Chương 3: Những Yếu Tố Cá Nhân

Cầu Nguyện Hiệu Quả Cho Người Hư Mất

Đăng vào: 5 tháng trước

.

 

Chương 3: Những Yếu Tố Cá Nhân

Có hai yếu tố hay điều kiện liên hệ trong mọi lời cầu nguyện được đáp lời – sự công chính và đức tin. Sự công chính của Chúa Giê-su được kể cho chúng ta đến qua sự đổ huyết của Ngài, là điều ban cho chúng ta can đảm đến gần ngai ân sủng của Ngài. Đây là điều tiên quyết của lời cầu nguyện hiệu quả. Nhưng sự công chính cá nhân cũng quan trọng, vì Thi thiên 66:18 nói, “Nếu lòng tôi có chú về tội lỗi, Chúa sẽ không nghe tôi.” Có lẽ Chúa Giê-su tóm tắt rất hay điều này khi Ngài phán, “Nếu các con cứ ở trong Ta và những lời Ta cứ ở trong các con, hãy cầu xin mọi điều mình muốn thì sẽ được ban cho.” (Gi 15:7). Nói cách khác, cơ đốc nhân vâng lời sẽ nhận được sự đáp lời cầu nguyện.

Một yếu tố cần thiết khác để mọi lời cầu nguyện được đáp lời là đức tin. Đây là luật bất di dịch trong lĩnh vực thuộc linh. Yếu tố này luôn luôn là “theo như đức tin ngươi sẽ được thành vậy” (Mat 9:29). Sự vô tín luôn luôn là tội gặm nhấm chúng ta và thường là nguyên nhân khiến cho lời cầu nguyện không được đáp lời.

Vậy khi chúng ta cầu nguyện cho người hư mất, chúng ta cần sự công chính (cả sự công chính được Chúa kể cho lẫn công chính cá nhân) và đức tin. Nhưng có tám yếu tố khác đặt biệt quan trọng cho công việc này. Yếu tố thứ
nhất trong số này là sự tan vỡ. “Kẻ nào gieo trong nước mắt sẽ gặt cách vui mừng” là luật của mùa gặt thuộc linh. Tuy nhiên, chúng ta muốn có mùa gặt nhưng lại không muốn vỡ lòng. Leonard Ravenhill có lần đã nói, “Đức Chúa Trời không trả lời nhiều lời cầu nguyện – những lời cầu nguyện này chỉ gói gọn trong sự tự thương hại hay nhắm mục đích tư lợi. Nhưng Ngài đáp lời những lời cầu nguyện tha thiết” (Ravenhill 110). Và cho đến khi chúng ta tha thiết cho những linh hồn thì lời cầu nguyện của chúng ta vẫn không được đáp lời. Cũng như Chúa Giê-su khóc cho thành Giê-ru-sa-lem, nên chúng ta cũng phải khóc cho những người thân yêu hư mất của chúng ta nếu chúng ta thật sự muốn thấy họ được cứu rỗi.

Vào một dịp nọ một số nhân sự thuộc tổ chức Salva-tion Army viết cho tướng Booth than phiền về việc chinh phục những linh hồn không mấy kết quả và xin ý kiến họ nên làm gì. Ông viết thư hồi âm bằng những lời “Hãy thử đổ nước mắt.” Nước mắt thật quan trọng nên khi nó đi kèm với việc chia sẻ Phúc âm thì Đức Chúa Trời đảm bảo một mùa gặt kết quả (Thi 126:5-6).

Một yếu tố quan trọng khác là đau chuyển bụng. Đây là hình ảnh của sự đau đớn khi sanh nở như đã thấy trong Ê-sai 66:8, “Thế mà Si-ôn vừa chuyển bụng đã sinh ra đàn con.” Từ điển Strong định nghĩa “đau chuyển bụng” là “quặn thắt trong đau đớn, bị đau buồn bởi cơn đau.” Luca 22 nói Chúa Giê-su trong cơn thống khổ và mồ hôi Ngài đổ ra như những giọt máu lớn. Phần lớn chúng ta chưa bao giờ kinh nghiệm như thế trong đời sống cầu nguyện. Đó là lí do chúng ta không thấy những kết quả phi thường trong việc chinh phục linh hồn cho Chúa.

