Chương V: Khởi Đầu

Nguyên Tắc Của Cải

Đăng vào: 11 tháng trước

.

Chương V: Khởi Đầu

Tôi đã từng giữ nhiều thứ trong tay và tôi đã mất chúng tất cả. Nhưng hễ thứ gì tôi đặt trong tay Đức Chúa Trời, thì tôi vẫn sở hữu nó.

Martin Luther

Đối với nhiều người, việc Sam Houston, một quân nhân và một chính trị gia sáng ngời, đến với Đấng Christ là một sự ngạc nhiên. Sau khi nhận lễ báp-tem, Houston nói ông muốn trả một nửa tiền lương cho mục sư địa phương. Khi có người hỏi ông tại sao, ông liền trả lời “Túi tiền của tôi cũng được báp-tem.”

Giống như Sam Houston, bạn có lẽ hiểu rằng đời sống Cơ đốc nhân là không thể tách khỏi sự ban cho. Nhưng bạn có lẽ hoang mang: Tôi khởi đầu từ đâu?

Nơi thích hợp là nơi Đức Chúa Trời khởi đầu với con dân Ngài trong Cựu Ước: “Phàm thuế một phần mười thổ sản, bất kỳ vật gieo hay là hoa quả của cây, đều thuộc về Đức Giê-hô-va; ấy là một vật thánh, biệt riêng ra cho Đức Giê-hô-va” (LeLv 27:30).

Nghĩa của từ phần mười là “một phần mười”. Mười phần trăm phải được dâng lại cho Đức Chúa Trời. Cũng có những của dâng tự ý, nhưng 10 phần trăm là bắt buộc.

ChCn 3:9 cho biết: “Hãy lấy tài vật và huê lợi đầu mùa của con, mà tôn vinh Đức Giê-hô-va” (nhấn mạnh của con). Con dân Đức Chúa Trời dâng cho Ngài trước hết, không phải sau cùng.

Khi con dân Ngài không dâng như họ phải làm, Ngài phán: “Người ta có thể ăn trộm Đức Chúa Trời sao? Mà các ngươi ăn trộm ta. Các ngươi nói rằng: chúng tôi ăn trộm Chúa ở đâu? Các ngươi đã ăn trộm trong các phần mười và trong các của dâng. Các ngươi bị rủa sả, vì các ngươi, thảy đều ăn trộm ta. Các ngươi hãy đem hết thảy phần mười vào kho, hầu cho có lương thực trong nhà ta” (MaMl 3:10).

Chúa Jesus phê duyệt một phần mười bắt buộc, ngay cả những việc nhỏ (Mat Mt 23:23). Nhưng không có đề cập đến một phần mười sau các sách Phúc Am. Không thấy mạng lịnh hay bãi bỏ nào liên quan đến một phần mười và thế là có sự tranh cãi nóng bỏng giữa những Cơ đốc nhân về việc có phải dâng một phần mười vẫn là điểm khởi đầu dâng hiến hay không.

Tôi có những cảm giác pha trộn vấn đề này. Tôi ghét nghi lễ giáo điều. Tôi thật sự không muốn cố đổ rượu mới vào bình da cũ, áp đặt những giới hạn của Giao Ước Đầu Tiên đã được thay thế trên Cơ đốc nhân. Mọi gương dâng hiến trong Tân Ước vượt xa một phần mười. Tuy nhiên, không ai lại không thiếu sót.

Có một chân lý bất di bất dịch đằng sau khái niệm dâng cho Đức Chúa Trời những huê lợi đầu mùa. Dẫu một phần mười vẫn là thước đo của những huê lợi này hay không, thì tôi tự hỏi: Đức Chúa Trời có trông mong con dân Ngài trong Giao Ước Mới dâng ít hay nhiều không? Chúa Jesus nâng cao mức độ thuộc linh; Ngài không bao giờ hạ thấp (Mat Mt 5:27-28).

NHỮNG BÁNH TẬP LUYỆN

Có lẽ bạn tin duy nhất vào “ban cho ân điển” và bất đồng với những tổ phụ hội thánh như Origen, Jerome và Augustine. Những người này dạy rằng một phần mười là yêu cầu dâng hiến tối thiểu cho Cơ đốc nhân. 6 Nhưng ổn không khi hỏi rằng: “Lạy Chúa, Ngài thật trông đợi ít ở con – là người có Thánh Linh Ngài bên trong và sống trong một xã hội giàu có nhất trong lịch sử nhân loại – hơn là Ngài đòi hỏi người Y-sơ-ra-ên nghèo nhất không?

