Chương I: Của Cải Chôn Giấu

Nguyên Tắc Của Cải

Đăng vào: 5 tháng trước

.

Chương I: Của Cải Chôn Giấu

Nguời khôn là người cho những gì mình không thể giữ để được những gì mình không thể mất.

Jim Ellot

Vào một chiều nóng bức, có một người Hê-bơ-rơ một mình bách bộ với cây gậy trong tay. Vai anh chùn xuống, đôi giày thì phủ đầy bụi bẩn, và áo dài đẫm ướt mồ hôi. Nhưng anh không dừng lại nghỉ chân. Anh có công việc khẩn trong thành phố.

Anh rẽ khỏi đường vào một cánh đồng, tìm một con đường tắt. Chủ điền chắc không để ý – khách bộ hành được sự cho phép của người chủ này. Cánh đồng chỗ cao chỗ thấp. Để giữ thăng bằng, anh chọc gậy xuống đất bẩn.

Đùng. Cây gây đụng phải cái gì cứng

Anh dừng lại, chau mày và lại chọc.

Đùng. Có cái gì dưới đó, không phải đá.

Người lữ khách mệt nhọc tự nhủ mình không thể chần chừ được. Nhưng sự hiếu kỳ không để anh đi. Anh chọc mạnh vào đất. Có cái gì phản chiếu một miếng gì đó dưới cái nắng mặt trời. Anh qùi xuống và bắt đầu đào.

Năm phút sau, anh đào thấy nó, đó là một cái thùng có viền bằng vàng. Chỉ nhìn thôi cũng biết nó đã ở đó nhiều thập kỷ. Tim đập mạnh, anh đập vỡ ổ khóa đã rỉ sắt và mở nắp.

Oi! Những đồng tiền vàng! Vàng bạc! Đá quý đủ mọi sắc màu! Một kho báu quý giá hơn hết thảy những gì anh từng mơ tưởng.

Tay run run, người lữ khách kiểm tra những đồng tiền, chúng được phát hành tại Rô-ma hơn bảy mươi năm về trước. Người giàu nào đó chắc đã chôn cái hộp này ở đây nhưng lại qua đời đội ngột, và thế là bí mật nơi chôn giấu của cải đồng chết luôn với người giàu này. Chẳng có một bóng nhà nào gần đó. Chắc là chủ điền hiện nay không có đầu mối chỉ ra của cải này ở đây.

Người lữ khách đóng nắp, chôn cái rương và làm dấu nơi cất giấu. Anh quay lại hướng về nhà – bây giờ anh không còn đi nặng nề nữa. Anh nhảy tung tăng như một chú bé, cười rạng rỡ.

Thật là một sự tìm kiếm kỳ diệu! Không thể tin nổi! Mình phải có của cải đó! Nhưng mình không thể đơn giản lấy nó – như thế là ăn cắp. Bất cứ ai sở hữu cánh đồng sở hữu mọi thứ trong đó. Nhưng làm sao mình có đủ tiền mua nó? Mình sẽ bán nông trại…, mùa vụ…, tất cả nông cụ… và cả con bò đạt giải của mình. Vâng, nếu mình bán tất cả, chắc đủ!

Từ lúc khám phá, đời sống người lữ khách thay đổi. Của cải chi phối suy nghĩ của anh và trở thành những gì anh thấy trong những giấc mơ. Đó là điều anh hay nói đến và trung tâm lực hút mới của anh. Của cải này luôn đeo bám mọi bước đường mới của người lữ khách trong tâm trí. Anh kinh nghiệm một sự thay đổi cấp tiến và sự thay đổi này là mẫu sống mới của anh.

Câu chuyện này được Chúa Jesus tóm gọn bằng một câu đơn giản: “Nước thiên đàng giống như của báu chôn trong một đám ruộng kia. Một người kia tìm được thì giấu đi, vui mừng mà trở về, bán hết gia tài mình, mua đám ruộng đó. (Mat Mt 13:44).

KẾT NỐI TIỀN BẠC

Câu chuyện ngụ ngôn về của báu giấu kín trên là một trong nhiều sự trưng dẫn của Chúa Jesus liên quan đến tiền bạc và tài sản. Thực ra, 15 phần trăm những gì Đấng Christ truyền dạy liên quan đến chủ đề này – hơn cả những bài giảng của Ngài về Thiên Đàng và địa ngục cộng lại.

