15 - Được Xức Dầu

X - Gia Tăng Tiềm Năng Chúa Cho

Đăng vào: 12 tháng trước

.

 

15

Được Xức Dầu

Vào dịp lễ Tạ Ơn mới đây, gia đình của chúng tôi ngồi xung quanh bàn ăn. Li-sa đã chuẩn bị một bữa tiệc rất đặc biệt. Chúng tôi đắm mình sau giờ chiều và vui vẻ với nhau. Là người cha, tôi cảm nhận tôi cần nói điều gì đó với gia đình và một số ít thành viên đội hình đã tham gia với chúng tôi.

Sau khi cầu nguyện trong lòng, một lời đã đến với lòng tôi: “Mọi người, bây giờ cha sáu mươi tuổi và cha cảm thấy trách nhiệm chia sẻ một ít sự khôn ngoan. Nếu mọi người hỏi cha điều quan trọng nhất Li-sa và cha đã làm khi bước đi với Chúa trong bốn mươi năm qua, thì đó sẽ là điều này: Hãy kiên định.

“Suốt nhiều năm, cha mẹ đã có nhiều cơ hội để bỏ cuộc, có thể nói như vậy. Và cũng nhiều cơ hội để thỏa hiệp lẽ thật vì lợi ích cá nhân, tự cất nhắc, hay cố làm giảm nhẹ thử thách mà cha mẹ đã trải qua. Nhưng cha mẹ đã chọn để lẽ thật làm cái neo cho mình, bám lấy lẽ thật, bất kể hoàn cảnh có gây ra đau đớn thế nào đi chăng nữa.

“Một câu nói rất khôn ngoan mà Gióp đã nói ra trong lúc ông gặp khốn đốn là, “Sự chết sẽ là niềm an ủi của tôi, và tôi sẽ nhảy nhót vui mừng trong cơn đau khôn nguôi, vì tôi không chối bỏ mạng lịnh của Đấng Thánh.” (Gióp 6:10). Khi cha phạm các sai lầm (cha đã phạm rất nhiều sai lầm), cha đã nhanh ăn năn và cầu xin sự tha thứ, cả với Chúa và với con người. Bây giờ cha nhìn các phước hạnh dư dật từ việc kiên định vâng theo lẽ thật và những điều này thật đáng suy nghĩ. Chúa quả là hay làm ơn.”

SỰ XỨC DẦU

Một phước hạnh lớn lao có được do kiên trì đầu phục lẽ lật đó là “sự xức dầu.” Để hiểu điều này, chúng ta hãy chuyển sang lễ thụ phong tuyệt vời – ngày Đức Chúa Trời Cha tấn phong Chúa Giê-su làm Vua của Trời và Đất:

Chúa yêu chuộng công chính và ghét vô đạo. Nên [vì lý do này] Đức Chúa Trời là Đức Chúa Trời của Chúa đã xức dầu vui mừng cho Chúa, đặt Chúa cao cả hơn các đồng bạn Ngài. (Hê-bơ-rơ 1:9)

Hãy để ý những từ vì lý do này, vì đó là từ quan trọng để hiểu lẽ thật chìa khóa. Sự không dời đổi của Chúa Giê-su về hai vấn đề đã mang lại lợi ích to lớn, và tấm gương của Ngài nên là tiêu chuẩn của chúng ta. Chúa Giê-su yêu sự công chính. Đó là từ dikaiosune trong tiếng Hy Lạp và được định nghĩa là “sự tuân theo các tuyên bố của thẩm quyền cao hơn.” Nhưng cùng lúc đó, Ngài ghét sự vô đạo. Có rất nhiều Cơ Đốc nhân không thích sự vô đạo, nhưng đây không phải là tấm lòng của Chúa Giê-su: Ngài ghét nó. Từ Hy Lạp là anomia, về cơ bản nghĩa là “không vâng phục thẩm quyền của Đức Chúa Trời.” Ngài ghét bất cứ thứ gì liên quan tới việc xa rời thẩm quyền của Đức Chúa Trời. Chấm hết. Sự vâng lời kiên định của Chúa Giê-su bất kể khó khăn đó là lý do mà ơn xức dầu trên đời sống của Ngài có quyền năng hơn sự xức dầu của bất kỳ đồng bạn nào của Ngài.

