Sách Cơ Đốc
  • Trang chủ
  • Tác giả
  • Thể loại
  • Trang chủ
  • Tác giả
  • Thể loại
Prev
Next

Sống Vượt Trên Cảm Xúc - Chương 19

  1. Home
  2. Sống Vượt Trên Cảm Xúc
  3. Chương 19 - Những Cảm Xúc Lành Mạnh
Prev
Next

Chúng ta có khuynh hướng tập trung vào những cảm xúc gây phiền hà, nhưng có nhiều cảm xúc lành mạnh- những cảm xúc mang lại sức khoẻ sự thỏa mãn, niềm vui, hiệu quả và cảm giác an ninh. Không có những cảm xúc này, thế giới sẽ vô cùng ảm đạm. Vâng, nhiều  cảm xúc  cần phải kiểm  soát, nhưng nhiều trong số đó là căn nguyên mang lại niềm vui. Ví dụ trước tiên về cảm xúc tích cực tôi mới nghĩ ra là hạnh phúc. Tôi tin điều mấu chốt mà mọi người cần trong   đời là được hạnh phúc. Bất kể chúng ta đeo đuổi điều gì, chúng ta mong là nó sẽ mang lại hạnh phúc.

Nếu một người làm việc chăm chỉ để hoàn tất mục tiêu, người đó làm vậy vì nó làm cho họ cảm thấy hạnh phúc. Con gái tôi là Sandra là một phụ nữ  có đầu óc tổ  chức cao. Lần  nọ cháu kể cho tôi nghe rằng khi cháu kiểm tra trong danh sách những việc cháu đã hoàn thành, điều này khiến cháu thật sự sung sướng. Thường khi chúng tôi nói chuyện qua điện thoại và tôi hỏi cháu đang làm gì, cháu nói, “Sắp xếp tổ chức.” Tôi thì hơi khác con gái tôi. Tôi thích mọi việc đều  phải được tổ chức ngăn nắp, nhưng tôi không muốn tôi là người sắp xếp tổ chức công việc. Phụ tá của tôi rất giỏi sắp xếp tổ chức. Tôi giao cho cô ta một đống hồ sơ sổ sách và nói, “Hãy sắp xếp chỗ nào đó để cô có thể nhìn thấy trên kệ và  biết nó có ở đó.” Tôi thuê cô ta để sắp xếp để tôi có thể cảm thấy hài lòng.

Tôi tin đồ đạc được tổ chức ngăn nắp  mang  lại  cho  chúng ta cảm giác trật tự và bình an, và nó cũng mang lại cảm giác thanh thản và hạnh phúc. Còn lộn xộn làm cho chúng ta thấy rối trí và không vui. Chúa là Chúa của trật  tự, không phải của lộn xộn. Nếu đồ đạc quanh bạn đều lộn xộn, tôi mạo muội đoán rằng những lĩnh vực khác trong    cuộc đời bạn cũng vô trật tự luôn. Tôi đề  nghị  bạn hãy tổ  chức ngăn nắp. Nếu bạn không  tự  làm  chuyện  này được, bạn hãy thuê ai đó làm cho bạn, hay tìm người bạn hay   người bà con yêu thích việc sắp xếp tổ chức và nhờ họ giúp. Bạn có thể “thương lượng” với họ và bù lại giúp họ trong chuyện nào bạn chuyên.

Bạn làm gì để khiến bạn sung sướng? Nhiều người đi nghỉ mát, hy vọng “mua” một chút sung sướng. Đôi khi họ  lại mắc nơ để mua một tuần lễ đi nghỉ mát, và rồi khi tới lúc phải thanh toán nợ, họ không còn sung sướng nữa. Một số thứ chúng ta mua là cần thiết, nhưng có nhiều thứ chúng ta tưởng là sẽ làm cho chúng ta hạnh phúc. Người ta khắp nơi thế  giới đang đứng tại quầy tính tiền ngay bây giờ, chờ  để  trả cho thứ gì đó mà họ nghĩ hay mong sẽ làm cho họ hạnh phúc.

