Chương II: Vui Mừng Kép

Nguyên Tắc Của Cải

Đăng vào: 5 tháng trước

.

Chương II: Vui Mừng Kép

Tôi càng ít tiêu xài cho mình và tôi càng cho người khác nhiều hơn, thì linh hồn tôi càng tràn đầy hạnh phúc và phước hạnh hơn.

Hudson Taylor

Năm 1990, tôi làm mục sư một hội thánh lớn, hưởng lương cao và có tiền nhuận bút. Tôi làm mục sư mười ba năm kể từ khi hội thánh thành lập và tôi không muốn làm gì khác hơn.

Rồi, có chuyện xảy ra làm đảo lộn đời sống các thành viên trong gia đình tôi. Tôi ở trong ban điều hành của trung tâm chăm sóc phụ nữ mang thai bị khủng hoảng và chúng tôi mở nhà đón tiếp một thiếu nữ mang thai, khuyên bảo em từ bỏ việc cho con mình làm con nuôi. Chúng tôi cũng vui mừng thấy em đến với Đấng Christ.

Tôi cảm thấy một gánh nặng lớn hơn cho cháu bé chưa sanh. Sau khi tìm tòi Thánh Kinh và cầu nguyện thật nhiều, tôi bắt đầu tham gia vào việc giải cứu bình an không gây bạo loạn tại bệnh xá nạo thai. Vì điều này mà tôi bị bắt bỏ tù. Bệnh xá nạo thai đã thắng kiện và toà án phán quyết chống lại một nhóm chúng tôi. Tôi nói với chánh án rằng tôi sẽ trả hết thảy những gì tôi thiếu, nhưng tôi không thể trao tiền cho những người dùng nó giết trẻ sơ sinh.

Rồi, tôi khám phá rằng hội thánh tôi nhận giấy báo yêu cầu nộp một phần tư tiền lương mỗi tháng của tôi cho trạm xá nạo thai. Hội thánh sẽ phải trả cho bệnh xá nạo thai hoặc phải chống lệnh tòa án. Để ngăn việc này xảy ra, tôi xin từ chức.

Tôi đã từ bỏ tiền nhuận bút của mình. Cách duy nhất tôi có thể tránh điều này phô bày là không kiếm tiền hơn mức tối thiểu. May thay, gia đình tôi lâu nay đã sống chỉ nhờ một phần tiền lương hội thánh của tôi, và chúng tôi vừa mới thanh toán xong số tiền lần cuối mua nhà của chúng tôi, vậy là chúng tôi hết nợ.

Sau đó lại có một sự phán quyết khác của tòa án liên quan đến một bệnh xá nạo thai khác. Dẫu rằng những hành động của chúng tôi là không bạo loạn, nhưng bệnh xá lại được ban thưởng phần phán xét 8.4 triệu đô-la chống lại ngay cả một nhóm người biểu tình ôn hoà chúng tôi. Lần này có thể lắm chúng tôi sẽ mất nhà. Theo mọi vẻ bề ngoài và đặc biệt là theo những tiêu chuẩn thế gian, thì đời sống chúng tôi đang trải qua một ngã rẽ hủy diệt. Đúng không? Sai. Sự phán quyết đó té ra là một trong những điều tốt nhất đã từng xảy ra cho chúng tôi.

Sự phán quyết đó té ra là một trong những điều tốt nhất đã từng xảy ra cho chúng tôi.

Những gì người khác toan làm ác, thì Đức Chúa Trời toan làm lành (SaSt 50:20). Chúng tôi bắt đầu một chức vụ mới. Vợ tôi, Nanci, làm việc hưởng lương của một thư ký, bổ túc cho tiền lương ít ỏi của tôi. Mọi tài sản của chúng tôi, có cả ngôi nhà, là của vợ tôi. Tên của tôi không có trong tài khoản hay tập ngân phiếu. Về pháp lý, tôi hoàn toàn không sở hữu tí gì cả (và tôi vẫn không). Tôi bắt đầu hiểu ra điều Đức Chúa Trời muốn nói khi Ngài phán: “Mọi thứ dưới trời đều thuộc về ta” (Giop G 41:2).

