Chương 3:Cứu ! Tại Sao Tôi Ngã Lòng?

Tốt Hơn Là Bạn Nghĩ

Đăng vào: 5 tháng trước

.

Chương 3:Cứu ! Tại Sao Tôi Ngã Lòng?

2. NGHĨ TÍCH CỰC!

Loại bỏ sự chán nản, thất vọng và nghi ngờ!

Bất kể là bạn vừa hoàn tất một kỳ công hay bạn đang ở tận cùng của vực thẳm, thì điều đó cũng không có nghĩa rằng sự chán nản, thất vọng và nghi ngờ sẽ không xảy ra với bạn. Ngay cả những con người “thành công” nhất cũng có thể đối mặt với sự trầm cảm. Theo một nghiên cứu của NHANES, công dụng của thuốc chống trầm cảm không thay đổi theo thu nhập của mỗi người. Sự thành công không chữa được sự trầm cảm, nó không chữa được sự ngờ vực, nó
không chữa được sự chán nản. Trầm cảm không phải là vấn đề thể lý: “Ước gì tôi có…, chớ chi mà tôi đã, nếu người ta chỉ…nếu tôi chỉ … thì tôi sẽ hạnh phúc.” Trầm cảm là một vấn đề của lối suy nghĩ.

Connie và Jay điều hành một công việc kinh doanh phát đạt. Họ rất thành công và có đầy đủ vật chất, thế nhưng bên trong đó tất cả mọi thứ là một mớ hỗn độn.

Jay cảm thấy hôn nhân của anh đang dần chết đi, mối quan hệ với các con đang dần mất đi, và Điểm neo anh thấy thất bại trong cuộc sống. Có sự xung đột trong hôn nhân của họ. Connie cho rằng đàn ông không thể tin tưởng, còn Jay thì nghĩ rằng phụ nữ sinh ra chỉ để xài hết tiền của họ. Họ không tôn trọng nhau. Khi họ bỏ lỡ một hợp đồng nào đó, Connie sẽ hỏi Jay chuyện gì đã xảy ra và Jay xem đó là như là đang cằn nhằn, và họ bắt đầu cãi nhau. Connie và Jay đã cố gắng để giữ hình ảnh bên ngoài rằng mọi thứ đều ổn bởi vì đó là điều họ nghĩ họ cần phải làm như thế.

Jay bắt đầu lao vào rượu bia. Khi còn là học sinh, anh đã từng tranh chiến với rượu và thuốc và đã bỏ được. Bây giờ anh bắt đầu uống lại, anh nghĩ rằng vì anh là một cơ đốc nhân và là một con người mới trong Chúa, nên không sao nếu thỉnh thoảng anh chỉ uống một ít bia. Vì nan đề trong hôn nhân của họ ngày một lớn, cùng với áp lực công việc nhiều hơn, anh bắt đầu uống nhiều hơn. Anh không muốn đối mặt với cảm xúc nữa, không muốn đối mặt với những vấn đề trong gia đình hay những vấn đề trong mối quan hệ của họ. Mỗi khi gặp vấn đề và Jay cảm thấy tồi tệ, anh sẽ uống cho đến khi anh ta cảm thấy tốt hơn. Điểm neo

Khi việc này bắt đầu xảy ra, tài chính của họ tụt dốc. Công việc làm ăn cũng tụt dốc. Và điều này càng làm Jay uống nhiều hơn. Anh đi đến chỗ muốn trốn thoát khỏi cuộc đời, anh ghét những gì anh ta cảm thấy và việc anh đã đối xử với mọi người xung quanh.

Khi Connie và Jay trải qua việc phá sản, Con-nie vô cùng giận dữ. Cô muốn kết thúc cuộc hôn nhân và yêu cầu Jay ra đi. Con gái của họ vừa chỉ hai tuổi và con trai chín tuổi. Cô yêu cầu Jay gói ghém đồ đạc và đi, những anh từ chối.

Sau vụ việc đó Connie trở nên trầm cảm. Trong suốt hai năm sau đó, tất cả những việc cô làm chỉ là ngủ. Cô hoàn toàn kiệt quệ.