Hầu hết mọi nghiên cứu chỉ rằng Cơ đốc nhân Mỹ dâng trung bình 2 và 3 phần trăm thu nhập của họ. Một báo cáo Nghiên Cứu của Barna năm 2001 cho thấy:

Trong số những người lớn tái sinh thì có tăng 44 phần trăm số người không dâng gì năm ngoái. So với năm 1999, dâng hiến trên đầu người cho hội thánh năm 2000 giảm 19 phần trăm. Một phần ba người lớn tái sinh nói họ dâng một phần mười năm 2000, nhưng đối chiếu với sự dâng hiến đúng mức, thì thu nhập cả gia đình cho thấy chỉ một phần tám dâng hiến như thế. 7

Sống trong một xã hội giàu có mà “dâng hiến ân điển” chỉ là một phần nhỏ so với tiêu chuẩn Giao Ước Đầu Tiên thì có ổn không? Bất kể điều gì chúng ta đang dạy về dâng hiến hôm nay, hoặc không đúng với Thánh Kinh hoặc chúng ta không vâng lời, thì sứ điệp cũng không thể nào thông suốt được.

Một phần mười là phương pháp lịch sử của Đức Chúa Trời để đưa chúng ta vào con đường dâng hiến. Theo nghĩa đó, dâng hiến có thể xem như một cánh cổng mở ra vui mừng ban cho ân điển. Cho rằng dâng một phần mười là điểm đích là không đúng, nhưng nó có thể vẫn là điểm xuất phát tốt. (Ngay cả dưới Giao Ước Đầu Tiên, nó không phải là điểm dừng – đừng quên những của dâng tự ý.)

Dâng một phần mười không phải là trần ban cho; nó chỉ là sàn ban cho. Nó không phải là đường về đích ban cho; nó chỉ là bàn đạp khởi đầu. Một phần mười có thể là những bánh xe tập luyện để đưa chúng ta vào khuôn khổ, khả năng và thói quen ban cho.

Ma-la-chi nói rằng dân Y-sơ-ra-ên ăn trộm Đức Chúa Trời không chỉ bằng việc giữ lại một phần mười bắt buộc mà còn những “của dâng” tự nguyện. Họ ăn trộm Đức Chúa Trời vì dâng ít của dâng hơn Ngài mong đợi. Nếu họ có thể ăn trộm Đức Chúa Trời bằng những của dâng thiếu, chúng ta ngày nay không thể làm thế sao?

Phao-lô khuyến khích ban cho tự nguyện, nhưng cũng mô tả sự ban cho như thế là “vâng lời” (IICo 2Cr 9:13). Đức Chúa Trời mong đợi nhiều nơi chúng ta. Dẫu rằng các của dâng là tự nguyện, nhưng dâng ít hơn Ngài mong đợi là ăn trộm Ngài.

Dĩ nhiên, Đức Chúa Trời không mong đợi hết thảy chúng ta dâng một khoản giống nhau. Chúng ta nên dâng theo tỉ lệ Ngài ban phước cho chúng ta (PhuDnl 16:10, 16-17).

Một số người nói: “Chúng ta dâng cao dần. Chúng ta khởi đầu 5 phần trăm.” Điều đó giống như nói rằng: “Trước đây tôi ăn trộm sáu tiệm bán đồ tiện nghi một năm. Năm nay, bởi ân điển, tôi sẽ ăn trộm chỉ ba thôi.”

Điểm chính ở đây không phải ăn trộm Đức Chúa Trời ít – đó là đừng ăn trộm Đức Chúa Trời gì cả.

“Trước đây tôi ăn trộm sáu tiệm bán đồ tiện nghi một năm. Năm nay, bởi ân điển, tôi sẽ ăn trộm chỉ ba thôi. ”

Đúng, một số người sẵn sàng hy sinh dâng hiến nhiều hơn 5 phần trăm thu nhập của họ hơn những người khác bởi họ dâng một phần mười hay ngay cả dâng 50 hay 90 phần trăm. Chắc chắn rằng giàu có không bao giờ “dâng đủ” như thể dâng 10 phần trăm tự động làm trọn trách nhiệm của họ. 90 phần trăm cũng thuộc về Đức Chúa Trời. Ngài không chỉ quan sát những gì chúng ta dâng, mà Ngài cũng quan sát những gì chúng ta giữ.

