Đăng vào: 12 tháng trước
Chương 9: Tại Sao Có Đau Khổ Và Điều Ác?
Câu hỏi tại sao Đức Chúa Trời cho phép đau khổ và điều ác tồn tại là một trong những câu hỏi cấp thiết nhất của thời đại chúng ta. Vấn đề đau xót gây ấn tượng hơn cả câu hỏi về những phép lạ, hay khoa học và Kinh Thánh, là tại sao những con người vô tội phải chịu đau khổ, tại sao những em bé bị mù từ lúc sinh ra hay tại sao một đời sống đầy hứa hẹn bị dập tắt khi nó đang đi lên. Tại sao có những trận chiến tranh trong đó hàng ngàn người vô tội bị chết oan, trẻ em bị thiêu hủy đến nỗi không thể nhận dạng được và vô số những người khác bị tật nguyền suốt đời?
Hai khía cạnh nhỏ mang tính cổ điển tổng kết cho vấn đề nan giải này là:
Ø Đức Chúa Trời là Đấng toàn năng nhưng không phải là toàn thiện và do đó Ngài không muốn chấm dứt điều ác.
Ø Đức Chúa Trời là Đấng toàn thiện nhưng không có khả năng chấm dứt điều ác; vì vậy Ngài không phải là Đấng toàn năng.
Khuynh hướng chung là trách cứ Đức Chúa Trời về tất cả những điều ác và sự đau khổ hiện hữu và đổ hết trách nhiệm cho Ngài.
Không ph ả i là nh ữ ng câu tr ả l ờ i d ễ
Không được xem nhẹ hay giải quyết vấn đề theo cách giáo điều câu hỏi vô cùng quan trọng nầy. Hãy quay lại và nhớ lại việc gì đã xảy ra khi Đức Chúa Trời tạo dựng A-đam và Ê-va; Ngài tạo dựng họ toàn hảo. Con người không hề được tạo dựng với tư cách kẻ ác.
Tuy nhiên, A-đam và Ê-va, cũng như tất cả loài người, có khả năng để vâng lời hay không vâng lời Đức Chúa Trời. Nếu họ đã vâng lời Đức Chúa Trời thì không bao giờ có vấn đề gì rồi. Họ chắc đã sống một cuộc đời vô tận trong mối quan hệ vô cùng hạnh phúc với Đức Chúa Trời và trong sự vui vẻ của Ngài và những tạo vật của Ngài. Đây là điều Đức Chúa Trời dự định cho họ khi Ngài tạo dựng nên họ. Tuy nhiên, trên thực tế, họ đã nổi loạn nghịch cùng Đức Chúa Trời qua việc chọn ăn trái cấm – sự nhận biết về điều thiện và điều ác.
Từ thời điểm đó, mỗi người trong chúng ta đều chuẩn y quyết định đó và giẫm lên cùng vết xe đổ. “Cho nên, như bởi một người mà tội lỗi vào trong thế gian, lại bởi tội lỗi mà có sự chết, thì sự chết đã trải qua trên hết thảy mọi người như vậy, vì mọi người đều phạm tội” (RoRm 5:12).
Chính con người chịu trách nhiệm về tội lỗi mình chứ không phải Đức Chúa Trời. Nhưng nhiều người hỏi: “Tại sao Đức Chúa Trời không tạo dựng chúng ta theo cách mà chúng ta không phạm tội được?” Chắc chắn rằng Ngài có thể làm được, nhưng nên nhớ rằng nếu Ngài làm như vậy thì chúng ta không còn là con người nữa mà chỉ là những cái máy thôi, chỉ như là những con rối treo trên sợi chỉ. Bạn thấy thế nào khi kết hôn với một con búp bê bằng máy? Mỗi sáng và mỗi tối bạn chỉ cần kéo sợi dây và được nghe những lời êm dịu, đẹp đẽ như: “Em yêu anh.” Nhưng có ai muốn như vậy không? Nếu thế thì chẳng bao giờ có tình yêu nữa. Tình yêu là do tình nguyện. Những sự chọn lựa của chúng ta cũng là tự nguyện. Đức Chúa Trời có khả năng tạo dựng chúng ta như những người máy, nhưng nếu thế thì chúng ta sẽ không phải là người nữa. Bạn có muốn là một người máy không? Hiếm có ai trong chúng ta sẽ thành thật trả lời là có. Rõ ràng Đức Chúa Trời có nghĩ rằng thà tạo ra chúng ta như tình trạng hiện có, tuy hơi liều lĩnh, nhưng vẫn hơn, và Ngài đã làm ra chúng ta như vậy rồi, chúng ta cần phải đối diện với thực tế.
