Chương 4: Hẹn Hò Với Sợ Hãi Rồi Can Đảm Bỏ Nó Luôn

Tốt Hơn Là Bạn Nghĩ

Đăng vào: 5 tháng trước

.

Chương 4: Hẹn Hò Với Sợ Hãi Rồi Can Đảm Bỏ Nó Luôn

3. ĐỪNG NHƯỜNG CHỖ CHO SỢ HÃI!

Hãy bỏ qua những giới hạn do sợ hãi đặt ra và can đảm đeo đuổi cuộc sống một cách can trường.

Sợ hãi là một sự khủng hoảng toàn cầu trải qua nhiều thế kỷ – đối diện sợ hãi, chiến thắng sợ hãi, không chịu nổi sợ hãi. Con người liên tục tranh chiến để lấy lại lòng can đảm. Những câu chuyện về những con người hành động dũng cảm được lan truyền rộng rãi. Tin tức tường thuật một phụ nữ ngăn chặn một tên trộm hay một người đàn ông giải cứu đứa bé khỏi cơn hỏa hoạn lan nhanh. Tại sao là vậy? Tại sao chúng ta thích nghe những câu chuyện này?

Có ai đó không sợ. Có ai đó đủ can đảm hành động trong những hoàn cảnh khẩn cấp. Điều làm chúng ta ngạc nhiên khi chứng kiến những giây phút mà người ta không chút sợ hãi như thế. Nó truyền cảm hứng cho chung ta để chứng kiến tiếp những giây phút tuyệt vời như thế. Chúng ta có cả một kỹ nghệ làm phim và viết tiểu thuyết về những giây phút anh hùng như thế.

Bạn có nhớ lần đầu bạn đối diện với sợ hãi, Điểm neo cảm nhận nó như thế nào và rồi hành xử như thế nào không?

Sợ hãi không cảm thấy thoải mái chút nào. Bạn cảm nhận đủ thứ điều khó chịu, giống như ai đó đang kéo bạn lại. Bạn có thể đoán ngay từ đầu rằng sợ hãi là một kẻ kiểm soát và thao túng. Nhưng một khi bạn đối diện lan đầu, có điều gì đó kéo bạn quay lại nỗi sợ lặp đi lặp lại.

Không có sự sợ hãi trong tình yêu thương, trái lại tình yêu toàn vẹn loại bỏ sợ hãi, vì sợ hãi có hình phạt và ai sợ hãi thì không được toàn vẹn trong tình yêu thương. (1Gi 4:18)

Sợ hãi là giả mạo tình yêu, nên ta không ngạc nhiên gì cơ thể chúng ta phản ứng với sợ hãi rất hăng hái. Một khi chúng ta nếm mùi sợ hãi rồi thì nó khó mà xua đuổi. Và chúng ta càng để thì giờ vơi sợ hãi, nó càng chiếm nhiều thì giờ của chúng ta. Đầu óc chúng ta sẽ bị ám ảnh bởi nó và nghĩ ngợi về nó liên tục.

Khi bạn vừa mới thuyết trình xong hay khi bạn thử làm một việc gì đó ngoài sở trường của mình – bạn cảm thấy thế nào? Bạn có cảm thấy nhẹ nhỏm, như thể gánh nặng vừa mới được cất đi không?

Tôi đi nhảy lượn với con gái tôi là Kirsten tại New Zealand. Kirsten là con gái nhỏ của chúng tôi, vì bây giờ bốn con đầu của chúng tôi đã lập gia đình và dời ra ở riêng rồi. Cháu này là đứa vẫn còn ở nhà với chúng toi. Gary và tôi đem cháu đến New Zealand tới dự hội nghị, và cháu thấy tấm bảng ghi nhảy lượn, cháu đòi chơi. Tôi biết chồng tôi không muốn đi với cháu, nên tôi do dự đồng ý.

Khi chúng tôi đến cầu Kawarau, cao 141 feet, tôi nhìn thấy cảnh đẹp nên tôi đồng ý. Có một con sông dưới cầu và một tảng đá dọc hai bên bờ sông. Nhiều người la hét vui nhộn khi họ nhảy sâu xuống sông rồi sau đó leo lên cầu.