Tôi đã từng có vinh dự phỏng vấn nhiều người dâng hiến. Đa số họ nói dâng một phần mười là một sự tập luyện trước hết kéo họ ban cho nhiều hơn. Họ dâng một phần mười và rồi nhìn Đức Chúa Trời di-rê. Họ thấy lòng mình càng ngày càng gắn sâu hơn vào vương quốc Đức Chúa Trời. Bây giờ, những năm sau, họ dâng 60, 80, thậm chí 90 phần trăm thu nhập của mình! Nhưng đó là nhờ dâng một phần mười đặt họ vào con đường dâng hiến.

Khi dân sự Đức Chúa Trời ăn trộm Ngài bằng cách giữ lại một phần mười và các của dâng. Ngài phán: “Khá lấy điều này mà thử ta, xem ta có mở các cửa sổ trên trời cho các ngươi đến nôi không chỗ chứa chăng! (MaMl 3:10).

Mỉa mai thay, nhiều người không đủ khả năng dâng hiến đúng cách vì họ không dâng hiến (AgKg 1:9-11). Nếu chúng ta trả nợ cho Đức Chúa Trời trước đã, rồi chúng ta sẽ có phước lành của Ngài giúp chúng ta trả nợ con người. Nhưng khi chúng ta ăn trộm Đức Chúa Trời để trả nợ con người, chúng ta cướp chính mình phước lành Đức Chúa Trời. Không ngạc nhiên gì chúng ta không có đủ. Đó là một chu kỳ nhân quả, và chỉ có đức tin vâng lời mới có thể bẻ gãy chu kỳ đó.

Khi nhiều người bảo tôi họ không đủ khả năng nộp một phần mười, tôi hỏi họ: “Nếu thu nhập giảm đi 10 phần trăm, bạn có chết không?” Họ đáp: “Không.” Và tôi nói: “Thế thì bạn thừa nhận bạn đủ khả năng nộp một phần mười. Đó là do bạn không muốn thôi.”

Tôi không muốn nói rằng dâng hiến thì dễ. Tôi muốn nói – và có hàng ngàn người sẽ đồng ý – rằng sống dựa vào 90 phần trăm hay 50 phần trăm hay 10 phần trăm thu nhập mà đúng ý Chúa thật dễ hơn nhiều so với sống nhờ vào 100 phần trăm thu nhập mà ngoài ý Chúa.

Nộp một phần mười giống như những bước đi đầu đời của trẻ tập đi: Chúng không phải là những bước cuối cùng hay tốt nhất của bé, nhưng chúng là một khởi đầu tốt. Khi bạn học đi xe đạp, bạn không cần những bánh tập luyện. Khi bạn học dâng hiến, thì nộp một phần mười không còn thích hợp. Và nếu bạn có thể đi xe đạp mà không bao giờ dùng những bánh tập, thật tốt cho bạn.

Tôi không gặp khó khăn với những người nói “chúng tôi không thuộc luật pháp nộp phần mười,” hễ chừng nào họ không dùng đó như một cách biện minh cho việc họ dâng ít. Nhưng thống kê dâng hiến hiện nay chỉ định rõ ràng trong trí tôi rằng hầu hết chúng ta cần một sự khởi đầu nhảy vọt. Nếu bạn tìm thấy một cánh cổng dâng hiến tốt hơn nộp phần mười, thật tuyệt. Nhưng nếu không, tại sao bạn không bắt đầu chỗ Đức Chúa Trời khởi đầu với con dân Giao Ước Đầu Tiên của Ngài?

SỰ DÂNG HIẾN TUYỆT VỜI

Phao-lô nói: “Hãy chú ý làm trổi hơn việc nhân đức dâng hiến này” (II Cô-rinh-tô). Như chơi dương cầm, dâng hiến là một khả năng. Có thực tập, chúng ta sẽ dâng hiến tốt hơn. Chúng ta có thể học dâng hiến nhiều hơn, dâng hiến thường xuyên hơn và dâng hiến một cách chiến lược hơn. Chúng ta dạy phải theo đuổi điểm xuất sắc trong nghề nghiệp của chúng ta. Tại sao chúng ta không xem dâng hiến như cái gì đó mà chúng ta nghiên cứu, thảo luận, trao dồi và cố gắng xuất sắc?

