật vui mừng khi thấy anh chị em có kỷ cương, và đức tin của anh chị em được vững vàng trong Đấng Christ.” Và 1Cô-rinh-tô 5:3: “Về phần tôi tuy vắng mặt trong thân xác nhưng hiện diện trong tâm linh; và như thế tôi đã hiện diện.” Phao-lô kết nối với những tín hữu của hai hội thánh đó trong tâm linh và ông biết công việc và hành động của họ mà về thân xác ông không ở với họ.
Có những lúc tôi biết một trong số thành viên hay người cộng tác của tôi đang cầu nguyện cho tôi. Tôi đang ở trong hoàn cảnh suy sụp và nguy hiểm và đó là lúc Chúa can thiệp vào một cách thình lình và lạ lùng. Tôi biết trong những trường hợp như thế có ai đó đang cầu nguyện Chúa bảo vệ tôi và cầu thay cho tôi trong Thánh Linh.
Kinh nghiệm yên nghỉ
Thưa anh chị em, về sự hiểu biết xin đừng như trẻ con; nhưng về điều ác, hãy nên như trẻ con, về sự hiểu biết hãy như người trưởng thành. (1Cô-rinh-tô 14:20-21)
Bây giờ chắc bạn đã có thể đoán ra, Phao-lô viết rất nhiều về tiếng lạ trong 1Cô-rinh-tô 14. Trong những câu Kinh Thánh này, thật ra Phao-lô diễn giải lời của Ê-sai, vì trong Ê-sai 28:11-12, chúng ta đọc:
Thật vậy, Ngài sẽ dùng môi miệng ngọng nghịu và ngôn ngữ xa lạ nói với dân này, là dân Ngài đã phán, “Đây là nơi an nghỉ, hãy để cho những kẻ mệt mỏi được an nghỉ: đây là nơi yên tĩnh.”
Đức Chúa Trời đã nói tiên tri qua Ê-sai rằng việc nói tiếng lạ sẽ cung ứng sự yên nghỉ và tươi mới. Một lần nọ, một người bạn của tôi, mục sư của một hội thánh lớn, đang nói chuyện với mục sư của một hội thánh lớn khác. Người mục sư của hội thánh thứ hai nói với bạn tôi, “Tôi đã chuẩn bị bỏ chức vụ. Tôi rất mệt mỏi. Tôi đuối sức. Tôi kiệt quệ rồi.”
Bạn tôi đáp, “Anh không cầu nguyện trong Thánh Linh nữa đúng không?”
Người mục sư kia lắp bắp, “Đúng vậy …”
Bạn tôi tiếp tục, “Anh dành thời gian cầu nguyện trong Thánh Linh bao lâu?”
Người mục sư kia vẫn lưỡng lự và cuối cùng nói rằng, “À, tôi liên tục chuẩn bị sứ điệp bài giảng, tôi có rất nhiều việc phải lo với 15000 tín hữu hội thánh và…”
Bạn tôi hỏi lại, “Anh có cầu nguyện trong Thánh Linh không?”
Rốt cuộc, người mục sư kia đáp, “Không, thành thật mà nói, tôi không cầu nguyện tiếng lạ.”
Bạn tôi nói, “Hãy bắt đầu cầu nguyện trong Thánh Linh.”
Chẳng bao lâu, người mục sư đã từng thấy mệt mỏi chẳng còn muốn từ bỏ chức vụ. Ngày nay, cả ông và hội thánh của ông đều phát triển mạnh!
Tại sao việc mục sư cầu nguyện tiếng lạ là quan trọng? Chúng ta nhận sự yên nghỉ siêu nhiên và sức sống mới khi cầu nguyện trong Thánh Linh.