Đây không phải là lần đầu tiên Đức Chúa Trời dạy tôi về quyền sở hữu của Ngài. Nhiều năm trước đây, tôi có cho một nhóm học sinh trường trung học của hội thánh mượn một chiếc máy hát sách tay mới của tôi. Khi trả lại, nó bị hư hỏng nhiều và tôi thừa nhận là mình thật bực mình. Nhưng Chúa cáo trách tôi, nhắc lại cho tôi nó không phải là máy hát của tôi – nó là của Ngài. Và nó đã được sử dụng để chinh phục những thanh thiếu niên. Tôi là ai mà dám phàn nàn về những gì thuộc về Đức Chúa Trời?

Trở lại tài sản vật chất tôi xem trọng nhất là những quyển sách của tôi. Tiền tôi có là cho ngay vào việc mua nhiều sách hay. Hàng ngàn cuốn. Những tập sách này có nghĩa nhiều đối với tôi. Tôi cho mượn nhưng làm cho tôi bực mình khi người ta không hoàn lại cho tôi hay trả chúng lại rách nát.

Rồi, tôi cảm nhận sự dẫn dắt của Đức Chúa Trời là tặng hết thảy đầu sách – tất cả – để lập một thư viện. Tôi bắt đầu quan sát tên của những người đăng ký mượn sách, có lúc hàng chục tên trên một cuốn sách. Tôi nhận ra rằng bằng cách phóng thích hết sách này, tôi đã đầu tư vào đời sống của những người khác. Đột nhiên, cuốn sách nào càng rách nát, thì tôi lại càng vui sướng. Cái nhìn của tôi hoàn toàn thay đổi.

Cho đến đầu thập niên 1990, Đức Chúa Trời đã dùng những phán quyết đó của tòa án để đem tôi đến sự hiểu biết về quyền sở hữu của Ngài lên một tầm cao mới. Kinh Thánh thật ăn ý.

Đất và muôn vật trên đất, thế gian và những kẻ ở trong đó, đều thuộc về Đức Giê-hô-va. (Thi Tv 24:1).

“Bạc là của ta, vàng là của ta,” Đức Giê-hô-va vạn quân phán vậy. (AgKg 2:8).

Hãy nhớ lại Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi, vì ấy là Ngài ban cho ngươi sức lực đoạt được những sản nghiệp. (PhuDnl 8:18).

Anh em chẳng thuộc về mình; vì chưng anh em đã được chuộc bằng giá cao rồi. (ICo1Cr 6:19-20).

Đức Chúa Trời dạy tôi chìa khóa thứ nhất trong sáu chìa khóa mở ra sự hiểu biết Nguyên Tắc Của Cải:

CHÌA KHÓA NGUYÊN TẮC CỦA CẢI 1

Đức Chúa Trời sở hữu muôn vật

Tôi là người quản lý tiền của Ngài

Đức Chúa Trời đã và đang là chủ sở hữu muôn vật, kể cả sách và máy hát. Ngài ngay cả sở hữu tôi. Đức Chúa Trời không bao giờ thu hồi quyền sở hữu của Ngài, Ngài không bao giờ đầu hàng tuyên bố mọi của cải là của Ngài. Ngài không chết và để trái đất lại cho tôi và cho người khác.

Mỉa mai thay, tôi đã viết rất nhiều về quyền sở hữu của Đức Chúa Trời trong quyển sách của tôi có tựa đề Tiền, Của Cải và Cõi Đời Đời. Trong vòng một năm xuất bản, tôi không còn sở hữu thứ gì nữa. Đức Chúa Trời dạy tôi ẩn ý lẽ thật đó trong nghịch cảnh, làm thay đổi đời sống tôi.

Tôi nhận ra rằng nhà của chúng tôi thuộc Đức Chúa Trời, không phải chúng tôi. Tại sao phải lo lắng về việc chúng ta giữ nhà hay không nếu dù gì đi nữa nó cũng của Ngài? Ngài không thiếu tài nguyên. Ngài có thể dễ dàng cung ứng một chỗ ở khác cho chúng ta.