Chúng ta lập gia đình, mong việc này sẽ làm chúng ta hạnh phúc, rồi sau một thời gian một số cặp li dị, mong rằng nó sẽ làm họ hạnh phúc. Người ta thay đổi việc làm để mong tìm hạnh phúc. Thậm chí chúng ta làm những việc chúng ta không thích làm, chỉ mong sao chúng ta sẽ hạnh phúc với kết quả cuối cùng. Một phụ nữ có thể không thích dọn dẹp nhà cửa, nhưng cô ta nhìn căn nhà sạch sẻ  và cảm thấy   hạnh phúc, nên hết tuần này sang tuần khác cô dọn dẹp   nhà cửa. Thật ra, tôi nghĩ không việc gì chúng ta làm mà không vì động cơ là được hạnh phúc hay được sung sướng.  Có nhiều điều làm tôi sung sướng, nhưng tôi thấy vâng lời Chúa là điều số một khiến tôi sướng sung. Khi tôi chan hòa với Chúa tôi có một sự mãn nguyện sâu sa nên không điều   gì khác sánh bằng. Có thể không phải lúc nào tôi cũng thích điều Chúa bảo tôi làm hay không làm, nhưng nếu tôi kháng cự và nổi loạn, tôi sẽ không hạnh phúc tận sâu sa trong linh hồn tôi; và nếu tôi vâng lời, tôi sẽ hạnh phúc.

Buồn thay, nhiều người không vâng lời Chúa và rồi làm “bù đầu bù cổ” để cố mua được một chút hạnh phúc. Cho dù chúng ta sở hữu thứ gì đi nữa, chúng ta sẽ không hạnh phúc nếu việc làm theo ý Chúa không phải là ưu tiên hàng đầu trong đời sống chúng ta.

Tại Sao Nhiều Cơ Đốc Nhân “Bất Hạnh”?

Tôi nghĩ một số người có quan niệm rằng tin lành là nghiêm khắc, là gay gắt và là chán ngắt. Đó là vì nhiều  người gọi mình là cơ đốc nhân có thái độ chua chát và khuôn mặt “chát chua.” Họ hay chỉ  trích người khác và vội phán  xét đủ điều. Những ai trong chúng ta yêu mến và phục vụ  Đức Chúa  Trời và Con Ngài là Chúa Cứu Thế  Giê-su phải  là người hạnh phúc nhất trần gian. Chúng ta nên tận hưởng mọi thứ chúng ta làm, chỉ vì chúng ta biết rằng Chúa đang hiện diện. Thật là một ngày đáng nhớ cho tôi  khi rốt cuộc  tôi khám phá ra qua việc học Kinh Thánh rằng Chúa muốn chúng ta tận hưởng cuộc sống. Thật ra, Ngài sai Chúa Giê- su đến để đảm bảo rằng chúng ta có thể vui hưởng (xem  Giăng 10:10). Sự vui sướng của chúng ta sẽ làm cho Chúa sướng vui!

Hạnh phúc là một cảm xúc nuôi dưỡng sự  an sinh, và  tôi tin nó có tính lây nhiễm. Một trong những cách hay nhất để làm chứng cho người khác về Chúa Giê-su là hãy sung sướng và tận hưởng mọi việc chúng ta làm. Vì ai cũng  muốn hạnh phúc, nếu họ nhìn thấy trở thành một cơ đốc nhân sẽ mang lại niềm hạnh phúc như thế thì họ sẽ mở lòng để học biết và tự họ đón nhận Chúa Giê-su.

Có nhiều cảm xúc chúng ta phải chống cự, nhưng niềm hạnh phúc không nằm trong số đó! Vậy hãy sống hạnh phúc trong mọi cơ hội có được!