Tại sao tôi chọn bàn về sự xức dầu trong cuốn sách nói về sự nhân cấp này? Câu trả lời thật đơn giản, nhưng quan trọng: Sự xức dầu tiếp nhiên liệu cho các khả năng Chúa ban cho để nhân cấp cho cõi đời đời. Hãy nghĩ đến nó như một sự thúc đẩy những gì bạn được ơn để làm. Để tôi nêu hai ví dụ ngay.

Tôi nghe những con người có những chất giọng rất tốt mà tôi rất trân trọng, tôi cũng nghe những con người có chất giọng ít ấn tượng hơn nhưng đã cảm động tấm lòng của tôi sâu sắc và kết quả là có sự thay đổi. Sự xức dầu chính là sự khác biệt. Tôi cũng nghe những người giảng các sứ điệp có nội dung sâu sắc và có những người giảng các sứ điệp trung bình nhưng đã ảnh hưởng sâu sắc đến tấm lòng tôi và nó đã mang lại sự thay đổi hành vi. Sự xức dầu chính là sự khác biệt.

Ảnh hưởng tương tự cũng đúng cho tất cả các tôi tớ của Chúa, bất kể họ được kêu gọi trong lĩnh vực nào, dù đó là trong chốn công quyền, hay trong kinh doanh, nghệ thuật, giáo dục… vua Đa-vít đã nói câu này:

Ngài đã làm cho sừng tôi (biểu tượng về siêu sức mạnh và ân sủng oai nghiêm) giương cao như sừng con bò rừng; tôi được xức bằng dầu mới. (Thi Thiên 92:10)

Những lời của ông đầy khải thị. Khi xem xét một số lời chú giải hàng đầu về câu Kinh Thánh này, thì có hai sự đồng thuận rằng sự nhấn mạnh không phải là “con bò tót” mà là ý tưởng “Ngài đã làm cho tôi rất mạnh mẽ.” Sự xức dầu đem lại sự vui mừng. Chúa gọi nó là dầu vui vẻ hay vui mừng, mà theo Kinh Thánh thì đó là sức mạnh của chúng ta (xem Nê-hê-mi 8:10). Về bản chất, tác giả Thi Thiên tuyên bố rằng sự xức dầu làm cho chúng ta mạnh mẽ. Nó thúc đẩy và củng cố các ân tứ trong cuộc đời chúng ta để mang lại bông trái đời đời.

Tôi tin đây là một trong những khía cạnh thay đổi cục diện ít được rao giảng về dụ ngôn các ta-lâng và các nén bạc: Công khó của hai đầy tớ nhân cấp đã được thúc đẩy bởi sự xức dầu. Tôi nói, “ít được rao giảng” vì lẽ thật này được góp nhặt từ các câu Kinh Thánh đã đề cập ở trên. Để họ nhân cấp thì điều quan trọng là kiên định vâng lời và ghét việc bất tuân lời chỉ bảo của chủ, vì thế nó thu hút sự xức dầu để thúc đẩy các ân tứ của họ.

Đa-vít đề cập dầu mới. Sự xức dầu không phải là việc xảy ra một lần, mà là một phước hạnh bắt đầu và tiếp tục trong một con người kiên định bước đi trong sự đầu phục Chúa. Sự xức dầu không phải là điều gì đó có được vào lúc nào đó rồi sau đó lại xem nhẹ nó vì bây giờ “tôi có sự xức dầu rồi.” Sam-sôn đã có sự xức dầu nhưng đã không giữ nó tươi mới. Ông đã thỏa hiệp và không vâng lời; ông đã không ghét tội lỗi. Ông đã có vài lần thoát ra, nhưng cuối cùng tội lỗi của ông đã tóm được ông. Kinh Thánh nói:

Nàng dỗ Sam-sôn ngủ trên đùi nàng, rồi nàng sai người cạo sạch bảy lọn tóc trên đầu ông, và như thế nàng chế ngự được ông; sức lực ông đã lìa khỏi ông. Xong nàng nói: “Sam-sôn ơi, người Phi-li-tin đang tấn công anh đó.” Ông thức dậy và thầm nghĩ: “Ta sẽ thoát khỏi như những lần trước và ta sẽ gỡ mình ra.” Nhưng ông không biết rằng CHÚA đã lìa khỏi ông. (Các Quan Xét 16:19-20)

Sam-sôn không biết là sự xức dầu đã rời khỏi. Đây là lý do Đa-vít cầu nguyện thống thiết sau khi ông không vâng lời Chúa về vụ việc của Bát-sê-ba.

Đức Chúa Trời ôi, xin tạo nên trong tôi một tấm lòng trong sạch và làm mới lại trong tôi một tâm linh chân chính. Xin chớ xua đuổi tôi khỏi trước mặt Ngài, cũng đừng cất thánh linh Ngài khỏi tôi. Xin phục hồi cho tôi niềm vui của sự cứu rỗi Ngài. Xin ban cho tôi một tinh thần sẵn sàng để giữ vững tôi. (Thi Thiên 51:10-12)

Đa-vít kêu gào từ tấm lòng và cầu xin khẩn thiết để sự xức dầu không cất khỏi đời sống của ông, và ông biết điều này tùy thuộc vào cuộc đời trung thành với Chúa hay kiên định vâng lời Ngài.

Chúng ta hãy tiếp tục xem xét sự xức dầu và người được ban cho sự xức dầu. Hãy xem lại câu nói của Phao-lô, được nhấn mạnh ở phần đầu của chương:

Đức Chúa Trời là Đấng thiết lập chúng tôi với anh chị em vững vàng trong Chúa Cứu Thế, cũng là Đấng xức dầu cho chúng tôi. (2Cô-rinh-tô 1:21)

Từ “xức dầu” ở đây là từ chrio trong tiếng Hy Lạp. Nó được định nghĩa là “giao nhiệm vụ cho ai đó, với ngụ ý là sự xức dầu, sự chúc phước và sự ban ơn siêu nhiên – ‘xức dầu, bổ nhiệm, chỉ định.’”

Ở đây có những từ chìa khóa không thể xem thường. Từ sự xức dầu được định nghĩa là “sự cho phép hay phê chuẩn thẩm quyền để hành động.” Nói đơn giản, sự xức dầu là sự chấp thuận thiên thượng để hành động. Chúa Giê-su nói, “Thần Chúa ngự trên Ta, vì Ngài đã xức dầu cho Ta, để ….” (Lu-ca 4:18). Sự xức dầu là sự chấp thuận của Đức Chúa Trời cho phép Chúa Giê-su làm điều gì đó. Cũng một thể ấy, sứ đồ Phi-e-rơ viết, “Thế nào Đức Chúa Trời đã xức dầu Đức Giê-su ở Na-xa-rét bằng Thánh Linh và quyền năng, Ngài đi khắp nơi…” (Công Vụ 10:38). Một lần nữa, đó là sự xức dầu để hành động.

Một thành phần quan trọng khác của chrio là các từ minh định bổ nhiệm hay chỉ định. Trong sự phục vụ Chúa, luôn có giai đoạn thử thách. Chúng ta chịu thử thách trong sự vâng lời trước khi được bổ nhiệm hay xức dầu.

Câu chuyện của Mike tôi đã đề cập trong chương 9, sự thử thách quan trọng của anh xảy đến khi Chúa bảo anh dâng 200 đô-la cuối cùng của anh. Về Li-sa và tôi, sự thử thách của chúng tôi là chúng tôi có kết ước với sự dẫn dắt của Chúa để viết sách hay không – dù không có nhà xuất bản nào quan tâm tới hai cuốn sách đầu tiên của chúng tôi và sự quan tâm rất thấp từ công chúng nói chung.