Những tín hữu Ma-xê-đoan dâng “theo sức mình và thậm chí vượt khả năng của họ” (IICo 2Cr 8:3). Vượt khả năng có nghĩa gì? Nó có nghĩa đẩy sự dâng hiến chúng ta vượt quá điểm tổng. Nó có nghĩa dâng hiến khi lý trí nói rằng chúng ta không thể.

Scott Lewis tham dự một hội thảo mà Bill Bright thách thức dân sự dâng hiến một triệu đô-la để giúp làm thành đại mạng lịnh. Khoản này làm cho Scott cười khó tin – vượt quá điều ông có thể tưởng tượng kể từ khi việc kinh doanh máy móc của ông sinh lãi dưới năm chục ngàn đô-la một năm.

Bill hỏi: “Bạn dâng hiến bao nhiêu năm trước?” Scott cảm thấy khá tốt về câu trả lời cuả mình: “Chúng tôi dâng mười bảy ngàn đô-la, khoảng 35 phần trăm thu nhập của chúng tôi.”

Không chớp mắt, Bill đáp lại: “Năm tới tại sao ông không đặt mục tiêu dâng hiến năm chục ngàn đô-la?”

Scott nghĩ Bill đã không hiểu. Số tiền đó lớn hơn số tiền ông làm được cả năm! Nhưng Scott và vợ ông quyết định tin Đức Chúa Trời qua sự thách thức của Bill Bright, xin Ngài làm những gì không thể. Đức Chúa Trời đã di-rê những cách lạ lùng. Nhờ sự di rê lạ lùng vào ngày 31 tháng 12 gia đình Lewis đã có khả năng dâng năm chục ngàn đô-la. Năm tiếp theo họ đặt mục tiêu dâng hiến một trăm ngàn đô-la. Lại một lần nữa, Đức Chúa Trời di-rê.

Scott viết gửi tôi tin ngắn nói rằng trong năm 2001, họ đã vượt mức dâng hiến một triệu đô-la. Điều tốt nhất là họ không dừng lại. Đó nghĩa là vượt quá dâng hiến.

DÂNG HIẾN BÂY GIỜ HAY SAU NÀY?

Người ta hỏi: “Tôi nên dâng bây giờ hay tôi nên giữ nó lại, hy vọng sự đầu tư của tôi thành công và tôi sẽ có nhiều hơn để dâng hiến trong một hoặc hai năm?”

Tôi đáp lại bằng hai câu hỏi: “Bạn muốn kinh nghiệm sự chúc phước của Đức Chúa Trời sớm thể nào?” và “Bạn có muốn chắc chắn tiền vào vương quốc Đức Chúa Trời, hay bạn sẵn lòng chấp nhận rủi may?”

Khi chúng ta đứng trước mặt Đức Chúa Trời, tôi không tin Ngài sẽ nói: “Ngươi đánh mất tiền khi dâng cho Ta hết thảy số tiền đó trước khi thị trường chứng khoán tăng đến đỉnh điểm.”

Tôi không bao giờ tin rằng dâng bây giờ là sai. Với lãi suất 10.000 phần trăm (Mat Mt 19:29), Đức Chúa Trời có thể trả lãi cao hơn nhiều thị trường chứng khoán Wall Street hay bất động sản trên số tiền đầu tư vào thiên đàng bây giơ.

Tôi không bao giờ tin rằng dâng bây giờ là sai.

Nếu chúng ta không dâng bây giờ, chúng ta sẽ gặp một số rủi may thật sự:

Kinh tế có thể thay đổi và chúng ta sẽ dâng ít hơn.

Đức Chúa Trời phán chúng ta không biết điều gì sẽ xảy ra ngày mai (Gia Gc 4:13-17). Vô số nhà đầu tư đã “chắc chắn tuyệt đối” nhận lại lớn số tiền biến mất trong một đêm.