Tôi Cảm Thấy Phấn Khởi

Sự  phấn khởi, nhiệt thành và say mê cũng là những  cảm xúc tích cực. Nó làm tăng năng lực cho chúng ta để tiếp tục những đeo đuổi của chúng ta. Kinh Thánh dạy chúng ta hãy sốt sắng và nhiệt thành khi chúng ta phục vụ Chúa  (xem Rô 12:11). Trong Khải Huyền 3:19, Chúa bảo chúng ta hãy nhiệt thành và nóng cháy khi Ngài sửa trị hay sửa dạy chúng ta. Tại sao chúng ta nên làm điều đó? Chỉ đơn giản là vì Ngài mong chúng ta tin cậy rằng mọi sự Ngài làm là vì  ích lợi tối cao cho chúng ta. Tôi cố gắng hết sức để phấn khởi mỗi ngày mà Chúa ban cho tôi. Tác giả  Thi thiên nói lời  này: “Này là ngày Chúa tạo nên; chúng ta sẽ vui mừng và hớn hở trong ngày ấy” (Thi 118:24). Những cảm xúc lành mạnh đến từ những quyết định tốt và những ý tưởng tốt.  Suốt nhiều năm tôi thức dậy mỗi ngày và chờ xem tôi cảm thấy thế nào, rồi tôi để  cho những cảm xúc này sai khiến  hoạt động suốt một ngày của tôi. Bây giờ, tôi quyết định trong đầu đi đúng quỹ  đạo và đưa ra những quyết định mà  tôi biết sẽ tạo ra những cảm xúc tôi muốn tận hưởng. Tôi đã hoang phí đủ những năm tháng đời tôi để  cho những cảm  xúc độc hại và tiêu cực kiểm soát tôi, và bây giờ tôi dứt  khoát không để nó làm vậy nữa. Mỗi  ngày tôi  quyết định  tận hưởng ngày hôm đó, vô cùng phấn khởi về bất cứ  việc  nào tôi làm và tôi làm với lòng sốt sắng và nhiệt thành. Tôi quyết định mỗi ngày là hãy thỏa lòng! Tôi sẽ không thực  hiện quyết định nào nếu tôi không tận tâm tận ý giữ cho nó  đi đúng hướng. Tôi tin xác quyết rằng cảm xúc sẽ theo sau quyết định.

Sống Những Ngày Bình Thường Với Thái Độ Phi Thường

Phần lớn những ngày trôi qua là những ngày bình thường. Chúng ta thảy đều có những giây phút tuyệt vời trong đời, nhưng phần lớn cuộc đời đều là những ngày thứ Hai, thứ Ba, thứ Tư, thứ Năm, thứ Sáu, thứ Bảy, Chủ Nhật  và rồi quay lại thứ Hai, rồi tiếp theo đó. Cách đây hai tuần  tôi đứng trước 225.000 người tại nước Zimbabwe để  giảng   tin lành về Chúa Giê-su và dạy dỗ Lời Chúa. Đó là ngày  sinh nhật của tôi, và 225.000 người hát bài “Happy  Birthday” chúc tôi và điều này thật sung sướng! Hôm qua   tôi đến cửa hàng mua tấm thảm nhà bếp và đến cửa hàng đi chợ, nhưng tôi nói thật là tôi tận hưởng những giây phút tại nước Zimbabwe và tại cửa hàng như  nhau. Zimbabwe là  một sự kiện có một không hai trong đời, vô cùng phấn khởi, và là sự kiện tôi không hề quên được, nhưng có được một  ngày mới để tận hưởng Chúa cũng là một điều lí thú, dù để  cả ngày đó làm những việc vặt. Sự hiện diện của Chúa làm cho cuộc đời hưng phấn nếu chúng ta có hiểu biết đúng về cuộc đời một cách tổng thể. Mọi việc chúng ta làm  đều thiêng liêng nếu chúng ta làm việc đó cho Chúa và chúng  ta tin rằng Ngài ở với chúng ta. Ngay bây giờ hãy tự hỏi bạn có thật sự tin rằng Chúa ở với bạn không. Nếu câu trả của bạn  là có, hãy suy nghĩ chuyện này sẽ tuyệt vời làm sao và tôi đoán niềm vui của bạn sẽ gia tăng  ngay.

Tôi tin tác giả Thi thiên khám phá ra bí quyết để  có  lòng nhiệt thành. Ông đơn giản quyết định và công bố, “Này là ngày Chúa đã tạo nên, tôi sẽ vui mừng và hớn hở trong ngày đó.” “Tôi sẽ” nói lên tất cả. Ông đã quyết định và quyết định đó mang đến những cảm xúc ông muốn thay vì chờ   xem thử ông cảm thấy thế  nào.

Giá Trị Của Sự Lạc Quan

Lạc quan là thái độ chúng ta cần có, vì nó sẽ mang lại lòng mong đợi và niềm vui. Sống với lòng mong đợi tích cực là một điều đáng quí. Lạc quan lấy một ngày ảm đạm và vẽ  nó với những màu sắc tuyệt đẹp. Lòng mong đợi và trông mong là chờ  đợi với thái độ  rằng điều gì đó tốt đẹp sắp xảy  ra bất cứ lúc nào. Bạn mong đợi điều gì hôm nay, ngày mai hay mong đợi gì từ cuộc sống? Tác giả Thi thiên nói ông không biết chuyện gì sẽ xảy ra cho ông nếu ông không tin  ông sẽ thấy ơn lành của Chúa đang khi còn sống (xem Thi 27:13).