Tại sao Chúa Jesus nhấn mạnh đến tiền bạc và tài sản nhiều như thế?

Vì có một sự kết nối cơ bản giữa đời sống thuộc linh và cách chúng ta suy nghĩ và xử lý tiền bạc như thế nào. Có thể chúng ta chia tách đức tin và tài chính của chúng ta, nhưng Đức Chúa Trời xem chúng là bất phân li.

Đức Chúa Trời xem đức tin và tài chánh của chúng ta là bất phân li.

Cách đây nhiều năm, trên một chuyến bay tôi đã nhận ra điều này trong khi đọc Lu-ca 3. Giăng Báp-tít đang giảng cho những đoàn dân, tụ lại nghe giảng và chịu báp-têm. Ba nhóm người khác nhau hỏi ông rằng họ nên làm gì để kết trái của sự ăn năn. Giăng đưa ra ba đáp án.

Mọi người nên chia sẻ quần áo và lương thực với những người nghèo (c. 11).

Những người thâu thuế không nên bỏ túi tiền đóng thêm (c. 13).

Quân lính nên bằng lòng với đồng lương mình và không hà hiếp để có tiền (c. 14).

Mỗi lời giải đáp liên hệ đến tiền và tài sản. Nhưng không ai hỏi Giăng về điều đó! Họ hỏi nên làm gì để chứng tỏ trái của sự biến cải thuộc linh. Vậy, tại sao Giăng không thảo luận những chuyện này?

Đang ngồi trên máy bay, tôi nhận ra rằng cách tiếp cận tiền và của cải của chúng ta không chỉ quan trọng, mà còn là trung tâm đời sống thuộc linh của chúng ta. Với Đức Chúa Trời nó có quyền ưu tiên cao đến nỗi Giăng Báp-tít không thể thảo luận vấn đề thuộc linh mà không nói đến cách quản lý tiền bạc và tài sản như thế nào.

Cũng ý tưởng đó đã nảy ra trong tôi trong một phân đoạn khác. Xa-chê thưa Chúa Jesus: “Lạy Chúa, nầy, tôi lấy nửa gia tài mình mà cho kẻ nghèo và nếu có làm thiệt hại ai, bất kỳ việc gì, tôi sẽ đền gấp tư” (LuLc 19:8).

Chúa Jesus đáp: “Hôm nay sự cưú rỗi đã vào nhà nầy” (c. 9). Cách tiếp cận tiền bạc mới và cấp tiến của Xa-chê chứng minh rằng lòng ông đã được biến cải.

Rồi, lại có những người cải đạo tại Giê-ru-sa-lem sốt sắng bán tài sản để giúp những người thiếu thốn (Cong Cv 2:45, 4:32-35). Và những người Ê-phê-sô theo thuyết huyền bí chứng minh sự họ cải đạo là chân thật khi thiêu đốt hết sách ma thuật mà trị giá ngày nay đến hàng triệu đô-la (19:19).

Người đàn bà goá nghèo dâng hai đồng tiền. Chúa Jesus khen ngợi bà: “Người goá nghèo nầy đã bỏ hết của mình có, là hết của có để nuôi mình” (Mac Mc 12:44).

Trong một sự tương phản rõ nét nhất, Chúa Jesus đã nói về một người giàu tiêu xài tài sản cho mình. Người nầy kế hoạch đập phá những kho chứa cũ và xây lại những kho lớn hơn để chứa của cải hầu cho ông có thể về hưu non và hưởng thụ cuộc sống.

Nhưng Đức Chúa Trời gọi người trai trẻ giàu là ngu, nói rằng: “Chính đêm nay linh hồn ngươi sẽ bị đòi lại, vậy những của cải ngươi đã sắm sẵn sẽ thuộc về ai?” (LuLc 12:20).

Một bản án lớn nhất chống lại ông – và bằng chứng về tình trạng thuộc linh của ông – rằng ông giàu với chính mình, nhưng không giàu vơí Đức Chúa Trời.