Lòng chúng ta có thể thay đổi và chúng ta có thể không ban cho

Cha-chê nói: “Xem đây! Bây giờ tôi ban cho tài sản tôi (nhấn mạnh của tôi).” Nếu bạn chần chừ, thì tấm lòng thúc bạn ban cho hôm nay có thể cũng là tấm lòng thuyết phục bạn không ban cho sau này. Tại sao? Vì do ngần ngại ban cho, nên đặc quyền đặc lợi của bạn tăng dưới đất và giảm trên trời.

Đời sống chúng ta có thể kết thúc trước khi chúng ta hoàn tất ban cho những gì chúng ta đã định.

Bạn có thể nghĩ không có vấn đề gì. Tôi đang dẫn dắt hội thánh và chức vụ theo ý mình. Bằng mọi giá, hãy hoạch định tài sản của bạn và dâng rời rộng cho vương quốc của Đức Chúa Trời. Nhưng cần có loại lòng tin nào để chia tay tiền của bạn một khi bạn mất đi? Bạn không có lựa chọn nào.

Sự chết không phải là cơ hội tốt nhất ban cho; nó là sự kết thúc cơ hội ban cho của bạn. Đức Chúa Trời thưởng cho những hành động bằng đức tin đang khi chúng ta đang sống.

Chúng ta cũng cần giám định tính đáng giá của bất cứ tổ chức nào chúng ta ban cho. Tôi đồng ý với nhà cố vấn tài chính Ron Blue khi ông nói rằng: “Bạn hãy dâng hiến trong khi bạn đang sống, vì thế bạn biết rằng tiền đi đâu.”

John Wesley nói: “Tiền không bao giờ ở với tôi. Tiền sẽ thiêu tôi mất nếu nó ở với tôi. Tôi quăng nó khỏi tay tôi càng sớm càng tốt, kẻo nó tìm cách len lỏi vào lòng tôi.” Wesley kiếm được tiền nhuận bút đáng kể trong suốt đời mình – nhưng mục tiêu của ông là ban cho rộng rãi để không để lại điều gì đằng sau khi ông qua đời. Ong đã đạt được mục tiêu. Trong khi tiền vẫn còn giá, ông đã đổi tiền liên minh “miền Nam” để lấy của cải trên trời.

Khi Chúa trở lại, điều gì sẽ xảy ra cho hết thảy số tiền đang nghỉ mát trong tài khoản ngân hàng, chương trình về hưu, bất động sản và cơ sở? Nó sẽ cháy như củi, rơm rạ trong khi lẽ ra nó có thể ban cho để đổi lấy vàng bạc và đá qúi. Tiền đáng ra dùng nuôi người nghèo và làm thành đại mạng lịnh sẽ tan thành mây khói.

Bạn có bao giờ chơi bài mà người chiến thắng là người hết bài trước nhất chưa? Lúc kết thúc trò chơi, mọi lá bài còn lại tính sổ với bạn. Giấc mơ của người Mỹ là muốn chết với càng nhiều lá bài trong tay càng tốt. Nhưng có lẽ chúng ta có lá bài theo cách ngược lại. Có lẽ chiến lược của chúng ta nên giống như của wesley – không để tất cả lá bài đó mắc kẹt ở cuối đời bạn.

CHÚNG TA SẼ ĐỂ GÌ CHO CON?

Bạn có thể hỏi: “Thế thì con chúng tôi thì sao? Chúng tôi không phải để tiền lại cho chúng sao?” Câu trả lời là không.

Nanci và tôi sẽ để lại cho con gái chúng tôi chỉ đủ để giúp đỡ chúng khiêm tốn, nhưng không đủ thay đổi lối sống của chúng hay cắt giảm nhu cầu hoạch định, cầu nguyện và phụ thuộc vào chồng của chúng. Chúng tôi đã bàn thảo vấn đề này và chúng hiểu và đồng ý với kế hoạch dâng hầu hết tài sản chúng tôi cho vương quốc Đức Chúa Trời.

Để lại một gia sản lớn cho con không chỉ đánh mất một cơ hội đầu tư vào vương quốc của Đức Chúa Trời, mà nó còn ít khi mang lại lợi ích tốt nhất cho con cái.