Đ ứ c Chúa Tr ờ i có th ể d ậ p t ắ t m ọ i đi ề u ác
Giê-rê-mi nhắc nhở chúng ta: “Ấy là nhờ sự nhơn từ Đức Giê-hô-va mà chúng ta chưa tuyệt. Vì sự thương xót của Ngài chẳng dứt” (CaAc 3:22). Sẽ đến thời điểm khi Ngài dẹp tan mọi điều ác trong thế giới này. Ma quỷ và mọi công việc của nó sẽ ở dưới sự phán xét đời đời. Trong khi chờ đợi, tình yêu và ân điển không bao giờ thay đổi của Đức Chúa Trời đang chiếm ưu thế, cơ hội Ngài tỏ lòng nhơn từ và tha thứ vẫn còn rộng mở cho mọi người.
Nếu ngay hôm nay Đức Chúa Trời loại bỏ tội ác ngay thì Ngài đã hoàn tất một công tác. Nhưng chúng ta muốn Ngài chấm dứt chiến tranh mà tránh xa chúng ta. Nếu Đức Chúa Trời cần cất bỏ tất cả mọi điều ác khỏi thế gian nầy, hành động của Ngài phải là hoàn toàn. Ngài phải xóa luôn những sự gian dối, những việc làm ô uế, sự thiếu yêu thương và không chịu làm điều lành. Giả sử Đức Chúa Trời truyền lịnh rằng nửa đêm nay, tất cả mọi điều gian ác sẽ bị cất khỏi thế gian, thì ai trong chúng ta sẽ còn sống sót?
Kinh Thánh cho chúng ta biết về chân lý đúng đắn và giải thích rằng: tội lỗi đã di truyền lại cho tất cả loài người qua sự chọn lựa của A-đam và Ê-va, và mỗi người chúng ta chọn đi theo con đường ấy. Từ khi sinh ra chúng ta đã bắt đầu nói không. Tội lỗi của A-đam và Ê-va ngăn cách họ khỏi mối quan hệ gần gũi với Đức Chúa Trời và điều tương tự xảy ra cho chúng ta. Sự thánh khiết tuyệt đối của Đức Chúa Trời không thể chấp nhận điều gì khác hơn là sự ngăn cách. Đây là kết quả sự chọn lựa của chúng ta.
Gi ả i pháp t ố i h ậ u c ủ a Đ ứ c Chúa Tr ờ i
Trong tình huống tuyệt vọng này, Đức Chúa Trời yêu thương đã làm một việc lạ lùng, tốn kém và hiệu quả nhất có thể được, tức là ban Con Một của Ngài để chịu chết thay cho những người gian ác. Loài người có thể thoát được cơn đoán phạt phải có đối với tội lỗi và điều ác. Loài người cũng có thể phá vỡ quyền lực của tội lỗi bằng cách bước vào mối quan hệ cá nhân với Chúa Giê-xu Christ. Ở mức độ cá nhân, giải pháp tối hậu cho nan đề tội ác, được tìm thấy trong sự hy sinh của Chúa Giê-xu Christ.
Suy đoán về nguồn gốc của điều ác thì vô tận. Không ai có được một câu trả lời đầy đủ. Nó thuộc loại “những điều bí mật thuộc về Đức Giê-hô-va, là Đức Chúa Trời chúng ta” (PhuDnl 29:29).
Hugh Evan Hopkins quan sát:
Vấn đề (về điều ác) được đặt ra phần lớn do niềm tin Đức Chúa Trời tốt lành sẽ thưởng cho từng người tùy theo công việc họ và Đức Chúa Trời toàn năng sẽ không gặp khó khăn gì thực hiện những điều này. Sự kiện thưởng và phạt, trong hình thức của hạnh phúc và tai họa, bị phân phối bừa bãi trong cuộc đời này đã khiến nhiều người nghi vấn hoặc về sự tốt lành của Đức Chúa Trời hay về quyền năng của Ngài. 1
Nhưng nếu Đức Chúa Trời phải đối xử với mỗi người đúng theo cách ăn nết ở của người ấy, thì Ngài có tốt lành không? Bạn cứ suy xét xem điều đó có ý nghĩa gì với bạn!