Nhưng hiểu được quyền sở hữu là chỉ một nữa của bài học. Nếu Đức Chúa Trời là chủ sở hữu, tôi là người quản lý. Tôi cần áp dụng tâm trí của một quản gia vào tài sản mà Ngài đã giao phó – không phải cho – tôi.

Người quản gia quản lý tài sản vì lợi ích của chủ mình. Người quản gia không có quyền nào trên tài sản mình quản lý. Công việc của một quản gia là tìm biết chủ muốn làm gì với tài sản, rồi thực hiện ý muốn chủ.

VUI MỪNG BAN CHO

Jerry Caven có một nhà hàng dây chuyền thành công, hai ngân hàng, một trang trại, một nông trại và nhiều công ty bất động sản. Bây giờ, ở tuổi năm mươi chín, Jerry đang tìm kiếm một ngôi nhà đẹp bên sông để về hưu. Nhưng Chủ có những kế hoạch khác.

Jerry nói: “Đức Chúa Trời dẫn dắt chúng tôi đầu tư tiền và thời gian ở hải ngoại, thật là phấn khởi. Trước đây, chúng tôi chỉ dâng số tiền không đáng kể. Bây giờ, chúng tôi đầu tư số tiền lớn vào việc truyền giáo. Chúng tôi thường đi An độ.”

Điều gì đã thay đổi thái độ dâng hiến của gia đình Caven?

Jerry giải thích: “Đó là nhận biết quyền sở hữu của Đức Chúa trời. Một khi chúng tôi hiểu rằng chúng tôi dâng tiền của Đức Chúa Trời để làm công việc Ngài, chúng tôi tìm được bình an và vui mừng mà trước đây chúng tôi chưa bao giờ có khi chúng tôi còn nghĩ tiền là của chúng tôi!”

Một lần nọ, có một gã giận phát điên cưỡi ngựa đến bên John Wesley, la lớn: “Ong Wesley, có việc kinh khủng đã xảy ra! Nhà ông bị cháy tàn rồi!”

Wesley cân nhắc tin hung, rồi thản nhiên trả lời: “Không, nhà của Chúa bị cháy tàn. Điều đó có nghĩa là trách nhiệm cho tôi nhẹ hơn.”

Sự phản ứng của Wesly không phải từ chối, nhưng đó là lời xác định can đảm một thực tế – Đức Chúa Trời là Chủ của mọi vật, và chúng ta đơn giản là những quản gia của Ngài.

Hễ khi nào chúng ta nghĩ mình là chủ, đó là một cảnh báo. Chúng ta nên nghĩ mình như những quản gia, những người quản lý đầu tư luôn luôn tìm kiếm nơi tốt nhất đầu tư tiền của Chủ mình. Sau khi mãn nhiệm chức vụ, chúng ta sẽ định giá thành qủa công việc: “Vì tất cả chúng ta sẽ đứng trứớc ngôi phán xét của Đức Chúa Trời… Vì thế, mỗi chúng ta sẽ khai trình chính mình với Đức Chúa Trời (RoRm 14:10, 12).

Tên chúng ta có trong tài khỏan của Đức Chúa Trời. Chúng ta được truy cập không giới hạn, một đặc ân hay bị lạm dụng. Là những người quản lý tiền của Ngài, Đức Chúa Trời tin cậy chúng ta để riêng tiền lương của chúng ta. Chúng ta rút tiền qũy cần dùng từ kho báu của Ngài để trả mọi chi phí sinh hoạt của chúng ta. Một trong những quyết định thuộc linh quan trọng của chúng ta là xác định khoản tiền bao nhiêu là sống hợp lý. Bất kể khoản đó là bao – và nó sẽ thay đổi chính đáng tùy từng người – chúng ta không nên trữ hay tiêu xài số tiền dư thừa. Dù sao đi nữa, nó là của Ngài, không phải chúng ta. Và Ngài có điều muốn nói về nơi cất giữ.

Mùa Xuân nào cũng vậy, vợ tôi và tôi thường đọc nhanh hàng tá thư từ gửi từ những người trong hội thánh sắp đi truyền giáo mùa hè. Năm nay chúng tôi nhận bốn mươi lăm lời yêu cầu xin cầu nguyện và quyên góp tài chánh. Khi lúc này trong năm lại đến, tôi giống như đứa trẻ trong quầy bánh kẹo – một quầy bánh kẹo lớn bằng thế giới, lớn bằng tấm lòng của Đức Chúa Trời.