Jay đã quán xuyến mọi việc – anh giúp các con làm bài tập, anh lo việc nhà cửa – anh ta làm tất cả mọi việc. Jay nói rằng nhu cầu của anh, mong muốn của anh, tất cả mọi thứ của anh đã trở thành ưu tiên hàng đầu của anh. Anh trước đây đã đặt bản thân mình hơn cả gia đình và hơn cả người vợ mình, và anh ta cảm thấy quá có lỗi nên anh để vợ muốn làm bất cứ điều gì cô ấy muốn.

Chúa phán với Connie, “Con cần phải lựa chọn: con có thể ly dị anh ta nếu con muốn, nhưng đó không phải là ý muốn của Ta.”

Và rồi Connie và Jay đến nhóm tại hội thánh chúng tôi. Họ đói khát Lời Chúa trong đời sống. Và họ cần sự khích lệ. Họ bắt đầu học biết cách để vận hành trong Nước Đức Chúa Trời, và Chúa đã phục hồi lại hoàn cảnh của họ! Connie và Jay có lại công việc kinh doanh và nó đang được phát triển, hôn nhân của họ được phục hồi, gia đình họ được trọn vẹn, và Connie có lại niềm vui!

Trường hợp của Connie không phải là đặc biệt. Rất nhiều người để cho sự trầm cảm ăn sâu trong cuộc sống của họ là do kết quả của những nan đề không được giải quyết, nhưng Chúa muốn phục hồi lại niềm vui, sự tự tin và khải tượng trong đời sống họ.

Bạn có biết rằng chín mươi lăm phần trăm trầm cảm có nguyên do từ một loại cảm xúc khác?

Chín mươi lăm phần trăm trầm cảm có nguyên do từ những cảm xúc như giận dữ, thất vọng, bất an, cay đắng, tổn thương. Khi bạn bị chìm ngập trong những cảm xúc này và không vượt qua những suy nghĩ dồn nén đó bằng Lời Chúa, bạn sẽ rơi vào sự ngờ vực, sự nản lòng và cuối cùng dẫn tới trầm cảm.

Connie và Jay nói họ đi nhóm để nói cho mọi người biết, “Bạn có thể tranh cãi, có thể tranh luận, bỏ cuộc và ngủ suốt hai năm, bạn có thể khổ sở và chán chường – nhưng không có gì có thể phân rẽ bạn khỏi tình yêu của Chúa. Bài học về câu chuyện của chúng tôi cho thấy rằng Lời Chúa là thật. Vương quốc của Đức Chúa Trời mang lại kết quả.”

Cẩn thận: Băng tuyết đó!

Tôi đến Colorado cho chuyến đi trượt tuyết với một người bạn. Cô ấy là một tay trượt tuyết lão luyện, và tôi lúc đó, thì … không hề biết gì. Tôi chỉ vừa học một khoá cấp tốc vào ngày hôm trước, thế nhưng đỉnh trượt tuyết ở Ohio lại nhỏ hơn ở Colorado “một tí.”

Chuyến bay của tôi vừa hạ cánh ở Colorado, và tôi cảm thấy tự thương hại về một chuyện mới xảy ra tuần đó. Tôi đã cho phép mình có những suy nghĩ sai trật. Điểm neo

Bạn tôi và tôi gặp nhau tại phi trường và đem hành lý chúng tôi lên xe hơi. Cô vào trong để lấy đồ, còn tôi chất một túi đồ khác lên xe, tôi trợt phải một khối băng tuyết. Tôi bị té ngửa ra! Đầu tôi và cùi chỏ bị trầy.

Tôi không nói với bạn tôi là tôi bị té. Chúng tôi về căn hộ và khi tôi thức dậy sáng hôm sau, cùi chỏ tôi sưng tím nhưng tôi vẫn đi trượt tuyết hôm đó (dù không muốn lắm), và tôi lại bị trật cùi chỏ lần nữa. Tôi rất đau nên tôi đi về để khám bác sĩ. Thế là dây chằng và gân của tôi bị rách!