Khi người trai trẻ hỏi ép Chúa Jesus làm cách nào để hưởng sự sống đời đời, Chúa Jesus phán bảo: “Hãy đi bán hết gia tài mà bố thí cho kẻ nghèo, thì ngươi sẽ có của qúi ở trên trời; rồi hãy đến mà theo ta” (Mat Mt 19:21). Người trai trẻ này bị ám ảnh của cải dưới đất. Chúa Jesus kêu gọi người này đến một điều cao hơn – tài sản trên trời.

Chúa Jesus biết rằng tiền và tài sản là chúa của loài người. Ngài biết rằng con người sẽ không phụng sự Ngài trừ khi họ hạ bệ thần tài của mình. Nhưng người trai trẻ xem giá đó quá lớn. Buồn bã, anh ta bước khỏi của cải thật.

KHÔN HAY DẠI?

Người trai trẻ này không sẵn lòng từ bỏ mọi sự để có của qúi lớn hơn, nhưng người lữ khách của chúng ta trong đám ruộng thì lại sẵn lòng. Tại sao? Vì người lữ khách hiểu những gì mình sẽ được.

Bạn có cảm thấy hối tiếc cho người lữ khách không? Sự khám phá làm ông hao tốn hết tiền bạc. Nhưng chúng ta không xót thương cho người này, chúng ta ganh tị vơí người này! Sự hy sinh của anh mờ nhạt khi so sánh với phần thưởng của anh. Hãy suy xét tỉ lệ được-mất – được trội nhiều hơn mất.

Người lữ khách hy sinh tạm thời để được phần thưởng đời đời. “Ông mất hết tất cả,” bạn có lẽ than vãn cho ông. Vâng, nhưng ông được mọi sự hữu dụng.

Nếu chúng ta bỏ qua cụm từ “trong sự vui mừng,” chúng ta đánh mất tất cả. Người trai trẻ không hoán đổi của cải ít hơn để được của cải nhiều hơn trong sự khốn khổ vì trách nhiệm nhưng trong sự vui mừng. Ông chắc đã trở thành một kẻ dại nếu không làm đúng như những gì ông đã làm.

Câu chuyện của Chúa Jesus về của cải trong đám ruộng là một bài học hữu hình về của qúi trên trời. Dĩ nhiên, bất kể giá trị tài sản trên đất lớn cỡ nào, thì cũng vô giá trị trong cõi đời đời. Thực chất, chính đây là loại của cải này mà con người đánh mất một đời theo đuổi. Chúa Jesus kêu gọi chúng ta đổi những gì chúng ta cho là có giá trị – của cải dưới đất tạm bợ – để đổi lấy những gì có giá trị thật – của cải trên trời đời đời.

Đa-vít nói về của cải này: “Tôi vui vẻ về lời (lời hứa) Chúa, khác nào kẻ tìm được mồi lớn” (Thi Tv 119:162). Hứa ngôn của Đức Chúa Trời là của cải đời đời, và khám phá chúng mang lại niềm vui lớn.

Trong Ma-thi-ơ 6, Chúa Jesus hoàn toàn mở ra một nền tảng của điều tôi gọi là Nguyên Tắc Của Cải. Đây là một trong những lời dạy của Ngài mà chúng ta thường bỏ qua nhất.

“Các ngươi chớ chứa của cải ở dưới đất, là nơi có sâu mối, ten rét làm hư, và kẻ trộm đào ngạch khoét vách mà lấy; nhưng phải chứa của cải ở trên trời, là nơi chẳng có sâu mối, ten rét làm hư, cũng chẳng có kẻ trộm đào ngạch khoét vách mà lấy. Vì chưng của cải ngươi ở đâu, thì lòng ngươi cũng ở đó.” (Mat Mt 6:19-21)

Hãy suy xét điều Chúa Jesus nói: “Các ngươi chớ chứa của cải ở dưới đất.” Tại sao không? Vì của cải dưới đất là xấu, phải không? Không, vì chúng không tồn tại mãi.

Kinh Thánh nói: “Con há liếc mắt vào sự giàu có sao? Nó chẳng còn nữa rồi; vì nó quá hẳn có mọc cánh, và bay lên trên trời như chim ưng vậy” (ChCn 23:5). Đây thật là câu nói hình bóng. Lần tới bạn có mua một tài sản trúng giải nào, thì hãy tưởng tượng nó mọc cánh và vụt mất. Chẳng chóng thì chầy, nó sẽ biến mất.

