Chương 2: Giai Đoạn 2 - Nhìn Nhận Bạn Cần Chúa

Cuộc Chiến Của Chúa

Đăng vào: 12 tháng trước

.

Lạy Đức Chúa Trời của chúng con, Ngài không trừng phạt chúng nó sao? Thật, chúng con không đủ sức chống lại đoàn quân đông đảo này đương tấn công chúng con và chúng con cũng không biết phải làm sao, nhưng mắt chúng con ngưỡng trông nơi Ngài.

2 SỬ KÝ 20:12

Bây giờ chúng ta sẽ đến giai đoạn hai của chiến lược của Chúa dành cho vua Giê-hô-sa-phát. Điều này được tìm thấy ở câu 12. Ở đây Giê-hô-sa-phát công khai nhìn nhận với Chúa rằng ông không tài nào giải quyết nan đề.

Chúng ta cần nhận biết rằng chúng ta không thể giải quyết những nan đề chúng ta gặp trong đời. Chúng ta không có câu trả lời cho mỗi vấn đề. Chúng ta không biết cách xử lý mỗi tình huống chúng ta đối diện. Như vua Giê- hô-sa-phát, chúng ta không biết nên làm gì.

Thay vì chạy đôn chạy đáo, cố giải quyết vấn đề mà
chúng ta không đủ tài trí để giải quyết cho đến khi chúng ta hoàn toàn kiệt quệ và thất vọng muốn bỏ cuộc, chúng ta cần để Chúa làm cho chúng ta điều mà tự thân chúng ta không thể làm được.

Trong nhiều năm, tôi cố gắng hết sức để thay đổi bản thân mà không thành. Tôi dồn hết nỗ lực và thì giờ để bỏ đi những thói quen xấu nhưng thất bại ê chề. Tôi đã cố thay đổi nhiều điều trong đời sống tôi để được thịnh vượng, để làm cho chức vụ tôi phát triển và để được chữa lành. Tôi liên tục tranh chiến với mọi “đám dân.” Tôi nhớ có lần tôi muốn bỏ cuộc vì tôi quá kiệt quệ vì phải tranh chiến trong những cuộc chiến mà tôi đối diện.

Tôi trải qua những điều này thường xuyên cho đến một ngày nọ tôi thật sự phóng đại vấn đề, tìm cách gây áp lực với Chúa rằng tôi đau khổ biết bao. Tôi nói đại ý, “Chúa ơi, con đã chịu nhiều điều rồi. Con làm hết sức rồi. Mọi cách con thử đều không kết quả. Con bỏ cuộc. Con sẽ không cố gắng nữa.”

Ngay lúc đó, sâu xa trong lòng tôi, tôi nghe Thánh Linh phán, “Vậy sao?” Tiếng phán của Ngài mang đến sự phấn khích thật sự. Điều này xảy ra bởi vì cơ hội duy nhất Ngài bắt đầu hành động trong chúng ta là khi chúng ta trở nên quá bất lực đến độ chúng ta quyết định, “Thay vì tự sức làm, mình sẽ buông xuôi và để Chúa là Chúa.”

Cố thế chỗ Chúa sẽ sớm khiến bạn kiệt quệ. Sao không thôi nỗ lực đi và làm như vua Giê-hô-sa-phát đã làm trong câu 12? Hãy nhìn nhận với Chúa là bạn không đủ sức chống lại kẻ thù và bạn không biết nên làm gì, ngoại trừ ngửa trông Ngài để được hướng dẫn và giải cứu.

BA ĐIỀU QUAN TRỌNG NÊN LÀM

Ba điều vua Giê-hô-sa-phát đã làm đều rất quan trọng.

1) Ông nhìn nhận ông không đủ sức chống lại kẻ thù. 2) Ông nhìn nhận ông không biết nên làm gì. 3) Ông nói rằng ông chỉ ngửa trông Chúa.

Khi nói những lời này, vua Giê-hô-sa-phát đã đặt mình vào vị trí để nhận phép lạ, và dường như ông không phải mất thời gian lâu để nhận được. Ông chỉ mất mười hai câu. Phần lớn trong chúng ta mất tới mười hai năm mà vẫn chưa nhận được phép lạ, huống hồ chi đến mười hai câu.