Chúa Giê-su mô tả kinh nghiệm cứu rỗi như là được “tái sanh.” Như một người mẹ kinh nghiệm cơn đau đẻ khi sanh đứa con thuộc thể thì điều tương tự cũng xảy ra trong lĩnh vực thuộc linh. Phao-lô nói về việc “đau đớn trong sự sanh lại” cho các tín hữu người Galati chưa trưởng thành mà ông đã đem họ về với Chúa. Nhưng như một người nam không thể cảm kích hết tính nghiêm trọng của việc đau chuyển bụng mà vợ anh ta trải qua vì anh ta không sanh đẻ, thì phần lớn cơ đốc nhân cũng không hiểu việc cần thiết phải quặn thắt cho những linh hồn vì khoảng 95 phần trăm những người xưng mình là cơ đốc nhân đều không đem được một linh hồn nào đến với Chúa.

Một trong những anh hùng của tôi là “John Hyde cầu nguyện”, một giáo sĩ sang Ấn độ, đã dâng mình cầu nguyện cho những linh hồn được cứu. Vào năm 1908 ông đã cầu nguyện xin Chúa ban cho ông một linh hồn mỗi ngày. Năm đó ông chinh phục trên 400 người cho Chúa. Năm sau ông cầu nguyện xin hai linh hồn một ngày (không chỉ cầu nguyện tin Chúa mà là chịu báp tem và dâng mình cho Chúa) và thế là ông chinh phục 800 người cho Chúa. Và sau đó vào năm 1910, ông xin bốn linh hồn mỗi ngày và Chúa ban cho ông điều ông cầu xin. Nhưng trong năm đó sức khỏe của ông bị giảm sút, một người bạn khuyên ông đi khám bác sĩ. Để chúng ta hiểu được sự đau đớn quặn thắt cùng cực như thế nào cho những linh hồn, chúng ta hãy lắng nghe điều bác sĩ nói với ông : “Tim ở trong tình trạng nguy cập. Tôi chưa hề thấy một trường hợp nào như thế. Quả tim bị chệch khỏi vị trí bên trái mà được đặt bên phải. Do bị căng thẳng và giằng xé nên tim rơi vào tình trạng xấu như thế mà mất nhiều tháng sống trầm tỉnh lại thì nó mới trở lại tình trạng bình thường như người khác. Ông đã làm gì cho bản thân mình? Trừ khi ông thay đổi lối sống và từ bỏ sự căng thẳng, ông phải trả giá cho hậu quả này trong vòng sáu tháng? (Carre 44).

Có một cái giá phải trả nếu chúng ta muốn cùng với Chúa chúng ta trong việc đau đớn quặn thắt để những linh hồn được giải cứu khỏi nước tối tăm, nhưng
điều này cũng đáng trả giá. Vì thế, nào chúng ta hãy cùng với các thánh đồ trung kiên mà “không tham sống sợ chết” (Khải 12:11) và sự chiến thắng sẽ thuộc về chúng ta.

Qua những hình ảnh sống động trong Kinh Thánh về sự hư vô của những người hư mất, chúng ta có thể dễ dàng thấy tại sao việc kiên trì trong sự cầu nguyện trở thành yếu tố cần thiết. Ê-sai 14:17 mô tả người hư mất như là tù nhân mà sa-tan không muốn buông tha. Công vụ 26:18 cho biết họ đang ở dưới uy quyền của sa-tan. Có lẽ sự mô tả đáng sợ nhất trong tất cả được Chúa Giê-su nói đến trong Mác 3:27 như là nhà của người mạnh sức. Ngài cho chúng ta biết “không ai” giúp những người này cho đến khi người mạnh sức bị trói lại.

Một số loại quỷ kiểm soát rất mạnh nên cần đến sự cầu nguyện và kiêng ăn mới chiến thắng được (Mác 9:29). Lời cầu nguyện kiên trì thật cần thiết vì sa-tan không chịu buông họ ra, chứ không phải vì Đức Chúa Trời không vui lòng cứu rỗi họ.