Trong nhiều năm, tôi đã nghe vô số câu chuyện kinh sợ về gia sản. Nghiên cứu đời sống của những người đã hưởng tài sản kếch sù và bạn sẽ tìm thấy rằng đa số tài sản đó khiến họ bất hạnh, tham lam và vị kỷ hơn. Ai lại phải làm việc cực nhọc khi có tất cả số tiền đó? Tiền tạo ra những cám dỗ mới, kể cả nghiện ngập. Đưa tiền cho một người tiêu xài bất cẩn là đổ dầu vào lửa. Và không có gì chia rẽ anh em nhanh bằng một gia sản lớn. Để lại nhiều hơn cho vương quốc Đức Chúa Trời và ít hơn cho con cái ổn định tài chính không chỉ một hành động bày tỏ tình yêu với Đức Chúa Trời, mà còn với con cái.

Trong thời Cựu Ước, để lại gia sản là chuyện bất đắc dĩ (ChCn 13:22), vì nếu con cái không đủ khả năng mua đất riêng và có thể có kết cuộc làm nô lệ hoặc không có khả năng chăm sóc ba má. Nhưng ngày nay, gia sản thường là của rơi đến với những con người đã ổn định tài chính và đã có nhiều hơn cần.

Andrew Carnegie nói: “Đồng đô la mạnh để lại cho con là một sự rủa sả lớn. Không ai có quyền làm bại liệt con mình bằng một gánh nặng tài sản kếch sù như thế.”

Con bạn nên yêu Chúa, làm việc cực nhọc và kinh nghiệm niềm vui trông cậy Đức Chúa Trời. Quan trọng hơn việc để lại cho con bạn một gia tài là để lại cho chúng một gia sản thuộc linh. Nếu bạn để lại cho con bạn tiền mà chúng không cần và nếu chúng suy nghĩ đúng, thì hóa ra chúng lại dâng cho Đức Chúa Trời không? Thế thì tại sao chính bạn không dâng cho Đức Chúa Trời vì Ngài giao chúng cho bạn?

Hãy để Đức Chúa Trời quyết định để lại bao nhiêu cho con cái trưởng thành của bạn. Một khi chúng độc lập, tiền mà bạn làm ra nhờ Đức Chúa Trời cung ứng không thuộc về con bạn – nó thuộc về Đức Chúa Trời. Sau cùng, nếu người quản lý tiền của bạn mất đi, thì bạn sẽ nghĩ như thế nào nếu ông ta để lại toàn bộ gia sản của bạn cho con cái ông ta?

TẠI SAO ĐỨC CHÚA TRỜI GIAO QUÁ NHIỀU CHO CHÚNG TA?

Chúa Jesus phán: “Hãy cho, người sẽ cho mình; họ sẽ lấy đấu lớn nhận, lắc cho đầy tràn, mà nộp trong lòng các ngươi; vì các ngươi lường mực nào, thì họ cũng lường lại cho các ngươi mực ấy” (LuLc 6:38).

Chúng ta cho nhiều chừng nào, thì chúng ta nhận nhiều chừng đó vì Đức Chúa Trời là Đấng ban cho vĩ đại nhất trong hoàn vũ và Ngài sẽ không để bạn cho Ngài nhiều hơn. Hãy bắt đầu thử đi. Xem điều gì sẽ xảy ra.

Đức Chúa Trời là Đấng ban cho vĩ đại nhất trong hoàn vũ và Ngài sẽ không để bạn cho Ngài nhiều hơn.

R. G. LeTourneau đầu tư máy ủi đất. Ong dâng 90 phần trăm thu nhập của mình. Nhưng tiền vào nhanh hơn tiền ông ban ra. LeTourneau nói: “Tôi xúc tiền ra và Đức Chúa Trời xúc tiền vào – nhưng Đức Chúa Trời có cái xẻng lớn hơn!”

Phúc âm giàu có và sức khỏe không tôn trọng Đấng Christ vì bất kể phúc âm nào tại Mỹ đúng hơn tại Trung quốc thì không phải là phúc âm thật. Thuyết thịnh vượng thì xây dựng trên một nửa sự thật. Đức Chúa Trời thường làm thịnh vượng những người ban cho về mặt vật chất. Nhưng Ngài sẽ không để chúng ta đãi Ngài như một máy rút tiền hoặc một thần giúp đỡ chúng ta. Ban cho là hy sinh và đôi khi chúng ta cảm nhận sự hy sinh đó. Đức Chúa Trời thật sự sẽ trả lại hết cho chúng ta, nhưng “đúng lúc,” có thể không phải ngày hôm nay hay ngày mai nhưng trong cõi đời đời (GaGl 6:9).