Tôi phải phẩu thuật nối gân và được phục hồi rất nhanh. Tôi lẽ ra phải đeo găng trong sáu tháng, nhưng sau ba tuần bác sĩ nói tay tôi lành rất nhanh nên tôi không cần đeo. Thế là thắng được một nửa cuộc chiến; sau đó toi phải chiến đấu với nỗi sợ bị gãy tay lần nữa.

Chúng ta thảy đều thất bại với Chúa trước đây. Tôi đã phạm phải điều này trước đây. Nhưng sự trầm cảm hầu như quá quen trong đời sống chúng ta. Chuyện gì đó xảy ra làm chúng ta bị tổn thương về cảm xúc – chúng ta mắc phải lỗi lầm, chúng ta trợt té, chúng ta bị một cú sốc hay chúng ta đâm ra Điểm neo nản lòng. Chúng ta băng bó vết thương và chúng ta xây lên bức tường.

Có sự khác nhau giữa sự chữa lành cảm xúc và việc xây tường để bảo vệ. Sự chữa lành cảm xúc giải quyết vấn đề bên trong và nó cần thời gian để chữa lành. Cần những bước đi nho nhỏ để được phục hồi, và sau một thơi gian ngắn bạn có thể băng bó vết thương đó, nhưng bạn nỗ lực rất nhiều để được lành hoàn toàn.

Khi bạn xây bức tường, vết thương đó không được lành. Bạn cứ để vết thương lở loét khi bạn làm như thế. Nếu tôi không bao giờ cho phép tay tôi được chữa lành, vết thương đó sẽ loét sâu hơn và gây khó chịu và đau đớn hơn.

Khi bạn xây bức tường, bạn cắt đứt khả năng mà bạn cảm thấy trong cơ thể. Cơn đau tìm kiếm sự giảm đau, đó là lý do người ta thường quay sang những hình thức nghiện ngập để làm giảm cơn đau. Tới một lúc nào đó cơn đau bị cắt khỏi đời sống bạn. Khi chúng ta trải qua cơn khủng hoảng quá đau đớn đến độ chúng ta không xử lý được, chúng ta co thể tự cắt đứt mình xét về mặt cảm xúc. Điểm neo

Sự trầm cảm xảy ra là khi chúng ta bị mắc kẹt vào nan đề trầm trọng, vào một nơi khó khăn hay vào những tình thế bị tổn thương. Chúng ta cứ nghe đi nghe lại và tìm cách bảo vệ nó, nên chúng ta không cho phép mình được chữa lành. Đời trở nên vô vọng, và tầm nhìn của chúng ta trở nên tê liệt. Bạn không thể sống trong một nơi như thế! Cơn đau là một cảm xúc chúng ta cần có để có thể cảm nhận và biết khi nào phải nói không với các mối quan hệ, với tình huống hay hoàn cảnh nào đó.

Bạn cần có thời gian để chữa lành, nhưng sau đó bạn phải tiếp tục đi tiếp. Bạn không thể để cả đời cứ chăm sóc các vết thương và băng bó nó. Sau khi tay tôi bị thương, tôi không để cả đời để băng bó vết thương đó. Tôi phải đi tiếp. Nếu tôi không đi tiếp và cử động, tôi sẽ dừng lại ở chỗ được chữa lành.

Lối suy nghĩ thay thế

Khi những ý tưởng ám ảnh tấn công, bạn phải thay thế nó bằng câu Kinh Thánh. Khi suy nghĩ tiêu cực tấn công bạn, bạn phải thay thế những tư tưởng tiêu cực này bằng những tư tưởng tích cực. Khi nan đề đến, hãy nhớ lời hứa của Chúa. Điểm neo

Văn hóa đời này có thể “băng bó” bạn bên ngoài để bớt đau, nhưng bạn cần sự chữa lành về cảm xúc mà chỉ đến từ Đức Chúa Trời. Đời này không đủ sức đủ tài để có thể hiểu hết nội tâm của bạn. Điều duy nhất thế gian có thể làm là làm cho cảm xúc của bạn chai lì và cứng cõi bằng rượu bia, thuốc men, lạc thú và tội lỗi. Thậm chí những lời khuyên của bác sĩ tâm lí chỉ giúp cho bạn đương đầu với những điều thuộc lĩnh vực hồn (tâm trí, ý chí và cảm xúc), nhưng sự tự do thật đến từ thời gian bạn ở trong sự hiện diện của Chúa qua Lời Ngài và qua sự cầu nguyện.