Sa-tan có thể kiểm soát toàn bộ một nước hay một nền văn hóa. Đây là lí do thường rất khó cho các giáo sĩ kết quả trong việc giảng Phúc âm cho một số nhóm sắc dân. “Mất tới bảy năm Carey mới làm báp tem một người tin Chúa tại Ấn độ; mất bảy năm thì Judson mới chinh phục được một môn đồ tại Miến điện; Morrison lao nhọc bảy năm thì một người Hoa đầu tiên mới tin Chúa; Moffat tuyên bố rằng ông chờ đợi bảy năm để nhìn thấy bằng cớ về sự vận hành đầu tiên của Đức Thánh Linh trên người Bechuanas tại Châu phi; Herry Richards phải làm việc suốt bảy năm tại Công gô thì mới có được một người tin Chúa tại Benza Mantaka” (Gordon 139-40).

Một trong thủ thuật mà sa-tan thích dùng là làm cho tình hình trông có vẻ bất lực đến nỗi chúng ta đâm ra nản lòng và ngưng cầu nguyện. Lí do nó làm
điều này là nó hoàn toàn không thể chống lại sự cầu nguyện. Có câu ngạn ngữ nói rất đúng rằng sa-tan run sợ khi nó thấy một thánh đồ yếu đuối nhất quỳ gối. Tất cả lời cầu nguyện đều là cuộc chiến thuộc linh và khi bạn cầu nguyện, sa-tan bị đánh bại dù bạn không thấy hoàn cảnh thay đổi gì cả.

Tuy nhiên, nếu chúng ta có thể thấy những gì đang xảy ra trong lĩnh vực thuộc linh khi chúng ta cầu nguyện, chúng ta sẽ được khích lệ rất nhiều. Hãy nhớ Đức Chúa Trời mở mắt tôi tớ của Ê-li-sê để ông có thể thấy được ngựa và xe ngựa lửa đang bảo vệ họ khỏi kẻ thù (2Vua 6:17)? Nên hãy tiếp tục cầu nguyện cho người hư mất cho dù bạn có thấy kết quả hay là không vì lời cầu nguyện của bạn đang được đáp lời!

Một trường hợp lạ lùng liên quan đến lời cầu nguyện kiên trì được thấy ở đời sống của George Muller. Vì ông thành công rất sớm trong chức vụ khi chứng kiến nhiều người tin Chúa cách lạ lùng mà ông đã cầu nguyện, ông nhận được cảm nhận rằng sự đáp lời chắc chắn xảy ra như vậy. Nhưng hãy lắng nghe lời làm chứng của ông về việc này, “Nếu tôi nói rằng trong suốt khoảng thời gian 54 năm và chín tháng tôi tin Chúa, tôi đã nhận 30 ngàn sự đáp lời cầu nguyện, hoặc là cùng một giờ hay cùng một ngày khi trình dâng nhu cầu, tôi cũng không nói ngoa đâu . . . nhưng có người nghĩ rằng tất cả lời cầu nguyện của tôi đều được đáp lời. Không, không phải tất cả. Đôi khi tôi phải chờ nhiều tuần, nhiều tháng hay nhiều năm; đôi khi chờ rất nhiều năm . . . Vào tháng 11, 1844, tôi bắt đầu cầu nguyện cho năm người tin Chúa. Tôi cầu nguyện mỗi ngày liên tục, dù là lúc tôi đau yếu hay khỏe mạnh, dù ở đất liền hay trên biển cả, dù bị áp lực của công việc gì đi nữa. Mười tám tháng trôi qua thì một trong số năm người đó tin Chúa. Tôi cảm tạ Chúa và cầu nguyện cho những người khác. Năm năm trôi qua và rồi người thứ hai tin Chúa. Tôi cảm tạ Chúa về người thứ hai, và cầu nguyện cho ba người còn lại. Ngày qua ngày tôi cứ cầu nguyện cho họ, và hơn sáu năm trôi qua thì người thứ ba mới tin Chúa. Tôi cảm tạ về người thứ ba và tiếp tục cầu nguyện cho hai người còn lại. Hai người còn lại chưa tin Chúa. Một người mà Chúa bởi sự giàu có phong phú của ân điển Ngài đã đáp lời hàng ngàn lời cầu nguyện trong cùng một ngày hay một giờ khi trình dâng lên Chúa, đã phải cầu nguyện hết ngày này sang ngày khác gần ba mươi sáu năm cho hai người tin Chúa nhưng họ vẫn chưa tin” (Steer 246-47).