Đức Chúa Trời đã ban cho bạn những phước lành vật chất đáng kể. Bạn có bao giờ tự hỏi: Tại sao Ngài cung ứng cho tôi quá nhiều? Bạn không cần hoang mang. Phao-lô bảo chúng ta chính xác tại sao Ngài cung ứng cho chúng ta nhiều tiền hơn chúng ta cần:

Đấng phát hạt giống cho kẻ gieo giống và bánh để nuôi mình, cũng sẽ phát hạt giống cho anh em và làm cho sanh hóa ra nhiều, Ngài sẽ thêm nhiều trái sự công bình cho anh em nữa. Như vậy, anh em được giàu có trong mọi sự để… (IICo 2Cr 9:10-11).

Như vậy để làm gì? Phao-lô đúc kết câu như thế nào? Thuyết thịnh vượng sẽ kết thúc câu “để chúng ta có thể sống giàu có, chứng tỏ cho thế gian biết Đức Chúa Trời yêu những kẻ yêu Ngài là dường nào.”

Nhưng đó không phải là cách Phao-lô kết thúc câu. Ong nói: “Anh em được giàu trong mọi sự để làm đủ mọi cách bố thí ” (c. 11, nhấn mạnh của tôi).

Phao-lô đang liên hệ đến chìa khoá thứ sáu cuối cùng mở ra Nguyên Tắc Của Cải.

CHÌA KHÓA NGUYÊN TẮC CỦA CẢI 6

Đức Chúa Trời cho tôi thịnh vượng không phải để nâng cao mức sống mà để nâng mức ban cho của tôi.

Đức Chúa Trời cho chúng ta biết ngay tại sao Ngài ban cho chúng ta nhiều hơn chúng ta cần. Không phải để chúng ta có thể tìm nhiều cách tiêu xài hơn. Không phải để chúng ta làm thỏa lòng mình và làm hư hoại con cái. Không phải để chúng ta có thể tách mình khỏi nhu cầu cung ứng của Đức Chúa Trời.

Đó là để chúng ta có thể ban cho rời rộng.

Khi Đức Chúa Trời cung ứng nhiều tiền hơn, chúng ta thường nghĩ: Đây là một phước lành. Đúng, nhưng có đúng với kinh thánh khi nghĩ: Đây là một bài kiểm.

Người quản lý tiền có những nhu cầu chính đáng và Người Chủ rộng lượng – Ngài không đòi hỏi những người quản gia của Ngài sống nghèo nàn và Ngài không giận việc chúng ta quyết định chi tiêu thích hợp cho chúng ta.

Nhưng giả sử Chủ thấy chúng ta sống phung phí trong dinh thự, chỉ lái những chiếc xe tốt nhất và đi máy bay hạng nhất? Hay chỉ mua sắm quần áo và đồ điện tử đắt tiền và ăn ở những nhà hàng tốt nhất? Là những quản gia của Ngài, chúng ta có điểm nào vượt qua giới hạn tiêu xài thích hợp không? Chẳng lẽ Chủ sẽ không gọi chúng ta đến mà khai trình sự phung phí tiền bạc mà không phải của chúng ta sao?

Chúng ta được gọi là những đầy tớ Đức Chúa Trời và yêu cầu phải “chứng minh thành tín” (ICo1Cr 4:2). Chúng ta là những nhân viên nam tạp vụ và nữ giao nhận hàng cho Ngài. Chúng ta nên giữ điều đó trong trí khi chúng ta đưa ra mức lương. Chúng ta không nên có quan điểm lạm pháp theo giá trị riêng của chúng ta. Chúng ta không sở hữu cửa tiệm. Chúng ta chỉ làm việc ở đây thôi!

Chúng ta không sở hữu cửa tiệm. Chúng ta chỉ làm việc ở đây thôi!

Giả sử bạn có cái gì đó quan trọng muốn giao cho người cần nó. Bạn gói và giao hàng cho một nhân viên FedEx. Bạn sẽ nghĩ gì nếu anh ta đem bưu phẩm về nhà, mở ra và giữ cho chính mình thay vì giao hàng.?

Bạn sẽ nói: “Gã này không sở hữu nó. Bưu phẩm không thuộc về anh ta. Anh ta chỉ là người trung gian. Công việc của anh ta là giao bưu kiện của tôi cho người tôi muốn anh ta chuyển tận tay.”