Chúa Giê-su đã phán hơn một lần, “Nhiều người được kêu gọi nhưng ít người được chọn.” (Ma-thi-ơ 20:16 và 22:14). Tôi tin từ nhiều nói đến tất cả những người thuộc về Ngài, Mỗi một người trong chúng ta có sự kêu gọi thiên thượng. Tuy nhiên, từ được chọn nghĩa là “được xức dầu” và, theo Chúa Giê-su thì đáng buồn thay, con số đó thật ít ỏi. Tại sao? Phải vượt qua được quá trình chấp nhận. Hãy đọc kỹ những lời này: “Kính chào A-be-lô, người được Chúa Cứu Thế chấp nhận.” (Rô-ma 16:10).

A-bô-lô đã chịu thử thách, như tất cả chúng ta là người khao khát đi tới định mệnh của mình. Rõ ràng ông đã vượt qua thử thách và vì thế đã được chọn và chấp nhận. Từ các nguyên tắc của Kinh Thánh mà chúng ta biết thì rõ ràng A-bô- lô được xức dầu, vì ân tứ của ông đã có sự rờ chạm thúc đẩy của Chúa.

Có rất nhiều người vội tự lập mình lên trong những lĩnh vực mà họ được kêu gọi thật sự, nhưng tiếc là họ không nên cố gắng để đạt có được sự chấp nhận của chính họ mà là cố gắng để có được sự chấp thuận của Chúa.

Vì không phải ai tự hào thì được nhìn nhận là có giá trị nhưng chỉ người nào được Chúa khen. (2Cô-rinh-tô 10:18)

Chúng ta quay lại bữa tối Tạ Ơn. Tôi muốn gia đình và các thành viên đội ngũ là những người có mặt hôm đó biết rằng sự vâng lời kiên định – yêu mến sự công chính và ghét sự vô đạo – là quan trọng để hoàn thành định mệnh của chúng ta, vì sự kiên định như thế đặt chúng ta vào vị trí để nhận sự xức dầu của Ngài.

Khi nhìn lại cuộc đời của chúng tôi, Li-sa và tôi đã vâng lời Chúa trong một số thời điểm rất khó khăn; thường sự vâng lời này có vẻ tác dụng ngược, thậm chí lại thiệt hại đến sự phát triển, đến lợi ích và tiếng tăm của chúng tôi, dường như chúng tôi phải từ bỏ nhiều lợi ích cá nhân khác. Nhưng điều trông có vẻ bất lợi cho chúng tôi về ngắn hạn thực tế lại là chìa khóa mở ra cánh cửa quan trọng đi đến định mệnh của chúng tôi.

NHIỆM VỤ CỦA BẠN

Bạn cũng được kêu gọi như bất cứ ai – bao gồm cả những anh hùng đức tin vĩ đại nhất. Chắc chắn, sự kêu gọi của bạn không phải trong hội thánh quy mô nổi tiếng thế giới, bởi vì chỉ một số người – một số ít được kêu gọi vào lĩnh vực này. Bạn được vinh dự để trổi vượt, nổi bật trong lĩnh vực của cuộc đời mà bạn được sai phái.

● Đa-ni-ên vượt hẳn trong các chức vụ trong chính quyền Ba-by-lon (xem Đa-ni-ên 6:3).

● Giô-sép vượt hẳn trong đất nước Ai Cập vĩ đại (xem Sáng Thế 41:39).

● Phê-bê nổi bật với tư cách là người hầu việc phúc âm tại Sơn-cơ-rê (xem Rô-ma 16:1).

● Sự kêu gọi của bạn cũng không khác gì.

Bạn được ban ơn một cách độc nhất. Đức Chúa Trời đã đặt trên bạn những khả năng cần thiết để hoàn thành sứ mạng của bạn.

Hãy lắng nghe ký thuật của Kinh Thánh về Bết-sa-lê-ên và đội ngũ nhân công của ông “Như vậy, Bết-sa-lê-ên, Ô-hô- li-áp cùng với những người được CHÚA phú cho tài khéo và khả năng để hiểu biết và thực hiện tất cả công việc liên quan đến việc thờ phượng trong nơi thánh phải làm công việc đúng theo mạng lệnh CHÚA truyền.” (Xuất Hành 36:1). Những người này không có khả năng, giống như Môi-se hay A-rôn và các con trai của ông, để nói Lời Chúa và giảng dạy cho dân chúng. Nhưng các thợ thủ công này đã được ban ơn để làm việc bằng đôi tay của mình để xây dựng lều tạm.