Nhưng đây chưa phải là kết thúc câu chuyện. Ông cứ cầu nguyện hết ngày này sang ngày khác, hết năm này sang năm khác và sau đó ông nói, “Điều quan trọng nhất là không bao giờ bỏ cuộc cho đến khi sự đáp lời đến. Tôi đã cầu nguyện 63 năm và 8 tháng cho một người tin Chúa. Anh ta chưa tin Chúa nhưng anh chắc chắn sẽ tin. Chắc chắn chuyện này sẽ xảy ra . . . vì tôi đang cầu nguyện.” Ngày nào đó bạn của Muller sẽ tiếp nhận Chúa. Ngày đó sẽ không đến cho đến khi người ta đặt quan tài của Muller xuống đất. Tại đó bên cạnh ngôi mộ trống, người bạn này dâng lòng mình cho Chúa. Lời cầu nguyện kiên trì đã chiến thắng được một cuộc chiến nữa. Sự thành công của Muller được tóm tắt trong bốn chữ đầy quyền năng : “Ông không bỏ cuộc” (Eastman 99-100).

Bởi vì cầu nguyện là cuộc chiến, tôi muốn đề nghị rằng sự quyết chiến là điều quan trọng trong sự cầu thay. Chúa đã ban cho chúng ta uy quyền lớn lao (Mat 16:19), và điều bắt buộc là chúng ta hãy vận dụng nó, đặt biệt trong việc truyền giáo thế giới (Mat 28:18-20).

Chúng ta là những người chiến thắng (Khải 12:11) và “thắng hơn bội phần” (Rô 8:37), và Chúa mong chúng ta “tấn công” người mạnh sức đã vũ trang đầy đủ và chiến thắng nó để “lấy hết tài sản” (Lu 11:21-22). Như ta đã thấy trước đây, satan bắt những linh hồn làm nô lệ và nó sẽ không buông tha họ mà không có kháng cự đâu!

Nhưng chúng ta phải nhận thức rằng “vũ khí của cuộc chiến chúng ta không thuộc xác thịt nhưng mạnh mẽ bởi Đức Chúa Trời” (2 Cô 10:4). Khi chúng ta chuẩn bị cho cuộc chiến bằng khí giáp và vũ khí của Đức Chúa Trời, chúng ta chiến đấu bằng cách cầu nguyện (Êph 6:10-18).

Đức Chúa Trời đã ban cho hội thánh Ngài quyền năng mạnh mẽ để tấn công và chinh phục “cửa địa ngục”. Tuy nhiên, chúng ta lại ngồi thụ động, để cho địa ngục “mở rộng, miệng nó mở rộng vô cùng” (Ê-sai 5:14). Tôi được cảm động bởi lối mô tả sống động của Ravenhill về bi kịch này – “Có một sự thờ ơ nghẹt thở trong hội thánh về mối nguy của sự phán xét” (Ravenhill 80).

Giống như một khúc gỗ có thể kiềm hãm con voi to lớn vì nó được huấn luyện để tin rằng nó không thể tự do được thì hội thánh của Đức Chúa Trời hằng sống đã bị satan lừa dối về quyền năng mạnh mẽ của chúng ta (Êph 1:17-23) và uy quyền mà chúng ta không còn thử dùng nữa. Và nó tiếp tục trói buộc những người thân của chúng ta đang khi đó chúng ta lại than thở trong sự ngủ mê và vô tín.

Satan không nhìn nhận sự thất bại cuối cùng của nó; nó không chịu đầu phục uy quyền của nó cho đến khi nó buộc phải đầu hàng; nó cương quyết chống trả mọi hành động chống lại nó, chỉ đầu hàng những ai chống lại nó (Newell 27). Vì thế, đây là lúc chúng ta hãy quyết liệt trong cuộc chiến chinh phục các linh hồn, vì Nước trời “phải đương đầu với sức mạnh và ai mạnh sức sẽ chiếm được.” (Mat 11:12).