Toàn bộ Phúc Âm được trình bày trong Cựu Ước và được tuyên bố rộng rãi trong Tân Ước là sự tốt lành của Đức Chúa Trời không chỉ bao gồm trong công nghĩa của Ngài nhưng trong cả tình yêu, sự thương xót và sự nhân từ của Ngài nữa. Chúng ta và tất cả mọi người biết ơn Ngài biết bao vì “Ngài không đãi chúng tôi theo tội lỗi chúng tôi, cũng không đoán phạt chúng tôi tùy sự gian ác chúng tôi. Vì hễ các từng trời cao trên đất bao nhiêu thì sự nhân từ Ngài càng lớn cho kẻ nào kính sợ Ngài bấy nhiêu” (Thi Tv 103:10-11).
Một quan niệm như vậy về sự tốt lành của Đức Chúa Trời cũng dựa trên định kiến sai lầm rằng hạnh phúc là điều tốt nhất trong cuộc đời. Người ta thường cho rằng được sống yên vui, đầy đủ là hạnh phúc rồi. Tuy nhiên hạnh phúc thật sự, chân chính, sâu xa là một cái gì sâu nhiệm hơn những niềm vui phù du thoáng qua trong khoảnh khắc. Và đau khổ không hề ngăn trở hạnh phúc thật. Nhiều khi trong sự khôn ngoan vô hạn của Ngài, Đức Chúa Trời biết rằng chỉ có đau khổ mới tạo được điều hay trong cá tính của chúng ta. Bảo vệ chúng ta khỏi những sự đau khổ ấy, tức là tước đoạt của chúng ta những điều tốt đẹp nhất.
Quan ni ệ m chính xác v ề s ự ban th ưở ng
Sứ đồ Phi-e-rơ nhắc đến điều này khi ông nói: “Đức Chúa Trời ban mọi ơn đã gọi anh em đến sự vinh hiển đời đời của Ngài trong Đấng Christ, thì sau khi anh em tạm chịu khổ, chính Ngài sẽ làm cho anh em trọn vẹn, vững vàng và thêm sức cho” (IPhi 1Pr 5:10).
John Stuart Mill cho biết nếu muốn thấy kết quả hợp lý của quan niệm chính xác về việc ban thưởng chúng ta chỉ cần quay sang Ấn Độ giáo. Luật nghiệp báo (karma) dạy rằng mọi hành động trong đời này là hậu quả của những hành động trong kiếp trước. Mù lòa, nghèo khổ, đói khát, tàn tật, bỏ rơi và mọi khó khăn xã hội đều là những hình phạt thực tiễn cho những hành động gian ác trong kiếp trước.
Tiếp đó người ta cho rằng mọi cố gắng làm giảm bớt những đau khổ và hoạn nạn là can thiệp vào đường lối công chính của Đức Chúa Trời. Chính quan niệm này đã khiến cho những người theo Ấn Độ giáo từ lâu nay rất ít làm gì để giúp đỡ những người bất hạnh của họ. Một số người Ấn Độ giáo tiến bộ ngày nay đang bàn luận và tiến tới những thay đổi và cải tạo xã hội, nhưng họ vẫn chưa hòa giải được quan niệm mới này với giáo lý nghiệp báo rõ ràng từ cổ xưa, vốn là nền tảng cho tư tưởng và sinh hoạt của người theo Ấn Độ giáo.
Tuy nhiên, quan niệm nghiệp báo đó đã được dùng làm một lời giải thích gọn gàng, đơn giản và dễ hiểu về sự đau khổ: sự đau khổ là kết quả của những việc làm xấu xa lúc trước, tiền kiếp. Douglas Groothuis thực hiện một cuộc khảo sát sâu sắc: nếu một đứa trẻ chết vì bệnh bạch cầu chịu đau khổ vì trong kiếp trước cô bé giết những người vô tội, cô bé sẽ chẳng biết gì về nó. Và cũng sẽ chẳng học được gì từ tình trạng của cô cả.