CHÚA ở gần những người có tấm lòng đau thương, và cứu những người có tâm linh thống hối. (Thi thiên 34:18).

Nhiều người nói với chúng tôi, “Ô, cô và Gary ‘sờ đâu ra tiền đó.’ Mọi sự ông bà chạm tới đều thịnh vượng và được phước.” Hãy tin tôi đi, không phải vậy đâu!

Gary và tôi đã mất chín năm sống trong thiếu thốn. Chúng tôi mắc nợ ngân hàng hàng ngàn đô la và phải xài thẻ tín dụng, ngoài ra chúng tôi còn mắc nợ bà con hàng ngàn đô la. Điểm neo

Khi chúng tôi trải qua những lúc khó khăn, tôi đặt câu Kinh Thánh khắp nơi: ở phòng tắm, phòng ngủ và nhà bếp. Tại sao tôi làm vậy? Tôi phải nhớ rằng tôi không ở trong kinh nghiệm “đồng vắng” mãi mãi. Chúng tôi chỉ trải qua thời gian khó khăn, nhưng chúng tôi sẽ vượt qua – chúng tôi không ở lại đó.

Tôi phải đi tới nơi nào khác, nơi nào đó tốt đẹp hơn. Chúa hứa cho gia đình tôi và cho tôi. Ngài sẽ đem tôi tiến xa hơn. Tôi sẽ không sống mãi trong cảnh đời nô lệ. Tôi đã được tự do trong tâm linh, và Lời Chúa đang làm việc trong tâm trí tôi. Tôi đang học cách để tiếp cận Nước Chúa trong lòng tôi qua việc đổi mới tâm trí.

Hãy dán câu Kinh Thánh bất cứ nơi nào bạn có thể nhìn thấy và đọc được để nó vào đầu bạn. Tôi thường chạy vào phòng tắm khi tôi cảm thấy chán nản hay khi tôi cảm thấy tự thương hại. Đó là một nơi yên tĩnh, nên tôi dán câu gốc ở đó.

Vậy, có đức tin là do nghe, và nghe là khi Lời Chúa Cứu Thế được truyền giảng. (Rô-ma 10:17). Điểm neo

Hãy đổi mới tâm trí bằng cách:

  1. Nghe Lời Chúa
  2. Đọc Lời Chúa
  3. Nói Lời Chúa

Hãy lắng nghe Lời Chúa. Hãy nghe CD nói về đổi mới tâm trí của chúng tôi và chủ ý suy gẫm những lẽ thật này đang khi bạn làm việc suốt ngày. Hãy đọc Kinh Thánh lớn tiếng để bạn nói ra và nghe được Lời Chúa. Hãy thay thế suy nghĩ tiêu cực bằng những ý tưởng về hy vọng và tương lai mà Chúa dành cho bạn!

Thay đổi bức tranh

Việc này bắt đầu bằng Lời Chúa. Đọc Lời Chúa chưa đủ. Tâm linh và tâm trí bạn phải hiệp ý với Lời Chúa. Hai yếu tố này phải hiệp một và rồi phát ra từ môi miệng bạn. Lòng dư dật mà miệng nói ra (Luca 6:45). Đó là cách bạn nhận lời hứa của Chúa! Đó là cách bạn tìm thấy tầm nhìn mới cho cuộc đời bạn!

Chấm dứt nghe lại quá khứ. Bạn không thể Điểm neo sống mà cứ nghĩ về những gì bạn đã làm ở quá khứ. Bạn phải tha thứ cho ai đó, việc gì đó và có tầm nhìn mới từ Chúa để vẻ ra một bức tranh về hy vọng cho đời sống bạn. Bạn phải tin rằng Lời Chúa lớn hơn ý tưởng của bạn, kinh nghiệm của bạn hay những gì bạn đã trải qua. Tình yêu của Chúa có khả năng chữa lành lớn hơn bất cứ điều gì đã xảy ra cho bạn!