Tim tôi bắt đầu đập khi đến lượt Kirsten bắt đầu nhảy, tôi là người thốt lên, “Chúng ta chỉ nhảy ở mức này thôi. Hãy thử xem.”

Con gái tôi đồng ý và rồi nhảy thử.

Đến lượt tôi, người ta cho tôi mặc đồ bảo hộ vào rồi họ đếm một, hai và ba và thế là tôi nhảy xuống. Đây là một kinh nghiệm tuyệt vời và là một bước nhảy bởi đức tin. Con gái tôi và tôi có một thời gian Điểm neo thú vị và ngày hôm đó hai mẹ con tôi cảm thấy vô cùng phấn chấn.

Một năm sau đó chúng tôi tổ chức hội nghị tại Úc và cũng đem Kirsten theo với chúng tôi. Lần này cháu thấy bảng hiệu ghi “nhảy dù khỏi máy bay.” Chúng ta đang nói về việc chiến thắng nỗi sợ! Một lần nữa tôi do dự đồng ý. Nhưng lần này cả hai mẹ con tôi đều dạn dĩ và chỉ mất vài thao tác là chúng tôi nhảy ra khỏi máy bay. Chúng tôi đáp xuống bãi biển an toàn và đó là một kinh nghiệm tuyệt vời khác mà chúng tôi biết ơn Chúa đã được nếm trải.

Lần cuối mà chúng tôi trải nghiệm đó là lúc gia đình chúng tôi trong chuyến đi làm ăn, đi bơi với cá mập ở hồ tại Bora Bora. Nó không sâu lắm nhưng nhiều người đã thử bơi nên tôi cũng thử và thấy thoải mái. Tôi quyết định đối diện với nỗi sợ.

Sau kinh nghiệm nhảy xuống cầu ở New Zea-land và sau khi bơi ở hồ với cá mập, tôi cảm thấy không sợ chút nào. Tôi cảm thấy được tự do vì tôi đã chiến thắng những nỗi sợ này. Chúng ta được tạo dựng để sống trong tâm trạng không chút sợ hãi. Cảm giác mà bạn có khi bạn nhảy cầu hay Điểm neo nhảy từ máy bay xuống và có những lúc bạn cảm thấy như thể bạn làm cái gì cũng được và bạn đầy can đảm, đó chính là điều mà chúng ta được tạo dựng để sống bởi tình yêu của Chúa.

Hãy để tôi nói rõ điều này: bất cứ mối quan hệ nào bạn có mà vẫn còn sợ hãi trong đó là đó là mối quan hệ lạm dụng. Tương tự, bạn có thể tăng trưởng mặc dù vẫn còn sợ và dùng nó như là một biện pháp đánh giá trong những tình huống khác nhau. Dung túng sợ hãi, đương đầu với sợ hãi và phản ứng đối với sợ hãi không phải là sự tự do. Sợ hãi và yêu thương không thể cùng sống chung; sợ hãi không bao giờ nghĩ đến ích lợi tốt nhất cho bạn. Sợ hãi tìm cách thay thế tình yêu của Chúa trong đời sống bạn.

Sợ hãi là giả mạo tình yêu – khi chúng ta nhường chỗ cho nó trong đời sống chúng ta, nó sẽ bắt đầu sinh ra những bông trái khác với điều mà tình yêu trọn vẹn và vô điều kiện của Chúa sản sinh. Bất kỳ mối quan hệ nào vẫn còn sợ hãi đều là mối quan hệ lạm dụng, và kết quả trong đời sống bạn sẽ phản ánh điều đó! Điểm neo

Những đặc điểm của sợ hãi

Sợ hãi là nghèo túng: Nó không đến khi bạn cần và nó không đi khi bạn không cần. Nếu bạn mở cửa cho sợ hãi trong một lĩnh vực nào đó, nó sẽ tìm cách lấn sang lĩnh vực khác trong đời sống bạn.