Bạn cũng được ban ơn để xây dựng lều tạm của Đức Chúa Trời bằng các kỹ năng Ngài đã ban cho bạn. Tuy nhiên, đền thánh này không được làm từ vàng, bạc, đồng, đá quý, da cá, vải gai mịn, gỗ keo hay bất cứ vật liệu nào khác được sử dụng để xây dựng lều tạm của Cựu Ước hay đền thờ tại Giê-ru-sa-lem. Ngày nay, lều tạm của Chúa được làm từ các viên đá sống – tức con người – và các viên đá sống này đang được xây dựng thành nơi cư ngụ của Đức Chúa Trời (xem 1 Phi-e-rơ 2:5 và Ê-phê-sô 2:20-22). Bạn được ơn để xây dựng dân sự Chúa vì vinh quang của Chúa.

Bạn được ban cho năng lực để nhân cấp. Chúng ta là các quản gia để quản trị các ân tứ Chúa ban cho, và mong rằng bạn và tôi dâng lại cho Ngài bông trái đã được nhân cấp qua các ân tứ này mang lại. Để nhân cấp, chúng ta phải tìm kiếm các chiến lược của thiên đàng. Các lãnh đạo có thể dạy các nguyên tắc, nhưng các chiến lược thiên thượng độc nhất này là riêng tư; bạn không thể nghiên cứu nó từ một cuốn sách hay học ở trường lớp.

Chúng tôi là các lãnh đạo, chỉ có thể khích lệ bạn tìm kiếm Ngài và lắng nghe tiếng của Ngài. Hãy vâng lời Ngài, ngay cả khi có vẻ không quan trọng. Điều mà rốt cuộc mang lại sự nhân cấp thường là điều có vẻ như tầm thường. Hãy nhớ, đó là một hạt cải, nhỏ hơn tất cả các hạt giống khác, lớn lên thành cây cổ thụ.

Bạn nhân cấp qua sự đầu tư. Điều này có nhiều hình thức, nhưng khi chúng ta khai phóng, chúng ta nhận được một mùa gặt của các phước hạnh. Nếu hạt giống không được gieo trồng (đầu tư), nó vẫn cứ còn một mình, nhưng khi được đầu tư, nó sản sinh một mùa gặt bội thu. Ở bất cứ thời điểm nào hoặc bạn cất giấu mùa gặt của mình hoặc là bạn có thể tái đầu tư. Đừng bao giờ ngừng đầu tư; đó là chìa khóa đi đến cấp độ hiệu năng tiếp theo của bạn.

Chất xúc tác của bạn là phục vụ. Nếu động cơ của bạn là thứ gì khác hơn thế thì kết cuộc bạn sẽ ở nơi mà bạn không muốn thấy mình ở đó. Có thể trong mắt người khác bạn rất ổn, như lòng nhiệt quyết của bạn sẽ cạn kiệt. Đèn của bạn sẽ cứ lụi tàn tới mức tắt luôn. Nhưng hãy được yên ủi – Ngài sẽ không dập tắt ngọn đèn gần tàn. Ngài sẽ tiếp tục tìm cách thu hút sự chú ý của bạn, để nhen lại ngọn của lửa bạn (xem Ê-sai 42:3). Bất kể bạn làm điều gì, hãy tìm cách phục vụ, hãy yêu thương chân thật và chấp nhận những khó khăn nào mà bạn đang đối diện.

Hãy khao khát sự xức dầu. Sự xức dầu là động lực của bạn. Nó sẽ đẩy công việc của bạn trở nên đời đời. Nó sẽ nâng cao sức mạnh của bạn và làm cho bạn nổi bật trong lĩnh vực ơn gọi của mình. Nó sẽ tách biệt bạn khỏi những người khác ở ngoài đời – và thậm chí ở trong hội thánh – tức những người dùng các ân tứ Chúa ban vì mục đích ích kỷ hay trần tục.