Nhưng khi Chúa Jesus cảnh báo chúng ta đừng thâu trữ của cải trên đất vì tiền tài không chỉ có thể mất, mà còn luôn luôn mất. Hoặc nó lìa chúng ta đang khi chúng ta sống, hoặc chúng ta lìa nó khi chúng ta qua đời. Không ngoại lệ nào.

Hãy tưởng tượng bạn sống vào cuối cuộc Nội Chiến. Bạn đang sống ở miền Nam, nhưng bạn là một người miền Bắc. Bạn dự tính chuyển nhà ngay sau khi chiến tranh kết thúc. Trong khi ở miền Nam, bạn tích lũy nhiều tiền của liên minh miền Nam (Confederate). Bây giờ, giả sử bạn biết sự thật là miền Bắc sẽ chiến thắng và kết thúc chiến tranh đang cận kề, thì bạn sẽ làm gì với số tiền của liên minh Miền Nam?

Thâu trữ của cải dưới đất không chỉ đơn thuần sai mà dại.

Nếu bạn khôn khéo, chỉ có một giải đáp. Bạn nên đổi tiền liên minh Miền Nam để lấy tiền Mỹ – đồng tiền duy nhất có giá trị một khi chiến tranh qua đi. Chỉ giữ đủ tiền liên minh miền Nam để đáp ứng nhu cầu tạm thời của bạn.

Là một Cơ đốc nhân, bạn biết chuyện nội bộ mang tính sự kiện về một sự đảo lộn gây chấn động toàn cầu khi Chúa Jesus trở lại. Sau đây là lời mách nhỏ làm ăn tối hậu cho những người trong cuộc. Tiền dưới đất sẽ thành vô giá khi Đấng Christ trở lại – hoặc khi bạn chết, bất kể sự kiện nào xảy ra trước. (Và một trong hai sự kiện đó có thể xảy ra bất cứ lúc nào.)

Những chuyên gia về đầu tư được biết đến như những người báo giờ thị trường; họ đọc hiểu những dấu chỉ thị trường chứng khoán sẽ tụt dốc, thế là họ đề nghị chuyển ngay lập tức tiền qũi vào những bộ máy giữ tiền đánh tin cậy hơn như thị trường tiền tệ, trái phiếu kho bạc hay chứng chỉ ký thác.

Chúa Jesus thi hành chức năng ở đây như một người định giờ cao cấp cho thị trường. Ngài bảo chúng ta chuyển đổi tất cả bộ máy đầu tư của chúng ta một lần đủ cả. Ngài dạy chúng ta chuyển tiền qũi từ đất (là của cải tan biến và sẵn sàng lặn mất mãi mãi) lên trời (là của cải hoàn toàn đáng tin cậy và được Đức Chúa Trời bảo đảm và của cải này sẽ đến sớm để mãi mãi thay thế nền kinh tế dưới đất). Sự tiên báo tài chánh của Đấng Christ cho thế gian thật ảm đạm – Nhưng Ngài không ngần ngại cho biết đầu tư trên trời, nơi mọi chỉ số thị trường đều dương đời đời và có chiều hướng lên giá. Chẳng có gì sai với tiền miền Nam miễn là bạn hiểu được giới hạn của nó. Nhận biết giá trị tạm bợ của nó chắc có ảnh hưởng cấp tiến đến chiến lược đầu tư của bạn. Tích lũy tài sản kếch sù dưới đất mà bạn không thể cầm giữ lâu được là đồng nghĩa với việc trữ tiền miền Nam mặc dù bạn biết tiền đó sẽ ra vô giá.

Theo Chúa Jesus, thâu trữ của cải dưới đất không chỉ đơn thuần sai mà dại.

MỘT TÂM TRÍ CỦA CẢI

Chúa Jesus không chỉ cho chúng ta biết chỗ không nên trữ của cải. Ngài còn cho lời khuyên đầu tư tốt nhất mà bạn đã từng nghe: “Các ngươi hãy thâu trữ của cải trên trời” (Mat Mt 6:20).

