Search Jump: Comments
Header Background Image

3. CƯỜI LÀ VIỆC NGHIÊM TÚC

Nhưng vui mừng khi rạng đông ló dạng.
Thi Thiên 30:5

Tôi có thiên hướng là một người rất nghiêm túc, nghiêm nghị. Nhưng tôi học được rằng tôi cũng cần thật sự nghiêm túc với việc cười!

Tôi được sinh trưởng trong một hoàn cảnh tồi tệ và có một sự nặng nề trên đời sống tôi. Tôi không có tuổi thơ – tôi đã bị cướp mất niềm vui của tuổi trẻ. Kí ức tôi còn nhớ là tôi đã sống như thể mình là một người lớn vì mọi thứ trong cuộc đời tôi đều rất nghiêm khắc. Tôi nghĩ nếu mình cứ nghiêm khắc thì mình có thể sống sót. Với quá khứ như thế, bạn không thể lớn lên thành một con người mơ mộng, dễ tính và cởi mở. Tôi tiêm nhiễm một thái độ nghiêm túc về bản thân mà đôi khi bị người ta hiểu lầm.

Có lần tôi nói với một trong các trợ lý của tôi là tôi cần nói chuyện với cô trước khi cô về nhà. Cô nghĩ tôi sẽ khiển trách cô về điều gì đó. Tất cả những gì tôi muốn là nói chuyện với cô về việc làm sao chuẩn bị cho buổi nhóm sắp tới. Tôi nói chuyện với cô một cách quá nghiêm túc nên cô này cảm thấy mình sắp gặp rắc rối nghiêm trọng!

Tôi bắt đầu tìm kiếm Chúa để biết cách thoát khỏi thái độ quá nghiêm khắc về bản thân. Và Chúa đã giúp đỡ tôi, rằng tôi cần biểu lộ nhiều hơn niềm vui vốn ở trong tấm lòng tôi. Ngài biết niềm vui có ở đó, nhưng Ngài muốn nó được thể hiện qua chúng ta để mọi người có thể nhìn thấy và nhận ích lợi từ đó.

Ngài chỉ dạy tôi điều này trong lúc tôi đi tắm vào một sáng nọ. Tôi bắt đầu nói chuyện với Ngài, như tôi luôn làm, khi Ngài phán với lòng tôi và nói, “Ta muốn con cười khi con nói chuyện với Ta.”

Mặt tôi không muốn cười. Lúc 6h sáng mặt cứng đơ vì buồn ngủ. Nhưng tôi bắt đầu bật cười! Tôi cảm thấy ngớ ngẩn khi cười trong lúc tắm. Tôi nghĩ thầm, “May là không ai thấy mình làm việc này!”

Thi Thiên 30:5 cho chúng ta biết, “…buổi sáng liền có sự vui mừng.” Khi bạn mở mắt ra vào buổi sáng, sự vui mừng ở đó với bạn. Bạn không thể lúc nào cũng cảm nhận sự vui mừng cho tới khi bạn kích hoạt nó bằng cách chủ đích thực hành sự vui mừng. Thường thì quyết định đi trước và cảm giác đi sau.

Khi sự vui mừng là hiển nhiên trong cuộc đời bạn, nó ảnh hưởng lên người khác. Nhưng nếu nó chỉ ở bên trong bạn mà không thể hiện ra cho người khác, bạn tạo ra một bầu không khí vô cùng nghiêm túc xung quanh mình và điều này đem lại sự nặng nề.

Một đêm nọ khi nhà tôi là Dave và tôi đang nói chuyện, anh nói, “Anh cảm nhận quá nhiều sự nặng nề trong gia đình chúng ta.”

Tôi bắt đầu suy nghĩ về điều đó. Tôi hỏi Chúa, “Chúa ơi, con không biết điều gì sai trật trong đời sống con. Con để toàn bộ thì giờ của con để cầu nguyện, học hỏi và yêu mến Ngài và chăm sóc gia đình. Điều chồng con cảm nhận đây là gì vậy ạ?”

Chúa chỉ cho tôi thấy rằng chúng ta có thể có một sự kết ước thật nghiêm túc trong lòng nhưng bên ngoài không cần phải quá nghiêm túc về nó đến nỗi mọi người khác không biết cách đáp ứng lại với chúng ta.

Tôi bắt đầu nhận ra rằng với tư cách một người xây dựng tổ ấm gia đình, tôi có thể cài đặt bầu không khí trong gia đình của mình. Sự vui mừng thuộc về sự sáng và sự đau buồn thuộc về tối tăm. Hai thứ không thể sống chung với nhau. Nếu tôi muốn gia đình của tôi đầy sự sáng thì bản thân tôi phải được “thắp sáng.” Tôi nhận ra tôi cần cười nhiều hơn với những người trong chính gia đình mình – chứ không chỉ ra lệnh cho con cái phải làm bài tập về nhà hay phải làm việc này việc kia, mà còn phải tươi cười và tỏ ra dễ chịu khi đưa ra những lời khuyên dạy con cái. Tôi cần để thì giờ cười đùa với chồng con.

Tôi tin gia đình chúng ta nên là nơi hạnh phúc. Chúng ta nên thực hành sự vui mừng của Chúa ở đó. Nếu một người vợ vui vẻ thì người chồng sẽ cảm thấy vui vẻ muốn về nhà. Ai ai cũng muốn về một mái ấm vui vẻ. Nếu anh chồng có ông sếp hay nỗi cáu và có những đồng nghiệp hay than phiền, anh ta không muốn về nhà để nhận thêm những điều ấy.

Tất nhiên, người chồng và con cái cũng nên làm phần của họ để làm cho gia đình trở thành một nơi hạnh phúc. Sự vui mừng sẽ lây lan. Một người vui rồi một người khác và một người khác nữa và trước khi bạn biết thì mọi người đều vui vẻ cả rồi!