Liên quan đến việc cầu nguyện cho người khác, việc nài xin cũng rất hiệu quả. Có rất nhiều ví dụ trong Kinh Thánh : Áp-ra-ham nài xin cho Sô-đôm (Sáng 18), Môise nài xin cho dân Y-sơ-ra-ên (Xuất 32), vua Ê-xê-chia nài xin cho Giu-đa (2 Vua) và danh sách còn dài. Về căn bản nài xin nghĩa là bạn trình dâng cho Chúa lí do của Kinh Thánh tại sao Ngài đáp lời cầu nguyện của bạn. Chúa dạy chúng ta hãy “trình lí lẽ của các ngươi” (Ê-sai 41:21).

A.T. Pierson nói, “Chúng ta phải trình bày duyên cớ của chúng ta cho Chúa, không phải để thuyết phục Ngài mà để thuyết phục chính chúng ta. Khi chứng minh cho Ngài rằng bằng chính lời hứa, lời thề và bản tính của Ngài, rằng Ngài ràng buộc chính Ngài để can thiệp vào, chúng ta bày tỏ đức tin của chúng ta rằng Ngài đã ban cho chúng ta quyền để cầu xin Ngài và tuyên bố, và rằng Ngài sẽ đáp lại lời nài xin của chúng ta vì Ngài không thể chối bỏ chính Ngài” (Pierson 150).

Spurgeon cảm nhận mạnh mẽ về quyền năng của lời nài xin. Ông nói, “Chính thói quen của đức tin, khi cầu nguyện mà chúng ta dùng đến lời nài xin. Những ai chỉ nói lời cầu nguyện ê a thì không cầu nguyện gì cả, quên không biện luận với Chúa; nhưng những ai mạnh mẽ sẽ trình dâng lí lẽ và lập luận thuyết phục của họ và họ tra-nh luận thắc mắc với Chúa . . . Hỡi anh chị em, chúng ta hãy học nài xin những chứng cớ, lời hứa và bất cứ điều gì mà chúng ta cần tới, nhưng chúng ta hãy luôn có điều gì đó để nài xin. Bạn sẽ không được kể là đang cầu nguyện cho đến khi bạn nài xin, vì nài xin chính là “cốt tủy” của sự cầu nguyện” (Spurgeon 49-50).

George Muller lấy 5 chữ đầu của Thi thiên 68:5, “Cha của người mồ côi” và lặp đi lặp lại nhóm từ này để nài xin cho những trẻ mồ côi của ông. Đây chính là lời của ông : “Bởi sự giúp đở của Chúa, đây sẽ là lí lẽ trước mặt Chúa, tôn trọng kẻ mồ côi trong lúc thiếu thốn. Ngài là Cha của chúng, vì thế tôi nài xin Ngài chu cấp cho chúng và tôi chỉ nhắc Ngài về nhu cầu của những đứa trẻ nghèo thiếu này muốn có được sự chu cấp” (Pierson 143).

Tôi đoan chắc rằng có hàng trăm câu Kinh Thánh chúng ta có thể dùng để nài xin cho những linh hồn được cứu, nhưng do thì giờ và chỗ trống không cho phép nên tôi chỉ nói đến vài câu. Chúng ta có thể nài xin mục đích của Chúa cho con người (Giê 1:5), (Lu 19:10), (2Phi 3:9), (Công vụ 26:18) và (Êph 2:5-7). Chúng ta có thể nài xin lời hứa của Đức Chúa Trời về sự cứu rỗi (Gi 3:16), (Gi 10:13) và (Gi 6:37). Chúng ta có thể nài xin quyền năng của Chúa để cứu rỗi (Hê 7:25), (Rô 1:16), (1 Cô 2:4-5) và (1Phi 1:3-5). Chúng ta có thể nài xin thân vị của Đức Chúa Trời trong mối quan hệ với con người như là Đấng tạo hóa, Đấng cứu chuộc, là Cha và Chúa. Chúng ta có thể nài xin những thuộc tính và thái độ của Đức Chúa Trời đối với con người như tình yêu thương, lòng thương xót, ân sủng, sự nhu mì và kiên nhẫn của Ngài. Lời nài xin tôi thích nhất bao gồm những công việc Ngài đã làm ở quá khứ trong việc cứu rỗi người khác : thành Ninive (một thành phố quá gian ác đến độ Đức Chúa Trời quyết định hủy diệt), người bị quỷ ám ở Ga-đa-ra (không mặc quần áo, sống nơi mồ mả, quá hung dữ không ai dám đến gần, bị bỏ ngoài lề xã hội, bị cả một quân đội quỷ ám, tồi tệ hơn bất cứ người nào chúng ta từng biết), Sau-lơ thành Tạt-sơ (tàn phá hội thánh) và cả thành Li-đa và Sha-rôn (Công vụ 9:35).