Cảm giác hay cảm xúc mong đợi là tốt, vậy hãy đợi   mong và mong đợi Chúa bày tỏ chính Ngài một cách mạnh mẽ cho bạn. Lòng mong đợi thì trái ngược với lòng vô vọng, và cá nhân tôi tin rằng sự vô vọng là cảm giác tồi tệ nhất  trên đời. Chúng ta phải có lí do để thức dậy mỗi ngày. Người vô vọng sẽ trở nên chán nản. Mọi thứ trong đời sống họ đều ảm đạm và u ám. Chúa muốn chúng ta sống trong một “thế giới đầy sắc màu.” Ước ao của Ngài thật tốt cho chúng ta, nhưng chúng ta phải mong đợi ơn lành của Ngài bởi đức  tin.

Một số người nghĩ không mong đợi gì cả là khiêm nhường, nhưng tôi nghĩ điều này không đúng Kinh Thánh. Chúng ta không xứng đáng nhận gì cả, nhưng Chúa là tốt lành và nhân hậu và Ngài muốn ban cho chúng ta những điều tốt đẹp. Ê-sai 30:18 nói Chúa mong đợi để  làm ơn, để  thương  xót và tỏ lòng nhân từ, và những ai chờ  đợi Ngài làm điều  đó sẽ  được phước thật sự. Ban đang chờ  đợi điều gì? Hay   bạn có thức dậy mỗi ngày với cái nhìn lạc quan về sự mong đợi, trông mong và niềm vui không?

Hãy Thư Giãn Và Trôi Theo Dòng

Cảm giác thư  giãn thật tuyệt vời. Còn bị  căng thẳng,  bồn chồn và lo lắng thì tơi bời, vậy sao không có nhiều người thư giãn? Chúa phán nếu chúng ta mệt mỏi và nặng gánh, chúng ta nên đến với Ngài và Ngài sẽ ban cho chúng ta yên nghỉ, giãn xả và dễ chịu (xem Mat 11:28-29). Chúa Giê-su muốn dạy chúng ta cách sống đúng, khác xa với cách mà phần lớn thế gian sống.

Thật không hay ho gì khi nói tôi là một phụ nữ  hay  căng thẳng suốt nữa đời tôi. Lúc đó tôi không biết cách để   thư giãn, và cũng một phần là do tôi không tin cậy Chúa hoàn toàn. Tôi tin cậy Chúa để nhận thứ gì  đó,  nhưng  không tin cậy trong những hoàn cảnh đó. Tôi cứ cố gắng làm người kiểm soát. Dù Chúa đang ngồi ghế tài xế trong cuộc  đời tôi, nhưng tôi vẫn cố nắm tay lái vì e rằng Ngài sẽ chạy  lạc đường. Sự thư giãn không thể xảy ra nếu không có lòng  tin cậy! Nhà tôi là một người thư thái nhất mà tôi từng gặp. Một phần là vì tính tình Chúa ban cho, nhưng phần lớn là  do đức tin anh nơi Chúa. Nhà tôi thật sự tin rằng cho dù chuyện gì xảy ra trong đời sống chúng tôi, Chúa sẽ lo liệu và điều đó khiến anh thư  thái.

Chúng ta biết được rằng Chúa có thể và sẽ sửa chữa những lỗi lầm và khiến nó mang lại ích lợi cho chúng ta nếu chúng ta cứ cầu nguyện và tin cậy Ngài. Mọi sự đều có thể  xảy ra với Chúa. Nếu bạn biết bạn không thể giải quyết những vấn đề của bạn thì sao không thư  thái  đang  khi  Chúa làm việc về chuyện đó? Nói nghe dễ quá, nhưng tôi  phải mất nhiều năm mới có thể  làm được chuyện này. Tôi  biết từ chính kinh nghiệm rằng khả năng thư giãn và trôi theo dòng tùy thuộc vào việc chúng ta sẵn lòng tin cậy Chúa hoàn toàn.