Làm sao tiến sỹ Cho có thể lãnh đạo một hội thánh hơn 800.000 người mà không bao giờ kiệt sức? Ông cầu nguyện trong Thánh Linh. Tôi không thể nghĩ về một mục sư nào khác là người kinh nghiệm nhiều áp lực và trách nhiệm hơn tiến sỹ Cho. Hội thánh của ông đã hoàn toàn biến đổi Nam Hàn, và ông là một trong số những vị mục sư được tôn trọng nhất trên thế giới. Bất cứ người nam hay người nữ nào đều không thể mang gánh nặng như thế bởi khả năng riêng của mình. Nhưng bây giờ tôi biết rằng tiến sỹ Cho không cậy vào sự hiểu biết riêng của mình. Ông ưu tiên thời gian cầu nguyện và cầu nguyện trong Thánh Linh nhiều tiếng đồng hồ mỗi ngày. Thời gian cầu nguyện này cho ông sức mạnh lớn lao và sự yên nghỉ thật sự.
Lester Sumrall là một con người vĩ đại của Chúa. Tôi có đặc ân gặp ông một số lần. Tiến sỹ Sumrall chỉ ngủ bốn tiếng vào ban đêm và cùng lúc viết bốn cuốn sách! Ông có nhiều năng lực hơn là nhân viên của mình (người chỉ bằng nửa tuổi ông) và nhiều người giảng dạy trẻ tuổi khác. Ông đã tìm thấy sức mạnh đó ở đâu? Ông dành rất nhiều thời gian cầu nguyện trong Thánh Linh.
Xin bạn hiểu cho, chúng ta không nên lạm dụng thân thể của mình. Rõ ràng Chúa truyền bảo chúng ta tôn trọng và giữ ngày Sabbath. Tất cả chúng ta nên nghỉ ngơi thể xác. Tôi chơi gôn bởi vì nó giúp tôi xa công việc và làm tươi mới tâm trí và thân thể tôi. Đó là một nguồn yên nghỉ tuyệt vời cho tôi. Nhưng cùng với việc giữ ngày nghỉ Sabbath, thì việc cầu nguyện trong Thánh Linh sẽ làmtươi mới thân thể và tâm hồn chúng ta. Không may, nhiều tín hữu bị kiệt sức lúc còn trẻ bởi vì họ không tìm sự yên nghỉ trong Thánh Linh.
Ngày 5
Con người bên trong
Ai nói tiếng lạ tự gây dựng chính mình. (1Cô-rinh-tô 14:4)
Từ gây dựng trong tiếng Hy-lạp là oikodomeo. Theo nghĩa đen có nghĩa “gây dựng hay xây dựng.” Khi chúng ta cầu nguyện trong Thánh Linh, chúng ta xây dựng khả năng đón nhận sự hiện diện và quyền năng của Đức Chúa Trời. Chúa Giê-su dùng cùng chữ Hy-lạp này khi phán, “Vậy ai nghe những lời Ta nói đây và làm theo sẽ giống như người khôn, cất nhà mình trên vầng đá” (Ma-thi-ơ 7:24).
Tương tự, Chúa phán với chúng ta qua Giu-đe,
Nhưng anh chị em, những người được yêu quý, hãy gây dựng chính mình trên đức tin cực thánh của mình, và cầu nguyện trong Đức Thánh Linh. (Giu-đe 20)
Tôi nhớ có một lần khi một trong những người bạn của tôi có đứa con trai ốm nặng. Bác sỹ không đoán ra được chuyện gì xảy ra với cậu bé, và bạn tôi không biết phải làm gì. Cuối cùng, anh bước vào văn phòng của mình và cầu nguyện trong Thánh Linh năm tiếng đồng hồ. Anh bước ra khỏi văn phòng, lái xe về nhà và đi thẳng vào phòng ngủ của con trai. Bằng thẩm quyền, anh bảo người con hãy đứng dậy khỏi giường. Từ giây phút đó trởđi người con được chữa lành hoàn toàn. Chuyện gì đã xảy ra? Những thì giờ cầu nguyện này đã gia tăng khả năng cầu thay và giúp đỡ con trai của bạn tôi. Mọi sự chúng ta nhận lãnh từ Đức Chúa Trời, chúng ta nhận lãnh bởi đức tin. Ngoài ra không có cách nào khác. Để thì giờ với Đức Thánh Linh thật sự sẽ gia tăng khả năng nhận những lời hứa và sự hiện diện bày tỏ của Đức Chúa Trời bởi vì nó gây dựng con người bề trong của chúng ta.