Vui Mừng Thay Đổi Hoàn Cảnh

Đôi lúc trong bước đường theo Chúa, bạn đã thành đạt trong một số lĩnh vực khác nhau và rồi bạn cảm thấy bị giậm chân tại đó. Bạn biết là còn có nhiều điều hơn nữa, nhưng bạn cảm thấy điều gì đó đang ngăn trở nhiều điều hơn nữa đến với bạn.

Nhà tôi và tôi cũng đã kinh nghiệm sự thịnh vượng Chúa ban cho. Chúng tôi đã đi từ chỗ hầu như không có gì tới chỗ mà ít ra là không phải lo làm sao để chi trả các nhu cầu hàng tháng. Chúa bắt đầu ban phước cho chúng tôi. Nhưng tôi biết rằng Chúa còn có rất nhiều điều hơn nữa cho chúng tôi.

Đức Chúa Trời muốn ban phước cho chúng ta rất nhiều. Ngài muốn chúng ta sống trong ngôi nhà khang trang, đi chiếc xe tốt và ăn mặc những quần áo thanh lịch. Chúng ta là con cái của Ngài và Ngài muốn chăm sóc chu đáo cho chúng ta. Những người không tin đáng lý không nên hưởng tất cả những thứ tốt đẹp khi mà các tín hữu tin Chúa lại sống quá “chật vật” mỗi ngày.

Có một số điều chúng ta phải làm đem sự thịnh vượng đến với chúng ta, vì làm thế sẽ kích hoạt các nguyên tắc của Kinh Thánh. Khi chúng ta dâng hiến vì chúng ta yêu mến Chúa và chúng ta muốn tin lành được rao giảng, chúng ta sẽ nhận lại (Lu-ca 6:38). Khi chúng ta nộp phần mười, Chúa sẽ vì chúng ta mà quở kẻ cắn nuốt (Ma-la-chi 3:10-11).

Dave và tôi đã kinh nghiệm sự thịnh vượng do kết quả của việc dâng hiến và nộp phần mười, nhưng vì tôi cảm nhận trong tâm linh rằng này là lúc đi lên một cấp độ khác. Tôi xin Chúa chỉ cho tôi thấy điều gì đang ngăn trở tôi. Một trong những điều Chúa chỉ cho tôi là sự vui mừng là một phần của tư thế mà chúng ta có thể nhận nhiều thứ từ Ngài. Việc không thể hiện ra ngoài sự vui mừng trong đời sống chúng ta sẽ ngăn cản sự thịnh vượng đến với chúng ta.

Nếu sự vui mừng của Chúa ở bên trong, nhưng bạn chọn không tươi cười và không thể hiện rõ nét nó ra bên ngoài, bạn sẽ trông giống như một con người khó tính. Theo quan điểm tự nhiên, cách người ta nhìn bạn có liên quan rất nhiều đến việc họ sẵn lòng giúp bạn trong nhiều lĩnh vực. Thông thường người ta không muốn chúc phước hay giúp đỡ ai đó mà trông như thể nổi khùng với họ vì người đó tỏ vẻ quá nghiêm túc.

Mỗi người trong chúng ta đều biết cách để mỉm cười. Đó là một trong những món quà tuyệt vời nhất mà Chúa ban cho chúng ta. Nụ cười làm cho người ta thấy dễ chịu, và người ta đẹp ra khi họ tươi cười.

Tôi không bao giờ nghĩ tươi cười là một chuyện nghiêm túc như thế, nhưng Chúa đã để vài tháng để giúp tôi để ý điều này. Nhiều lần khi Chúa muốn nói điều gì đó với chúng ta và chúng ta không để ý nó, chúng ta đặt mình vào tình thế lộn xộn trước khi chúng ta nhận ra nó nghiêm trọng như thế nào. Việc thể hiện sự vui mừng qua sự vui mừng điềm tĩnh sẽ đem những điều tốt đẹp vào cuộc đời chúng ta bên cạnh việc bày tỏ sự sáng của Chúa Giê-su cho những người khác.

Trong Kinh Thánh Chúa bảo dân sự của Ngài hãy vui mừng khi đối diện các kẻ thù của họ. Ngài bảo họ hãy vui mừng khi họ đi chiến đấu hay khi trông có vẻ họ sẽ chết. Ngài đã bảo họ hãy vui mừng bất kể chuyện gì – bảo họ hãy ca hát và ngợi khen lớn tiếng (2 Sử Ký 20).

Khi chúng ta trải qua những lúc khó khăn, chúng ta phải xem đó là sự vui mừng trọn vẹn. Bản Truyền Thống nói chúng ta phải “kể mọi sự là điều vui mừng” (xem Gia-cơ 1:1-5).

Chúa có lần phán với lòng tôi, “Phần lớn mọi người thật sự không hoàn toàn hiểu rằng sự thể hiện ra niềm vui sẽ thay đổi những hoàn cảnh của họ.” Học thực hành sự vui mừng của Chúa sẽ xua đi những hoàn cảnh tội lỗi bởi vì những lúc như thế ma quỷ luôn có mặt trong đó. Ma quỷ không thể chịu đựng sự vui mừng của Chúa, vì thế nếu chúng ta thực hành sự vui mừng của Chúa, ma quỷ và những hoàn cảnh như thế sẽ biến mất.

Việc khai phóng linh của sự vui mừng vào buổi sáng sẽ chặn đứng những hoàn cảnh mà satan đang bài trí trước khi nó ra tay ngày hôm đó.

0 Comments

Heads up! Your comment will be invisible to other guests and subscribers (except for replies), including you after a grace period.
Note