Bạn phải có đức tin. Đó là cách duy nhất để nhân cấp tiềm năng do Chúa ban. Không có đức tin “thì không thể làm hài lòng Đức Chúa Trời” (Hê-bơ-rơ 11:6). Để tăng trưởng đức tin, bạn phải nghe Lời Chúa. Chúng ta được dạy, “Vậy, có đức tin là do nghe, và nghe là khi Lời Chúa Cứu Thế được truyền giảng.” (Rô-ma 10:17). Chính việc nghe, nghe và lại nghe làm cho Lời Chúa được ghi khắc vào lòng chúng ta. Đây là lý do đọc đi đọc lại cuốn sách này là một điều khôn ngoan. Nhưng đừng chỉ đọc qua mà thôi! Hãy bỏ sách xuống và suy ngẫm về cách những lẽ thật này áp dụng cho bạn – sau đó hành động theo. Hãy đón nhận Lời Chúa đã được trình bày một cách hệ thống trong cuốn sách này, vào trong tâm linh bạn qua việc đọc, suy ngẫm và cầu nguyện đến mức bạn tin rằng bạn được kêu gọi để nhân cấp, bất kể cuộc sống xung quanh bạn diễn ra như thế nào. Sự thuyết phục bên trong bạn để nhân cấp phải được phát triển lớn hơn những hoàn cảnh bên ngoài đang lèo lái bạn.

nói:

Cuối cùng hãy nhớ, Đức Chúa Trời ở về phía bạn! Ngài

“Vì chính Ta biết rõ chương trình Ta hoạch định cho các ngươi. Ta có chương trình bình an thịnh vượng cho các ngươi… (Giê-rê-mi 29:11)

Một lần nữa, Kinh Thánh nói dứt khoát với chúng ta:

Nếu Đức Chúa Trời đứng với chúng ta thì còn ai chống nghịch được chúng ta? Đấng thật đã không tiếc chính Con Ngài nhưng đã phó Con ấy vì tất cả chúng ta thì làm sao mà Ngài chẳng ban mọi sự luôn với Con đó cho chúng ta? (Rô-ma 8:31-32)

Hãy lắng nghe những lời này, chứ đừng nghe những lời nói gây nản lòng từ thần của đời này – là kẻ kiện cáo và là kẻ gây nản lòng số một. Đấng Tạo Hóa là Cha của bạn và Ngài mong muốn bạn thành công trong công việc Ngài kêu gọi bạn.

Với tư cách một người cha thuộc linh và đã lớn tuổi (sáu mươi), tôi cũng ở về phía bạn! Tôi khuyến khích bạn hãy tiến xa hơn sau khi những người cùng thời của tôi và tôi không còn nữa. Chúng ta phụng sự một Vua, là công dân của một Vương quốc, là thành viên của một Gia đình, chúng ta có một đức tin, một sứ mạng – để xây dựng nhà của Chúa mà Ngài sẽ cư ngụ suốt cả cõi đời đời.

Nào chúng hãy làm việc cùng nhau. Nào chúng ta hãy trở nên một và duy trì sự hiệp một. Chúng ta hãy nhìn xem vinh hiển của Ngài lấp đầy nơi ngự của Ngài một lần nữa. Không có giải pháp nào khác cho các vấn đề của thế giới.

Tôi yêu thương bạn, nhưng quan trọng nhất là Đức Chúa Cha, Chúa Giê-su Christ và Chúa Thánh Linh yêu thương bạn sâu đậm. Và tình yêu của Chúa dành cho bạn còn lại đến muôn đời.

Nguyện xin Đấng có quyền gìn giữ anh chị em khỏi vấp ngã, trình anh chị em một cách hân hoan và không có gì đáng trách trước sự hiện diện vinh quang của Ngài; là Đức Chúa Trời duy nhất, Đấng cứu rỗi chúng ta qua Chúa Cứu Thế Giê-su, Chúa chúng ta.

Nguyện xin vinh quang, oai nghiêm, năng lực và uy quyền đều thuộc về Ngài từ trước mọi thời đại, hiện tại và cho đến đời đời. A-men. Giu-đe 24-25