Nhưng có phải Cơ Đốc nhân cũng cho rằng sự đau khổ là hình phạt từ Đức Chúa Trời? Tất nhiên là trong tâm trí nhiều người nghĩ như vậy. “Tôi đã làm gì đến nỗi phải chịu như thế này?” thường là câu hỏi đầu tiên trên môi một người đau khổ. Và bạn bè của họ, dù có nói ra hay không, vẫn thường có cùng một định kiến đó. Cách giải quyết cổ điển về vấn đề chịu khổ và điều ác trong sách Gióp chứng minh rằng các bạn bè của Gióp đã chấp nhận định kiến độc ác nầy như thế nào. Nó càng chất thêm đau khổ lên sự đau đớn vốn chồng chất trên Gióp.
Rõ ràng theo những lời dạy dỗ của Cựu Ước và Tân Ước, sự đau khổ có thể là hình phạt của Đức Chúa Trời, nhưng cũng có nhiều trường hợp khác hoàn toàn không liên quan gì đến những việc làm sai trái của cá nhân. Định kiến máy móc về tội lỗi và hậu quả hình phạt là hoàn toàn không xác đáng.
Đức Chúa Trời không phải là một người cha nhạy cảm ở trên trời với thái độ “Con cái thì vẫn là con cái”. “Ai gieo giống chi lại gặt giống ấy” (GaGl 6:7) là lời cảnh cáo nghiêm khắc đối với ai dám đùa giỡn với Đức Chúa Trời bằng thái độ ngạo mạn. “Một lý do làm cho tội lỗi và sự đau khổ phát triển là kết quả từ việc người ta đối xử với tội lỗi như cây kem ngọt thay vì những con rắn độc.” 2
Hiển nhiên là có mối quan hệ giữa đau khổ và tội lỗi, nhưng rõ ràng là không phải lúc nào cũng vậy. Chúng ta đã có những lời chắc chắn của Đức Chúa Trời về vấn đề này. Những môn đệ rõ ràng là hậu thuẫn cho việc chịu đau khổ là do phải trả giá. Một ngày nọ khi họ thấy người đàn ông bị mù từ lúc sinh ra, họ muốn biết ai đã phạm tội để dẫn đến tình trạng mù loà này – của chính người ấy hay cha mẹ anh ta. Nhưng Chúa Giê-xu chỉ ra rõ ràng rằng không ai chịu trách nhiệm về tình trạng đó “nhưng ấy là để cho những việc Đức Chúa Trời được tỏ ra trong người” (GiGa 9:1-3).
Khi nghe tin có mấy người Ga-li-lê bị Phi-lát giết, Ngài đã vạch rõ rằng không phải chỉ vì số người đó có tội nặng hơn những người Ga-li-lê khác. Ngài bảo rằng 18 người đã chết vì bị tháp Si-lô-ê đổ xuống đè lên cũng không phải phạm tội nhiều hơn những người khác trong thành Giê-ru-sa-lem. Rồi từ hai biến cố bất ngờ đó, Ngài kết luận: “Nếu các ngươi chẳng ăn năn, thì hết thảy sẽ bị hư mất như vậy” (LuLc 13:1-3).
Nếu giải thích rằng bất cứ tai họa hay sự đau khổ nào ập đến là hình phạt của Đức Chúa Trời thì rõ ràng chúng ta đã quá hấp tấp khi kết luận một cách máy móc về trường hợp của chính mình hay của người khác. Hơn nữa, như Hopkins đã nhận định, dường như các ví dụ của Kinh Thánh đã cho chúng ta thấy rõ ràng là nếu sự hoạn nạn của một người là kết quả của việc làm sai trái, thì chắc chắn người chịu đau khổ nhận biết rằng sự hoạn nạn đó chính là hình phạt dành cho mình.