Nếu mọi chuyện không theo ý bạn, thay vì bực mình,  bạn có thể tin rằng việc không được theo ý theo không phải   là điều bạn cần. Chúa biết điều đó, nên Ngài ban cho bạn  điều tốt nhất đối với bạn, thay vì cho điều bạn muốn. Giây phút bạn làm điều đó, tâm hồn và thể xác bạn sẽ  thư  thái,  và bạn có thể tận hưởng cuộc  sống.

Nếu trong một số trường hợp bạn phải chờ lâu hơn là  bạn tưởng, bạn sẽ thất thất vọng, giận dữ và bực mình, hoặc bạn có thể nói, “Thời điểm của Chúa là hoàn hảo;  Ngài không bao giờ trễ. Và Chúa định liệu từng bước đi của tôi.” Bây giờ bạn có thể thư giãn và hài hòa với những gì đang  diễn tiến trong đời bạn. Dĩ nhiên, có những điều chúng ta  cần chống cự, như tội lỗi hay sự cám dỗ để cư xử  theo kiểu  thế gian. Nhưng liên quan đến những điều ngoài tầm kiểm soát của chúng ta, chúng ta hoặc làm tiêu tan ngày hôm đó hoặc là thư thái và tận hưởng ngày đó đang lúc chờ  Chúa  giải quyết tình hình. Bao lâu chúng ta còn tin, Chúa sẽ tiếp tục làm việc!

Rất Gần Mà Cũng Rất Xa

Tôi tin chúng ta được tạo dựng để kết nối. Chúa muốn chúng ta kết nối và cảm thấy gần gũi với người khác, đó là niềm vui lớn lao trong đời. Buồn thay, nó cũng là  căn  nguyên của đau khổ, rất dễ biến thành sự xa lánh và xa  cách. Chúng ta nghĩ chúng ta bảo vệ bản thân, nhưng nỗi  đau bị cô đơn và tách biệt còn tồi tệ hơn là nỗi đau có được mối quan hệ.

Tôi không tin tưởng ai sau mười lăm năm bị lạm dụng tình dục bởi cha tôi và trải qua sự không chung thủy của người chồng trước của tôi. Khẩu hiệu của tôi lúc đó, “Nếu   bạn không cho phép ai bước vào đời bạn, họ sẽ không làm  bạn tổn thương.” Chuyện này có mang lại kết quả một thời gian ngắn, nhưng sau đó tôi nhận ra rằng tôi rất cô đơn và đánh mất nhiều điều trong đời, là những thứ chỉ có thể tận hưởng cùng với người khác. Dù tôi có người thân trong nhà, tại công sở và tại hội thánh, tôi thật sự không hề bước vào quan hệ với ai, mà cứ giữ khoảng cách và xa lánh. Tôi mong sao ước gì tôi có thể kiểm soát được tình hình thì lúc đó tôi mới cảm thấy an toàn. Tôi đoan chắc nhiều người trong các bạn biết chính xác điều tôi đang  nói.

Khả năng kết nối với người khác không thể có được nếu một bên cố kiểm soát bên kia. Chúng ta không được Chúa  tạo dựng để bị kiểm soát; vì vậy, chúng ta luôn bực  bội chuyện này. Rốt cuộc ai cũng chán ngán việc bị  kiểm soát,  và bắt đầu thích mối quan hệ nào họ được tự do thể hiện con người của họ và tự đưa ra những quyết định cần thiết. Nếu bạn có khuynh hướng muốn kiểm soát con người và tình hình để bạn không bị tổn thương, tôi hết sức khích lệ bạn  hãy từ bỏ chuyện đó đi và hãy học cách để  bước vào mối  quan hệ theo cách của Chúa.

Khi tôi tăng trưởng trong mối quan hệ với Chúa, Ngài dạy tôi rằng tôi cần tin tưởng con người và chịu va chạm dù tôi sẽ  bị  tổn thương lúc này hay lúc khác. Ngài hứa với    tôi rằng khi tôi bị tổn thương Ngài sẽ chữa lành cho tôi và ban sức cho tôi để tiếp tục bước đi và thử trở lại. Tôi đã bị tổn thương xâu xa từng hồi từng lúc bởi những người quen biết tôi, nhưng tôi không để chuyện này khiến tôi  cay đắng và ngờ vực. Tình yêu thật cho phép những yếu đuối và vấp váp của người khác. Chắc chắn con người không có hoàn hảo, nhưng rốt cuộc việc làm này đáng bỏ  công sức. Không có  điều gì trên đời này có thể sánh với niềm vui và ích lợi của một mối quan hệ gần gũi, mật thiết giữa con  người  với  nhau.