Một yếu tố quan trọng khác mà rất là tinh vi đến độ dù có cầu nguyện nhiều năm nhưng vẫn không hiệu quả đó là động cợ của chúng ta! Động cơ chính của chúng ta cầu nguyện cho người hư mất là vì vinh hiển của Chúa (Gi 15:8). Nhưng nhiều khi động cơ của chúng ta bị đầu độc bởi sự kiêu ngạo vàých kỷ. Cha mẹ có thể cầu nguyện cho những đứa con “hư đốn” của mình xuất phát từ niềm kiêu hãnh vì thanh danh của gia đình mà không nhận ra rằng động cơ của họ là không trong sạch.

Tôi đã cầu nguyện nhiều năm cho anh rể của tôi mà không thấy kết quả gì. Nhưng khi anh bị chẩn đoán bị ung thư di căn thì lời cầu nguyện của tôi lại
càng tha thiết hơn, Chúa tỏ cho tôi rằng tất cả lời cầu nguyện của tôi trước đây đều có chút đỉnh ích kỷ trong đó. Bạn thấy đó, lí do đích thực tôi muốn anh tôi tin Chúa là để cho chị tôi có được một người chồng tốt và các cháu tôi có người cha tốt. Vì thế, Chúa không thể đáp lời cầu nguyện của tôi cho anh. Tuy nhiên, khi động cơ của tôi được trong sạch, Chúa cứu anh ta!

Kinh Thánh nói rõ về điểm này: “Anh chị em cầu xin mà không nhận được vì cầu xin với ý xấu, để dùng cho khoái lạc.” (Gia 4:3). Nếu bạn đã cầu nguyện cho ai đó một thời gian dài (đặc biệt là người thân hay người bạn) mà không thấy kết quả, bạn phải kiểm tra động cơ của bạn để xem thử (chủ yếu là vì vinh hiển).

Tại tòa án bên luật sư kháng cáo có thể “phản đối” hàng loạt những câu hỏi, đưa ra lập luận hay đưa ra bằng cớ nào đó rằng anh ta tin là ra ngoài giới hạn của pháp lí. Nếu thẩm phán đồng ý, anh ta sẽ “vẫn giữ” sự phản đối để làm vô hiệu hóa những thủ tục không đúng pháp lí. Điều này cũng đúng trong lĩnh vực thuộc linh. Chúng ta có thể dùng lời nài xin cho những người thân của chúng ta rất hùng biện, dùng nhiều lí lẽ câu Kinh Thánh đầy thuyết phục, nhưng nếu động cơ của chúng ta sai trật, satan sẽ “phản đối” và Đức Chúa Trời phải đồng ý với nó, làm cho tất cả lời cầu nguyện và nài xin của chúng ta ra vô dụng! Và người mà chúng ta đang cầu thay sẽ chết và xuống địa ngục nếu chúng ta không sửa sai động cơ của chúng ta.

Một yếu tố quan trọng khác của sự cầu thay là tinh thần hi sinh. Chúng ta thấy điều này được bày tỏ nơi sứ đồ Phao lô người sẵn sàng “bị rủa sả khỏi Đấng Christ” để cho dân Do thái được cứu (Rô 9:3); nơi Môi-se người đã kiêng ăn và cầu nguyện thêm 40 ngày đêm nữa do tội lỗi của dân sự của ông (Phục 9:18-19); nơi Ê-xê-tê người đã tuyên bố, “Nếu tôi phải chết thì tôi sẽ chết” (Ê-xê-tê 4:16).