Hình ph ạ t x ả y đ ế n sau l ờ i c ả nh cáo
Thật sự, một trong những chân lý sâu sắc trong toàn bộ Kinh Thánh là hình phạt của Đức Chúa Trời luôn xảy đến sau lời cảnh cáo. Xuyên suốt Cựu Ước, chúng ta thấy có những lời khẩn khoản của Đức Chúa Trời và lời cảnh cáo về sự đoán phạt được lặp đi lặp lại. Chỉ sau khi đương sự bỏ qua lời cảnh cáo và khinh thường nó thì hình phạt mới xảy đến. Những lời đầy cảm động của Đức Chúa Trời là ví dụ: “Ta chẳng lấy sự kẻ dữ chết làm vui… Các ngươi khá xây bỏ đường lối mình và được sống. Các ngươi khá xây bỏ, xây bỏ đường lối xấu của mình. Sao các ngươi muốn chết, hỡi nhà Y-sơ-ra-ên?” (Exe Ed 33:11).
Cùng chủ đề nầy vẫn tiếp tục trong Tân Ước. Còn hình ảnh nào mô tả về tình yêu thương và sự nhịn nhục của Đức Chúa Trời cảm động hơn là cảnh Chúa Giê-xu than khóc cho Giê-ru-sa-lem: “Hỡi Giê-ru-sa-lem, Giê-ru-sa-lem…. bao nhiêu lần ta muốn nhóm họp các con ngươi như gà mái túc con mình lại ấp trong cánh, mà các ngươi chẳng khứng!” (Mat Mt 23:37). Chúng ta có lời rõ ràng của Phi-e-rơ rằng Chúa không muốn cho “một người nào bị chết mất, song muốn cho mọi người đều ăn năn” (IIPhi 2Pr 3:9).
Khi có ai hỏi: “ Tại sao một Đức Chúa Trời tốt lành lại có thể đẩy người ta xuống địa ngục?” chúng ta phải vạch rõ rằng, theo một ý nghĩa thì Đức Chúa Trời không đẩy bất kỳ ai xuống địa ngục hết. Chúng ta tự đẩy mình xuống đó. Đức Chúa Trời đã làm mọi thứ cần thiết để cho chúng ta được tha thứ, được cứu chuộc, được thanh tẩy và xứng đáng vào thiên đàng. Phần còn lại cho chúng ta là nhận lãnh món quà đó. Nếu chúng ta từ chối nó, Đức Chúa Trời không có chọn lựa nào khác hơn là cho chúng ta điều mình đã chọn lựa. Đối với người không muốn ở với Đức Chúa Trời, ngay cả thiên đàng cũng trở thành địa ngục.
Dầu lắm lúc chúng ta có thể lấy sự đoán phạt của Đức Chúa Trời để giải thích sự đau khổ, nhưng cũng có nhiều khả năng khác cần xem xét. Như chúng ta đã thấy trước đây, loài người phải chịu trách nhiệm về hậu quả của tội lỗi và sự chết vào trong thế gian nầy. Chúng ta đừng quên rằng những việc làm sai trái của con người cũng phải chịu phần lớn trách nhiệm đối với những hoạn nạn và đau khổ trong thế giới ngày nay. Cẩu thả trong việc xây dựng một tòa nhà đôi khi cũng đưa đến hậu quả là ngôi nhà bị sập trong cơn bão, gây ra sự thiệt mạng và bị thương cho nhiều người. Bao nhiêu mạng sống đã bị cướp đi do những người lái xe say rượu gây nên? Những tội gian lận, dối trá, trộm cắp và ích kỷ là những đặc điểm trong xã hội của chúng ta ngày nay đều gặt hái hoạn nạn đầy cay đắng. Chúng ta không thể trách Đức Chúa Trời về những việc này được! Cứ nghĩ xem có bao nhiêu hoạn nạn đau khổ đã phát sinh từ những việc làm sai trái của con người, thật kinh khủng khi người ta chịu bao nhiêu tai họa gây ra do cách này.
Có ma qu ỷ không?