Tại sao phấn khởi như thế?

Vì chúng tôi được nghe những câu chuyện và đọc những điện thư. Chúng tôi nhìn thấy lòng sốt sắng, phát triển và tâm trí hướng thiên, và những quyền ưu tiên đã thay đổi thứ tự. Chúng tôi được mọi quyền lợi trong nhiều lĩnh vực hơn trong công việc Đức Chúa Trời trên thế giới. Chúng tôi cầu nguyện rằng những ai ra đi – cũng như những người họ đến – sẽ không bao giờ như xưa nữa. Và chúng tôi sẽ có phần trong đó!

Gần đây, tôi có tham dự một buổi gặp mặt của những người dâng hiến. Chúng tôi đi quanh phòng và thuật lại những câu chuyện của chúng tôi. Những từ như vui, vui mừng, phấn khích và tuyệt vời cứ nổi lên. Có nhiều tiếng cười to nhỏ xen lẫn với nước mắt vui mừng. Có một cặp vợ chồng thâm niên hăng say chia sẻ cách thể nào họ đã đi vòng quanh thế giới tham gia vào những chức vụ mà họ dâng hiến. Trong khi đó nhà họ tại Mỹ lại xuống cấp. Họ nói: “Con chúng tôi cứ bảo chúng tôi: Ba má nên sửa nhà lại hay mua nhà mới thôi. Ba má có đủ tiền mua nhà mới mà. Chúng tôi bảo chúng: tại sao ba má phải làm vậy? Đó không phải những gì làm ba má phấn chấn!”’

Ray Berryman, Tổng Giám Đốc Điều Hành (CEO) cho một công ty dịch vụ tầm cỡ quốc gia nói rằng anh và vợ dâng hiến ít nhất là nửa số tiền thu nhập cho công việc Đức Chúa Trời mỗi năm.

Ray nói: “Niềm vui ban cho của tôi đến từ việc phụng sự Đức Chúa Trời theo cách tôi biết Đức Chúa Trời kêu gọi tôi và nhờ nhận biết rằng những gì tôi cho có ảnh hưởng nhiều người đến Đấng Christ. Thật là phấn khởi biết rằng chúng tôi có phần trong việc truyền giáo, môn đồ hóa, giúp đỡ và nuôi người nghèo. Điều đó thật tuyệt vời và làm thành luật pháp.”

Chúng ta càng cho, chúng ta càng vui mừng trong sự ban cho – và Đức Chúa Trời càng vui thích chúng ta. Sự ban cho làm vui lòng chúng ta. Nhưng quan trọng hơn là làm hài lòng Đức Chúa Trời.

“Đức Chúa Trời yêu thích kẻ dâng của cách vui lòng” (IICo 2Cr 9:7). Đây không có nghĩa chúng ta nên ban cho khi chúng ta cảm thấy vui. Cảm giác vui mừng thường đến trong và sau hành động vâng lời, không phải trước đó. Vậy, đừng đợi cho đến khi bạn cảm thấy muốn ban cho – đó có thể là chờ đợi sai! Chỉ ban cho và xem niềm vui đến sau.

Đức Chúa Trời vui thích sự vui lòng ban cho của chúng ta. Ngài muốn chúng ta tìm thấy niềm vui. Ngài thậm chí còn mệnh lệnh chúng ta vui mừng (Phi Pl 4:4). Có mệnh lệnh nào vui mừng lớn hơn mệnh lệnh này nữa không để chúng ta vâng lời? Nhưng nếu chúng ta không ban cho, thì chúng ta bị cướp mất nguồn vui mà Đức Chúa trời bảo chúng ta tìm kiếm!

Tôi biết một người đàn ông độc thân đến với Đấng Christ ở tuổi hai mươi. Người này đọc Kinh Thánh và vô cùng phấn khích đến nỗi anh ta quyết định bán nhà mình và dâng tiền cho Đức Chúa Trời. Nhưng khi anh chia sẻ dự tính này với những người tín hữu thâm niên cao hơn trong nhóm học Kinh Thánh, thì có việc bi kịch xảy ra: Họ bàn anh thối lui.