Nếu bạn ngưng đọc sớm quá, bạn sẽ cho rằng Đấng Christ chống lại việc chúng ta thâu trữ của cải cho chính chúng ta. Không, Ngài hoàn toàn tán thành! Đúng ra, Ngài mệnh lệnh điều đó. Chúa Jesus có toan tính của cải. Ngài muốn chúng ta thâu trữ của cải. Ngài chỉ bảo chúng ta thôi trữ của cải ở chỗ sai và nên bắt đầu tích của cải đúng chỗ!

“Thâu trữ cho chính các ngươi. ” Điều đó há không có vẻ lạ sao khi Chúa Jesus lệnh chúng ta làm điều đó cho lợi ích tốt nhất của chúng ta? Đó không ích kỷ sao? Không. Đức Chúa Trời trông mong và mạng lệnh chúng ta hành động cho lợi ich riêng nhưng được soi dẫn. Ngài muốn chúng ta sống làm vinh hiển Ngài, và điều gì vinh hiển Ngài là tốt cho chúng ta. Như John Piper đã nói: “Đức Chúa Trời vinh hiển nhất trong chúng ta khi chúng ta thỏa lòng nhất trong Ngài.”

Đức Chúa Trời trông đợi chúng ta hành động cho lợi ích riêng nhưng được soi dẫn

Khi chúng ta theo đuổi lợi riêng trên chi phí của người khác là vị kỷ. Nhưng Đức Chúa Trời không có số của cải giới hạn để phân phát. Khi bạn trữ của cải cho chính bạn trên trời thì sẽ không giảm của cải có sẵn cho những người khác. Thực ra, nhờ hầu việc Đức Chúa Trời và những người khác mà chúng ta thâu trữ của cải trên trời. Mọi người đều được; không ai mất.

Chúa Jesus đang nói đến vui mừng bị hoãn lại. Người lữ khách tìm được của cải trong đám ruộng trả một giá cao hiện tại bằng cách trút bỏ tất cả có được – nhưng chẳng bao lâu anh lại được của cải quá chừng. Hễ chừng nào mắt anh còn chăm xem của cải đó, thì chừng đó anh còn vui mừng hy sinh một thời gian gắn. Sự vui mừng hiện diện, vì thế sự sung sướng hoàn toàn không còn hoãn lại. Vui mừng hiện tại đến từ việc trông đợi vui mừng ở tương lai.

“Của cải trên trời” là gì? Nó bao gồm quyền hành (LuLc 19:15-19), gia tài (Mat Mt 19:21), và khoái lạc (Thi Tv 16:11). Chúa Jesus hứa rằng hễ ai hy sinh trên đất sẽ nhận “trăm lần hơn” trên trời (Mat Mt 19:29). Nghĩa là 10.000 phần trăm – thật một sự đổi lại quá mức!

Dĩ nhiên, Đấng Christ là tài sản cao qúi nhất của chúng ta. Mọi thứ khác mờ nhạt khi so sánh với Ngài và với sự vui mừng nhận biết Ngài (Phi Pl 3:7-11). Về con người, Chúa Jesus là tài sản hàng đầu của chúng ta. Về địa danh, thiên đàng là tài sản hàng thứ hai của chúng ta. Tài sản và những phần thưởng đời đời là tài sản hàng ba của chúng ta. (Bạn sống cho ai? Bạn sống vì nơi nào? Bạn sống vì tài sản nào?)

“Hãy thâu trữ cho bạn của cải trên trời.” Tại sao? Vì đó là đúng? Không chỉ thế mà còn khôn vì những của cải này tồn tại. Chúa Jesus tranh luận đến điều tận cùng nhất. Lời Chúa Jesus không phải là một sự kêu gọi cảm xúc; mà đó là một sự kêu gọi hợp lý: Hãy đầu tư vào những gì có giá trị đời đời.

Bạn sẽ không bao giờ thấy người chết mang theo vật dụng gia đình? Tại sao? Vì bạn không thể đem chúng đi cùng.

Chớ sợ khi người nào trở nên giàu có,

Lúc sự vinh hiển nhà người ấy tăng lên;

Vì khi ngươi chết chẳng đem đi gì được,

Sự vinh hiển cũng không theo ngươi xuống mồ mả đâu.