VỊ TRÍ LỆ THUỘC HOÀN TOÀN NƠI CHÚA

Chúa Giê-su phán, . . . Ngoài Ta các con chẳng làm chi được (Gi15:5). Lúc đầu đọc câu Kinh Thánh này, tôi còn hơi ngờ ngợ không biết câu này có thật hay không. Lúc đó tôi là con người thích độc lập, và Chúa bắt đầu phán câu Kinh Thánh này với tôi lúc tôi mới theo Chúa. Một trong những quy luật thuộc linh để nhận phước từ Chúa là hoàn toàn lệ thuộc nơi Ngài. Không có đức tin không thể làm đẹp lòng Chúa. Đức tin là ống dẫn qua đó chúng ta nhận phước nơi Ngài. Đức tin được bản The Amplified Bible dịch là nương nhờ Chúa với cả con người của mình và với lòng tin tưởng tuyệt đối nơi quyền năng, khôn ngoan và lòng nhân từ của Ngài. (Xem 2 Timôthê 1:5)

Chúng ta phải nương nhờ, nương dựa, và hoàn toàn lệ thuộc nơi Chúa, trút bỏ khỏi chúng ta mọi gánh nặng và đặt hết thảy lên nơi Chúa. Khi tôi ngã mình trên cái ghế bành, tôi đặt mình lệ thuộc nơi cái ghế sẽ đỡ tôi. Tôi trút hết trọng lượng của tôi lên cái ghế. Có điều hơi lạ là nhiều khi chúng ta lại tin tưởng cái ghế hơn là tin cậy Chúa.

Chúng ta nói chúng ta nương nhờ Chúa, và có lẽ chúng ta nhờ Chúa phần nào, nhưng chúng ta thấy khó mà nương nhờ Chúa cách hoàn toàn. Chúng ta thường lên kế hoạch dự phòng trừ phi Chúa không ra tay.

Tóm lại, khi “các dân ngoại” chống lại vua Giê-hô- sa-phát, ông đã làm gì để được hướng dẫn cách để chiến trận? Điều trước tiên ông làm là đặt mình tìm kiếm Chúa : “Dầu phải làm gì đi nữa, ta sẽ tìm kiếm Chúa. Tình hình quả là rất nghiêm trọng nên ta sẽ kiêng ăn vì ta biết ta cần nghe tiếng Chúa.”

Sau đó ông bắt đầu nói với Chúa về bản tánh Ngài. Cuối cùng, ông mới nói đến nan đề nhưng chỉ sau khi ông đã ngợi khen và thờ phượng Chúa. Kế đến là ông công khai nhìn nhận là ông hoàn toàn lệ thuộc nơi Chúa. Ông nói những lời mà thường thì chúng ta thấy khó nói : “Tôi không biết nên làm gì đây.”

Đối với nhiều người trong chúng ta, việc nói, “Tôi không biết nên làm gì đây” là điều bối rối. Chúng ta cảm thấy chúng ta phải có bổn phận tìm ra giải pháp. Chúng ta cảm thấy thật ngu ngốc hay kém cỏi nếu chúng ta không thể đưa ra câu trả lời. Đó là lý do chúng ta thường cứ cố gắng làm nhiều điều khác nhau, ngay cả những điều này không kết quả gì cả. Bản chất xác thịt cố hữu trong con người muốn được tiếng khen và được người ta biết đến, nhưng Chúa mọi vinh hiển đều thuộc về Ngài. Dù Ngài có tôn vinh chúng ta, ấy cũng là vinh hiển của
Ngài ban cho chúng ta, chứ không phải điều gì đó chúng ta đoạt được.

Tôi tin rằng ma quỷ sai các tà linh vào mỗi sáng để ngồi trên vai mỗi người trong chúng ta và thì thầm vào tai chúng ta, “Ngươi sẽ làm gì đây? Ngươi sẽ làm gì đây? Ngươi sẽ làm gì đây?”

Vua Giê-hô-sa-phát không thấy ngu khi nói vậy, chúng ta cũng nên nói như vậy. Ông nói với Chúa, “Chúng con không biết nên làm gì và ngay cả chúng con biết làm gì, chúng con cũng không đủ sức để làm.” Khi nói thật như vậy, ông tự đặt mình ở vị trí hoàn toàn lệ thuộc Chúa. Và ông đã nhờ cậy Chúa ngay khi bắt đầu cuộc chiến – càng lệ thuộc hoàn toàn nơi Chúa sớm chừng nào, ta càng chiến thắng sớm chừng ấy.