Bạn có thể  cảm thấy gần gũi ai đó nếu bạn chọn mở    lòng cho họ và nếu bạn sẵn sàng trải qua những khó khăn  mà chúng ta thảy đều gặp phải khi phát triển một mối quan hệ tốt đẹp. Tôi tin rằng khi chúng ta có vấn đề trong mối quan hệ mà chúng ta quyết tâm giải quyết nó thì cuối cùng nó sẽ khắng khít hơn trước đó. Rất  nhiều  người  bỏ  cuộc ngày từ lúc đầu gặp khó khăn. Họ quyết định không bao giờ để bị tổn thương nữa, và quyết định đó đã ngăn  cản  họ không có được niềm vui của sự thông công gần gũi và thân mật với người phối ngẫu và với các thành viên khác trong  gia đình.

Tôi muốn nhấn mạnh lần nữa rằng chúng ta không thể có sự gần gũi nếu chúng ta không sẵn sàng trải qua những  nỗi đau. Con người không hoàn hảo và chúng ta hay mắc sai lầm. Nên sẵn sàng tha thứ  và đi tiếp sẽ  làm cho mối quan  hệ bền vững.

Cảm giác được kết nối và gần gũi người khác rõ ràng đáng được đặt hàng tít là “Cảm Xúc Lành Mạnh.” Tôi biết một người trong đời anh không bao giờ cho phép mình gần gũi ai hết; anh chết cách cô đơn và không ai nhớ đến anh chàng này. Đó là một kết cuộc không có hậu! Anh này đánh mất nhiều thứ trong đời và không thể lấy lại được. Kinh Thánh nói chúng ta chỉ có một cơ hội để sống và sau đó chịu phán xét (xem Hê 9:27), nên tôi nghĩ chúng ta nên cố gắng nắm bắt mọi cơ hội để sống  đẹp!

Vẻ Đẹp Của Lòng Bao Dung

Thật kì diệu để cảm thấy cảm thông với những người đang bị thương tổn, bị áp bức hay bị ngược đãi đủ điều. Tôi  rất ghét khi nhìn thấy những người bị tổn thương mà không ai giúp họ. Chúa cảm nhận lòng trắc ẩn và ra tay hành động để giúp những ai đang bị tổn thương và chúng ta cũng nên làm như vậy. Lòng trắc ẩn đích thực bắt đầu bằng một cảm nhận mà trở nên mãnh liệt đến độ nó thúc đẩy chúng ta  hành động.

Một trong ví dụ hay nhất về lối hành xử này xảy ra tại  kỳ thế vận hội Seattle Special Olympics vào  năm  1976.  Chín vận động viên tranh tài, tất cả  đều bị  khuyết tật hoặc  là về tinh thần hoặc là về thể xác, nhóm lại tại điểm xuất  phát để chạy đua. Khi phát súng nổ, tất  cả  họ  đều  chạy nhắm tới đích – tất cả  ngoại trừ  một cậu bé, bị  vấp chân và  té ngã rồi òa lên khóc.

Từng em một dừng lại và quay lưng lại. Sau đó mỗi em quay lại, bước tới cậu bé và vây quanh cậu, an ủi cậu bé.   Một bé gái cuối xuống và hôn ngay đầu gối cậu bé, nói, “Nó  sẽ hết thôi.”

Chín đứa bé này đứng lên, nắm tay và cùng nhau bước tới đích. Ngày hôm đó cả vận động trường đầy những người  cổ vũ đã học được bài học rằng điều gì thật sự làm cho con người hạnh phúc.

Tôi tin sa-tan có sứ mạng làm cho chúng ta lạnh nhạt  với những nỗi đau của người khác đang trải qua. Dường như chúng ta đều nghe trên truyền hình hay đọc báo về những điều khủng khiếp ai đó đã làm cho người khác. Nó trở nên quá quen thuộc nên chúng ta có còn cảm thấy tội lỗi khi không để ý tới nó. Chồng tôi nhớ lại khi cậu bé bán báo bị cướp bóc tại St. Louis nơi chúng tôi sống. Anh nói lúc đó cả thành phố đều bị sốc về chuyện như thế xảy ra. Bây giờ, do quá nhiều bạo lực, chuyện cậu bé bán báo bị cướp sẽ không đáng đăng trên mặt báo.