Khi tôi dạy một lớp học tại chủng viện về chứng đạo cá nhân, tôi in ra tấm thiệp cầu nguyện với hàng chữ, “Tôi sẽ xuống địa ngục vì cớ bạn.” Khái niệm đó nhằm liệt kê tên của những người mà chúng ta sẵn lòng đi xuống địa ngục thay cho họ và cầu thay cho họ. Vào một buổi nhóm tại lớp học, sau khi phát những tấm thiệp cho các sinh viên, một mục sư trong số họ nói, “Tôi nghĩ tôi sẽ không sẵn sàng xuống địa ngục cho bất kì ai.” Anh này nói nghe có vẻ giống hết thảy chúng ta. Dù Đức Chúa Trời không cho phép chúng ta thế chỗ người khác dưới địa ngục, nhưng chắc chắn là lời cầu nguyện của chúng ta cho tội nhân sẽ hiệu quả hơn nếu chúng ta sẵn lòng.

Tất cả những yếu tố khác đều quan trọng như nhau, sự hiệp một cũng là một yếu tố quan trọng nhất trong việc cầu nguyện cho người hư mất. Nó sẽ mang lại kết qủa ngay! Giống như cái kính lúp có thể đánh lửa được là vì nó quy tụ các tia nắng của ánh sáng mặt trời và hội tụ lại một điểm thì chúng ta cũng hiệp một cầu nguyện cho ai đó đánh đuổi kẻ mạnh sức và chiếu rọi quyền năng của Chúa Con vào đời sống người đó.

Đây là điều đã xảy ra trong việc con trai của William Carey là Jabez. Việc này xảy ra trong buổi nhóm thường niên của hội giáo sĩ Báp tít được tổ chức tại Luân đôn mà tiến sĩ Ryland, mang gánh nặng cho Jabez đã nói, “Thưa anh em, chúng ta hãy trình dâng lời cầu nguyện sốt sắng, hiệp một cho Chúa một cách thầm lặng để Jabez Carey được cứu.” Dù Đức Thánh Linh thình lình giáng trên hội chúng, nhưng cả hội chúng,ýt nhất là 2000 người, dồn hết sức mình cầu thay cách thầm lặng. Carey nhận liền một lá thư từ Jabez kể về việc tin Chúa của cậu, “Và người ta phát hiện thời điểm cậu được tỉnh thức trùng khớp với thời điểm họ cầu thay” (Gordon 87-88).

Jim Cymbala cho biết ông đã thống hối trong sự cầu nguyện cho con gái của ông Chrissy hai năm rưỡi mà không thấy kết quả gì. Sau đó trong lúc cầu nguyện tại buổi nhóm tối thứ Ba tại Brooklyn Tabernacle, một phụ nữ trẻ cảm thấy thôi thúc cầu nguyện cho Chrissy. Đêm đó “cả hội thánh trở thành một phòng sanh. Có tiếng quặn thắt, cảm giác quyết liệt, như thể muốn nói rằng “satan, ngươi không có quyền trên cô gái này. Hãy rút tay của ngươi khỏi cháu – cháu sẽ quay về với Chúa!” Và ba mươi giờ sau đó cháu đã tin Chúa (Cymbala 63-65)!

Khi mục sư của hội thánh New Hope Baptist tại Jones, Louisianam thách thức hội chúng viết lên miếng giấy tên của ai đó mà họ muốn sẽ tin Chúa và sẵn sàng dâng mình để cầu nguyện cho người đó, mười tám người đã viết, “Mike Doles”. Trong khoảng thời gian hai tuần anh ta tin Chúa thật lạ lùng.

Sau 18 năm cầu nguyện cho chồng mình tin Chúa mà không thấy kết quả gì, Helen Gresham nhờ mục sư của cô, Mickey Hudman giúp cô cầu nguyện. Hai người cùng cầu nguyện cho Ricky, anh ta đã tin Chúa cách lạ lùng chưa đầy hai tháng! Và bạn sẽ thích thú chiêm nghiệm tất cả những gì Đức Chúa Trời hành động trong đời sống anh ta trong suốt thời gian 2 tháng đó khi bạn đọc lời làm chứng của anh ta. Trong lúc đó, anh không biết rằng vợ anh và mục sư của cô đang cầu nguyện cho anh.