Sợ hãi là kiểm soát : Nó không để cho bạn làm điều bạn thích làm. Nó kiềm hãm bạn và kéo bạn lại.

Sợ hãi là gây nản lòng : Nó đè bạn xuống, luôn nói cho bạn biết rằng bạn không thể làm được, rằng bạn vẫn còn thiếu sót nhiều và rằng bạn bất tài.

Sợ hãi là ích kỷ . Nó chỉ muốn nói về những gì bạn có thể làm cho nó.

Sợ hãi là cướp đi : Nó cho bạn biết bạn không thể có những điều Chúa đã hứa cho bạn rồi.

Sợ hãi là kẻ dụ dỗ : Nó thao túng bạn để biện minh cho nỗi sợ của bạn.

Sợ hãi hay nắm quyền : Nó cho bạn biết phải ở chỗ nào và khi nào đến đó, nên làm gì và Điểm neo không làm gì. Sợ hãi nói cho bạn biết cách để sống cuộc đời của bạn.

Bạn có nhận ra các đặc điểm của sợ hãi trong đời sống bạn không?

Khi bạn nhìn những đặc điểm của sợ hãi, bạn thấy được rằng nhiều người sống theo những lối hành xử này – thao túng, ích kỷ và nản lòng – tất cả đều xuất phát từ sợ hãi. Sợ hãi không chỉ biểu lộ những đặc điểm này mà nó còn sản sinh những đặc điểm này trong bạn.

Chúng ta được tạo dựng với khát khao tình yêu – mà khao khát tột cùng đó là tình yêu của Thiên Chúa. Dịch vụ và kinh doanh cũng thôi thúc ước ao của chúng ta về tình yêu qua việc trao đổi và có được mối quan hệ. Rất nhiều trang mạng về hẹn hò, tìm bạn trăm năm và vở hài lãng mạn đầy ắp trong xã hội thời nay vì văn hóa bây giờ là người ta đói khát tình yêu.

Chỉ có một nơi mà tình yêu đích thực bắt nguồn, và đó là từ Đức Chúa Trời. Ngài là tình yêu hoàn hảo duy nhất, vì tình yêu của Ngài không khước từ chúng ta, không làm tổn thương chúng ta hay phản bội chúng ta Điểm neo

Những đặc điểm của tình yêu Chúa

Tình yêu Chúa là vô điều kiện : Ngài luôn che chở, luôn tin tưởng, luôn hy vọng và luôn kiên nhẫn.

Tình yêu Chúa là khích lệ : Ngài làm bạn hưng phấn bởi năng lực của Ngài và cho bạn biết bạn có thể làm được.

Tình yêu Chúa là tha thứ : Không gì phân rẽ bạn khỏi tình yêu Ngài. Ngài không nhớ những lỗi lầm của bạn. Một khi bạn xin Ngài tha thứ, Ngài không còn nhớ nữa!

Tình yêu Chúa ban cho : Ngài hứa bạn có dư dật – dư dật tình yêu, thành công, niềm vui và nhiều thứ khác trong đời sống bạn.

Tình yêu Chúa là không ích kỷ : Ngài biết ước ao của lòng bạn và luôn nghĩ đến ích lợi tốt nhất cho bạn.

Tình yêu Chúa không hề thất bại : Ngài không bao giờ làm bạn thất vọng. Ngài không bao giờ bỏ bạn. Điểm neo

Tình yêu Chúa chiến thắng : và điều này có nghĩa là bạn cũng chiến thắng!

Và tình yêu Chúa còn hơn thế nữa! 1 Cô-rinh-tô 13:4-7 nói,

Tình yêu hay nhẫn nại, nhân từ; tình yêu chẳng ghen tị, khoe mình hay kiêu căng. Tình yêu không khiếm nhã, không vị kỷ, không nhạy giận, không chấp trách, không vui mừng về việc bất công nhưng hân hoan trong sự thật. Tình yêu khoan dung tất cả, tin tưởng tất cả, hy vọng tất cả, chịu đựng tất cả. (BDY)

Không gì phân rẽ chúng ta khỏi tình yêu Chúa. Không biết tình yêu Chúa, chúng ta không bao giờ kinh nghiệm được sự tự do khỏi sợ hãi thật sự. Một mối quan hệ mà vẫn còn sợ hãi trong đó sẽ khiến chúng ta đánh mất sự tư do, nên tại sao chúng ta lại làm nhiều điều trong sợ hãi thay vì trong ân sủng của Chúa?