Nhưng không phải chỉ có loài người sống đơn độc trên quả đất này. Nhờ sự mạc khải thiên thượng chúng ta biết có sự hiện diện của “kẻ thù”, chính là ma quỷ. Chúng ta được biết là tùy cơ hội, nó xuất hiện dưới nhiều hình thức thích hợp với từng hoàn cảnh. Nó có thể hiện ra như một thiên sứ sáng láng hay như con sư tử rống, tùy theo từng hoàn cảnh và mục đích của nó. Tên nó là Sa-tan. Đức Chúa Trời đã từng cho phép nó hành hại Gióp (Giop G 1:6-12). Trong chuyện ngụ ngôn về hột giống tốt và cỏ lùng, Chúa Giê-xu đã giải thích việc phá hoại mùa màng của người nông dân như sau: “ấy là kẻ thù đã làm điều đó” (Mat Mt 13:28). Sa-tan rất vui khi được phá hoại công trình sáng tạo của Đức Chúa Trời và gây ra đau khổ, hoạn nạn cho dân sự Ngài. Đức Chúa Trời cho nó một số quyền lực giới hạn nhưng qua quyền năng của Chúa Giê-xu Christ, chúng ta có quyền trên Sa-tan. Chúng ta được bảo đảm “Hãy chống trả ma quỷ, thì nó sẽ lánh xa anh em” (Gia Gc 4:7). Tuy nhiên Sa-tan cũng gây ra một vài chứng bệnh và sự đau khổ trong thế giới ngày nay.
Để trả lời cho câu hỏi tại sao Đức Chúa Trời cho Sa-tan được quyền gieo rắc đau khổ, chúng ta có thể mượn lời của Robinsin Crusoe đáp lời người đầy tớ tên Friday của mình.
Friday hỏi: “Thưa ông chủ, ông nói rằng Đức Chúa Trời rất mạnh, rất vĩ đại; vậy Ngài có mạnh và quyền năng bằng ma quỷ không?”
“Có chứ, có chứ; Friday à, Đức Chúa Trời mạnh hơn ma quỷ rất nhiều.”
“Nhưng nếu Đức Chúa Trời mạnh hơn và quyền năng hơn ma quỷ thì tại sao Ngài không tiêu diệt ma quỷ đi để nó không làm điều ác nữa?”
Crusoe trả lời sau khi suy nghĩ: “Vậy sao mày không hỏi tại sao Đức Chúa Trời không giết cả tao với mày đi khi chúng ta làm điều ác và xúc phạm đến Ngài?”
Đ ứ c Chúa Tr ờ i c ả m nh ậ n đ ượ c nh ữ ng đau kh ổ c ủ a chúng ta
Khi khảo sát về vấn đề đau khổ và hoạn nạn, cho dù về mặt thể xác hay tinh thần, chúng ta cần nhớ một nhận xét quan trọng khác. Đức Chúa Trời không ở xa, đứng từ xa và không thấu rõ hay lánh mặt những người thuộc về Ngài trong cơn khốn khó của họ. Chẳng những Ngài ý thức được sự khốn khổ mà Ngài còn cảm biết được nó nữa.
Không hề có sự đau khổ hoạn nạn nào đến với chúng ta mà chưa đi qua tấm lòng và bàn tay của Đức Chúa Trời trước. Dầu chúng ta có thể chịu khốn khổ đến thế nào, thì cũng phải nhớ rằng Đức Chúa Trời là một thống khổ nhân vĩ đại. Những lời nhà tiên tri Ê-sai dự báo về sự thương khó của Đấng Christ yên ủi chúng ta nhiều lắm: “Người đã bị người ta khinh dễ và chán bỏ, từng trải sự buồn bực, biết sự đau ốm” (EsIs 53:3). Một trước giả khác nhắc nhở chúng ta: “Vì chính mình Ngài chịu khổ trong khi chịu cám dỗ, nên có thể cứu những kẻ bị cám dỗ vậy” (HeDt 2:18). Và “Vì chúng ta không hề có thầy tế lễ thượng phẩm chẳng có thể cảm thương sự yếu đuối chúng ta, bèn có một thầy tế lễ chịu thử thách trong mọi việc cũng như chúng ta, song chẳng phạm tội” (4:15). Chúng ta cũng được biết thêm: “Anh em chớ làm buồn cho Đức Thánh Linh của Đức Chúa Trời” (Eph Ep 4:30).
Vấn đề của tội ác và đau khổ là một trong những nan đề sâu sắc nhất của mọi thời đại. Đến thời đại chúng ta vấn đề càng trở nên nghiêm trọng hơn với sự đe dọa của chiến tranh hạt nhân và sinh hóa. Không dễ gì trả lời và chúng ta cũng chưa có câu trả lời dứt khoát. Tuy nhiên chúng ta vẫn có được những đầu mối.