Thờ phượng sâu nhiệm hơn
Việc cầu nguyện trong ngôn ngữ thiên đàng cho chúng ta khả năng để thờ phượng và ngợi khen Đức Chúa Trời ở một mức độ sâu hơn. Phao-lô nói:
Nếu khi bạn chúc tụng bằng tâm linh, làm sao một người không biết ngồi nghe có thể nói “amen” về những lời bạn cảm tạ, khi người ấy không hiểu bạn nói gì? Dù rằng lời cảm tạ của bạn thật tốt, nhưng người khác không được gây dựng. (1Cô-rinh-tô 14:16-17)
Phao-lô đang nói đến những biểu hiện ngợi khen của hội chúng và chỉ ra rằng khi chúng ta “chúc phước bằng tâm linh” (ngợi khen Chúa trong tiếng lạ), chúng ta không đem lại ích lợi gì cho người khác. Bởi vì ngợi khen bằng tiếng lạ là một sự biểu lộ riêng tư, nó đem đến sự khích lệ cá nhân, chứ không phải là khích lệ cho hội chúng. Phao-lô không coi nhẹ hành động ngợi khen Chúa trong tiếng lạ. Ông chỉ đơn giản nói là có thời điểm và nơi chốn cho sự ngợi khen đó.
Phao-lô kết luận điểm này: “Việc anh chị em dâng lời cảm tạ thì tốt”! Khi chúng ta ngợi khen Chúa trong tiếng lạ, chúng ta để Đức Thánh Linh tán dương sự diệu kỳ vàhuyền nhiệm của Đức Chúa Trời một cách tuyệt vời qua chúng ta. Có một mức độ thờ phượng sâu nhiệm hơn khi chúng ta ngợi khen Đức Chúa Trời trong ngôn ngữ thiên thượng. Đây là lý do Phao-lô hát cả trong Thánh Linh lẫn trong tâm trí (xem 1Cô-rinh-tô 14:15).
Ai cũng có thể được đầy dẫy Thánh Linh
Tôi rất buồn khi các Cơ Đốc Nhân coi thường những tín hữu khác bởi vì họ không nói hay không cầu nguyện tiếng lạ. Những anh chị em trong Đấng Christ này đơn giản là chưa có kinh nghiệm tặng phẩm lạ lùng đó của Đức Thánh Linh. Không nên làm cho họ cảm thấy xấu hổ và bị coi thường, bởi vì chúng ta thảy đều là một trong Đấng Christ.
Như đã bàn ở chương trước, ân tứ nói tiếng lạ dành cho mọi tín hữu, những ai chưa nói tiếng lạ cũng không bị loại ra khỏi lời hứa này. Chúa Giê-su phán, “Những dấu này sẽ theo sau những kẻ tin…họ sẽ nói tiếng mới” (Mác 16:17). Phao-lô nói, “Tôi ước ao hết thảy anh chị em đều nói tiếng lạ” (1Cô-rinh-tô 14:5). Tấm lòng của Đức Chúa Trời dành cho tất cả con cái của Ngài là vui hưởng những lợi ích diệu kỳ của ngôn ngữ thiên thượng.
Nhận lãnh Thánh Linh bằng cách nào?
Trước khi tôi tiếp tục, hãy để tôi nói rằng nhiều bạn bè của tôi đã nhận sự đầy dẫy Thánh Linh trong xe hơi, tại nhà, và thậm chí là tại văn phòng của họ. Tất cả những gì chúng ta phải làm là cầu xin, và Cha thiên thượng sẽ ban Thánh Linh của Ngài. Nếu bạn đã cầu xin ân tứ này, thì đơn giản bạn chỉ cần học cách đầu phục.