Sợ hãi cho bạn biết rằng bạn không bao giờ sống mà không có nó, rằng bạn không đủ tốt để nhận ân sủng của Chúa, rằng ân sủng của Ngài không đủ cho mọi thất bại của bạn, và rằng Chúa đòi hỏi quá Điểm neo nhiều nơi bạn. Sợ hãi biến sự tin cay Chúa của bạn thành tin tưởng chính công đức của mình.

Sợ con người

Tôi thường tìm kiếm quan điểm và sự phán xét của con người, điều này khiến cho tôi thành người “nghiện” hỏi ý kiến người khác. Trước đây tôi sống một cuộc đời đầy nỗi sợ hãi con người. Tôi cảm thấy như thể đây là điều mà ai trong chúng ta cũng phải xử lí. Chúng ta đều muốn được người ta thừa nhận và chúng ta cho phép ước ao đó kiểm soát chúng ta. Mỗi sự sợ hãi, dù cách này hay cách khác, đều phát xuất từ nỗi sợ hãi con người. Sợ thất bại, sợ chối từ, sợ lên án, sợ mất lòng kính trọng hay sợ mất tình yêu – tất cả những nỗi sợ này đều đến từ nỗi sợ con người.

Sợ bị chối từ sản sinh ra cái bẫy và nỗi sợ đó thường khiến chúng ta không dám tự thân suy nghĩ điều nào là đúng hay sai, và chúng ta thỏa hiệp tình yêu đối với Chúa và bỏ qua ước ao muốn vâng lời Chúa.

CHÚA ở cùng tôi, tôi sẽ không sợ. Người phàm sẽ làm chi tôi? CHÚA ở cùng và giúp đỡ tôi, Tôi sẽ Điểm neo nhìn đắc thắng trên những kẻ ghét tôi. Nương náu mình nơi CHÚA tốt hơn là tin cậy loài người. (Thi thiên 118:6-8)

Chúa Giê-su sống tự do khỏi những quan điểm của con người. Ngài muốn được mọi người yêu mến Ngài, nhưng cố gắng chinh phục tình yêu không điều khiển đời sống Ngài. Ngay cả khi chính những người Ngài sắp phó sự sống cho ghét bỏ Ngài, Ngài vẫn tiếp tục sứ mạng mà Đức Chúa Trời trao cho Ngài. Ngài ban sư sống Ngài cho những con người này. Khi người ta tấn công Ngài, Ngài không đáp trả. Chúa Giê-su lên thập tự giá để chúng ta không cần phải đáp trả lại con người, và vì thế chúng ta không cần phải sống “hai mặt.”

Khi bạn cố bước ra sống như con người mà Chúa đã kêu gọi bạn sống, nhiều khi bạn sẽ trải qua những công kích nhắm đến bạn, và đó là lí do bạn phải tự do khỏi những quan điểm của con người. Khi chúng ta chấm dứt sống theo nhận xét của con người về việc chúng ta là ai và bắt đầu sống theo quan điểm của Đức Chúa Trời thì chúng ta được tự do.

Bạn có biết Kinh Thánh nói hãy mạnh mẽ và can đảm 365 lần không? Đó là lời cho mỗi ngày Điểm neo trong năm! Điều đó cho thấy Chúa rất muốn khích lệ chúng ta hãy sống cuộc đời tự do khỏi sợ hãi, bước đi trong mục đích của Ngài dành cho chúng ta là dường nào?

Bẻ gãy sợ hãi

Lần nọ tôi tắm cho cháu tôi. Tôi mặc đồ tắm và bước vào hồ nhỏ tắm với nó, và đang khi cháu vui đùa và chơi giỡn, tôi gội tóc cho cháu. Cháu mới chỉ một tuổi và cháu mới bập bẹ vài tiếng cháu học được. Tôi nói, ‘Con có muốn ra khỏi hồ không?