Nếu bạn cảm thấy phải nói chuyện với một tín hữu non trẻ (kể cả con bạn) về việc dâng hiến, thì hãy giữ mình. Đừng làm buồn Thánh Linh Đức Chúa Trời và đừng cướp mất vui mừng hiện tại của người khác và phần thưởng ban cho tương lai. Tốt hơn là quan sát và học hỏi. Rồi, để tài sản của Đức Chúa Trời lên bàn và cầu hỏi Ngài điều Ngài muốn bạn ban ra.

SẤM, SÉT VÀ ÂN ĐIỂN

Những Cơ Đốc Nhân Ma-xê-đoan hiểu niềm vui ban cho: “Đang khi họ chịu nhiều hoạn nạn thử thách, thì lòng quá vui mừng, và cơn rất nghèo khó của họ đã rải rộng ra sự dư dật của lòng rộng rãi mình” (IICo 2Cr 8:2).

Làm sao mà “hoạn nạn thử thách,” “lòng quá vui mừng,” “cơn rất nghèo khó” và “sự dư dật rộng rãi” tất cả đều thích hợp nhau trong một câu? Ban cho không phải là sự xa-xỉ của người giàu. Đó là một đặc ân cho người nghèo. Tôi đã khám phá rằng những Cơ Đốc Nhân nghèo khó không tìm thấy vui mừng nào lớn hơn tìm thấy trong sự ban cho.

Những người Ma-xê-đoan từ chối không để những hoàn cảnh khó khăn ngăn cản họ vui mừng: “Họ nài xin chúng tôi làm ơn cho họ có phần vào sự giùm giúp các thánh đồ” (c. 4). Họ phải nài xin như thể vì Phao-lô và những người khác bảo họ rằng cơn đói kém miễn giảm họ ban cho.

Ban cho không phải là sự xa-xỉ của người giàu. Đó là một đặc ân cho người nghèo.

Những Cơ-đốc-nhân đầu tiền này nghèo hèn nhưng đưa ra mọi lý do họ có thể ban cho. Họ nài xin được đặc ân ban cho! Thật là một sự đối nghịch với chúng ta, là những người có nhiều hơn họ, nhưng lại xoay xở tìm cách đưa ra vô số lời biện minh để không ban cho!

Thật khiêm nhường khi nhận quà của những người đang gặp nhiều khó khăn hơn bạn. Tôi đã kinh nghiệm điều này trên những hành trình truyền giáo, đó là người nghèo phục vụ thức ăn ngon nhất cho những người Mỹ đến thăm viếng và phục vụ họ với những nụ cười vui mừng lớn. Họ không giả vờ vui mừng trong sự hy sinh của họ. Đây thật là một sự vui mừng thật.

Khi đền tạm xây cất, dân sự vô cùng phấn khích đến nỗi họ phải bị “kìm chế” ban ra nhiều hơn (XuXh 36:5-7). Đó là điều ban cho mang lại cho bạn.

Đa-vít nhìn những gì ông và dân sự ông dâng cho Chúa. Sự đó làm ông khiêm nhường: “Nhưng tôi là ai và dân sự tôi là gì, mà chúng tôi có sức dâng cách vui lòng như vậy? Vì mọi vật đều do nơi Chúa mà đến; và những vật chúng tôi đã dâng cho Chúa chẳng qua là đã thuộc về Chúa” (ISu1Sb 29:14).

Bạn tôi, Dixie Fraley nói với tôi: “Chúng ta hầu như giống Đức Chúa Trời khi chúng ta ban cho.” Chăm xem Đấng Christ đủ lâu thì bạn sẽ trở thành người ban cho nhiều hơn. Ban cho lâu hơn, thì bạn sẽ trở thành giống Đấng Christ nhiều hơn.