Đầu tiên, trước khi bạn có thể nhận lãnh sự đầy dẫy Thánh Linh, bạn phải tin nhận Chúa Giê-su Christ làmChúa và Cứu Chúa của bạn. Chúa Giê-su phán thế gian (những người chưa tiếp nhận sự cứu rỗi) không thể nhận lãnh Đức Thánh Linh (xem Giăng 14:17). Nếu bạn chưa để Chúa Giê-su làm Chúa của cuộc đời bạn, thì bạn có thể đầu phục chính mình để Ngài làm Chúa ngay bây giờ. (Để biết chi tiết cách tiếp nhận Chúa, xin hãy xem phần phụ lục).
Nếu bạn đã là con cái Đức Chúa Trời, bạn có thể vẫn còn bị ngăn trở không hưởng được sự đầy dẫy Thánh Linh nếu bạn cố tình không vâng lời Chúa trong đời sống mình. Đức Chúa Trời ban Đức Thánh Linh “cho những ai vâng lời Ngài” (Công Vụ 5:32). Điều này không có nghĩa là bạn phải trở nên trọn vẹn. Đơn giản có nghĩa là bạn phải hạ mình xuống, thì Chúa sẽ ban cho bạn ân sủng của Ngài để đắc thắng nanh vuốt của tội lỗi, và rồi bạn sẽ mở lòng ra đón nhận sự đầy dãy Thánh Linh.
Một trong những nanh vuốt nguy hiểm nhất của sự bất tuân trong đời sống của nhiều tín hữu đó là sự vấp phạm. Bạn phải chủ động tha thứ cho người đã làm hại bạn. Hầu như là không có ngoại lệ, tôi đã chứng kiến ngay khi một tín hữu bị vấp phạm, là người muốn nhận lãnh sự đầy dẫy Thánh Linh, quyết định tha thứ thì Đức Thánh Linh sẽ bày tỏ. Ngay bây giờ hãy nắm lấy cơ hội này để phóng thích những người đã làm hại bạn và xin Chúa ban cho bạn tấm lòng của Ngài đối với họ. (Tôi có nói chi tiết vấn đề vấp phạm trong cuốn sách Mồi của satan.)
Chỉ xin bởi đức tin
Có ai trong các ngươi khi con mình xin một con cá mà cho nó một con rắn thay vì một con cá chăng? Hay có ai khi con mình xin một cái trứng mà cho nó một con bò cạp chăng? Vây nếu các ngươi vốn là xấu mà còn biết cho con cái mình những vậttốt, huống chi Cha các ngươi trên trời, Ngài há không ban Đức Thánh Linh cho những người xin Ngài sao? (Lu-ca 11:11-13)
Một số người giảng dạy rằng khi bạn cầu xin Đức Thánh Linh, thì bạn sẽ nhận tà linh thế vào. Những lời này của Chúa Giê-su xóa đi toàn bộ nỗi sợ hãi đó. Đức Chúa Trời là Đấng ban cho mọi ân tứ tốt lành và trọn vẹn (xem Gia-cơ 1:17). Nếu bạn xin Cha Đức Thánh Linh, thì Ngài sẽ không ban cho bạn tà linh. Ngài sẽ ban cho bạn Đức Thánh Linh. Cho nên đừng sợ khi mở lòng mình ra cho sự đầy dẫy Thánh Linh.