Hãy tập trung vào điều đúng. Tôi phải nói điều này, và nói nghe hơi nặng lời, nhưng sự trầm cảm là hậu quả của việc tập trung vào bản thân. Nó tập trung vào những gì xảy ra cho bản thân. Nó tập trung để bảo vệ bản thân. Một người bị trầm cảm không nghĩ về những gì Chúa nói hay nghĩ về vấn đề, nhưng lại nghĩ về cách họ cảm thấy thế nào về vấn đề đó. Những tư tưởng này trở thành sự tập trung liên tục cho đến khi người đó tự tách mình khỏi cuộc sống và khỏi người khác. Họ tập trung vào vấn đề, thay vì tập trung vào lời hứa.

Trầm cảm rốt cuộc dẫn tới tự tử. Nó là tà linh từ kẻ thù muốn đến cướp, giết và hủy diệt. Nó mu-ốn bạn nghĩ rằng cuộc đời thật vô nghĩa nên tốt hơn là chết quách cho rồi! Nó có thể đến từ một cú sốc, một nỗi đau hay một tổn thương, nhưng bây giờ tà linh đó đến tìm cách làm bạn trầm cảm và áp chế bạn đến độ bạn muốn bỏ cuộc. Bạn phải được tự do khỏi linh chỉ nghĩ đến cái tôi của mình, là linh tìm cách loại trừ bạn.

Nếu bạn cứ sống mãi như thế, bạn sẽ nhận cùng một kết quả. Tôi thấy nhiều người cứ có những lối suy nghĩ tiêu cực và họ thắc mắc sao năm này không giống như năm ngoái và tại sao họ cứ dậm chân một chỗ, thậm chí muốn tự tử.

Hãy duy trì sự khai trình cho nhau. Bạn cần ai đó giúp bạn khai trình để không nói những lời tiêu cực về đời sống bạn. Khi ai đó bị trầm cảm tức là họ suy nghĩ những ý tưởng trầm cảm, họ cứ nghe đi nghe lại những chuyện gây thất vọng và rồi họ nói ra những điều tiêu cực về cuộc đời họ. Những ý tưởng tiêu cực này trở thành những lời nói tiêu cực.

Bạn cần ai đó giúp bạn khai trình khi bạn bắt đầu nghe lại những điều xảy ra cho bạn trước đây và khi bạn bắt đầu nói lời tiêu cực. Hãy bắt phục mọi ý tưởng và đồn lũy và bắt nó phục dưới Lời Chúa: Điểm neo

Lúc đầu, có vẻ như không mấy kết quả hay bạn có lẽ muốn bỏ cuộc. Hãy đổi mới tâm trí theo hình ảnh mới, và sống theo đó. Dù là được giải cứu trong chốc lát hay mất vài tháng, bạn phải bám lấy Lời Chúa. Bạn phải có tầm nhìn mới cho cuộc đời bạn. Bạn phải đổi mới tâm trí bạn sáng, trưa, chiều, tối. Hãy lấy những nỗi đau, những cú sốc, những thất vọng và rồi thay đổi bức tranh sao cho phù hợp với những lời hứa của Chúa. Giê-rê-mi 29:11 nói, “Vì chính Ta biết rõ chương trình Ta hoạch định cho các ngươi. Ta có chương trình bình an thịnh vượng cho các ngươi, chứ không phải tai họa. Ta sẽ ban cho các ngươi một tương lai đầy hy vọng.”

Hãy loại bỏ những ý tưởng tập trung vào bản thân và vào những tổn thương, và hãy tin cậy Chúa và Lời Ngài. Nếu Ngài nói Ngài sẽ ban cho bạn một tương lai và hy vọng, thì có nghĩa là Ngài sẽ ban cho bạn hy vọng và qua hy vọng đó bạn sẽ tìm thấy khải tượng cho tương lai bạn. Bạn có thể kinh nghiệm niềm vui, tình yêu và sự thỏa lòng! Cuộc đời có thể vui vẻ và mãn nguyện trở lại! Hãy nhớ: hình ảnh mà bạn ngắm nhìn chính là hình ảnh mà ban sẽ thành.