Không phải chỉ vì Đức Chúa Trời giao tiền của Ngài trong tay chúng ta mà chúng ở với chúng ta!

Đó là những gì Phao-lô dạy bảo người Cô-rinh-tô, khuyến khích họ ban cho những người túng thiếu tại Giê-ru-sa-lem:

“Theo cảnh bây giờ, anh em có dư thì bù cho họ lúc túng thiếu, hầu cho họ có dư cũng bù lại lúc túng thiếu cho anh em, như vậy là bằng nhau, theo lời chép rằng: “Kẻ đã thâu nhiều cũng chẳng dư, kẻ thâu ít cũng chẳng thiếu chi.” (IICo 2Cr 8:14-15)

Tại sao Đức Chúa Trời ban cho một số con dân Ngài nhiều hơn họ cần và một số khác ít hơn họ cần? Để Ngài có thể dùng con dân Ngài giúp đỡ lẫn nhau. Ngài không muốn chúng ta có quá nhiều hay quá ít (ChCn 30:8-9). Khi những người có quá nhiều ban cho những người có quá ít thì giải quyết được hai vấn đề. Khi họ không ban cho, thì vẫn tồn tại hai vấn đề.

Đức Chúa Trời phân phát của cải không bằng nhau không phải vì Ngài yêu một số con dân Ngài nhiều hơn số khác, nhưng để con dân Ngài thay mặt Ngài có thể phân phát cho anh chị em.

Phao-lô nói rằng Đức Chúa Trời Đấng cung ứng hạt giống cho kẻ gieo sẽ tăng việc thâu trữ hạt giống của chúng ta. Tại sao? Để chúng ta trữ vào kho hay ăn nó? Không, để chúng ta có thể rải hạt giống và phân phát hầu cho nó kết trái. Không phải Đức Chúa Trời cung ứng dư dật cho tôi để sống xa hoa. Đó là nhờ sự cung ứng của Ngài mà tôi có thể giúp đỡ những người khác sống. Đức Chúa Trời giao tiền này cho tôi không phải để xây dựng vương quốc riêng của tôi trên đất, những để xây dựng vương quốc của Ngài trên trời.

Bạn có hăng hái trồng tiền của Đức Chúa Trời trong cánh đồng thế giới cần Đấng Christ không? Có phải ý tưởng ban cho những gì có giá trị đời đời làm cho xương sống bạn dựng lên không? Có phải việc thâu trữ của cải trên trời làm cho lòng bạn nhảy nhót không?

Nếu bạn hiểu tiền trả lại không thuộc thế giới này, bạn sẽ dự phần với người Ma-xê-đoan và khẩn cầu đặc ân ban cho.

TIỀN NHUẬN BÚT CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI

Bạn còn nhớ vụ kiện trị giá 8.4 triệu đô la không? Gần đây, sự phán quyết mười năm đã mãn hạn. Ban điều hành chức vụ của chúng tôi nói: “Randy, anh không cần kiếm đồng lương nhỏ nhất nữa. Anh có thể bắt đầu nhận lại tiền nhuận bút.”

Nanci và tôi bàn chuyện và cầu nguyện về việc đó. Chúng tôi quyết định không cần mức sống cao hơn. Chúng tôi không cần nhà hay xe tốt hơn. Chúng tôi không cần chương trình hưu trí tốt hơn hay nhiều bảo hiểm hơn. Vì vậy với niềm vui trong lòng, chúng tôi nói: “Không, cảm ơn.” (Sau đó chúng tôi phát hiện trạm xá nạo thai đó đã bị kết án thêm mười năm nữa. Nhưng chúng tôi biết ơn vì không biết điều đó trước khi quyết định.)

Chúng không phải là tiền nhuận bút của chúng tôi; chúng là của Đức Chúa Trời. Nanci và tôi có một số tiền nhất định để sống, và chúng tôi thoải mái. Số tiền còn lại dành cho vương quốc. Chúng tôi không cần một triệu đô la hay nột trăm ngàn đô-la. Chúng tôi vẫn sống tốt dựa vào số ít. Đức Chúa Trời cung ứng cho chúng tôi thành tín. Và chúng tôi kinh nghiệm một trong những niềm vui lớn nhất trong đời – vui mừng ban cho.