Khi bạn mở lòng mình ra với Đức Thánh Linh, bạn đừng có mong Đức Thánh Linh nắm lấy lưỡi của bạn và ép bạn phải nói. Ngài ban cho bạn một ý chí tự do. Đức Thánh Linh là một Đấng lịch sự, Ngài sẽ không bao giờ thúc ép bạn. Satan sẽ ép buộc bạn; Đức Thánh Linh sẽ hướng dẫn và dẫn dắt bạn. Đức Thánh Linh sẽ ban lời cho bạn (có thể bắt đầu bằng các âm tiết, âm thanh hay tiếng lắp bắp), bạn phải đầu phục Thánh Linh trong ba lĩnh vực này: môi miệng, cái lưỡi, và thanh quản của bạn. Khi làm vậy, ngôn ngữ thiên thượng sẽ bắt đầu trào dâng từ trong tâm linh của bạn giống như nước sôi. Lúc đầu có thể nó chỉ là một âm tiết. Nhưng khi bạn đầu phục bởi đức tin để nói ra âm tiết đó, thì sẽ có nhiều âm tiết hơn nữa được nói ra qua môi miệng của bạn. Một lần nữa, chúng ta nhận lãnh mọi sự từ Đức Chúa Trời bằng đức tin. Ân tứ tiếng lạ cũng không khác biệt. Bằng đức tin bạn chỉ cần nói ra những gì Ngài ban cho bạn, và mặc dầu bạn bắt đầu với môi miệng lắp bắp, cuối cùng những gì bạn nói ra sẽ trở thành một ngôn ngữ được phát triển đầy đủ.
Những mức độ lớn lao hơn
Lý do tôi dành phần lớn hai chương trên để nói về ân tứ tiếng lạ là vì tôi tin rằng Đức Chúa Trời muốn chúng ta nói ngôn ngữ thiên đàng, ngôn ngữ kết nối chúng ta ngày càng sâu nhiệm với Ngài và hiệp một dân sự của Ngài vì các mục đích của Vương Quốc. Đam mê (ước ao) của Đức Thánh Linh đó là muốn tất cả người nam và người nữ biết Chúa Giê-su. Khi chúng ta tăng trưởng trong sự thân mật và cộng tác với Ngài, Ngài sẽ mở mắt chúng ta ra và khải thị thế giới cho chúng ta theo một ánh sáng mới. Chúng ta sẽ thấy thế giới đang khao khát Đấng Christ, nhưng chúng ta cũng sẽ thấy và biết Thánh Linh cách mà chúng ta có thể thực hiện vai trò của mình trong việc làm cho người ta biết Đấng Christ.
Tôi hy vọng bạn thích thú sự dạy dỗ về Thánh Linh của Đức Chúa Trời. Những gì bạn đã học được trong những chương này là một sự nếm biết nho nhỏ về sự lạ lùng vô hạn, đời đời và độc nhất của Ngài – và Ngài muốn đem bạn tới mức độ lớn lao hơn mỗi ngày mà bạn sống. Tôi khích lệ bạn đọc lại cuốn sách này nhiều lần để Đức Thánh Linh có thể khơi trong lòng bạn muốn biết Ngài một cách tươi mới và sâu nhiệm hơn.
Đức Thánh Linh rất vui khi khải thị Chúa Giê-su cho bạn. Hãy tôn trọng sự hiện diện của Ngài và mời Ngài bước vào mọi lĩnh vực của đời sống bạn, chứ không chỉ mời Ngài bước vào những lĩnh vực thuộc linh. Ngài đã hứa là sẽ không bao giờ rời bỏ bạn – hãy vui hưởng lời hứa diệu kỳ đó mỗi phút, mỗi ngày. Khi bạn đọc Lời Chúa và dành thời gian trong sự hiện diện của Ngài, bạn sẽ biết Đức Thánh Linh ngày càng thân mật. Tin mừng là hành trình này không bao giờ kết thúc. Luôn có thêm nhiều điều Ngài muốn khải thị cho bạn. Đừng an phận với những gì bạn đã nghe, đã thấy và đã biết. Hãy tháchthức sự hiểu biết hữu hạn của bạn bằng cách để Đức Thánh Linh của Chúa Giê-su Christ cai trị đời sống bạn. Khi làm vậy, tôi tin bạn sẽ thấy được vinh hiển và oai nghi của Chúa sẽ tỏ bày trong thế giới của bạn như chưa hề thấy trước đây.