Món quà nguy hi ể m c ủ a t ự do ý chí
Đầu tiên, điều ác là một phần tất nhiên của ý chí tự do. Như J. B. Philíps trình bày:
Điều ác vốn gắn liền trong món quà đầy rủi ro của sự tự do ý chí. Đức Chúa Trời có thể tạo ra chúng ta như những bộ máy, nhưng nếu Ngài làm như vậy, chúng ta sẽ bị tước đoạt mọi tự do lựa chọn quý báu của mình, và chúng ta không còn là con người nữa. Thi hành sự chọn lựa theo chiều hướng tội ác mà chúng ta gọi là sự sa ngã của loài người (tội lỗi của A-đam trong vườn Êđen) là lý do cơ bản của điều ác và đau khổ trong thế gian. Đó là trách nhiệm của loài người chớ không phải của Đức Chúa Trời. Ngài có thể hủy diệt tội ác và đau khổ, nhưng nếu làm như vậy, Ngài cũng sẽ tiêu diệt luôn tất cả chúng ta. Điều đáng ghi nhận là toàn bộ quan điểm của Cơ Đốc giáo chân chính không nằm trong việc xen vào vấn đề con người có quyền lựa chọn, nhưng ở việc tạo ra thái độ sẵn sàng chọn điều thiện chứ không phải điều ác. 3
Nếu mỗi cá nhân không ảnh hưởng gì đến người khác thì vũ trụ nầy sẽ trở nên vô nghĩa. Điều đó chẳng khác gì chơi một ván cờ mà cứ thay đổi luật chơi sau mỗi nước cờ. Không ai có thể sống như một ốc đảo, vì như thế đời sống sẽ trở nên vô nghĩa.
Thứ hai, phần lớn những sự đau khổ trong thế giớí có thể suy ra trực tiếp từ những chọn lựa xấu xa mà con người tự chọn. Sự đau khổ thường là hậu quả hợp lý của những sự lựa chọn này. Khi một tên cướp nhà băng giết một người nào đó thì chúng ta thấy rõ hành động gian ác, nhưng khi có một quyết định tai hại trong chính phủ hay trong kinh doanh có thể đem lại sự thiếu thốn và đau khổ cho nhiều người thì những người quyết định đó không hề biết đến. Ngay cả đến hậu quả của nhiều thiên tai đôi khi cũng do sự sơ xuất đáng trách của con người, vì họ khinh thường những lời cảnh cáo của việc sắp xảy đến.
Thứ ba, có vài sự đau khổ chứ không phải tất cả được Đức Chúa Trời cho phép xảy ra như là sự đoán xét hay trừng phạt. Đây là việc có thể xảy ra nhưng chúng ta phải luôn luôn để ý quan sát. Đức Chúa Trời đôi khi cho phép những sự hoạn nạn như vậy với mục đích phục hồi hay đào tạo cá tính con người, và những người chịu khổ vì việc làm của mình thường hiểu điều đó (HeDt 12:7-8, 11).
Thứ tư, Đức Chúa Trời có một kẻ thù luôn thù hận và căm giận khôn nguôi là Sa-tan, dù đã bị đánh bại tại thập giá nhưng nó vẫn tự do gieo rắc những điều ác cho đến kỳ phán xét cuối cùng. Cho nên căn cứ vào lời mạc khải của Đức Chúa Trời và vào kinh nghiệm, thì rõ ràng là trong thế giới tồn tại một quyền lực tội ác mạnh hơn con người.
Thứ năm, chính Đức Chúa Trời là thống khổ nhân vĩ đại và đã giải quyết dứt khoát vấn đề tội lỗi qua quà tặng là chính con Ngài, bằng một giá đắt và sự đau khổ của chính Ngài. Hậu quả của tội lỗi trong cõi đời đời đã vĩnh viễn được cất bỏ khi chúng ta tiếp nhận Chúa Giê-xu Christ. Tội lỗi chúng ta đã được tha, chúng ta tiếp nhận một cuộc đời mới và năng lực để chọn lựa điều tốt nhất Đức Chúa Trời dành cho chúng ta. Ngài hướng dẫn chúng ta và ban thêm năng lực cho chúng ta, tái tạo tính cách của chúng ta ngày càng trở nên giống với Chúa Giê-xu.