Cháu nói, “Không.”

Cháu có muốn ở lại trong hồ không?

Cháu nói, “Cháu không biết.”

Tôi để cháu chơi thêm một chặp nữa và tôi hỏi cháu lại. Khi tôi hỏi cháu lần thứ hai, cháu cầm cục xà phòng đang trôi trên mặt nước và cắn nó (nín thinh)! Đó là một cách để bẻ gãy thói quen xấu!

Sợ hãi cũng y như vậy – nó là thói quen xấu bạn cần bỏ đi. Dù tôi không khuyên nên cắn cục xà phòng, nhưng rửa sạch môi miệng và tâm trí bằng chính Lời Chúa không phải là ý kiến tồi. Điểm neo

Bạn không bao giờ được tạo dựng để sống cuộc đời sợ hãi. Chúa không bao ban bạn linh nhút nhát khi hoàn cảnh khó khăn xảy đến. Ngài ban cho bạn linh mạnh mẽ, tự chủ và đầy tình yêu can đảm (2 Ti 1:7). Nếu bạn đang tranh chiến với nỗi sợ thì bạn cần chuyển đổi lối tư duy theo kiểu thế gian sang kiểu của Đức Chúa Trời. Khi bạn ngửa trông tình yêu trọn vẹn của Chúa và lời hứa hoàn hảo của Ngài, thì không có sợ hãi nào còn!

Sợ hãi (FEAR) được mô tả rất hay qua lối sắp chữ sau:

F: False (giả mạo)

E: Evidence (bằng cớ)

A: Appearing (có vẻ)

R: Real (thật)

Sợ hãi là đức tin ngược lại – tin lộn ngược! Ấy là lúc bạn tin nơi hệ thống thế gian hơn là bạn tin nơi hệ thống của Chúa.. Tôi phát hiện ra rằng nhiều người có đức tin rằng tai họa sẽ xảy ra cho họ, nhưng họ lại không sẵn lòng tin phúc lành có thể xảy ra cho họ. Hê-bơ-rơ 11:1 nói, “Đức tin là Điểm neo bảo đảm cho những điều ta hy vọng, là bằng chứng cho những điều ta không thấy.” (BCG)

Một ví dụ rất hay về điều này đó là chuyện xảy ra cho con gái của tôi cách đây vài năm. Cháu ở nhà một mình, vào ban đêm, chờ chúng tôi đi nhóm về. Cháu ở tầng dưới với con chó của cháu và hai con chó của chị cháu.

Đang khi cháu ở dưới nhà, con chó chạy ra khỏi nhà sủa và chạy ra cửa trước. Cháu nghe tiếng đập cửa, và khi cháu đi quanh quẩn, cháu thấy có đồ rơi xuống. Cháu cầm điện thoại bàn và gọi cho chị cháu.

Cháu nói, “Có ai đang cạy cửa nhà vào. Hãy giữ điện thoại.”

Tiếng gõ cửa im đi, nhưng chó cứ sủa. Cháu nhìn ra ngoài và nhìn qua cửa sổ trên lầu, nhưng không thấy chiếc xe hơi nào. Cháu thấy dấu chân trên tuyết gần cửa nhà và những dấu chân khác ở phía sau nhà.

Con rễ tôi gọi cho cảnh sát, và con trai lớn tôi sống gần đó cũng tới trong vòng vài phút. Tim và cảnh sát tìm ở nhà kho, nơi mà họ nghĩ ai đó sẽ lẽn vào, nhưng không có ai. Họ ra ngoài tìm dấu chân và đó là lúc họ nhận ra chuyện gì xảy ra.

Đây không phải là dấu chân người mà là dấu chân thú của nhà hàng xóm!

Con chó đã đi lang thang ở khu vực cửa trước và vì cửa trước của chúng tôi có cửa sổ nhìn ra nên khi con chó nhìn ra ngoài thấy ba con chó nhìn chằm nó và nó nhảy lên tạo ra tiếng động ở cửa, vì nó tìm cách phóng ra ngoài sủa với mấy con chó kia.