Không có Chúa giúp, chúng ta chẳng thay đổi được gì trong đời sống. Chúng ta không thể thay đổi bản thân, vợ chồng, gia đình, bạn bè hay hoàn cảnh của chúng ta. Thật vậy, ngoài Ngài, chúng ta chẳng thể làm gì được!

Chúng ta đánh mất bình an và niềm vui vì không để Chúa làm Chúa của chúng ta. Chúng ta cố toan tính nhiều việc mà tâm trí chúng ta không nghĩ ra được. Có những việc quá cao xa hoặc quá sâu sắc đối với chúng ta. Không có điều gì quá khó hay quá kỳ diệu đối với Chúa, nhưng có nhiều điều quá khó và quá diệu kỳ đối với chúng ta. Chúa là Đấng vô hạn, còn chúng ta là con người hữu hạn. Chúa có sự hiểu biết trỗi vượt, còn hiểu biết của chúng ta bị giới hạn. 1Côrinhtô 13:9 nói sự hiểu biết của chúng ta là hời hợt và chỉ một phần. Chúng ta biết một số điều nhưng chúng ta không biết mọi điều. Có những điều chúng ta không cần nghĩ tới. Chúng ta không biết mọi sự, nhưng chúng ta có thể tăng trưởng đến chỗ chúng ta thích thú biết Đấng biết mọi sự. Khi chúng ta đạt đến vị trí này, chúng ta bước vào sự yên nghỉ của Chúa, cũng chính là điều phóng thích niềm vui trong đời sống chúng ta. Trong Thi Thiên 131:1, Đavít viết : Lạy CHÚA, lòng tôi không tự cao, mắt tôi không tự đắc. Tôi cũng không theo đuổi những việc quá vĩ đại hay quá diệu kỳ cho tôi. Đó là thái độ của tấm lòng mà Chúa muốn hết thảy chúng ta có.

Nên không ngần ngại khi cầu nguyện, “Lạy Chúa, con không biết nên làm gì, và ngay cả con biết đi nữa, con cũng không thể làm. Nhưng lạy Chúa, chúng con ngửa trông nơi Ngài. Con sẽ chờ xem Ngài sẽ làm gì trong hoàn cảnh này – bởi vì con hoàn toàn bất lực về hoàn cảnh này.”

Khi đối diện với những nan đề bất năng hay khó khăn, chúng ta nghe những lời văng vẳng trong đầu, “Ngươi sẽ làm gì đây?” Rồi bạn bè chúng ta cũng nói, “Tớ nghe về hoàn cảnh của bạn. Vậy bạn nên làm gì đây?”

Đó là lúc chúng ta nên nói với họ,“Tôi sẽ làm điều vua Giê-hô-sa-phát đã làm trong 2Sử ký 20. Tôi sẽ giao phó cho Chúa – và chờ đợi Ngài. Ngài sẽ làm những điều kỳ diệu, và tôi sẽ vui mừng ngắm xem Ngài làm!

CHỜ ĐỢI CHÚA

Toàn thể người Giu-đa cùng vợ và con cái họ đều đứng trước mặt CHÚA.

2 SỬ KÝ 20:13

Tôi rất thích câu Kinh Thánh này. Tôi cho rằng câu này là câu Kinh Thánh đầy quyền năng. Đứng yên là một hành động trong cơ chế của Chúa. Đây là hành động thuộc linh. Trong đời sống tự nhiên thì chúng ta cần ra tay hành động nhưng trong đời sống thuộc linh thì chúng ta không cần làm gì cả, chỉ chờ đợi Chúa và đứng yên trước mặt Ngài. Về phương diện thuộc linh, vua Giê-hô-sa-phát đã hành động. Ông đại ý muốn nói, “Lạy Chúa, con sẽ chờ đợi Ngài cho đến khi nào Ngài làm điều gì đó trong tình huống này. Trong lúc chờ Ngài hành động, con sẽ vui hưởng cuộc sống của con đang khi con chờ Ngài hành động tiếp.”

Satan ghét việc chúng ta vui mừng. Vui mừng là điều trái ngược với điều nó tìm cách kích động. Nó muốn thấy chúng ta nổi giận, bức xúc, khóc lóc, tự thương hại, lằm bằm, than phiền, trách móc Chúa và người khác về hoàn cảnh của mình. Nó muốn nhìn thấy những cảnh trên trừ ra niềm vui; Nêhêmi 8:10 nói vì niềm vui trong CHÚA là sức mạnh của ông bà anh chị.