Cu ộ c th ử nghi ệ m l ớ n nh ấ t c ủ a đ ứ c tin
Có lẽ cuộc thử nghiệm lớn nhất của đức tin cho Cơ Đốc nhân ngày hôm nay là tin rằng Đức Chúa Trời là Đấng tốt lành. Có nhiều điều trong cuộc sống và nền văn hóa của chúng ta, nếu tách rời ra, chúng ta sẽ nghĩ ngược lại. Helmut Thielecke cho biết nếu dùng một kính hiển vi quan sát một tấm vải thì chúng ta sẽ thấy rất rõ ở chính giữa nhưng mờ ở ngoài bìa. Nhưng nhờ thấy rõ ở chính giữa, chúng ta biết chắc chắn rằng ngoài bìa cũng rõ như vậy. Rồi ông nói, chúng ta nhìn vào cuộc sống giống như nhìn một tấm vải.
Chung quanh bìa của cuộc sống chúng ta dường như mờ ảo, nhiều sự kiện và hoàn cảnh chúng ta không thể nào hiểu được. Nhưng chúng ta có thể giải thích đúng đắn những hoàn cảnh ấy nhờ sự rõ ràng chúng ta thấy ở phần trung tâm – chính là thập tự giá của Đấng Christ. Đừng nhìn vào những mảnh vụn thông tin rời rạc mà phán đoán sự tốt lành của Đức Chúa Trời. Ngài đã bày tỏ rõ ràng sự tốt lành của Ngài và chứng minh đầy ấn tượng cho chúng ta trên thập tự giá. “Ngài đã không tiếc chính Con mình, nhưng vì chúng ta hết thảy mà phó Con ấy cho, thì Ngài há chẳng cũng sẽ ban mọi sự luôn với con ấy cho chúng ta sao?” (RoRm 8:32). Đức Chúa Trời không bao giờ đòi hỏi chúng ta phải hiểu nhưng chỉ phải tin cậy nơi Ngài y như chúng ta đòi hỏi con cái chúng ta tin tưởng nơi tình yêu và sự chăm sóc khi chúng ta dắt chúng đến bác sĩ. Chúng ta sẽ được bình an khi nhận thức rằng trong cuộc đời nầy chúng ta không có bức tranh hoàn chỉnh. Nhưng thấy được ngoài bìa cũng đủ tốt đẹp cho chúng ta rồi.
Chúng ta có thể tin chắc, với niềm vui và sự bình an: “mọi sự hiệp lại làm ích cho kẻ yêu mến Đức Chúa Trời” (8:28).
Đôi khi chính phản ứng của chúng ta đối với sự đau khổ sẽ quyết định từng trải chúng ta gặp là phước hạnh hay tai họa, hơn là chính bản thân sự đau khổ. Cùng sức nóng mặt trời làm chảy bơ nhưng cũng làm đất sét cứng thêm.
Khi nhờ ân điển của Đức Chúa Trời, chúng ta có thể nhìn đời qua ống kính đức tin vào tình yêu của Đức Chúa Trời, chúng ta có thể khẳng định như Ha-ba-cúc: “Vì dầu cây vả sẽ không nứt lộc nữa, và sẽ không có trái trên những cây nho, cây ô-li-ve không sanh sản, và chẳng có ruộng nào sanh ra đồ ăn; bầy chiên sẽ bị dứt khỏi ràn, và không có bầy bò trong chuồng nữa. Dầu vậy, tôi sẽ vui mừng trong Đức Giê-hô-va, tôi sẽ hớn hở trong Đức Chúa Trời của sự cứu rỗi tôi” (HaKb 3:17-18).
Đ ọ c thêm
Lewis, C. S. The Problem of Pain. New York: Simon & Schuster, 1996.
Lloyd-Johns, Martyn D. Why Does God Allow Suffering? Wheaton, Ill.: Crossway, 1994.
Yancey, Philip. Where Is God When It Hurts? Grand Rapids, Mich.: Zondervan, 1977.