Tình huống là thế! Chứ không có ai ăn trộm cả!

Satan thích đưa ra những bằng cớ giả cho bạn, và bao lâu bạn còn sống trong sợ hãi, bạn không thể phân biệt lẽ thật được. Nó biết cách để “giựt dây” bạn. Nó biết cách để nói điều gì để kéo bạn vào sợ hãi. Vì chúng ta đã được trưởng dưỡng trong một nền văn hóa bị sợ hãi giựt dây nên không khó cho ma quỷ làm chuyện này!

Bạn đã từng được nhồi sọ để phản ứng trong sợ hãi. Phim ảnh, truyền hình, âm nhạc, tin tức – tất cả “nhồi sọ” bạn cách để phản ứng với hoàn cảnh. Khi bạn xem phim nào mô tả nhân vật chính phản ứng trong sợ hãi đối với sự ồn ào trong nhà hay với tin Điểm neo dữ, bạn đang huấn luyện tiềm thức bạn rằng phản ứng thích hợp với những hoàn cảnh này là sợ hãi.

Kinh Thánh nói đức tin đến bởi việc nghe Lời Chúa và nếu bạn đặt Lời Chúa trong lòng thì nó sẽ sản sinh ra đức tin (Rô 10:17). Nguyên tắc này vận hàng theo cả hai cách. Sợ hãi cũng đến bởi việc nghe và ngẫm nghĩ đến nhưng tình huống gây sợ hãi, và nếu bạn ấp ủ những câu chuyện này trong lòng mà trái ngược với lời hứa của Chúa thì nó sẽ sản sinh ra sợ hãi.

Khi bằng cớ giả tấn công, điều gì dấy lên trong tâm linh bạn? Bạn phản ứng như thế nào?

Vì vũ khí chiến đấu của chúng tôi không phải là loại vũ khí xác thịt nhưng là quyền năng Đức Chúa Trời để phá hủy các thành lũy, đánh đổ các lý luận, và mọi sự kiêu căng nghịch với sự hiểu biết về Đức Chúa Trời, chúng tôi cũng bắt mọi tư tưởng phải vâng phục Chúa Cứu Thế. (2 Cô 10:4-5)

Satan không có quyền trên bạn. Nó không có quyền lẽn vào nhà bạn. Satan dùng “hỏa mù” để thử và xê dịch đức tin của bạn khỏi Chúa và lời Điểm neo hứa của Ngài, thay vào đó bạn tin nơi nghịch cảnh và nan đề!

Bạn được tạo dựng để sống không sợ hãi, sống phấn khởi và sống tự do bởi tình yêu của Chúa. Bạn được tạo dựng để có loại tình yêu hoàn hảo đó, nơi mà không có chút sợ hãi nào. Nó đến từ lòng yêu thương của Chúa, từ việc để thì giờ với Chúa và tách biệt khỏi quan điểm của con người.

Anh chị em không nhận thần trí nô lệ để lại sợ hãi, nhưng là thần trí của con nuôi, nhờ đó anh chị em gọi Đức Chúa Trời là A-ba, Cha! (Rô 8:15)

Sợ hãi tìm cách bắt bạn làm nô lệ. Nhưng khi cảm xúc sợ hãi đến với bạn, bạn không cần phải làm theo nó. Bạn hãy nói với nó và nắm lấy uy quyền trên nó. Bạn có thể chọn đức tin nơi Chúa thay vì tin sợ hãi và hệ thống thế gian.

Hãy thoát ra khỏi mối quan hệ nào lạm dụng về cảm xúc và hãy tránh xa nó. Hãy bẻ gãy sợ hãi một lần đủ cả. Và khi sợ hãi tìm cách chen chân trong đời sống bạn, hãy nắm lấy uy quyền trên nó. Hãy chạy đến tình yêu trọn vẹn của Chúa, vì “tình yêu trọn vẹn xua tan sợ hãi!”