Vui hưởng cuộc sống trong khi chờ đợi Chúa giải quyết nan đề thì không phải là thiếu trách nhiệm. Chúa Giê- su phán, Kẻ trộm chỉ đến để cướp, giết và huỷ diệt; còn Ta đã đến để chiên được sống và sống sung mãn (Giăng 10:10).

Chúng ta thường bị cám dỗ để nghĩ rằng chúng ta sẽ không làm tròn phận sự nếu chúng ta không lo lắng hay không tìm ra câu trả lời, nhưng chúng ta phải chống cự sự cám dỗ đó bởi vì nó cản trở sự giải cứu của chúng ta thay vì giúp đỡ chúng ta.

Đối mặt với một thế lực áp đảo muốn chèn ép họ làm nô lệ và tiêu diệt xứ sở của họ, hết thảy dân Giuđa đều tụ họp và đứng yên trước mặt Chúa.

Ma quỷ lúc nào cũng gào thét với họ, “Các ngươi sẽ làm gì đây? Các ngươi sẽ làm gì đây? Các ngươi sẽ làm gì đây?”

Nhưng họ chỉ đứng đó, chờ đợi Chúa.

Trong Êsai 40:31, chúng ta đọc . . . Nhưng ai trông cậy nơi CHÚA sẽ được phục hồi sức mới, cất cánh bay cao như chim phượng hoàng; chạy mà không mệt nhọc, đi mà không kiệt sức.

Chúng ta có thể cần sức mạnh đang khi chờ Chúa để làm bất cứ điều gì Chúa chỉ dạy chúng ta làm khi Ngài hướng dẫn chúng ta. Những người chờ đợi Chúa là những người sẽ nhận được câu trả lời và là những người mạnh mẽ đủ để làm theo sự hướng dẫn của Chúa một khi họ nhận được.

CHỜ ĐỢI CÂU TRẢ LỜI

Bấy giờ, tại giữa cộng đồng, thần của CHÚA đến trên Gia-ha-xi-ên, con trai Xa-cha-ri, cháu Bê-na-gia, chắt Giê-hi-ên, chít Ma-tha-nia, là người Lê-vi thuộc dòng dõi A-sáp. Người nói: Tâu vua Giê-hô-sa-phát, toàn thể người Giu-đa, cư dân Giê-ru-sa-lem, hãy nghe đây, CHÚA phán như vầy: ‘Chính các ngươi chớ sợ hãi và hốt hoảng trước đám quân đông đảo này vì trận chiến này không phải của các ngươi nhưng của Đức Chúa Trời.’

2 SỬ KÝ 20:14,15

Khi hết thảy dân Giuđa nhóm hiệp trước mặt Chúa, một người trong họ bắt đầu nói tiên tri. Thánh Linh đến trên người này bởi vì hết thảy họ đều chờ đợi Chúa.

Khi chúng ta học tìm kiếm Chúa và chờ đợi Ngài, Ngài sẽ ban cho chúng ta câu trả lời. Câu trả lời đó có thể rất đơn giản và dễ hiểu. Chúa bảo dân Giuđa là đừng sợ bởi vì cuộc chiến không phải là của họ mà là của Chúa. Điều đó nghe có vẻ không mấy mầu nhiệm hay sâu nhiệm thuộc linh gì cả, nhưng đó là điều họ cần nghe.

Chắc hẳn đây là một tin mừng cho vua Giê-hô-sa-phát và toàn thể dân chúng. CUỘC CHIẾN KHÔNG PHẢI CỦA CÁC NGƯƠI MÀ LÀ CỦA CHÚA. Điều này không có nghĩa là họ không làm gì cả; mà nghĩa là Chúa sẽ chỉ cho họ phần của họ. Họ có thể làm bởi sức mạnh và sự khôn ngoan của Chúa, nhưng cuộc chiến vẫn là của Ngài và để Ngài chiến thắng.

Sau lời khích lệ thì tiếp đến là lời huấn thị, như chúng ta sẽ đọc thấy. Chúng ta phải chờ đợi Chúa cho đến khi Ngài bảo chúng ta nên làm gì – rồi thì hãy làm bởi sức mạnh mà chúng ta nhận được khi chờ đợi Ngài.