(Thi Tv 49:16-17)

John D. Rockerfeller là một trong những người đàn ông giàu có nhất đã từng sống. Sau khi ông qua đời, có người hỏi nhân viên kế toán của ông: “Ong John D. Rockerfeller để lại bao nhiêu tiền?” Lời đáp lại lấy làm khuôn mẫu: “Ong để lại…tất cả. ”

Bạn không thể mang của cải theo.

Nếu quan điểm này rõ ràng trong trí bạn, thì bạn sẵn sàng lắng nghe bí quyết Nguyên Tắc Của Cải.

NGUYÊN TẮC CỦA CẢI

Chúa Jesus nhận lẽ thật sâu nhiệm đó “Bạn không thể mang của cải theo” và thêm phần bổ nghĩa ấn tượng vào. Bằng cách bảo chúng ta thâu trữ của cải cho chúng ta trên trời, Ngài đem lại cho chúng ta một luận đề nín thở, cái mà tôi gọi là Nguyên Tắc Của Cải:

Bạn không thể mang của cải theo cùng –

Nhưng bạn có thể gửi nó đi trước

Thật đơn giản. Và nếu luận đề đó không làm bạn ngạt thở, bạn chắc không hiểu rồi! Mọi thứ chúng ta cố giữ trên đất sẽ bị mất. Nhưng những gì chúng ta đặt vào tay Đức Chúa Trời sẽ là của chúng ta đời đời (bảo đảm đời đời với giá hơn 100.000 đô la bởi Tập Đoàn Công Ty Bảo Hiểm Tài Chính của Đức Chúa Cha, FDIC).

Nếu chúng ta cho thay vì giữ, nếu chúng ta đầu tư vào việc đời đời thay vì việc tạm thời, thì chúng ta tích lũy của cải trên trời, là nơi không bao giờ thôi trả lãi. Bất cứ của cải nào chúng ta thâu góp đưới đất sẽ bị bỏ lại khi chúng ta ra đi. Bất cứ của cải nào chúng ta thâu trữ trên trời sẽ đang chờ chúng ta khi chúng ta đến.

Những nhà hoạch định tài chính cho chúng ta biết: “Khi nói về tiền bạc, đừng nghĩ trước ba tháng hay ba năm thôi. Hãy nghĩ trước ba mươi năm.” Đấng Christ, nhà tư vấn đầu từ hàng đầu, nghĩ xa hơn thế. Ngài nói: “Đừng hỏi làm thế nào việc đầu tư của bạn sẽ được trả xong trong ba mươi năm thôi. Hãy hỏi làm thế nào việc đầu tư đó được trả xong trong ba mươi triệu năm.”

Giả sử tôi tặng cho bạn một ngàn đô-la hôm nay để bạn tuỳ ý chi tiêu. Không phải là một việc xấu. Nhưng giả như tôi cho bạn một chọn lựa – hoặc bạn có thể có một ngàn đô-la đó hôm nay, hoặc bạn có thể có mười triệu đô-la trong năm năm kể từ hôm nay. Chỉ có người dại mới nhận một ngàn đô-la hôm nay. Tuy nhiên, đây là những gì chúng ta thường làm mọi khi chúng ta tóm được điều gì đó mà chỉ tồn tại trong chốc lát mà quên đi những gì có giá trị hơn nhiều, là điều chúng ta có thể thụ hưởng lâu hơn sau này.

Tiền Đức Chúa Trời ủy thác cho chúng ta trên đất là vốn đầu tư đời đời. Mỗi ngày là một cơ hội mua thêm nhiều cổ phần trong vương quốc Ngài.

Bạn không thể mang của cải theo, nhưng bạn có thể gửi nó đi trước.

Đây là một khái niệm mang tính cách mạng. Nếu bạn ôm lấy khái niệm này, tôi cam đoan nó sẽ thay đổi cuộc sống bạn. Khi bạn thâu trữ của cải thiên đàng, bạn sẽ có khải tượng đời đời về những gì mà người lữ khách đã tìm được trong câu chuyện của cải chôn giấu trong đám ruộng.

Hãy vui mừng.