Phao-lô nói trong IICo 2Cr 8:6 “Chúng tôi muốn anh chị em biết về ân điển mà Đức Chúa Trời đã ban cho những hội thánh Ma-xê-đoan.” Làm thế nào ân điển của Đức Chúa Trời được bày tỏ? Bằng hành động họ ban cho những Cơ đốc nhân túng thiếu. Trong câu 6, Phao-lô gọi sự ban cho của người Ma-xê-đoan để giúp đỡ những người đói kém tại Giê-ru-sa-lem là “hành động ân điển.” Từ Hy-lạp dùng để chỉ sự ban cho Cơ đốc nhân giống từ ân điển Đức Chúa Trời.

An điển của Đấng Christ hình thành, thúc đẩy và định hình cái nhìn ban cho của chúng ta: “Vì anh em biết ơn của Đức Chúa Jesus Christ chúng ta, Ngài vốn giàu, vì anh em mà tự làm nên nghèo, hầu cho bởi sự nghèo của Ngài, anh em được nên giàu” (c. 9).

Sự chúng ta ban cho là đáp lại ân điển Đức Chúa Trời trong cuộc sống chúng ta. Điều này không đến từ lòng vị tha của chúng ta hay lòng nhân đức chúng ta – nó nhờ công việc biến đổi của Đấng Christ trong chúng ta. An điển này là hành động; sự ban cho của chúng ta là phản ứng. Chúng ta ban cho vì Ngài trước hết đã ban cho chúng ta. Phân đoạn vĩ đại nhất về sự ban cho trong cả Kinh Thánh không kết thúc bằng “Chúc mừng sự rộng rãi của bạn,” nhưng “Tạ ơn Đức Chúa Trời vì sự ban cho của Ngài không xiết kể!” (IICo 2Cr 9:15).

Như theo sau sét là sấm, thì theo sau ân điển là ban cho.

Khi ân điển của Đức Chúa Trời chạm đến bạn, bạn không thể không giúp đỡ mà còn đáp trả bằng sự ban cho rộng rãi. Và như những gì người Ma-xê-đoan biết: ban cho đơn giản là sự đầy tràn vui mừng.

NHỮNG LỢI TỨC BAN CHO

Mark, một luật sư tại Kentucky, dâng nửa tiền thu nhập của anh mỗi năm.

Mark nói: “Việc tôi theo đuổi đồng tiền đẩy tôi xa Đức Chúa Trời. Nhưng từ khi tôi dâng nó cho Ngài, thì mọi thứ đã thay đổi. Thực ra, ban cho đã mang tôi lại gần Đức Chúa Trời hơn mọi thứ khác.”

Trong bộ phim Những Dũng Sĩ Lửa, Olympian Eric Liddell nói: “Tôi tin Đức Chúa Trời tạo dựng tôi vì một mục đích…và khi tôi chạy, tôi cảm nhận sự vui sướng của Ngài.” Những người đã khám phá Nguyên Tắc Của Cải sẽ chứng thực rằng: “Lúc tôi ban cho, là lúc tôi cảm nhận sự vui sướng của Ngài.”

Đã có những ngày tôi đánh mất tiêu điểm, và rồi nhu cầu nổi lên và Đức Chúa Trời dẫn tôi dâng hiến. Thình lình, tôi được rót đầy năng lực, mục đích và vui mừng. Tôi cảm nhận sự vui sướng của Đức Chúa Trời.

Đức Chúa Trời phán: “Vì ta đã ban cho người Lê-vi làm cơ nghiệp, những thuế một phần mười của dân Y-sơ-ra-ên dâng giơ lên cho Đức Giê-hô-va” (Dan Ds 18:24). Để ý dân sự dâng tiền cho Đức Chúa Trời, không phải người Lê-vi. Trông như thể dân sự dâng cho những người lãnh đạo thuộc linh của họ, nhưng thực ra họ dâng cho Đức Chúa Trời, và chính Ngài chỉ định số ngân qũy cho người Lê-vi. Những Cơ đốc nhân nên yêu thương các mục sư và nên hỗ trợ họ tài chính (GaGl 6:6), nhưng trước hết và trên hết chúng ta dâng cho Đức Chúa Trời (IICo 2Cr 8:5). Dâng hiến là một hành động thờ phượng trước mọi việc khác.