Chúng ta hãy nhớ lại quyền năng phi thường của lời cầu nguyện hiệp một cho người hư mất : hai ngàn người cầu nguyện cho Jabez Carey và cậu tin Chúa chính giờ đó, hàng trăm người cầu nguyện cho Chrissy Cymlaba và cô ta ăn năn trong vòng 30 giờ, mười tám người cầu nguyện cho Mike Doles và anh ta tin Chúa trong vòng 2 tuần, hai người cầu nguyện cho Ricky Gresham và anh ta hoàn toàn được biến đổi chưa đầy hai tháng!

Nào, nếu bạn tìm được ai đó giúp bạn cầu nguyện cho người thân của bạn, bạn sẽ thấy kết quả phi thường. Vì hai sẽ đuổi được mười ngàn trong lĩnh vực thuộc linh (Phục 32:20) và hai người “hiệp một nhau” trong sự cầu nguyện sẽ nhận được sự đáp lời như chính Chúa hứa (Mat 18:19).

Hãy để tôi cho bạn biết tại sao lời cầu nguyện hiệp một cho người hư mất thật quyền năng. Trước hết là giá trị mà Chúa đặt trong sự hiệp một giữa vòng dân sự Chúa. Đây là ước ao của Ngài được thấy rõ trong lời cầu nguyện của Ngài cho chúng ta (Gi 17), trong đó Ngài cầu nguyện năm lần để chúng ta “hiệm làm một.” Ngoài ra, điều số một mà Chúa liệt kê cho chúng ta làm là “cầu nguyện cho mọi người . . . để họ được cứu rỗi (1Ti 2:1-4). Vì sự hiệp một thật hiếm thấy và những người cầu thay cũng hiếm (Chúa không tìm thấy ai tại Y-sơ-ra-ên – Êsai 59:16), khi bạn đem hai người hiệp một với nhau – hiệp một trong sự cầu thay – bạn có được hai điều hiếm thấy. Và Đức Chúa Trời thấy điều đó thật quí giá nên Ngài sẽ chúc phước dư dật vượt quá sự suy tưởng của chúng ta!

Lí do thứ hai thật đơn giản – chỉ có một người mạnh sức kiểm soát đời sống của một người. Khi có một số người trong dân sự Chúa hiệp chống lại một người mạnh sức, nó dễ dàng bị đánh bại vì “Đấng ở trong chúng ta lớn hơn kẻ ở thế gian” (1Gi 4:3-4). Và rồi việc “cướp lấy chiến lợi phẩm” là chuyện dễ dàng. Nhiều khi người hư mất đến với bạn để tìm sự giúp đỡ. Điều này đúng trong trường hợp của Jimbo Barrentine. Tôi kết ước với vợ anh là Rachele vào tháng Một để cầu nguyện cho anh ta. Hai tháng sau đó anh ta bị cáo trách dữ dội đến độ anh đến văn phòng tôi để tìm tôi. Nhưng lúc đó tôi ở tại Arkansas đang dạy đề tài này trong một hội nghị về cầu nguyện, nên anh ta đến thăm nhà của một mục sư khác trong hội thánh chúng tôi để muốn tin nhận Chúa. Anh không thể chờ tôi về, anh muốn tin Chúa ngay tại chỗ đó.

Lí do thứ ba là sự kiêu ngạo phải được bẽ gãy. Satan ngự trong sự kiêu ngạo giống như Đức Chúa Trời ngự trong sự ngợi khen. Và cho đến khi một người hạ mình đủ để xin giúp đỡ cầu nguyện, ma quỷ thường muốn cứ kiểm soát tình huống. Và ngoài điều này ra, chính Đức Chúa Trời “chống cự kẻ kiêu ngạo, nhưng ban ân sủng cho người khiêm nhường” (Gia 4:6). Trong một số trường hợp tôi đã thử làm chứng cho một người chồng chưa tin Chúa, người vợ bắt đầu kể cho tôi nghe về những phẩm chất tốt của người chồng. Sự kiêu hãnh của cô ta không cho phép cô ta chấp nhận tình trạng khốn nạn của anh ta trước mặt Chúa. Hậu quả là tôi không thể nào chinh phục những người này về cho Chúa.