Mối Nguy Của Tấm Lòng Chai Cứng

Ta sẽ cho chúng một tấm lòng và một tinh thần mới. Ta sẽ cất lòng đá khỏi chúng, và cho chúng lòng mềm mại. (Ê- xê-chi-ên 11:19)

Câu Kinh Thánh này có ý nghĩa rất nhiều đối với tôi vì tôi là người rất cứng lòng do bị lạm dụng tôi gánh chịu trong những năm đầu đời. Câu Kinh Thánh này ban cho tôi niềm hy vọng rằng tôi có thể thay đổi. Chúa ban cho chúng ta nhiều điều dưới hình thức hạt giống và chúng ta phải “cày xới” cùng với Thánh Linh để làm cho những hạt giống này sinh sôi nảy nở  thành hoa quả. Điều này cũng giống như  trái của Thánh Linh, là điều đã ở trong chúng ta, nhưng nó cần tưới nước bằng Lời Chúa và phát triển  qua  việc  sử dụng.

Là tín hữu trong Chúa, chúng ta có tấm lòng mềm mại, nhưng chúng ta có thể có lòng chai cứng nếu chúng ta không cẩn trọng về lĩnh vực này. Tôi thấy rằng để thì giờ suy nghĩ về những gì người ta trải qua trong hoàn cảnh nào đó sẽ giúp tôi có lòng trắc ẩn. Chúa Giê-su hay động   lòng thương xót, và chúng ta cũng nên như vậy. Chúng ta nên được thúc đẩy để cầu nguyện hay giúp đỡ bằng cách nào đó.

Lòng bao dung là một cảm xúc đẹp và may thay đây là cảm xúc mà chúng ta không phải chống cự.

Chúng ta hãy học để chống cự những cảm xúc xấu, đầu độc đời sống chúng ta và đón nhận những cảm  xúc  mà  chúng ta có thể tận hưởng và như thế sẽ làm vinh  hiển Chúa. Cảm xúc là món quà đến từ Chúa; thật ra, nó là một bộ phận trọng yếu kết thành con người chúng ta. Không có nó, cuộc đời sẽ tẻ nhạt, và chúng ta sẽ giống như người máy. Vì cảm xúc là phần rất dễ bị thương tổn trong chúng ta, nên sa-tan tìm cách lợi dụng và khiến cho điều Chúa định là   điều tốt đẹp thành điều tai  họa.

Tôi muốn tưởng tượng tất cả những cảm xúc vui vẻ mà A-đam và Ê-va đã có được tại vườn địa đàng trước khi cho phép tội lỗi bước vào thế gian. Tôi đoan chắc rằng điều đó thật là diệu kì. Nhưng khi họ sa vào tội lỗi, cảm xúc của họ cũng ngã theo luôn với họ. Chúa đã cứu chuộc mọi phần trong con người chúng ta, kể cả cảm xúc của chúng ta. Ắt hẳn phải rất tuyệt vời khi không bao giờ kinh nghiệm tội lỗi, sợ hãi, ganh ghét, ganh tị hay lo lắng – những cảm xúc xấu xa mà chúng ta phải chống cự mỗi ngày như ngày nay. Nhưng dù chúng ta phải chống cự những cảm xúc tiêu cực này, chúng ta vẫn có thể được tự do khỏi những cảm xúc này nhờ Chúa Cứu Thế Giê-su.

Ước ao của Chúa đó là bạn tận hưởng cuộc sống mà   Ngài đã cung ứng cho bạn, và điều này không thể xảy ra trừ khi bạn học cách để  kiểm soát cảm xúc của bạn thay vì để    nó kiểm soát bạn.

Nhờ Chúa giúp, bạn có thể làm được chuyện  này!

Prev
Next

YOU MAY ALSO LIKE

Yeu_Thuong_Khong_He_That_Bai
Yêu Thương Không Hề Thất Bại
November 17, 2020
Chua_Yeu_Ban
Chúa Yêu Bạn
December 12, 2020
BuocTimHieuTrongTinhYeu
Bước Tìm Hiểu Trong Tình Yêu
December 12, 2020
Duc_Thanh_Linh_Can_Ban
Đức Thánh Linh – Căn Bản
November 17, 2020

Comments for chapter "Chương 19"

Leave a Reply Cancel reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

*

*

@2019 - 2021 Ứng Dụng Cơ Đốc. . All rights reserved