Ban cho làm nhảy vọt mối tương giao của chúng ta với Đức Chúa Trời. Ban cho làm mở rộng bàn tay chúng ta ra hầu cho chúng ta có thể nhận những gì Đức Chúa Trời dành cho chúng ta. Khi chúng ta chứng khiến sự ban cho mang lại cho người khác và cho chúng ta, thì chúng ta sẽ mở rộng bàn tay chúng ta lớn và nhanh hơn khi cơ hội khác đến.

Đức Chúa Trời phán: “Ai bưng tai không nghe tiếng kêu của người nghèo khổ, người đó cũng sẽ kêu la mà sẽ chẳng có ai đáp lại” (ChCn 21:13). Trong EsIs 58:6-10, Đức Chúa Trời phán rằng chúng ta có chăm sóc người nghèo đói, túng quẩn và bị chèn ép hay không đều có ảnh hưởng trực tiếp đến sự Đức Chúa Trời sẵn lòng đáp lời cầu xin của chúng ta. Bạn có muốn lời cầu nguyện có quyền năng không? Hãy ban cho.

Có lời phán với Giô-si-a: “Người đã làm ra lẽ thẳng cho kẻ nghèo và thiếu thốn, cho nên được phước. Đức giê-hô-va phán: Như vậy há chẳng phải biết ta sao? (Gie Gr 22:16). Chăm lo người nghèo làm tuôn chảy sự nhận biết Đức Chúa Trời và kéo chúng ta gần Ngài hơn.

Hal Thomas, một thương nhân, nói với tôi: “Khi tôi ban cho, thì tôi nói: Lạy Chúa, con yêu Ngài.” Phao-lô nói với người Cô-rinh-tô về những sự ban cho tài chính của họ là “xui nhiều người càng thêm lòng tạ ơn Đức Chúa Trời” (IICo 2Cr 9:12).

Một lợi tức nữa của sự ban cho là tự do. Ban cho là một vấn đề vật lý học căn bản. Vật càng lớn, thì sức mà vật nâng lên càng lớn. Chúng ta càng sở hữu nhiều chừng nào – khối vật thể càng lớn – thì chúng càng bám víu chúng ta càng nhiều, đặt chúng ta trong qũi đạo quay quanh chúng. Cuối cùng, chúng cuốn chúng ta vào như một lỗ đen.

Ban cho thay đổi tất cả. Nó bẻ gãy chúng ta khỏi qũi đạo quay quanh của cải chúng ta. Chúng ta thoát khỏi trọng lực, bước vào một qũy đạo mới xoay quanh của cải chúng ta trên trời.

Dẫu toà án phán quyết phạt chúng tôi 8.4 triệu đô-la cách đây mười một năm, chúng tôi cũng không bao giờ mất nhà. Trong khi chức vụ trả cho tôi số tiền lương tối thiểu, thì chức vụ lại sở hữu nhiều sách tôi viết. Và đột nhiên, số tiền nhuận bút tăng lên. Chức vụ của chúng tôi đã có thể ban ra 90 phần trăm tiền nhuận bút cho những tổ chức truyền giáo, cứu tế gia đình và công việc hỗ trợ đời sống. Trong ba năm cuối, bởi ân điển Đức Chúa Trời, chúng tôi đã ban ra hơn 500.000 đô-la. Đôi khi tôi nghĩ Đức Chúa Trời bán sách chỉ để gây quỹ cho những chức vụ xứng hợp với lòng Ngài!

Đêm đến, tôi đi ngủ nhưng không cảm thấy mình đã “hy sinh” số tiền đó. Tôi lên giường và cảm nhận vui mừng vì không có gì giống như ban cho. Đối với tôi, cảm giác duy nhất có thể so sánh với sự ban cho là sự vui mừng dẫn một người đến Đấng Christ.

Ban cho rót vào đời sống sự vui mừng. Nó thêm chiều kích đời đời vào một ngày thậm chí bình thường nhất. Đây chỉ là một lý do bạn không thể trả đủ cho tôi dâng hiến.

Bạn không thể trả đủ cho tôi dâng hiến

Nhưng đợi đã – ban cho còn lớn hơn nữa. Vui mừng hiện tại của chúng ta không phải là phần tốt nhất của Nguyên Tắc Của Cải.